được sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển nhưng thiếu sự tham gia của doanh nghiệp, HTX nên đến khi thu hoạch vẫn còn lúng túng tìm kiếm thị trường tiêu thụ; năng lực của bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là ở xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm...
Những biến chuyển của tình hình thế giới, khu vực, trong nước cho thấy tuy còn nhiều khó khăn, thách thức song được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang tiếp tục giữ vững đoàn kết, phát huy tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chủ trương, triển khai, chỉ đạo xây dựng NTM chặt chẽ, đồng bộ.
3.1.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (2016 - 2020)
Chủ trương của Đảng: Đại hội lần thứ XII của Đảng (01 - 2016) xác định: “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới” [2, tr. 283]. Trước hết, phải rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây dựng NTM phù hợp với đặc thù từng vùng. Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH. Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn nông thôn. Đẩy mạnh đào tạo nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Tập trung giải quyết tình trạng du canh, du cư, di cư tự do.
Đại hội nhấn mạnh: Thực hiện tốt chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn. Tập
trung làm tốt công tác nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường. Xây dựng HTCT vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ vững và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam.
Kết luận số 54-KL/TW ngày 7 - 8 - 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn mạnh: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước ta” [2, tr. 3]. Đồng thời xác định nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nghị quyết đến năm 2020 nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, trước hết là cơ chế, chính sách có liên quan đến đất đai, thuế, tín dụng, điện năng, môi trường, thị trường, lao động, đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; thu hút đầu tư, phát triển liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân cần hướng tới quan hệ sản xuất hợp lý hóa, tạo động lực mạnh mẽ, có năng suất lao động và sức cạnh tranh cao hơn, đem lại thu nhập cao và bền vững. Quy hoạch và xây dựng chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề sử dụng nhiều lao động gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; thường xuyên cập nhật, đánh giá kết quả xây dựng NTM, kịp thời nhân rộng cách làm hay, hiệu quả và chấn chỉnh, rút kinh nghiệm những biểu hiện lệch lạc. Thực hiện xây dựng NTM toàn diện, đi vào chiều sâu, cải thiện trực tiếp điều kiện sống, thay đổi tư duy, nếp sống của người dân nông thôn; hoàn thành và nâng cấp chất lượng các mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra tới năm 2020. Nghiên cứu, xây dựng Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với đô thị hóa nông thôn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của giai đoạn mới.
Chương trình MTQG về xây dựng NTM của Chính phủ: Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; ngày 16 - 08 - 2016 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1600/QĐ-TTg Phê
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Đổi Mô Hình, Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Ở Nông Thôn
- Phát Triển Giáo Dục, Y Tế, Giảm Nghèo Và Bảo Vệ Môi Trường
- Bảo Đảm An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Đẩy Mạnh Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội
- Đổi Mới Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất, Hỗ Trợ Người Dân Phát Triển Kinh Tế
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 - 10- 2016 Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Quyết định số 1600/QĐ-TTg và Quyết định số 1980/QĐ-TTg nhằm: “Thay thế Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 - 6 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 - 4 - 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới” [6, tr. 9, 90]. Trên cơ sở 19 tiêu chí chung, Quyết định số 1980/QĐ-TTg quy định chỉ tiêu cho 07 vùng gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. So với Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 - 6 - 2010, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều điểm mới, có giá trị áp dụng cao để các địa phương vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể như: Quyết định số 800/QĐ-TTg về tiêu chí giao thông quy định đối với tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải. Chỉ tiêu chung là 100%; Trung du miền núi phía Bắc là 100%, Đồng bằng sông Hồng là 100%, Bắc Trung Bộ 100%, Duyên hải Nam Trung Bộ 100%, Tây Nguyên 100%, Đông Nam Bộ 100% và Đồng bằng sông Cửu Long là 100% [3, tr. 6]. Quyết định số 1980/QĐ-TTg quy định đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đối với chỉ tiêu chung và 07 vùng là “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn” [6, tr. 92]. Cùng với việc nâng cao chỉ tiêu đạt được của 19 tiêu chí NTM, Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 có sự phát triển về nội hàm ở tiêu chí 01 về quy hoạch; giai đoạn 2010 - 2015 chỉ đề cập đến các quy hoạch chung như quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu,
phát triển hạ tầng KT - XH và môi trường, phát triển các khu dân cư mới. Giai đoạn 2016 - 2020 “phải có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch” [6, tr. 91]. Tiêu chí 19 về an ninh, trật tự xã hội giai đoạn 2010 - 2015 quy định: “An ninh, trật tự xã hội được giữ vững” [3, tr. 10]; giai đoạn 2016 - 2020 bổ sung: Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: Không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020, có sự bổ sung, phát triển cả về mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp và các tiêu chí. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bắc Giang quán triệt, vận dụng trong lãnh đạo xây dựng NTM ở địa phương.
3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (2015 - 2020)
Tại Kết luận số 81-KL/TU ngày 17 - 7 - 2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang Về xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2020; Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII (10 - 2015); Báo cáo ngày 25 - 11 - 2015 của Tỉnh ủy Bắc Giang, Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 145- NQ/TU của Tỉnh ủy Bắc Giang về xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, chủ trương xây dựng NTM đã có bước phát triển, thể hiện trên những vấn đề:
3.1.2.1. Quan điểm
Một là, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược, xây dựng NTM là căn bản [89, tr. 2].
Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược; bởi, với đặc thù là một tỉnh nông
nghiệp, dân số gần “1,8 triệu người với 37 thành phần dân tộc, có 80% dân số sống ở khu vực nông thôn” [195, tr. 1]; là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 145-NQ/TU, nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang phát triển khá nhưng chưa toàn diện. Đời sống của cư dân nông thôn ở một số xã còn nhiều khó khăn. Vì thế, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vẫn xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược, xây dựng NTM là căn bản.
Hai là, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp là then chốt [90, tr. 55].
Bắc Giang là tỉnh với đặc điểm nổi bật là kinh tế nông nghiệp, cư dân nông thôn, xã hội nông thôn, sản xuất nông nghiệp còn phân tán, nhỏ lẻ, sản phẩm nông nghiệp sức cạnh tranh thấp, chưa có nhiều sản phẩn có thương hiệu, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực “nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18 - 20%” [90, tr. 55]. Do vậy, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác định tái cơ cấu nông nghiệp là then chốt để duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu ; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững. Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bắc Giang thực hiện trên năm lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi.
Ba là, người dân là chủ thể trong xây dựng NTM [89, tr. 2].
Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định đến sự thành công của Chương trình MTQG xây dựng NTM, với phương châm: Người dân là chủ thể, công tác tuyên truyền là giải pháp hàng đầu, sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định. Do vậy, trong thực hiện cần phát huy vai trò chủ thể của người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, từng nội dung
phải được Nhân dân bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch để tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là giải pháp quan trọng hàng đầu, phải được thực hiện thường xuyên, sâu rộng, phong phú, làm cho dân hiểu rõ lợi ích, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia đóng góp ý kiến, ngày công, tiền của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình.
3.1.2.2. Mục tiêu
Một là, “có 35 - 40% số xã đạt chuẩn NTM và có từ 1 - 2 huyện đạt huyện NTM” [90, tr. 56].
Giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Bắc Giang xác định cơ bản hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH cho các xã theo chuẩn NTM. Đến năm 2020 có: 70% số xã đạt tiêu chí giao thông; 80% số xã đạt tiêu chí thủy (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch); 95% số xã đạt tiêu chí điện; 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn; 85% số xã có trụ sở UBND xã và các công trình phụ trợ đạt chuẩn... [93, tr. 17]. Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình xã NTM theo đặc trưng riêng huyện Lục Ngạn tại xã Hồng Giang; mô hình thôn NTM theo điều kiện tỉnh Bắc Giang, nhằm tạo điểm nhấn trong xây dựng NTM trên địa bàn Tỉnh.
Hai là, số tiêu chí bình quân trên địa bàn Tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã; không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí [91, tr. 15]. Theo đó, tỉnh Bắc Giang tập trung nguồn lực, bố trí ngân sách hợp lý cho các xã nhằm nâng cao số tiêu chí đạt được, với phương châm triển khai đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó nhằm phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, hoàn thành xã NTM mang đặc trưng khu vực miền núi, không còn xã dưới 8 tiêu chí. Kết hợp ưu tiên giữa chỉ đạo điểm và đẩy mạnh triển khai trên diện rộng nhằm đảm bảo tăng số xã đạt chuẩn NTM hằng năm, đồng thời tăng số tiêu chí đạt chuẩn của xã.
Ba là, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn [91, tr. 15]; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn gấp 1,8 lần so với năm 2015 (tương đương khoảng 35 triệu đồng/người/năm); “tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân 2%/năm” [90, tr. 53], nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu đến năm 2020 tỷ hộ nghèo toàn Tỉnh dưới 4%; tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%...
3.1.2.3. Nhiệm vụ, giải pháp
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động [89, tr. 2].
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM; ra sức phấn đấu đạt chuẩn NTM với phương châm: Xã chưa đạt chuẩn tiếp tục thực hiện xã NTM; xã đã đạt chuẩn tiếp tục thực hiện thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu; huyện đã đạt chuẩn tiếp tục thực hiện huyện NTM kiểu mẫu. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả HTCT, cần phải kiên trì, tập trung cao lãnh đạo và tổ chức thực hiện.
Tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp, đặc biệt là tuyên truyền sâu hơn, cụ thể hơn ở các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển KT - XH của Tỉnh.
Ban hành kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để tiếp tục huy động sự tham gia của cả HTCT, người dân và doanh nghiệp trong thực hiện Chương trình; đưa nhiệm vụ xây dựng NTM hằng tháng vào thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên tại các cuộc họp chi bộ.
Hai là, tập trung phát triển, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng thiết yếu [90, tr. 78].
Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, các địa phương hằng năm dành tỉ lệ ngân sách thỏa đáng cho xây dựng NTM, đẩy mạnh huy động nguồn vốn tín dụng và doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ thể
và huy động nguồn lực của người dân để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện, không yêu cầu dân đóng góp bắt buộc (cần phân loại đối tượng trong huy động).
Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đảm bảo có trọng tâm, lộ trình, phát huy ngay hiệu quả vốn đầu tư, sớm hoàn thiện hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện...) phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống Nhân dân trên địa bàn các xã, nhất là các xã khó khăn thuộc huyện miền núi; nghiên cứu chính sách hỗ trợ kinh phí qua hình thức hỗ trợ vật tư, đặc biệt là xi măng trong xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng tạo điều kiện phát huy tính chủ động, tự chủ của cộng đồng dân cư.
Tập trung nguồn lực, bố trí ngân sách các cấp hỗ trợ các xã có khả năng đạt chuẩn đến năm 2020, bố trí hợp lý cho các xã nhằm nâng cao số tiêu chí đạt được, với phương châm triển khai đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó nhằm phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Kết hợp ưu tiên giữa chỉ đạo điểm và đẩy mạnh triển khai trên diện rộng nhằm đảm bảo tăng số xã đạt chuẩn NTM hằng năm, đồng thời tăng số tiêu chí đạt chuẩn của các xã.
Ba là, phát triển sản xuất gắn với tổ chức lại sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân [89, tr. 2].
Phát triển sản xuất gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; “đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, sản lượng, giá trị, tăng sức cạnh tranh của nông sản” [91, tr. 16] gắn với xây dựng thương hiệu, ưu tiên trước hết cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực của Tỉnh.
Tiếp tục thực hiện “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông, thủy lợi và xây dựng cánh đồng lớn cho thu nhập cao, từng bước xây dựng mỗi xã NTM có tối thiểu 01 cánh đồng mẫu lớn với sản phẩm đặc trưng.