Đổi Mới Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất, Hỗ Trợ Người Dân Phát Triển Kinh Tế


Đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhu cầu thực tiễn của địa phương, xét đề nghị của Sở Công thương, UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 143/QĐ- UBND ngày 21 - 4 - 2015 chỉ đạo bổ sung: “Quy hoạch 03 chợ trên địa bàn huyện Việt Yên, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, gồm: Chợ xã Hoàng Ninh, quy mô hạng 3, diện tích 7.500m2; chợ xã Bích Sơn, quy mô hạng 3, diện tích 5.000m2; chợ xã Quang Châu, quy mô hạng 3, diện tích 10.000m2” [169, tr. 1]. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang đến 2020 đã nâng cấp 82 chợ, xây dựng mới 46 chợ; hệ thống chợ nông thôn đã đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, góp phần lưu thông hàng hóa, thúc đẩy KT - XH phát triển và giữ gìn nét đẹp phiên chợ quê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đến năm 2020 “có 167/184 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn (chiếm 90,7%)” [200, tr. 9]. Bên cạnh đó, với đặc thù chợ nông thôn họp theo phiên, mỗi phiên chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ nên việc kêu gọi xã hội hóa rất khó khăn, các xã vùng cao thuộc huyện Sơn Động chưa tìm được nguồn vốn để đầu tư.

3.2.2.7. Phát triển hệ thống bưu điện

Để rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, giữa khu vực nông thôn và thành thị, đồng thời để người dân nông thôn tiếp cận với công nghệ phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất, Kế hoạch số 45/KH-BCĐ của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang xác định: “Đến năm 2020 đưa internet về 300 thôn vùng cao chưa có Internet; nâng tỷ lệ số thôn trong Tỉnh có internet lên 100%” [3, tr. 319]. Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 31 - 3 - 2017 của UBND tỉnh Bắc Giang Quy định một số chỉ tiêu, tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020: 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính: Xã có ít nhất một điểm phục vụ bưu chính để nhận, phát thư, gói, kiện hàng hóa của các tổ chức cá nhân. 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet: Xã có dịch vụ viễn thông, internet đến các thôn đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy cập internet. 8.3. Xã có đài truyền


thanh và hệ thống loa đến các thôn: Xã có có đài truyền thanh xã hoạt động tốt và 100% số thôn, bản trong xã có hệ thống loa kết nối với đài truyền thanh xã hoạt động bảo đảm thông tin đến người dân phục vụ công tác tuyên truyền. 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành: “Xã có tối thiểu 01 máy tính/bộ phận; có kết nối mạng LAN; sử dụng hệ thống thư công vụ, gửi nhận văn bản qua mạng internet; sử dụng phần mềm một của điện tử” [6, tr. 183]. Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, giao Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi tổ chức thực hiện. Do vậy, đến năm 2020 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra, số xã đạt cả 4 nội dung tiêu chí số 8 đạt 98,3%; xã đạt nội dung 8.1 (xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông) đạt 97,5%; xã đạt nội dung 8.2 (xã có internet đến thôn) đạt 95,5%; xã đạt nội dung 8.3 (xã có đài truyền thanh) đạt 100%; xã đạt nội dung 8.4 (xã có ứng dụng công nghệ thông tin) đạt 100%; “có 181 xã đạt tiêu chí hệ thống bưu điện” [200, tr. 9]. Bên cạnh đó, đối với các xã nghèo đặc biệt khó khăn như: Xã An Bá, Lệ Viễn, huyện Sơn Động; xã Kim Sơn, Hải Sơn, huyện Lục Ngạn do đường sá đi lại khó khăn, các bưu cục ở xa trung tâm, số lượng bưu cục ít nên việc tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông cũng gặp không ít khó khăn.

3.2.2.8. Nhà ở dân cư

Với chủ trương xóa cơ bản, không còn nhà tạm, dột nát; UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các địa phương vận động người dân tích cực thực hiện Phong trào: “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; “Sạch từ nhà ra ngõ”. Do vậy, mỗi gia đình chỉnh trang vườn tược, nhà cửa gọn gàng, xanh, sạch, đẹp nâng cao chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 - 12 - 2008 Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 11 - 12 - 2013 Thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và


tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đến năm 2020: “24,0m2 sàn/người (đô thị 29,6m2 sàn/người, nông thôn 22,4m2 sàn/người) tổng diện tích tăng thêm: 8.187.000m2; diện tích nhà ở tối thiểu 8,0m2 sàn/người” [34, tr. 2]; cũng đến năm 2020 UBND Tỉnh chỉ đạo về chất lượng nhà ở có tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 85%; tỷ lệ nhà ở chung cư trên tổng số nhà ở tăng thêm tại đô thị đạt 15,0% và giải quyết nhà ở xã hội: Nhà ở cho hộ nghèo: 250.000m2; nhà ở cho các đối tượng xã hội khác: 40.000m2.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh, các địa phương tỉnh Bắc Giang đã ban hành hướng dẫn xây dựng nhà ở NTM như: Huyện ủy Yên Dũng đã ban hành hướng dẫn xây dựng nhà ở nông thôn bao gồm: Quy hoạch khuôn viên nhà ở nông thôn và kiến trúc nhà ở nông thôn; theo đó, đối với khu vực nhà ở được quy hoạch trên cơ sở lô đất ở gia đình, diện tích đất ở mỗi gia đình phù hợp với quy định của địa phương về hạn mức đất ở được giao cho mỗi

hộ gia đình theo Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 03 - 11 - 2005 của UBND tỉnh Bắc Giang, mỗi khuôn viên đất ở nông thôn không quá 250m2 đủ để bố trí các công trình: Nhà ở, nhà phụ (bếp, kho), công trình phụ sân, ao, vườn; bố cục các thành phần trong lô đất phải đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình, đồng thời tạo bộ mặt thôn, xóm phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của xã hội. Đồng thời, Huyện ủy Yên

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 14

Dũng cũng ban hành mẫu thiết kế nhà ở nông thôn. Đến năm 2020, tỉnh Bắc Giang có “173/184 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (chiếm 94,2%)” [200, tr. 9]; tăng 68,4% so với năm 2010 và tăng 21,6% xã so với năm 2015.

3.2.3. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

3.2.3.1. Đổi mới các mô hình sản xuất

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học; sản xuất chuyên canh và thâm canh cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của từng


vùng. Các hình thức tổ chức sản xuất mới được đổi mới, phát triển cả về số lượng, chất lượng, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, dần thích nghi với cơ chế thị trường, hỗ trợ tốt cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Quyết định số 650/QĐ-UBND, ngày 29 - 4 - 2016 của UBND tỉnh Bắc Giang Về phê duyệt Đề án phát triển vùng nuôi thủy sản tập trung đạt tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020. Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND, ngày 8 - 12 - 2016 của HĐND Tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: “Sử dụng các giống rau và hoa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Tỉnh; sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; có hệ thống tưới tiết kiệm nước; áp dụng quy trình sản xuất rau sạch, hoa chất lượng cao; sản xuất theo hợp đồng liên kết và tiêu thụ sản phẩm” [6, tr. 331]. Cùng với những chính sách đúng đắn trên của Tỉnh, các địa phương quan tâm thực hiện, do vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, ngày 16 - 8 - 2016 Tỉnh ủy Bắc Giang ra Nghị quyết số 130-NQ/TU về Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng giá trị trên một đơn vị diện tích và thu nhập của người sản xuất; tạo lập thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa Tỉnh. “Phấn đấu đến năm 2020, năng suất tăng từ 20 - 30%, giá trị gia tăng, tăng 20 - 30% so với năm 2016” [6, tr. 325]; HĐND Tỉnh ban hành Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 8 - 12 - 2016 Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2020 “đối với sản xuất rau, hoa với quy mô từ 2.000m2 đến 5.000m2 được hỗ trợ từ 300.000 triệu đồng đến 500.000 triệu đồng” [6, tr. 331]. Theo đó, các địa phương đã thực hiện


được 249 mô hình ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 411.292m2 nhà màng, nhà lưới; nhiều mô hình điển hình cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình Dưa lưới trồng trên giá thể 2 - 3 vụ/năm lợi nhuận gần 500 triệu đồng/ha/vụ; mô hình Hoa Lily 1 vụ/năm, lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng/ha/vụ; 02 mô hình vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao quy mô 63ha tại huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa và nhiều mô hình ứng dụng cao trong các lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp; tổ chức chuyển giao 80 đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng vào điều kiện thực tế. Sản xuất theo hướng an toàn ngày càng được mở rộng, diện tích lúa chất lượng đạt 17.000ha, rau an toàn theo hướng VietGAP đạt 7.217ha, Vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 14.300ha (doanh thu từ Vải thiều riêng năm 2020 đạt khoảng 6.900 tỷ đồng dù chịu ảng hưởng của dịch bệnh Covid-19), thủy sản theo hướng VietGAP khoảng 620 ha...

Nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương, ngày 29 - 6 - 2018 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 975/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa); “để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị” [183, tr. 1]. Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển KT - XH khu vực nông thôn bền vững. Theo đó, giai đoạn 2018 - 2020, Tỉnh chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, điều hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ cấp Tỉnh đến cấp xã, áp dụng đồng bộ các chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP; triển khai, phát triển sản phẩm tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh Bắc


Giang được thị trường và nhiều người tiêu dùng biết đến như: Mỳ gạo Chũ, vải thiều, chè xanh bản Ven, gà đồi Yên Thế, Trà Hoa vàng, rượu Vân, mật ong rừng Tây Yên Tử, nấm Lim xanh và một số sản phẩm rau củ quả... góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản của các địa phương.

Tỉnh đã tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các HTX nông nghiệp ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp. Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07 - 12 - 2018 của HĐND tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX, liên HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đào tạo tập huấn cho cán bộ HTX và thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các HTX. Đến hết năm 2020 có “163 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất (chiếm 95,1%)” [201, tr. 6]. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, quy mô nhỏ, việc mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến để tăng giá trị chưa cao. Chương trình OCOP chưa được phổ biến ở một số địa bàn vùng sâu vùng xa.

3.2.3.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân nông thôn

Để đáp ứng được nhiệm vụ phát triển hàng hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, phù hợp với xu thế hội nhập để nâng cao thu nhập cho người dân; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo, phát triển sản xuất nông nghiệp, với nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: “Hỗ trợ phân phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống gà, vịt bố mẹ hậu bị; hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc” [6, tr. 333]. Đối tượng hỗ trợ: HTX, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất rau án toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Điều kiện hỗ trợ: Trong quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong vùng được


cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn; diện tích vùng sản xuất rau an toàn từ 05ha trở lên, trong đó diện tích sản xuất rau tối thiểu 80% diện tích trở lên tập trung, liên vùng; áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; có HTX, tổ hợp tác hoặc Ban Điều hành thôn do UBND cấp xã thành lập để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, HTX hoặc các bếp ăn tập thể. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiền mua giống mới, thuốc trừ sâu sinh học 7 triệu đồng/ha/vụ cho năm thứ nhất sản xuất, hỗ trợ tối đa 02 vụ/năm; hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản rau an toàn cho các HTX, hộ sản xuất (02 lớp/vùng, 02 ngày/lớp) với mức hỗ trợ 7,4 triệu đồng/lớp; hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap, mức hỗ trợ 05 triệu/ha, hỗ trợ tối đa 25 triệu đồng/vùng; “riêng vùng sản xuất rau cần tập trung tại huyện Hiệp Hòa hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/vùng, mỗi vùng chỉ hỗ trợ một lần” [6, tr. 341]; hỗ trợ cho hoạt động của HTX, Tổ hợp tác hoặc Ban Điều hành thôn tuyên truyền, vận động và hướng dẫn sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, mức hỗ trợ 500.000 đồng/vụ/ha, hỗ trợ tối đa 02 vụ/năm. Cùng với đó, Quyết định số 2303 hỗ trợ: Xây nhà sơ chế hoặc kho bảo quản sản phẩm; mô hình nhà lưới sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao; xây dựng kênh mương phục vụ sản xuất cho mô hình rau cần an toàn tập trung 100ha tại huyện Hiệp Hòa; tiêu thụ sản phẩm rau an toàn; tổ chức hội thảo, hội nghị sơ, tổng kết, tham quan, học hỏi kinh nghiệm; quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu thanh quyết toán cho Đề án.

Để chuẩn bị cho việc tích tụ ruộng đất, kiến thiết lại đồng ruộng hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô tập trung theo tinh thần Chỉ thị 12- CT/TU ngày 01 - 7 - 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Từ năm 2013 đến năm 2018 các địa phương trong Tỉnh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa 16.962ha; triển khai 163 cánh đồng mẫu lớn, hiệu quả kinh tế từ sản xuất cánh đồng mẫu lớn cao hơn sản xuất đại trà từ 20 - 40%, đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung liên kết với doanh nghiệp, đóng góp tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu lớn, Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 8 - 12 - 2016 của HĐND Tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 30 - 9 - 2019 ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao như: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị; hỗ trợ giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ kiểm tra, đánh giá, chứng nhận mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình. Với những chính sách đúng đắn của Tỉnh cùng với sự đồng thuận của người dân nông thôn, đến năm 2020, giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp đạt khoảng 110 triệu đồng (tăng 63 triệu đồng so với năm 2010), góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 43 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3,2 lần so với năm 2010 và gấp 1,8 lần so với năm 2015); có “150 xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập (chiếm 81,5%)” [201, tr. 6]. Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã có chuyển biến tích cực nhưng các chuỗi giá trị sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu bền vững nên ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

3.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

Nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong quá trình phát triển đi lên của Tỉnh; tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG về giáo dục, đáp ứng Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, ngày 7 - 5 - 2015 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 782/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án phát triển trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2025; Đề án đánh giá thực trạng giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn Tỉnh đồng thời đưa ra mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển 10 trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao; mở rộng quy mô các trường trung học

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023