vọng phát triển về năng lực, kiến thức ngành nghề, tuổi, sức khỏe…; đồng thời, nâng cao cảnh giác đề phòng những phần tử chống đối giai cấp, dân tộc và những phần tử cơ hội lọt vào đội ngũ cán bộ.
Cùng với tăng cường thành phần cơ bản vào đội ngũ cán bộ, ra sức bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao bản chất cách mạng, lập trường, quan điểm giai cấp công nhân cho cán bộ.
Nắm vững tiêu chuẩn “đức”, “tài” trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần. Yêu cầu phẩm chất và năng lực của cán bộ phải tương xứng với nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, thể hiện tập trung ở việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Về đạo đức, tập trung xây dựng cho đội ngũ cán bộ hậu cần có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, vào đường lối lãnh đạo của Đảng; có ý chí quyết chiến, quyết thắng, mưu trí, dũng cảm, sôi nổi, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong chiến đấu, công tác; có quyêt tâm cao đi sâu làm chủ khoa học kỹ thuật chuyên môn, khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ; có ý thức tổ chức kỷ luật, triệt để chấp hành mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, kỷ luật của quân đội; có nếp sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng, hết sức phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân; có khả năng đoàn kết tập hợp quần chúng thực hiện mọi nhiệm vụ; chống cá nhân chủ nghĩa, địa vị công thần, kiêu ngạo, đòi hỏi đãi ngộ, coi thường tổ chức, coi thường tập thể, xa rời quần chúng… Về năng lực, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ hậu cần có kiến thức rộng và năng lực hành động giỏi. Đó là năng lực nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng vào thực hiện nhiệm vụ CTHC, năng lực khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có tác phong thực tiễn, làm việc có kế hoạch khoa học và chính xác.
Hai là: giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa chiến đấu và xây dựng, giữa giữ vững chất lượng với làm trẻ đội ngũ cán bộ.
Để đội ngũ cán bộ hậu cần có chất lượng cao và bền vững trong chiến tranh, các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cần tập trung giải quyết tốt các mối
quan hệ: số lượng và chất lượng; đáp ứng nhu cầu cán bộ cho nhiệm vụ chiến đấu, công tác trước mắt với yêu cầu xây dựng cơ bản lâu dài; giữa yêu cầu giữ vững chất lượng với việc sắp xếp, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ trẻ mới trưởng thành để bảo đảm lực lượng kế cận thay thế dồi dào cho sự phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ… Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 cho thấy, ĐBQĐ đã lãnh đạo giải quyết thành công những mối quan hệ, cụ thể là:
Lấy nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ hậu cần làm chính, đồng thời thường xuyên giải quyết số lượng một cách hợp lý.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ hậu cần quyết định đến chất lượng của LLHC. Nâng cao chất lượng cán bộ hậu cần trực tiếp quyết định việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ CTHC; nâng cao chất lượng còn cho phép giảm thiểu số lượng. Vì thế, phải coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần về mọi mặt. Với phương châm “quân cốt tinh, cán cốt giỏi”, dù lúc thường, cũng như lúc chiến đấu, công tác khẩn trương, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ hậu cần là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị ngành HCQĐ.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 15
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 16
- Thường Xuyên Giữ Vững Và Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Lực Lượng Hậu Cần
- Cần, Kiệm, Tự Lực Cách Sinh Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 20
- Gôluskô (1982), Hậu Cần Các Lực Lượng Vũ Trang Sự Hình Thành Và Phát Triển, Ban Khoa Học Hậu Cần Dịch, Lưu Tại Thư Viên Quân Đội.
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Để không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ cán bộ hậu cần, phải nắm vững và thực hiện tốt khâu then chốt là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hậu cần cả tại trường và tại chức.
Đào tào, bồi dưỡng tại trường, ngành HCQĐ đã ra sức củng cố, chấn chỉnh hệ thống trường, lớp, kiện toàn đội ngũ giáo viên, đầu tư xây dựng trường sở, tăng cường vật tư, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, biên soạn hoàn chỉnh và ban hành giáo trình, giáo khoa tài liệu giảng dạy… không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, đào tạo nhằm trang bị cho cán bộ hậu cần các cấp, các loại có hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đi đôi với đào tạo bồi dưỡng tại trường ngành HCQĐ đã tích cực bồi dưỡng, dìu dắt cán bộ trong thực tế chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác không ngừng trưởng thành mọi mặt. Thực tế cho thấy để đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu và xây dựng rất khẩn trương phải lấy bồi dưỡng tại
chức và dìu dắt cán bộ trong thực tế chiến đấu và công tác là chủ yếu. Vì, chính trong thực tiễn chiến đấu và công tác quyết liệt, khó khăn, gian khổ là điều kiện tốt nhất để rèn luyện, bồi dưỡng làm cho cán bộ trưởng thành nhanh chóng. Hình thức bồi dưỡng, dìu dắt cán bộ hết sức linh hoạt như: kết hợp việc giao nhiệm vụ với kiểm tra để nhận xét, bồi dưỡng; tiến hành sơ tổng kết rút kinh nghiệm để bồi dưỡng; luân chuyển cán bộ đi công tác những nơi khó khăn gian khổ để cán bộ cọ xát với thực tiễn chiến đấu, công tác, đưa lý luận vào thực tiễn công tác; sắp xếp để cán bộ cũ nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng, dìu dắt cán bộ mới, cấp trưởng bồi dưỡng, dìu dắt cấp phó và cấp dưới… Đồng thời, phát huy trách nhiệm của mọi cán bộ trong việc tự rèn luyện, tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Coi trọng nâng cao chất lượng, đồng thời phải giải quyết hợp lý số lượng cán bộ hậu cần các cấp. Không có số lượng hợp lý thì không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển lực lượng và không có lực lượng bổ sung kịp thời cho các nhiệm vụ khẩn trương, đột xuất, không bảo đảm được nhiệm vụ phục vụ chiến đấu liên tục dài ngày. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải có số lượng hợp lý, đủ theo biên chế, có nguồn dự trữ dồi dào cho sự phát triển. Để được như vậy, phải căn cứ vào biểu biên chế của LLHC, yêu cầu phát triển của nhiệm vụ để có kế hoạch quân số cán bộ cho phù hợp; phải thực hiện tốt các khâu phát hiện, tuyển lựa, đào tạo nguồn, phân công giao nhiệm vụ, điều động, bổ nhiệm và quản lý cán bộ.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và chiến đấu, trước mắt và lâu dài trong xây dựng cán bộ hậu cần.
Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cần thực hiện tốt phương châm “vừa xây dựng vừa chiến đấu” xây dựng nhằm mục đích để chiến đấu thắng lợi. Vì vậy, trong xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần phải lấy chiến đấu thắng lợi làm đích, lấy đòi hỏi của nhiệm vụ ở chiến trường làm yêu cầu xây dựng cao nhất. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là để phục vụ cho yêu cầu chiến đấu và qua chiến đấu để bồi dưỡng rèn luyện cán bộ với mức độ cao hơn.
Thực hiện phương hướng trên ngành HCQĐ đã có nhiều biện pháp tích cực hướng ra tiền tuyến, lấy yêu cầu phục vụ của chiến trường để bồi dưỡng,
rèn luyện cán bộ. Mạnh dạn đưa cán bộ ở cơ quan và đơn vị phía sau vào tuyến trước công tác để bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ xát với thực tế chiến đấu. Sau mỗi đợt phục vụ chiến đấu, công tác các ngành các cấp đã tổ chức sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, tổ chức tập huấn để bồi dưỡng kịp thời cho cán bộ những thực tế mới của chiến trường yêu cầu. Mặt khác, đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những người đã kinh qua chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác gian khổ, trải qua nhiều thử thách và có nhiều thành tích đề bạt cất nhắc vào đội ngũ cán bộ và đưa lên cương vị chủ trì các cấp.
Để có được đội ngũ cán bộ phải rất công phu, tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi công tác cán bộ phải nhìn xa, trông rộng nếu không sẽ bị động, chắp vá, mất cân đối về số lượng và chất lượng, giữa sử dụng và đào tạo bồi dưỡng, giữa trước mắt và lâu dài. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu trước mắt, phải có kế hoạch tổng thể cơ bản, toàn diện để xây dựng đội ngũ cán bộ lâu dài. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần cho thấy, muốn có đủ cán bộ để đáp ứng cho nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu, trước mắt và lâu dài, có chất lượng cao, số lượng đủ, nguồn dự trữ dồi dào phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự của Đảng; căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu và phát triển của ngành HCQĐ; căn cứ vào tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ hiện có mà xây dựng kế hoạch cán bộ cơ bản toàn diện lâu dài, đi trước nhiệm vụ một bước. Quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên bổ sung hoàn chỉnh theo sự biến động của tình hình, phát huy đầy đủ trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa giữ vững chất lượng với trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
Theo quy luật phát triển, trong đội ngũ cán bộ bao giờ cũng có cán bộ cũ và cán bộ mới, cán bộ nhiều tuổi và cán bộ ít tuổi, có người còn đủ điều kiện, có người không còn phù hợp với điều kiện chiến đấu và công tác trong LLHC. Nắm vững quy luật phát triển đó, ngành HCQĐ đã có nhiều biện pháp tích cực và thành công trong việc bồi dưỡng phát huy cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới. Quan tâm bồi dưỡng cán bộ cũ để nâng cao trình độ về mọi mặt,
mạnh dạn giao chức vụ mới để phát huy kinh nghiệm đã tích lũy được và dìu dắt cán bộ mới. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng sức khỏe cho cán bộ đủ sức làm được việc, thuyên chuyển công tác cho phù hợp hoặc thực hiện chính sách hưu dưỡng. Bên cạnh việc tích lũy, bồi dưỡng, phát huy tác dụng nòng cốt của cán bộ cũ phải mạnh dạn đào tạo, đề bạt, cất nhắc cán bộ mới nhằm tăng thêm số lượng và chất lượng, tăng thêm thành phần giai cấp cơ bản và trẻ hóa đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Trong sắp xếp, sử dụng và bồi dưỡng phải lấy cán bộ cũ làm nòng cốt để dìu dắt, rèn luyện cán bộ mới trưởng thành, lấy cán bộ mới làm nguồn kế cận, kế tiếp, bổ sung phát triển đội ngũ cán bộ. Đồng thời phải thường xuyên xây dựng sự đoàn kết thống nhất cao giữa hai loại cán bộ cũ mới.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ và trách nhiệm của thủ trưởng các cấp trong công tác cán bộ.
Tiến hành công tác cán bộ là trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo các cấp, do tập thể cấp uỷ quyết định. Tập thể cấp ủy tập trung thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ là nguyên tắc tiến hành công tác cán bộ của Đảng. Thủ trưởng các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác cán bộ trước đảng uỷ. Người chỉ huy và chính uỷ (chính trị viên) có trách nhiệm nắm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ, đề xuất các phương án về công tác cán bộ để đảng uỷ thảo luận và quyết định, sau đó tổ chức thực hiện.
Thực tế lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần cho thấy để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và trách nhiệm của thủ trưởng trong công tác cán bộ phải:
Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập thể cấp ủy lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ.
Xây dựng đội ngũ phải nhất quán theo một quy hoạch thống nhất; đánh giá cán bộ phải xem xét cả quá trình chiến đấu và tích luỹ, nhưng chủ yếu phải nhìn vào hiện tại, hướng vào tương lai và căn cứ chủ yếu vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đề bạt, cất nhắc cán bộ phải xuất phát từ đường lối công tác cán bộ, phải trung thực khách quan, công tâm, kiên quyết tránh cảm tính cá nhân, thành kiến hẹp hòi, không để một cá nhân nào chi phối, quyết định đi chệch ý định của tập thể.
Quản lý cán bộ phải gắn với quản lý kiểm tra công việc và qua công việc mà quản lý con người.
Quản lý chặt chẽ từng người, từng loại và toàn diện đội ngũ cán bộ, để biết đúng và biết rõ lập trường quan điểm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng phát triển của từng cán bộ, cũng như cả đội ngũ cán bộ để có chủ trương, kế hoạch bồi dưỡng sử dụng cho đúng.
Thường xuyên tổ chức phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ.
Cấp uỷ và thủ trưởng cấp trên trực tiếp nhận xét cán bộ cấp dưới về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, chi bộ phải nhận xét cán bộ thuộc phạm vi quản lý, phải làm tốt công tác nhận xét cán bộ hàng năm, qua các nhiệm vụ lớn, qua các đợt hoạt động và các chiến dịch.
Phải thường xuyên củng cố kiện toàn cơ quan cán bộ vững mạnh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề hệ trọng, rộng lớn và phức tạp, là khâu then chốt, quyết định chất lượng, hiệu quả xây dựng LLHC. Kế thừa và vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 vào xây dựng LLHC hiện nay cần nắm vững quan điểm của Đảng về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Đồng thời, phải: chủ động xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ hậu cần đáp ứng cho cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, gắn chặt quy hoạch với thực hiện các chính sách cán bộ; thường xuyên giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho ngũ cán bộ hậu cần; kết hợp chặt chẽ xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng phát triển tổ chức lực lượng và đổi mới cơ chế chính sách; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, gắn đào tạo bồi dưỡng với sử dụng; các cấp ủy, tổ chức đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể cấp uỷ lãnh đạo, đồng thời phát huy trách nhiệm của người chỉ huy các cấp, các ngành trong công tác cán bộ.
3.2.3. Dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng lực lượng hậu cần
Lực lượng hậu cần quân đội là LLHC phục vụ cho cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Nhân dân là cội nguồn sức mạnh, là nơi cung cấp mọi nguồn lực, là nhân tố xét đến cùng quyết định thắng lợi cuộc chiến. Vì vậy, chỉ có thể dựa chắc vào dân, vận động và tổ chức toàn dân tham gia, mới có thể huy động tối đa mọi nguồn lực của nhân dân để xây dựng LLHC vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.
Trên cơ sở nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, kế thừa truyền thống “trọng dân” của dân tộc ta, Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời và trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục đích cao cả.
Qua trình lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần cho các đội du kích, các đội tự vệ và quân đội trong đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta luôn dựa vào dân, động viên và huy động nhân dân, cung cấp và nuôi dưỡng “Việc cung ứng cho quân đội chủ yếu phải dựa vào cơ sở nhân dân. Nhân, vật, tài lực cũng trong nhân dân mà ra. Đây là nguồn cung cấp chính…” [145, tr. 75].
Thực tiễn cuộc KCCM, CN tuy Việt Nam đã nhận được một khối lượng đáng kể cơ sở vật chất, kỹ thuật từ sự giúp đỡ, chi viện của bạn bè quốc tế, song về cơ bản để trang bị cho quân đội và phục vụ chiến đấu nguồn lực chủ yếu vẫn dựa vào nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở hậu phương lớn miền Bắc. Hơn nữa, Đế quốc Mỹ - kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam trong cuộc KCCM, CN là một đế quốc lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự bậc nhất thế giới, có khả năng tổ chức bảo đảm hậu cần nhanh, mạnh hơn ta gấp nhiều lần “Khối lượng vật chất trung bình trong một tháng mà nước Mỹ bảo đảm cho quân đội viễn chinh trên chiến trường miền Nam lớn hơn tổng khối lượng vật chất mà hậu phương miền Bắc đưa vào miền Nam trong suốt 8 năm (1965 - 1972)” [145, tr. 381]. Trong khi đó, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc đi lên CNXH từ một nền kinh tế
nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh; miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ… Trong tình thế đó, Đảng Cộng sản Việt Nam: “Phải quán triệt hơn nữa phương châm dựa vào dân, nhưng phải bồi dưỡng sức dân, công tác bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang phải dựa vào dân, trên cơ sở sức sống của nhân dân” [35].
Triệt để dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân xây dựng LLHC là một yêu cầu khách quan trong cuộc KCCM, CN và thực sự đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trong cả nước và đạt thành tựu to lớn góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thực tiễn lãnh đạo, tổ chức toàn dân xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, gồm những nội dung cụ thể là:
Một là, phát huy tính ưu việt của chế độ XHCN, thực hiện toàn dân xây dựng LLHC một cách có tổ chức, có chỉ đạo chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu phương lớn về mặt hậu cần và bảo đảm đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc.
Thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH trên miền Bắc có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng nước ta và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa” [33, tr. 28]. Những thành tựu to lớn về xây dựng CNXH trên miền Bắc đã tạo ra tiềm lực kinh tế, chính trị… cho phép động viên và tổ chức toàn dân làm hậu cần, xây dựng LLHC sâu rộng, có tổ chức chặt chẽ, đạt hiệu quả thiết thực. Quân và dân ta có điều kiện khai thác, sử dụng mọi khả năng, tiềm lực của của các ngành, các địa phương; dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế mới được xây dựng trong các khu vực kinh tế để tham gia xây dựng phát triển LLHC về mọi mặt, tổ chức bảo đảm hậu cần cho LLVT xây dựng và chiến đấu thắng lợi.
Trong chiến tranh dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, toàn dân làm hậu cần đã trở thành phong trào cách mạng rộng lớn ở khắp các địa phương trên miền Bắc. Hậu cần nhân dân trong chiến tranh phát triển, có tổ chức rộng khắp, được đông đảo nhân