dân tham gia tự giác và sôi nổi, có nội dung hoạt động phong phú, đóng góp tích cực chi viện cho các chiến trường và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc.
Ưu tiên hàng đầu thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, trên khắp miền Bắc nhân dân hăng hái lao động sản xuất, học tập, công tác theo lời kêu gọi của Bác “Mỗi người phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”, với tinh thần “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì tiền tuyến”, “tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” xây dựng, củng cố căn cứ địa, hậu phương chiến lược, cơ sở hậu cần vững chắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho chiến trường miền Nam, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, toàn dân đã tham gia tích cực và có hiệu quả xây dựng LLHC vững mạnh, bảo đảm hậu cần cho quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, góp phần đánh bại ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết rút quân Mỹ khỏi miền Nam một cách vô điều kiện.
Hai là, dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng lực lượng vận tải mạnh, làm tốt công tác vận tải, nhiệm vụ trung tâm của CTHC trong cuộc KCCM, CN.
Giao thông vận tải, chi viện chiến trường trong cuộc KCCM, CN là nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Hậu cần toàn dân đã phát huy tác dụng to lớn, ở mọi địa phương, trên khắp các tuyến đường ra trận. Cùng với lực lượng giao thông vận tải của Nhà nước, nhân dân đã đóng góp hàng trăm triệu ngày công phục vụ giao thông vận tải, tham gia làm đường vận tải, bốc xếp, chuyển tải hàng hóa, canh gác, báo động máy bay cho xe chạy, rà phá bom mìn, cứu chữa khôi phục đường, cầu, khơi thông luồng lạch… Càng ở nơi địch đánh phá ác liệt thì vai trò của nhân dân tham gia phục vụ giao thông vận tải càng nổi rõ. Từng người, từng nhà thu gom
từng hòn đá, từng sọt đất, đóng góp vật liệu sửa đường; nhiều gia đình đã dỡ nhà, đưa phản nằm, cánh cửa, thậm chí cả đồ thờ… để kê lót đường cho xe chạy. Từng thôn, xã, huyện, tỉnh nhận bảo đảm và bảo vệ giao thông trên từng phần đường qua địa phương mình.
Trên các tuyến chi viện chiến lược, lực lượng vận tải thô sơ trong nhân dân đã tham gia vận chuyển, hỗ trợ cho vận tải quân sự trên từng cung đoạn; đóng góp hàng nghìn thuyền, hàng ngàn xe đạp thồ, tổ chức thành từng đơn vị hoạt động trong thời gian dài, trên từng tuyến đường, từng chặng sông, chặng đường ven biển, đã vận chuyển một khối lượng hàng hóa đáng kể, tạo chân hàng để tiếp tế vào Nam. Khi chiến tranh phá hoại của địch leo thang đến nấc cao, nhân dân các địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ đóng góp hàng triệu ngày công lao động để xây dựng tuyến đường ống dã chiến. Nhờ sự tham gia tích cực của nhân dân các địa phương mà từ năm 1969 đến năm 1975 hệ thống tuyến đường ống xăng dầu dài hơn 5.000 km từ biên giới Việt – Trung vươn dài theo đường vận chuyển chiến lược, phát triển sâu vào các hướng chiến trường.
Ba là, dựa vào dân, huy động và tổ chức nhân dân tham gia xây dựng LLHC, làm tốt CTHC ở tiền tuyến lớn miền Nam bảo đảm cho mọi thứ quân chiến đấu và chiến thắng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 16
- Thường Xuyên Giữ Vững Và Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Lực Lượng Hậu Cần
- Dựa Vào Dân, Động Viên Và Tổ Chức Toàn Dân Tham Gia Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 20
- Gôluskô (1982), Hậu Cần Các Lực Lượng Vũ Trang Sự Hình Thành Và Phát Triển, Ban Khoa Học Hậu Cần Dịch, Lưu Tại Thư Viên Quân Đội.
- Quân Ủy Trung Ương (1969), Đề Cương Về Tình Hình Và Nhiệm Vụ Trong Giai Đoạn Mới, Hss 843/qutw, Ttlt Bqp.
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Trên tiền tuyến lớn miền Nam, LLVT nhân dân ra đời và phát triển theo quy luật chung của chiến tranh giải phóng, từ nhân dân mà ra, từ cơ sở chính trị của quần chúng mà hình thành; vừa chiến đấu vừa xây dựng, ngày càng lớn mạnh trong chiến tranh. Trong tình hình đó, quần chúng là lực lượng trực tiếp làm hậu cần giữ vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong xây dựng LLHC và tổ chức bảo đảm hậu cần cho lực LLVT nhân dân chiến đấu và chiến thắng.
Trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến 1975, trên mọi chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quân khu 5, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long hay các chiến trường khác, ở đâu nhân dân lao động, quần chúng cách mạng cũng tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu với ý thức chủ động và tự giác cao. Dù ở các căn cứ, vùng giải phóng, vùng giáp ranh hay ở sâu trong vùng địch kiểm soát, dù lúc thường
hay những khi gay go ác liệt, dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương, mọi tầng lớp nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc giúp đỡ bộ đội; nhiệt tình hăng hái tham gia xây dựng LLHC, bảo đảm hậu cần cho LLVT xây dựng, chiến đấu không tiếc tiền của, công sức, máu xương…
Nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển LLHC, bảo đảm nhu cầu vật chất, tinh thần cho LLVT và nuôi dưỡng bộ đội dưới các hình thức: đóng góp theo nghĩa vụ, nộp thuế, đóng “đảm phụ giải phóng”, “giạ lúa kháng chiến”, “hũ gạo nuôi quân”; ủng hộ lương thực, thực phẩm, quần áo, vật dùng cho bộ đội; trực tiếp tham gia tiếp tế, cấp dưỡng, nuôi quân. Nhân dân cũng tham gia hỗ trợ làm tốt công tác quân y, chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, cứu chữa thương bệnh binh; tham gia tích cực vào sản xuất, sửa chữa, vận chuyển, cất giấu vũ khí, trang bị chiến đấu… Có thể khẳng định rằng trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, trên địa bàn nào nhân dân cũng luôn hướng về cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng phát triển LLHC, làm hậu cần phục vụ chiến đấu thắng lợi.
Như vậy, thực tiễn sinh động về sự tham gia tích cực của nhân dân hai miền đất nước vào xây dựng LLHC và bảo đảm hậu cần cho quân đội, cho các LLVT xây dựng, chiến đấu thắng lợi trong những năm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” (1969 – 1975) khẳng định: dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng LLHC, thực hiện hậu cần toàn dân là nguồn gốc sức mạnh, là quy luật giành thắng lợi của xây dựng LLHC, của CTHC trong cuộc KCCM, CN. Đó là một kinh nghiệm lớn của ĐBQĐ lãnh đạo CTHC, xây dựng LLHC những năm chống Mỹ, cứu nước (1969 – 1975).
Vận dụng kinh nghiệm đó trong lãnh đạo xây dựng LLHC hiện nay cần: quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, hậu cần toàn dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt; ra sức xây dựng thế trận hậu cần và tiềm lực hậu cần ngày càng mạnh; đẩy mạnh việc xây dựng phát triển mạng lưới giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sử dụng có hiệu quả khi có chiến tranh…
3.2.4. Cần, kiệm, tự lực cách sinh xây dựng lực lượng hậu cần
Cần, kiệm, tự lực cánh sinh là một phẩm chất tiêu biểu trong hệ giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam “Trước sau như một, nay còn hơn xưa cần, kiệm, tự lực cánh sinh là đức tính lớn của dân tộc, là giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [66, tr. 176].
Cần, kiệm, tự lực cánh sinh là một trong những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo CTHC và xây dựng LLHC. Theo Người, trong bất kỳ hoạt động cách mạng nào cũng đều phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, vì “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” [90, tr. 445]. Trong CTHC quân đội, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh, càng phải nêu cao và phát huy tinh thần đó. Nêu cao tự lực cánh sinh phải ra sức thực hành cần và kiệm, vì theo Người có cần, kiệm thì mới tự lực cánh sinh được và ngược lại. Có như vậy mới cải thiện được đời sống bộ đội và giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân. Quan điểm cần, kiệm, tự lực cánh sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành quan điểm chỉ đạo chiến lược đối với CTHC quân đội.
Nhờ thực hiện tốt cần, kiệm, tự lực cánh sinh, quá trình lãnh đạo cách mạng đấu tranh giành chính quyền và toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã huy động tối đa mọi nguồn lực để xây dựng LLHC, bảo đảm cho các các đội vũ trang tự vệ, cho quân đội xây dựng phát triển và chiến đấu thắng lợi.
Trong cuộc KCCM, CN, đặc biệt từ năm 1969 đến năm 1975 cuộc chiến tranh của nhân dân ta phát triển đến đỉnh cao, tính chất ngày càng hiện đại, đòi hỏi sử dụng sức người, sức của, tiêu thụ, tiêu hao vật chất kỹ thuật ngày càng lớn, phức tạp, khẩn trương. Trong khi đó, nền kinh tế của đất nước còn nghèo, của cải làm ra còn ít, lại phải đáp ứng nhu cầu nhiều mặt trong chiến tranh. Vì thế, chỉ có triệt để cần, kiệm và tự lực cánh sinh ta mới có thể xây dựng và phát triển LLHC về mọi mặt, bảo đảm nhu cầu cho quân đội, cho các LLVT xây dựng trưởng thành và chiến đấu thắng lợi.
Mặt khác, thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đồng
tình ủng hộ của cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, sự chi viện to lớn về vật chất, kỹ thuật của Liên Xô và các nước XHCN anh em. Nhưng có đề cao cần, kiệm, dựa vào sức mình là chính chúng ta mới tạo được cơ sở để tiếp thu tốt và sử dụng có hiệu quả mọi sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nâng cao tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước, nâng cao sức mạnh LLHC tăng cường khả năng bảo đảm vật chất, kỹ thuật cho quân đội, cho các LLVT.
Từ thực tế đó, cần, kiệm, tự lực cánh sinh càng trở lên cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Quân ủy Trung ương xác định:
Quán triệt tốt hơn nữa phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự viện trợ của các nước anh em. Phải đề cao tinh thần triệt để tiết kiệm trong việc động viên và sử dụng sức người, sức của của ta. Phải nâng cao trình độ tổ chức để sử dụng hợp lý nhất, phát huy được tác dụng cao nhất sức lao động, tinh thần, trí tuệ, tài năng của mỗi cán bộ, chiến sỹ và mọi người dân của ta. Phải biết quý trọng từng viên đạn, từng hạt gạo, giọt xăng, phải sử dụng sao cho hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Kiên quyết chống lãng phí, tham ô, vô trách nhiệm [100].
Cần, kiệm, tự lực cách sinh là quan điểm lớn của ĐBQĐ chỉ đạo CTHC và xây dựng LLHC. Thực hiện tốt quan điểm đó từ năm 1969 đến năm 1975, ngành HCQĐ đã phát huy được mọi nguồn lực trong nước, kết hợp với tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về vật chất kỹ thuật của các nước XHCN anh em để xây dựng và phát triển LLHC ngày càng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các nhu cầu cho sinh hoạt và chiến đấu của quân đội trở thành kinh nghiệm lớn trong lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ. Nội dung cụ thể là:
Một là, triệt để tiết kiệm về sức người trong xây dựng LLHC.
Con người là sản phẩn của lịch sử, luôn giữ vai trò là chủ thể tích cực của lịch sử xã hội. Trong thế giới, con người là vốn quý nhất; trong sản xuất hay chiến đấu sức người bao giờ cũng là yếu tố quyết định. Trong LLHC con người là quan trọng nhất, yếu tố quyết định, việc tiết kiệm sức người đã bao trùm lên cả tiết kiệm sức của. Vì thế, tiết kiệm sức người là vấn đề cơ bản nhất của thực hành tiết kiệm trong xây dựng LLHC. Triệt để tiết kiệm sức người trong xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 cụ thể là:
Thứ nhất, ĐBQĐ thường xuyên lãnh đạo xây dựng và phát huy tối đa nhân tố chính trị tinh thần của LLHC trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Chính trị, tinh thần – nhân tố “suy cho cùng”, nhân tố “rốt cuộc” quyết định thắng lợi của cuộc chiến. Lênin chỉ rõ: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quân chúng đang đổ máu trên chiến trường…” [79, tr. 147]. Chính trị, tinh thần của quân và dân Việt Nam nói chung, của LLHC nói riêng trong cuộc KCCM, CN là nhân tố chiếm ưu thế tuyệt đối trong tương quan so sánh lực lượng. Ưu thế đó bắt nguồn từ bản chất của con đường cách mạng vô sản mà Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn; từ bản chất ưu việt của chế độ XHCN đang hiện hữu trên miền Bắc; từ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng do Đảng phát động và lãnh đạo. Ưu thế tuyệt đối này được hình thành ngay từ ngày đầu và không ngừng được xây dựng, phát huy cao độ trong suốt cuộc KCCM, CN.
Dưới sự lãnh đạo của ĐBQĐ nhân tố chính trị, tinh thần của LLHC đã được xây dựng và phát huy cao độ, là nhân tố trung tâm trong việc liên kết và chuyển hóa các nhân tố vật chất tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn bảo đảm cho LLHC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành công trong xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần của LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, cụ thể là:
Đảng bộ Quân đội đã thường xuyên lãnh đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân viên hậu cần các cấp. Dưới sự lãnh đạo của ĐBQĐ, mà trực tiếp là Đảng ủy, Chỉ huy TCHC, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được tiến hành thường xuyên, liên tục, theo sát nhiệm vụ và diễn biến tình hình, sát với các đối tượng trên từng chiến trường; nội dung, hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, linh hoạt; nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề nảy sinh, giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh kiên quyết với những suy nghĩ và hành động sai trái trong LLHC.
Đi đôi với làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, ngành HCQĐ chú trọng tổ chức tốt các phong trào cách mạng sát với đặc điểm nhiệm vụ của mỗi cơ quan đơn vị, sát với mỗi giai đoạn của cuộc chiến tranh, tạo nên phong trào thi đua rộng khắp với khí thế sục sôi tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Nhờ làm tốt những nội dung trên mà cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân viên toàn ngành hậu cần đã thấm nhuần sâu sắc đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân và quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc của Đảng; nhận thức sâu sắc về bản chất xâm lược, âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt của kẻ thù; luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; có tinh thần lạc quan và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; có lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm cao và tinh thần chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tư tưởng vững vàng, niềm tin sắt đá, ý chí nghị lực phi thường, quyết tâm cao... tất cả những yếu tố đó là chất keo kết dính chặt chẽ và nhân lên gấp bội mọi sức mạnh vật chất khác tạo lên sức mạnh tổng hợp to lớn cho LLHC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xây dựng và phát huy tối đa nhân tố chính trị tinh thần của LLHC chính là biện pháp hữu hiệu nhất để sử dụng tối đa sức người, sức của cho xây dựng LLHC trong chiến tranh.
Thứ hai, sử dụng tốt sức người trong tổ chức, biên chế hệ thống cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần.
Sử dụng tốt sức người thì “sức dùng một nửa, công được gấp đôi”, “một người có thể làm việc bằng hai, bằng ba”, “người ít mà hóa đông”… từ đó “yếu mà chống được mạnh”, “ít mà địch được nhiều”…
Để sử dụng tốt sức người yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải có quan điểm, thái độ đúng và trách nhiệm cao trong sử dụng sức người; phải quản lý thật tốt, nắm thật chắc số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên, chiến sỹ trong đơn vị mà sắp xếp tổ chức biên chế, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho phù hợp; phải thường xuyên cải tiến lề lối làm việc, công tác theo lối dân chủ, khoa học, sáng tạo; phải tích cực đào tạo, bồi dưỡng và đẩy mạnh việc tự học tập nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ; đồng thời làm tốt việc nêu gương sáng và đẩy mạnh tự phê bình và phê bình…
Trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, tình hình tổ chức biên chế ngành HCQĐ có những bước phát triển mạnh mẽ theo nhu cầu phát
triển của quân đội, của chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của ĐBQĐ, việc tổ chức quân số của các cơ quan, cơ sở, đơn vị hậu cần đã được triển khai thực hiện theo đúng biểu biên chế quy định. Trên cơ sở nhận thức đúng những quan điểm về CTHC, những nguyên tắc về xây dựng và tổ chức LLVT cách mạng của Đảng, lãnh đạo và chỉ huy các cấp trong ngành HCQĐ đã có thái độ đúng và trách nhiệm cao, sắp xếp tổ chức biên chế quân số tương đối phù hợp với điều kiện chiến tranh. Sắp xếp biên chế đã ưu tiên cho nhiệm vụ trung tâm, cho tuyến trước, cho lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và công tác, giảm tuyến sau, giảm lực lượng trung gian tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị có đủ quân số để hoàn thành nhiệm vụ. Trong việc tổ chức biên chế quân số lãnh đạo và chỉ huy các cấp đã thường xuyên quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng, tiến hành phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, nhân viên. Thực hiện đúng nguyên tắc lấy chất lượng và hiệu quả công tác để lựa chọn người, không vì người mà giao việc. Việc thành lập mới hay giải thể một tổ chức đều được bàn bạc thảo luận kỹ càng và được sự nhất trí của cấp có thẩm quyền ra quyết định.
Thực tiễn cho thấy một số cơ quan, đơn vị hậu cần còn xuất hiện hiện tượng tự do, tùy tiện, cục bộ địa phương trong sắp xếp công tác dẫn tới tình trạng: “vừa thừa, vừa thiếu” trong biên chế một tổ chức, lực lượng trung gian thì nhiều, mà nơi trực tiếp chiến đấu, công tác lại thiếu; tự lập ra tổ, đội công tác không có trong biên chế; phân công nhiệm vụ không phù hợp, không rõ ràng dẫn tới chồng chéo, tranh công, đổ lỗi, trái ngành, trái nghề… làm lãng phí công sức của bộ đội.
Cùng với việc triển khai thực hiện tốt tổ chức biên chế quân số, ngành HCQĐ đã thường xuyên củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ huy các cấp đủ về số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở từng cấp, từng ngành. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã kịp thời củng cố hoàn thiện và ban hành mới các tài liệu quy định về chức trách, nhiệm vụ; về lề lối làm việc, chế độ công tác, học tập, sinh hoạt… để thực hiện thống nhất. Đã thường xuyên chú trọng giáo dục, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, nhân viên hậu cần bằng nhiều hình thức, biện