Chủ Trương Đổi Mới Giáo Dục Của Ban Chấp Hành Trung Ương, Đảng Bộ Tỉnh Bắc Ninh Và Sự Vận Dụng Của Huyện Quế Võ

Ngành học bổ túc văn hóa tiếp tục phát triển. Quế Võ được coi là huyện tiêu biểu của huyện trong việc thực hiện phong trào bổ túc văn hóa.

Trong khi tình hình giáo dục của huyện đang từng bước được hoàn thiện, cuối năm 1965, máy bay của Mỹ bắt đầu đánh phá Hà Bắc. Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân Quế Võ đã cơ bản chuẩn bị đầy đủ, toàn diện để bước và cuộc chiến mới.

Ngày 4/4/1966, khi máy bay Mỹ xâm phạm vào vùng trời Quế Võ, lực lượng dân quân tự vệ đã phối hợp với bộ đội, kịp thời nổ súng đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược. Đến năm 1967, máy bay Mĩ tiếp tục ném bom bắn phá địa bàn huyện Quế Võ.

Mặc dù dưới mưa bom, bão đạn song sự nghiệp văn hóa giáo dục của huyện vẫn không ngừng phát triển. Từ giáo dục mẫu giáo, vỡ lòng, bổ túc đến giáo dục phổ thông đều phát triển mạnh. Hằng năm, số học sinh đến trường vẫn tăng đều. “Tổng số học sinh ba cấp năm học 1965- 1966 là 12.529 em, năm 1966- 1967 là

16.015 em, 1967- 1968 là 15.368 em” [1, 223]. Đội ngũ giáo viên có chất lượng và được coi trọng. Tuy chiến tranh diễn ra liên miên, trường học phải sơ tán, phân tán nhưng vẫn được bổ sung cơ sở vật chất thường xuyên.

Bước sang năm 1968, đặc biệt là sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968), đế quốc Mĩ bị thất bại đau đớn cả ở hai chiến trường Nam- Bắc. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ GiônXơn quyết định ngừng ném bom phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Các địa phương ở miền Bắc có điều kiện xây dựng lại quê hương trong hòa bình.

Sự nghiệp giáo dục vươn lên khá mạnh. “Năm học 1968- 1969, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cấp II đạt 80%. Đến năm học 1969- 1970, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cấp II đạt 73% (xếp thứ 3 của tỉnh), năm 1970- 1971 đạt 84%” [1; tr236]. Nhưng học lực của học sinh không đều ở các xã, thấp nhất là các xã Bằng An, Đức Thành, Đại Tân (dưới 45%). Sang năm 1971- 1972, huyện đã tăng cường xây dựng, mở thêm các trường lớp, cụ thể có 16 xã được xây dựng thêm 32 phòng học bằng gạch ngói.

Phong trào bổ túc văn hóa vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Cuối năm 1969, cả huyện có 18 xã được công nhận hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm trước thời hạn. Ngành giáo dục của huyện đã đào tạo được hàng ngàn học sinh có tri thức, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng cũng như xây dựng quê hương mới.

Năm 1968, Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom phá miền Bắc. Nhưng, Tuyên bố đó đã nhanh chóng bị bác bỏ vào tháng 4/1972 khi đế quốc Mỹ lại tiếp tục cho không quân phá hoại miền Bắc nước ta. Sự kiện này đã gây ảnh hưởng rất lớn cho ngành giáo dục, cụ thể chính là sự tổn hại về tính mạng của cả thày và trò. “Năm 1972- 1973, huyện có 5644 học sinh cấp II. Phong trào giáo dục toàn diện được duy trì, tiêu biểu là các xã Bằng An, Đại Xuân, Yên Giả, Phù Lãng, Đào Viên, Chi Lăng. Trong 2 năm 1973- 1974 và 1974- 1975, huyện xã rất coi trọng việc xây dựng cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục. Năm 1973- 1974, huyện có 7 trường tiên tiến, 1 tổ đội lao động Xã hội chủ nghĩa, 4 chiến sĩ thi đua, số học sinh cấp II tốt nghiệp đạt 81,5%. Năm 1974- 1975, huyện có 38 trường tiên tiến, 10 tổ đội lao động Xã hội chủ nghĩa và 18 chiến sĩ thi đua, số học sinh tốt nghiệp cấp II cũng đạt 81,5%”.[1; tr 250]

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này ngành giáo dục đã có vai trò rất lớn trong việc đào tạo một lớp người mới đáp ứng được mọi mặt của đời sống xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Với chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, tiến tới thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hòa chung với niềm vui cả nước, Đảng bộ và nhân dân Quế Võ đã ra sức thực hiện những nhiệm vụ mới, và thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1975- 1980).

Giai đoạn 1976- 1980, toàn huyện có 24 trường cấp I, II, một trường cấp III Phố Mới, một trường phổ thông cấp III vừa học vừa làm Đông Du, một trường bổ túc cấp III Phố Mới và khu vực Yên Giả. Như vậy bình quân cứ 3,17 người dân sẽ có 1 học sinh và 100% trẻ 6 tuổi ra học lớp mẫu giáo, vỡ lòng. Năm 1975- 1976, giáo dục của huyện được tỉnh xếp loại tiến tiến, tiêu biểu là trường cấp I, II Phù Lãng.

Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 5

Sang năm học 1981- 1982, ngành giáo dục của huyện triển khai thực hiện Nghị quyết 14/NQ-TW của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục. Tuy còn khó khăn nhưng cả 3 ngành học đều có những cố gắng lớn trong giảng dạy và học tập. “Số học sinh ở phổ thông cơ sở là 235.649 với 682 lớp. Năm học 1983- 1984 số học sinh đã tăng lên 24.000 em. Chất lượng giáo dục được đảm bảo, kỳ thi tốt nghiệp các cấp đều đạt 90- 95 % đỗ tốt nghiệp” [1; tr 279]. Sĩ số học sinh ổn định, cơ sở vật chất được quan tâm.

Trong những năm thời kì đổi mới (1986- 1990), Đảng bộ và nhân dân Quế Võ dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh ủy Hà Bắc, đã phấn đấu khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng chống thiên tai, khôi phục và tổ chức sản xuất, đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn thử thách, chuyển dần theo hướng phát triển đi lên, nhiều mặt kinh tế- xã hội, ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển của huyện trong những năm tiếp theo.

Công tác giáo dục vẫn tiếp tục được duy trì và giữ vững. Đại hội XII của Đảng bộ huyện đề ra: “Bằng mọi biện pháp nâng cao chất lượng cả 3 ngành... giữ vững quy mô trường lớp, bảo đảm đủ phòng học 2 ca cho học sinh...”.[2] Thực hiện chủ trương đó, các thầy cô giáo và toàn ngành đã khắc phục khó khăn, đảm bảo đứng lớp theo kế hoạch, giữ vững quy mô giáo dục, đồng thời ra sức huy động mọi lực lượng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho trường học.

“Trong 3 năm từ 1986- 1989, huyện đã huy động 20 triệu đồng để sửa chữa phòng học, mua sắm bàn ghế, đồ dùng học tập cho học sinh. Đặc biệt trong năm học 1989- 1990, huyện đã đầu tư 350 triệu xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, thời kỳ này giáo dục tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giảm sút, chưa đủ lớp cho các cháu học 2 ca; số lượng học sinh giảm: năm 1986- 1987 học sinh cấp 1 và cấp 2 có 23.630 em, đến năm 1990- 1991 còn 23.295 em; chất lượng giảm sút, học sinh bỏ học nhiều. Năm 1988- 1989, riêng cấp 1 và cấp 2 bỏ học 1.037 em, chất lượng đội ngũ giáo viên giảm” [1, tr. 322].

Giai đoạn 1991- 1996, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII và các Nghị quyết Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy đã xây dựng các đề án về phát triển giáo dục- đào tạo, về khoa học và công nghệ.

Với giáo dục- đào tạo, Quế Võ chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, huy động toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục. Trong đó, lực lượng nòng cốt là đội ngũ các thầy cô giáo, mà trước hết là tiến hành sắp xếp lại hệ thống trường lớp; mở rộng và đa dạng hóa loại hình trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân; nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho học sinh học đủ 2 ca và kiên cố hòa trường học; thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh công tác khuyến học, phấn đấu hoàn thành phổ cập THCS và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Ngay từ năm 1992- 1993, thực hiện việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phát triển quy mô giáo dục, tách cấp I và cấp II cho phù hợp điều kiện dạy và học; thành lập trường THCS Năng Khiếu (Nguyễn Cao). Tiếp đó, sau khi giải thể trường Trung học vừa học, vừa làm Đông Du (1991), huyện thành lập lại trường cấp II+ III Đào Viên (1993), đáp ứng nhu cầu của học sinh và nhân dân vùng hạ huyện. Như vậy, từ năm 1995- 1999, mỗi xã, thị trấn có 3 trường (Tiểu học, THCS và Mầm non). Đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân toàn huyện.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) sự nghiệp giáo dục toàn huyện phát triển lên một bước mới. Tháng 12/1997, huyện tiến hành Đại hội giáo dục huyện lần thứ nhất, thành lập Hội đồng giáo dục huyện, tạo bước chuyển biến mới trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Năm 2002, đề án phổ cập THCS và đề án tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia được xây dựng và thực hiện.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo Quế Võ phát triển nhanh. “Năm học 1994- 1995, toàn huyện có 33.196 học sinh; năm 1999- 2000 đã có 47.143 học sinh, chiếm gần

1/3 dân số toàn huyện. Năm 1999- 2000, trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 38%, mẫu giáo đạt 78%, trẻ 5 tuổi đạt 100% và 100% các cháu 6 tuổi vào học lớp 1; 99,8% các cháu trong độ tuổi học tiểu học” [1, tr.352]. Ngành giáo dục đã tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, mở lớp sư phạm tại huyện giải quyết cấp bách tình trạng thiếu giáo viên. Đến năm 2000, đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường. Trong 5 năm 1991- 1995, huyện đã đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. Đời sống cán bộ giáo viên được quan tâm. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên. Chất lượng giáo dục văn hóa và đạo đức của cả 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT tăng lên.

Giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cũng như học sinh giỏi đạt giải tỉnh và quốc gia tăng. Mỗi năm có hàng trăm giải học sinh giỏi cấp tỉnh, ở các cấp. Có 3 em học sinh tiểu học và 1 em học sinh THCS đạt giải Quốc gia. Số học sinh vào Đại học và Cao đẳng ngày càng tăng.

Ngoài ra, công tác xã hội hóa giáo dục và phong trào “khuyến học” của huyện cũng có nhiều tiến bộ. Toàn Đảng bộ và nhân dân, các cấp, các ngành quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo, 24/24 xã, thị trấn đều Đại hội “khuyến học” thành công. Các thôn, xóm, xã đều có quỹ khuyến học và một số dòng họ cũng có quỹ khuyến học.


Tiểu kết chương 1

Quế Võ là một huyện đồng bằng có nhiều đồi, gò, nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây thuộc khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ rộng lớn, mang nhiều yếu tố chuyển tiếp giữa bình nguyên và sơn nguyên. Được thành lập từ năm 1961, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nhìn chung tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội của huyện tương đối phát triển. Mặc dù vậy, tình hình giáo dục của huyện từ khi thành lập đến trước năm 1997 cũng trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn,

phức tạp. Bởi nhân dân vừa phải đấu tranh giai cấp, vừa đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa phải cải tạo và xóa bỏ những tàn tích của nền giáo dục chủ nghĩa thực dân mới. Với tinh thần hăng hái trong sản xuất, đoàn kết trong chiến đấu, nhân dân trong huyện đã đưa nền giáo dục phát triển theo hướng XHCN, thực hiện đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng, và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Với cấp học THCS, huyện Quế Võ đã xây dựng được trường học ở hầu khắp các xã, thị trấn trong huyện tạo điều kiện thuận lợi học sinh được đến trường học tập. Mặc dù kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất của huyện tính đến năm 1997 còn nhiều khó khăn, nhưng ngành giáo dục của huyện vẫn không ngừng cố gắng để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, đưa nền giáo dục ngày càng phát triển hơn.

Chương 2

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017


2.1. Chủ trương đổi mới giáo dục của Ban chấp hành Trung ương, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và sự vận dụng của huyện Quế Võ

Sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 được tiến hành từ năm 1979, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trên cơ bản, hệ thống giáo dục đã bước đầu được xác lập và xây dựng tương đối hoàn chỉnh, thống nhất từ cấp học mầm non tới đại học và sau đại học. Bộ GD& ĐT đã xây dựng hoàn chỉnh bộ SGK mới theo tinh thần cải cách cho cả hệ thống 12 năm. Đây được coi là một bước phát triển quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam.

Tuy nhiên, tình hình giáo dục Việt Nam giai đoạn này cũng gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ 1975- 1985, nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng trì trệ, suy yếu cho những hậu quả của cơ chế bao cấp. Cơ chế này chính là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Chính vì vậy, sự đầu tư cho giáo dục trong giai đoạn này bị hạn chế: cơ sở vật chất bị xuống cấp; kỷ cương, nề nếp trong trường học không được củng cố, chất lượng giáo dục không đạt kết quả cao. Những khó khăn đó đã buộc ngành giáo dục nước ta cần phải đổi mới để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội cũng như để khẳng định lại vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Trong Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa VI về công tác giáo dục đã nêu rõ: Công tác giáo dục phải hướng tới trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Về giáo dục phổ thông cần tăng cường đầu tư để thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục cấp 1. Hoàn thành việc tổng kết thực hiện cải cách giáo dục để tiếp tục điều chỉnh nhằm mục tiêu đào tạo thanh thiếu niên thành con người xã hội chủ nghĩa, theo hướng hình thành nhân cách người lao động Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động, sáng tạo, có ý chí đưa đất nước đi lên, có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp

cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị cũng đề cập tới vấn đề quản lý giáo dục, chăm lo cho đời sống của giáo viên cũng như các điều kiện giảng dạy, để công tác giảng dạy đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, Hội nghị còn bàn đến các vấn đề về ngân sách cho giáo dục, mức học phí, chính sách học bổng, những chính sách khuyến khích học sinh xuất sắc.... nhằm phát triển giáo dục một cách đúng hướng và đạt kết quả tốt nhất.

Trên cơ sở đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII (10- 15/10/1986) cũng xác định việc củng cố và phát triển ngành giáo dục trong tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian này, giáo dục trong nước nói chung cũng như giáo dục Hà Bắc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi đây là thời kỳ khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng, tỷ lệ lạm phát gia tăng. Đời sống nhân dân lao động, đặc biệt là những người hưởng lương nhà nước thấp, trong đó có giáo viên. Vì lẽ đó, nhà nước đã có chủ trương tinh giảm biên chế. Nhiều người buộc phải về hưu sớm hoặc nghỉ mất sức hoặc bỏ nghề đi làm việc khác. Thậm chí nhiều giáo viên còn xin trợ cấp một lần và về xin ruộng của hợp tác xã để sản xuất trở thành người nông dân. Nhiều học sinh cũng phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc vì gia đình đã nhận ruộng khoán sản nên đã buộc phải trở thành người lao động trước tuổi, giảm bớt khó khăn cho gia đình.

Bởi vậy, ngày 20/10/1987, Hội nghị tỉnh Đảng bộ Hà Bắc đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TU về nhiệm vụ, mục tiêu của ngành giáo dục. Nghị quyết đã xác định: “Giáo dục là một bộ phận thiết yếu trong chiến lược phát triển con người. Có vị trí rất quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng và văn hóa. Giáo dục phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của các cấp chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục, tiếp tục củng cố và phát triển cân đối vững chắc các ngành học, tập trung sức phấn đấu, nâng cao chất lượng

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí