(24,3%); khối nông thôn có 117 đồng chí (49%). Năm 2002, với chủ trương tăng cường công tác đảng viên, toàn huyện đã kết nạp được 241 đảng viên mới, tăng 2% so với năm 2001. Có một số TCCSĐ đã thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên như: Yên Nhân, Yên Thắng,Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Phong. Trong năm 2003 kết nạp được 217 đảng viên (trong đó đảng viên nữ là 122 đồng chí, chiếm 56%, bằng 3,98% tổng số đảng viên, vượt 0,42% so với tiêu chí đề ra) [51, tr. 7]. Năm 2004 đã mở được 7 lớp cảm tình Đảng cho 657 học viên và kết nạp được 234 đảng viên mới, trong đó chủ yếu là Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [52, tr. 9]. Với quan điểm coi trọng chất lượng đi đôi với phát triển về số lượng, năm 2005, toàn huyện đã kết nạp được 262 đảng viên mới, đạt 104% kế hoạch. Trong đó, Đoàn viên thanh niên có 193 đồng chí, nữ 151 đồng chí, gốc giáo có 2 đồng chí. Trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên so với năm trước [53, tr. 8].
Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên
Trong nhiệm kỳ công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật của Đảng được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Ngay từ đầu mỗi năm, BTV Huyện ủy đã xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra cụ thể của năm trên cơ sở kế hoạch kiểm tra của UBKT Tỉnh ủy. Công tác kiểm tra tập trung vào: kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện quy định số 19 QĐ-TW về những điều đảng viên không được làm. Kiểm tra đảng viên và TCCSĐ có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đảng, thực hiện Kế hoạch kiểm tra số 131 - KH/TW của Ban Bí thư về tự kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng thực hành tiết kiệm chống lãng phí v.v… Từ 2001 - 2005, UBKT các cấp đều hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra của năm, chất lượng kiểm tra từng bước được nâng lên. Trong nhiệm kỳ đã kiểm tra 38 tổ chức Đảng và 228 đảng viên có dấu hiệu vi phạm [3, tr. 11]. Qua kiểm tra đã xử lý kỷ luật 3 tổ chức Đảng và 102 đảng viên (trong đó có 5 đồng chí là cấp ủy cơ sở) bằng các hình thức như: khiển trách 31 đồng chí, cảnh cáo 41 đồng chí, cách chức 10 đồng chí, khai trừ 20 đồng chí. Nội dung vi phạm chủ yếu là vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, giảm sút ý chí, phẩm chất đạo đức lối sống. Cùng với việc kiểm tra, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đảng viên cũng được tăng cường. UBKT Huyện ủy đã tiếp nhận hàng trăm đơn thư khiếu nại của nhân dân và giải quyết dứt điểm 36 đơn thư, không để xảy ra phức tạp trên địa bàn.
Chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ
Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ được Đảng bộ Yên Mô quan tâm chăm lo thường xuyên cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện nghiêm túc đạt kết quả tốt Kết luận số15/KL-TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 3 và 7 (khóa VIII) về công tác tổ chức và cán bộ được đưa ra tại Hội nghị TW 6 (khóa IX), ngày 2/10/2002, BCH Đảng bộ huyện Yên Mô đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kết luận của Hội nghị TW 6 (khóa IX) về công tác tổ chức và cán bộ. Đảng bộ huyện Yên Mô đã đưa ra mục tiêu: “từng bước trẻ hoá, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đảm bảo cho trước mắt và lâu dài, có sự chuyển tiếp, liên tục và kế tiếp giữa các thế hệ. Thực hiện quy hoạch có hiệu quả đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng, HĐND, các đoàn thể đổi mới được 30% trở lên số cán bộ lãnh đạo với cơ cấu hợp lý, trong đó tỷ lệ nữ 15 - 20%” [25, tr. 3], phấn đấu đến 2005 - 2006, các Trưởng, Phó phòng ban của huyện có trình độ Đại học về chuyên môn, trung cấp chính trị trở lên; 80 - 85% cán bộ chủ chốt xã, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên (trong đó có 10% trở lên có trình độ Đại học chuyên môn); ít nhất 20% cán bộ xã, thị trấn theo chức danh nghị định 09 - CP có trình độ Đại học [25, tr. 4].
Để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng bộ Yên Mô cũng đặt ra một số nhiệm vụ và giải pháp đó là: “Tăng cường và nâng cao chất lượng quy hoạch, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ. Để chuẩn bị đội ngũ cán bộ dự nguồn từ nay đến năm 2005 và 2005 - 2010, mỗi chức danh có từ 1 đến 2 cán bộ dự nguồn, mỗi cán bộ được giới thiệu quy hoạch có thể dự nguồn cho 2 chức danh, trong đó cần quan tâm tạo nguồn từ những cán bộ cơ sở trẻ tuổi, có triển vọng, cán bộ, công chức có năng lực, có thành tích xuất sắc trong công tác, sinh viên tốt nghiệp Đại học chính quy đạt khá trở lên, con em gia đình có công với cách mạng… khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá, bị động trong công tác cán bộ” [25, tr. 6].
Chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ
Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo và Hướng dẫn của Tỉnh ủy, trên cơ sở đánh giá lại việc thực hiện quy hoạch công tác cán bộ, BTV Huyện ủy đã thống nhất xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn giai đoạn 2003 - 2005 và giai đoạn 2005 - 2010, chuẩn bị nguồn nhân sự cho bầu cử HĐND và Đại hội Đảng bộ các cấp. Năm 2005,
BTV Huyện ủy Yên Mô đã rà soát và phê duyệt kết quả quy hoạch: 291 đồng chí dự nguồn cho các chức danh; quy hoạch phục vụ Đại hội Đảng các cấp 383 đồng chí, trong đó diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: 18 đồng chí; Thường vụ Huyện ủy quản lý 365 đồng chí; 65 đồng chí dự nguồn cho các chức danh trưởng, phó ban ngành, đoàn thể của huyện [53, tr. 7].
Chỉ đạo công tác bồi dưỡng cán bộ
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Đảng Ở Đảng Bộ Huyện Yên Mô Trước Năm 2001
- Đảng Bộ Huyện Yên Mô Chỉ Đạo Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Ở Địa Phương
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 5
- Quá Trình Đảng Bộ Huyện Yên Mô Chỉ Đạo Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Ở Địa Phương
- Đảng Bộ Huyện Yên Mô Đẩy Mạnh Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Trong Những Năm 2011 - 2015
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Ninh Bình Và Đảng Bộ Huyện Yên Mô
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Hàng năm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Yên Mô thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho những đối tượng thuộc diện được đi đào tạo. Huyện ủy Yên Mô cũng cử nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên chủ chốt cấp huyện đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ tại các trường, học viện, trung tâm lý luận chính trị đầu não của Nhà nước. Từ năm 2001 đến năm 2005 đã hoàn thành cơ bản phổ cập xong trình độ cao cấp lý luận và Đại học thuộc diện Thường vụ quản lý của 2 khối: Huyện ủy và UBND huyện. Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở về cơ bản đã phổ cập xong trình độ trung cấp chuyên môn. Trong nhiệm kỳ Huyện ủy đã chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng về công tác nghiệp vụ, sơ cấp, trung cấp lý luận chính cho trên 8 ngàn lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ. Các số liệu cụ thể qua từng năm như sau:
- Năm 2001: Huyện ủy đã tổ chức được 21 lớp đào tạo, bồi dưỡng 1 903 lượt cán bộ, đảng viên [49, tr. 7].
- Năm 2002: Huyện uỷ đã tổ chức được 22 lớp đào tạo, bồi dưỡng 1 964 lượt cán bộ, đảng viên [50, tr. 5].
- Năm 2003: Huyện uỷ đã tổ chức được 11 lớp đào tạo, bồi dưỡng 751 lượt cán bộ, đảng viên [51, tr. 7].
- Năm 2004: Huyện uỷ đã tổ chức được 18 lớp đào tạo, bồi dưỡng 2 029 lượt cán bộ, đảng viên [52, tr. 8].
- Năm 2005: Huyện uỷ đã tổ chức được 26 lớp đào tạo, bồi dưỡng 2 200 lượt cán bộ, đảng viên [53, tr. 7].
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ, Huyện ủy cũng đã cử 36 đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở đi học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị tại tỉnh và các trường
ở TW; 215 đồng chí đi học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, kiến thức quốc phòng ở tỉnh.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở nhiệm kỳ 2001 - 2005, công tác cán bộ của Đảng bộ Yên Mô còn có một số hạn chế cần khắc phục: Công tác quy hoạch cán bộ, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ ở một số cấp uỷ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn gặp khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên trách nhiệm chưa cao, thiếu ý thức xây dựng, còn vi phạm quy định 19 điều đảng viên không được làm, vi phạm khuyết điểm phải xử lý kỉ luật [3, tr. 15].
Tiểu kết chương 1
Như vậy ta thấy trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đảng bộ huyện Yên Mô vẫn tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên cơ sở những việc đã làm được và chưa làm được trong công tác xây dựng Đảng ở nhiệm kỳ trước. BCH, BTV Huyện ủy, các cấp ủy cơ sở đã quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của TW, Tỉnh ủy, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhất là những chủ trương, Nghị quyết về xây dựng Đảng đã được quán triệt thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm.
Thực hiện Nghị quyết TW 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và Nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, từ năm 2000 đến năm 2005, Đảng bộ huyện Yên Mô tập trung vào công tác củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ, chi bộ cơ sở, nâng cao chất lượng và làm trong sạch đội ngũ đảng viên, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của huyện, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận, trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô cũng còn một số khuyết điểm, yếu kém như: công tác tư tưởng ở một số TCCSĐ thiếu kịp thời, chưa sâu rộng; công tác kiểm tra ở một số cấp ủy chưa đi vào nề nếp. Tình hình đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Trong đó nguyên nhân bộc lộ rõ là trình độ, năng lực tổ chức thực hiện, tinh thần, trách nhiệm của một số cấp ủy, cán bộ lãnh đạo còn hạn chế.
Những thành tựu đã đạt được và những điểm còn tồn tại cần khắc phục trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ Yên Mô những năm 2000 - 2005 sẽ là tiền đề quan trọng, là những bài học kinh nghiệm cho Đảng bộ Yên Mô trong những nhiệm kì tiếp theo.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2006 – 2015)
2.1. Đảng bộ huyện Yên Mô lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2006 - 2010
2.1.1. Đảng bộ huyện Yên Mô vận dụng chủ trương của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong hoạch định chủ trương về công tác xây dựng Đảng
2.1.1.1. Chủ trương của Đảng
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18/4 đến ngày 25/4/2006 với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
Đại hội X của Đảng diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng khi toàn Đảng, toàn dân đã kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và trải qua 20 năm đổi mới. Bên cạnh việc kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 thì Đại hội còn có nhiệm vụ đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 2006 - 2010. Nhìn một cách khái quát chặng đường 5 năm đầu của thế kỷ XXI chúng ta thấy những thành tựu mà đất nước ta đạt được trên tất cả các lĩnh vực đã có tác động to lớn, làm thay đổi căn bản bộ mặt đất nước. Nhưng cùng với đó cũng còn tồn tại không ít khó khăn, yếu kém cần được khắc phục, nhất là trong lĩnh vực xây dựng Đảng. Từ thực tế này Báo cáo chính tại tại Đại hội X đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát của công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 là: “tiếp tục tự đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự TSVM về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân” [16, tr. 279].
Với tinh thần của Đại hội X, để thực hiện một cách có hiệu quả những mục tiêu, phương hướng mà Đại hội đề ra, Ban chấp hành TW đã ban hành nhiều Nghị quyết về công tác xây dựng Đảng trên các lĩnh vực tư tưởng, tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Cụ thể là:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa X (7/2006) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết 14 - NQ/TW (30/7/2007) “Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”; Nghị quyết 22 - NQ/TW (11/3/2008) “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” v.v…Và đặc biệt là Chỉ thị số 06 - CT/TW của Bộ Chính trị (7/11/2006) về tổ chức Cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là một cuộc vận động lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với công tác xây dựng Đảng nói riêng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Như vậy, các chủ trương được đưa ra tại Đại hội X cùng với các Nghị quyết TW về công tác xây dựng Đảng chính là sự kết tinh của trí tuệ tập thể. Việc vận dụng một cách sáng tạo những chủ trương này của Đảng trong những điều kiện cụ thể của từng địa phương chắc chắn sẽ đưa lại kết quả khả quan: Đảng sẽ có bước tiến mới, ngày càng TSVM, trưởng thành và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, xứng đáng với sự mong đợi của quần chúng.
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô
* Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX nhiệm kỳ 2006 - 2010 họp từ ngày 4 đến ngày 7/12/2005. Về dự Đại hội có 266 đại biểu tiêu biểu cho trên 48 ngàn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội nhận định trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng Đảng. Tuy nhiên, ở lĩnh vực này Văn kiện Đại hội cũng chỉ ra một số yếu kém: “năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng hoạt động của một số TCCSĐ chưa chuyển biến kịp so với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; việc thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý còn chậm” [78, tr. 53].
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa thực sự đóng vai trò then chốt. Từ thực tiễn này, Đại hội đã thảo
luận và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn mới, tiến hành xây dựng Đảng bộ TSVM với nội dung cụ thể sau:
Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng: Đổi mới mạnh mẽ tư duy về lý luận, tư duy về kinh tế. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân [78, tr. 79-80]. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận, nhất là cán bộ làm công tác tư tưởng ở cơ sở.
Công tác tổ chức cán bộ, công tác đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ: tiếp tục đổi mới và phát huy dân chủ trong công tác cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, chuẩn hóa, trẻ hóa, có tính kế thừa, có đức, có tài, có phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kĩ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH; hướng mạnh về cơ sở, tập trung lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ, chi bộ cơ sở TSVM, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của từng TCCSĐ [78, tr. 81].
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT các cấp. Công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng phải “góp phần tích cực trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực” [78, tr. 84] .
Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII và Kết luận của Hội nghị TW 4 (khoá IX), kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Thường xuyên tự phê bình và phê bình để nâng cao ý thức tự giác trong rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp và từng tổ chức Đảng [78, tr. 84-85].
* Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Mô
Thực hiện Chỉ thị 46 - CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 58 - KH/TW của BTV Tỉnh uỷ Ninh Bình về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ngày 1/10/2005, Đảng bộ Yên Mô đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết