Ban Chấp Hành Đảng Bộ Huyện Yên Bình (2000), Lịch Sử Đảng Bộ Huyện Yên Bình.

đau sẽ được đưa đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Phụ mang thai và trẻ em được chăm sóc tốt hơn về y tế và đinh dưỡng nên tỷ lệ tử vong của trẻ em trước, trong và sau khi sinh đã giảm đáng kể, sức khỏe của bà mẹ trẻ em được bảo đảm.

Thứ hai, trong lễ cấp sắc và ma chay. Có lẽ, đây là hai lĩnh vực mang nhiều hủ tục năng nề và tốn kém nhất trong các nghi lễ. Ngày nay, đồng bào vẫn tổ chức lễ cấp sắc và đám chay theo đúng truyền thống của dân tộc nhưng những thủ tục rườm rà, tốn kém và những nghi lễ mang tính chất mê tín dị đoan đã và đang được dẹp bỏ. Một lần tổ chức cấp sắc có thể làm cho nhiều người nên đại tất cả các nam giới đều được cấp sắc trước khi xây dựng gia đình và hiện nay không còn người khi chết đi vẫn không được cấp sắc. Điều này đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho gia đình và bản thân những người được cấp sắc. Bên cạnh đó, lễ chay cũng được rút ngắn về thời gian, hạn chế một số lễ vật tốn kém đã tạo điều kiện cho các gia đình đặc biệt là các gia đình nghèo vẫn có thể tổ chức đám chay cho người thân. Ngày nay, không còn những gia đình phải chịu gánh nặng tâm lý là suốt đời vẫn chưa tổ chức được đám chay cho người quá cố. Cùng với việc hạn chế các nghi lễ phức tạp và tốn kém, hiện nay những gia đình có tổ chức đám chay thì thường kết hợp tổ chức lễ cấp sắc cho con em trong gia đình và dòng họ đến tuổi. Sự kết hợp này một mặt giảm được chi phí do có sự đóng góp của nhiều gia đình một mặt lại tạo không khí đoàn kết trong họ hàng.

Ba là, trong cưới xin. Trai gái được tự do tìm hiểu, yêu đương và lựa chọn bạn đời cho mình. Đồng bào đã làm quen và thực hiện việc kết hôn theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (kết hôn đúng độ tuổi, đăng kí kết hôn tại chính quyền trước khi làm lễ cưới). Hiện tượng thách cưới vẫn còn nhưng tính chất gả bán trong hôn nhân không còn nặng nề nữa mà tính chất xây dựng gia đình hạnh phúc ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, việc tổ chức đám cưới gọn nhẹ, tiết kiệm theo đời sống mới vừa giảm bớt gánh nặng về kinh tế, thời gian, công sức cho gia đình và các cặp vợ chồng.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, sự biến đổi các phong tục, nghi lễ trong chu kỳ đời người theo hướng đơn giản sẽ làm cho nhiều phong tục, tập quán đứng trước nguy cơ mai một, lãng quên và tất yếu đời sống văn hóa của đồng bào sẽ dần đi vào cảnh “nghèo nàn”.

Như vậy, sự biến đổi các phong tục nghi lễ trong chu kỳ đời người đã tác

động đến dời sống gia đình và xã hội trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế. Đây là vấn đề đặt ra đối với những nhà làm công tác quản lý văn hóa trong việc giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.

Tiểu kết chương 4

Các phong tục và nghi lễ trong chu kỳ đời người thể hiện cách ứng xử của con người với con người và giữa con người với thế giới tự nhiên qua chiều dài lịch sử của tộc người. Nó được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và dần trở thành các giá trị văn hóa. Trong quá trình lịch sử, cũng giống như các giá trị văn hóa khác, các phong tục và nghi lễ trong chu kỳ đời người không phải là cái nhất thành bất biến mà luôn có sự biến đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện tại trước sự tác động của điều kiện tự nhiên và các nhân tố xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này không phải giống nhau và theo một chiều nhất định mà nó phụ thuộc vào từng hoàn cảnh lịch sử, cụ thể.

Từ khi Đổi mới cho đến nay, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội. Các phong tục, nghi lễ trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Quần Trắng ở Tân Hương đã và đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Quá trình biến đổi này chính là sự “gạn đục khơi trong”, những yếu tố lạc hậu đang dần mất đi, những yếu tố tiến bộ đang hình thành để phù hợp với đời sống mới.

Sự biến đổi này xuất phát từ nhiều những nguyên nhân như do sự phát triển vượt bậc của đời sống kinh tế xã hội từ khi đổi mới làm cho đời sống và trình độ dân trí được nâng lên. Bên cạnh đó là sự tác động không nhỏ từ các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới của Đảng và Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Những biến đổi đó, đến lượt mình lại có tác động trở lại đến đời sống gia đình và xã hội trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

KẾT LUẬN

Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - 14


1. Biến đổi gia đình là một hiện tượng xã hội phổ biến trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, đặc biệt từ khi xã hội loài người chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp thì sự biến đổi này trở nên ngày càng sâu sắc. Biến đổi gia đình là một mảng để tài lớn và có sức hấp dẫn nên từ lâu đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau như xã hội học, dân tộc học/nhân học, tâm lý học…Ở phương Tây, mảng đề tài này đã được các nhà Nhân học/Xã hội học phương Tây quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 – 60 của thế kỷ XX. Những thành tựu trong nghiên cứu biến đổi gia đình ở phương Tây gắn liền với tên tuổi của các nhà Nhân học/Xã hội nhọc như Talcott Pasons, G.P. Murdock, Wiliam Goode…Ở Việt Nam, mảng đề tài này vẫn còn tương đối mới mẻ nhưng trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây đã có hàng chục cuộc hội thảo, hàng trăm cuốn sách và hàng bài viết xung quanh vấn đề này. Điều đó cho thấy, biến đổi gia đình ở Việt Nam không chỉ là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, những người làm chính sách mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về biến đổi gia đình ở Việt Nam mới chỉ tập chung chủ yếu với gia đình người Việt ở đô thị, đồng bằng, chưa có nhiều nghiên cứu ở địa về các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

2. Dao Quần Trắng là tên gọi của một trong số các nhóm địa phương (ngành) của người Dao. Hiện nay, họ cư trú ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái. Xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một trong những điểm cư trú khá đông người Dao Quần Trắng. Tại địa phương này, người Dao Quần Trắng ngoài tên tự nhận là Kìm Mần (hay Kìm Mùn) có nghĩa là người ở rừng họ còn tự nhận là Mần Khoe Pẹ hay Pẹ Mần có nghĩa là Dao Quần Trắng hay người Quần Trắng. Cho đến nay, về vấn đề biến đổi gia đình của người Dao Quần Trắng hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào. Có chăng cũng chỉ là một số bài báo, bài phóng sự phản ánh về một số khía cạnh trong đời sống gia đình và cộng đồng của họ mà thôi.

Vì vậy, luận văn này tập trung tìm hiểu những nét cơ bản về sự biến đổi gia đình của nhóm Dao Quần Trắng tại địa bàn nghiên cứu trước và từ khi Đổi mới đến nay để thấy được thực trạng và xu hướng biến đổi trong gia đình của nhóm Dao này.

3. Nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng để nhìn nhận, phân tích, đánh giá đề tài một cách khách quan. Đây đồng thời cũng chính là phương pháp luận để vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu. Luận văn cũng lựa chọn tiếp cận của lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết biến đổi văn hóa và tiếp cận từ góc độ lịch sử - so sánh. Trên cơ sở các hướng tiếp cận lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu cụ thể, chúng tôi đi sâu tìm hiểu sự biến đổi gia đình trên hai nội dung chính là biến đổi cấu trúc, chức năng, mối quan hệ gia đình và biến đổi các phong tục, nghi lễ trong chu kỳ đời người.

4. Tìm hiểu về một số nét biến đổi trong gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, luận văn đã đi đến một số nhận định sau.

4.1. Về biến đổi cấu trúc, chức năng và mối quan hệ trong gia đình

Trước đây, trong cộng đồng người Dao Quần Trắng thường tồn tại các gia đình có quy mô lớn (số lượng thành viên đông, nhiều cặp vợ chồng và nhiều thế hệ; Quan hệ hôn nhân mang tính gả bán, quyền quyết định hôn nhân do cha mẹ, tuổi kết hôn sớm, không gian lựa chọn hôn nhân chủ yếu trong làng xã và nội bộ tộc người. Dưới chế độ mới, đặc biệt là từ khi Đổi mới đến nay, quy mô gia đình có xu hướng nhỏ đi (số lượng thành viên trong mỗi gia đình giảm đi), xu hướng hạt nhân hóa gia đình có chiều hướng tăng lên (tỷ lệ gia đình nhiều thế hệ và số lượng các cặp vợ chồng trong gia đình giảm đi), số lượng các gia đình hai thế hệ (gồm cha mẹ và con cái chưa trưởng thành hoặc mới xây dựng gia đình) chiếm ưu thế; Quyền quyết định hôn nhân đã thuộc về những người trong cuộc trên cơ sở tham khảo ý kiến gia đình, tính chất gả bán trong hôn nhân không còn nặng nề như xưa nữa. Tuổi kết hôn ngày càng được nâng cao và không gian của sự lựa chọn hôn nhân được mở rộng đến các khu vực và tộc người khác.

Về biến đổi chức năng của gia đình: Các chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản, giáo dục, kinh tế vẫn được duy trì nhưng trong từng chức năng có sự thay đổi. Ngược lại với sự giảm sút của chức năng sinh sản (xây dựng gia đình không chỉ với mục đích sinh con), chức năng giáo dục (giáo dục gia đình không còn độc tôn) là sự duy trì, củng cố và phát triển chức năng kinh tế (gia đình tự chủ trong sản xuất, sản xuất không dừng lại ở đáp ứng tiêu dùng trong gia đình mà còn theo quy luật thị trường).

Về biến đổi mối quan hệ trong gia đình: Nếu như trước đây, người chủ gia đình thường là đàn ông (người cha, người chồng) có quyền quyết định mọi việc

109

trong gia đình và chi phối đến các thành viên khác. Từ khi Đổi mới đến nay, về mặt hình thức, người đàn ông vẫn là chủ gia đình nhưng không khí dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên ngày càng được mở rộng, các quyết định lớn của gia đình đều dựa trên cơ sở ý kiến của các thành viên.

4.2. Về biến đổi các phong tục, nghi lễ trong chu kỳ đời người:

Sự biến đổi phong tục, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi con: Ngày nay, tục đẻ ngồi trong buồng không còn nữa. Dù sinh con ở nhà (số ít) hay đến trạm y tế (số đông) đều được sự chăm sóc của người thân và đội ngũ y, bác sĩ. Các kiêng kị vô lý liên quan đến khi trước trong và sau khi sinh về cơ bản đã bị xóa bỏ. Việc chăm sóc thai phụ, sản phụ không còn phụ thuộc nhiều vào các lễ cúng như ngày xưa nữa, thay vào đó là khi ốm đau đều được đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Biến đổi phong tục, nghi lễ trong lễ cấp sắc: Tuy các nghi lễ vẫn được tiến hành đủ các bước theo đúng phong tục nhưng trong từng nghi lễ đã có sự giản tiện làm cho thời gian của một lễ cấp sắc được rút ngắn. Số lượng người thụ lễ trong một lần cấp sắc cũng tăng lên (trước đây tối đa 3 người, hiện nay tối đa là 7 người). Nhiều thủ tục mang tính mê tín dị đoan cũng được hạn chế. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị các vật dụng cho lễ cấp sắc cũng nhanh và dễ dàng hơn vì có thể mua trên thị trường.

Biến đổi phong tục, nghi lễ trong cưới xin: Mọi nghi lễ từ khi hai gia đình gặp mặt đến khi kết thúc đám cưới vẫn được tiến hành nhưng tính chất của từng nghi lễ đã có sự thay đổi cho phù hợp với đời sống mới. Hiện tượng thách cưới vẫn còn nhưng tính chất gả bán đã bị dẹp bỏ. Các nghi lễ như so tuổi, xem chân gà vẫn được tiến hành nhưng không còn vai trò quyết định đến đám cưới của các cặp vợ chồng nữa. Tục “lấy rể” vẫn tồn tại phổ biến trong cộng đồng nhưng thời gian ở rể ý nghĩa không phải để trả công như trong truyền thống và thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào ý nguyện của hai vợ chồng chứ không phải là ý nguyện của gia đình nhà vợ. Bên cạnh đó là bộ trang phụ truyền thống và các bài hát đối xin dâu đậm nét văn hóa của đồng bào hiện nay không còn xuất hiện nhiều nữa.

5. Nguyên nhân của sự biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là: Sự chuyển biến mạnh mẽ của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là từ sau Đổi mới. Sự phát triển kinh tế thị trường tạo ra sự giao lưu mạnh mẽ về hàng hóa kéo theo sự giao lưu văn hóa xã hội với các khu vực và các dân tộc khác. Cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia

đình không chỉ còn bó hẹp trong làng bản nữa. Bên cạnh đó là sự tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước (tuyên truyền phổ biến rộng rãi luật Hôn nhân và gia đình) và hiệu quả từ các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới.

6. Sự biến đổi gia đình xuất phát từ chính đời sống gia đình và xã hội, nhưng đến lượt mình, sự biến đổi đó đã có những tác động trở lại đến đời sống của gia đình và xã hội trên trên cả hai mặt. Một mặt, sự biến đổi đó là điều kiện để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ góp phần vào sự tiến bộ chung của xã hội. Nhưng mặt khác, những biến đổi đó cũng có nguy cơ làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đứng trước sự mai một và bị lãng quên.

7. Những nhận định trên chủ yếu được rút ra từ địa bàn khảo sát, nghiên cứu đó là xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái – không vượt qua ranh giới của một nghiên cứu điểm. Để đưa ra được những nhận định khái quát về sự biến đổi của gia đình người Dao Quần Trắng cần có những nghiên cứu và sự so sánh với các địa bàn khác. Đó là công việc mong muốn được tiếp tục thực hiện trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành đảng bộ huyện Yên Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Bình.

2. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

3. C.Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội.

4. Chu Thái Sơn (2005), Người Dao, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kì đời người của các tộc người nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

7. Đỗ Quang Tụ - Nguyễn Liễn (2005), Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nxb Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

8. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Emily A.Schultz và Robert H.Lavanda (2001), Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Evans.Grant (1993), Asia’s Cultural Mosaic - An Anthropological Introduction (Bức khảm văn hoá Châu Á - Tiếp cận Nhân học), by Prentice Hall, Simon& Schuster (Asia) Pte Ltd, Singapore.

11. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người - văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

12. Hoàng Nam (2002), Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

13. Hoàng Phương Mai (2011), Gia đình người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang – truyền thống và biến đổi. Luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học.

14. Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu (1959), Các dân tộc thiếu số ở Việt Nam, Nxb Văn Hóa, Hà Nội.

15. Lê Ngọc Thắng, Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

16. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

17. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (1995), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Thị Quý (2011), Xã hội học gia đình, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

19. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb CTQG, Hà Nội.

20. Lý Hành Sơn (2000), Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Cạn. Luận án tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Dân tộc học.

21. Mai Huy Bích (2011), Xã hội học gia đình, Nxb KHXH, Hà Nội.

22. Mai Văn Huyên (2010), Biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới. Luận văn thạc sĩ Xã hội học.

23. Nghị định 32 của Chính phủ quy định về việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (2002), Hà Nội.

24. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học gia đình, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

25. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Chí Huyên và các tác giả (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

27. Nguyễn Khắc Tụng, Ngô Vĩnh Bình (1981), Đại gia đình dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (2001), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Nhiều tác giả (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

31. Nhiều tác giả (2010), Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam

– những cách tiếp cận Nhân học, quyển 1,2. Nxb ĐHQGTPHCM.

113

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí