Đảng Bộ Huyện Yên Mô Chỉ Đạo Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Ở Địa Phương

Ba là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, thực hiện quy hoạch cán bộ, hết sức coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho trước mắt và lâu dài; từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ nữ các cấp; có chính sách thu hút, đào tạo, sử dụng nhân tài…[77, tr. 70].

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra và kỉ luật của Đảng. Xây dựng và kiện toàn UBKT, tiến hành công tác kiểm tra chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của UBKT các cấp theo hướng tăng hiệu lực và trách nhiệm của UBKT.

Năm là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng chính quyền các cấp. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho đại biểu HĐND và đội ngũ cán bộ, công chức; bố trí những cán bộ có phẩm chất và năng lực vào vị trí công tác chính quyền; tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân. [77, tr. 71]

* Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Mô

Thi hành Chỉ thị số 54 - CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch của BTV Tỉnh uỷ Ninh Bình về tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, từ ngày 16 đến ngày 18/11/2000, Đảng bộ huyện Yên Mô tiến hành Đại hội lần thứ XIV nhiệm kỳ 2001 - 2005. Có 180 đại biểu được triệu tập đại diện cho 4 962 đảng viên toàn Đảng bộ. Trên cơ sở bám sát những chủ trương của Đảng và Tỉnh uỷ Ninh Bình, Đại hội đã thảo luận và xác định nhiệm vụ xuyên suốt của công tác xây dựng Đảng ở địa phương nhiệm kỳ 2001 - 2005 là: “tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, gắn chặt công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội” với những mục tiêu cơ bản sau: tăng cường công tác chính trị, tư tưởng góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường xây dựng Đảng về tổ chức, mở rộng dân chủ, tăng cường kỉ luật và giữ vững đoàn kết trong Đảng. Các cấp uỷ phải nắm vững và thực hiện đúng các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [2, tr. 6].

Đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, Đảng bộ đã nêu rõ: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường đi lên XHCN và

nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt Đảng. Trên cơ sở chú trọng phát triển kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả văn hoá - xã hội, gắn với công bằng và tiến bộ xã hội để ổn định về tư tưởng, chính trị. Vì vậy Đảng bộ rất coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, coi đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, mà trước hết là của Bí thư cấp uỷ và thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, Đảng bộ huyện Yên Mô đã đưa ra một số giải pháp như sau: Tổ chức quán triệt sâu sắc và xây dựng Chương trình hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện lần thứ XIV. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, lý luận Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó cũng cần phải “thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; chấp hành quy định về 19 điều đảng viên không được làm” [2, tr. 20]. Chủ động dự báo tình hình, làm tốt công tác nắm bắt dư luận xã hội, “phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng” [2, tr. 20]. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải nêu cao trách nhiệm chủ động làm công tác tư tưởng, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

“Xây dựng, củng cố các Đảng bộ, chi bộ cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chi bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ CNH - HĐH” được Đảng bộ Yên Mô coi là nhiệm vụ cơ bản nhất trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức. Muốn làm được điều đó thì từng chi bộ, Đảng bộ phải chủ động phát hiện và giải quyết tình trạng mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo, tiến hành kiểm tra, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ đúng sai, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có khuyết điểm. “Phấn đấu tất cả các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ hàng năm đều được xếp loại khá trở lên (trong đó 90% được công nhận TSVM), không còn tổ chức yếu kém. Làm tốt việc nhận xét, đánh

giá, phân loại, các TCCSĐ và đảng viên hàng quý, hàng năm, đảm bảo khách quan, chính xác, thực chất” [2, tr. 20]. Phải tăng cường công tác quản lý, phân công nhiệm vụ đảng viên; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ đảng viên. Thực hiện tốt công tác phát triển Đảng, coi trọng tiêu chuẩn, chất lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Về công tác cán bộ: Đảng bộ chủ trương “nắm vững và thực hiện đúng các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động của Thường vụ Huyện uỷ theo tinh thần Nghị quyết TW 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ” [2, tr. 20]. Thực hiện tốt quy định về đánh giá, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ, đảm bảo theo đúng quy trình, đúng người, đúng việc, đúng lúc. Trong việc lựa chọn cán bộ cần phải tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ. Từng bước nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mà trước hết là cán bộ xã, thị trấn, phấn đấu đến năm 2005, cán bộ chủ chốt xã, thị trấn phải có trình độ trung cấp lí luận chính trị và trình độ trung cấp hoặc Đại học chuyên môn. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực công tác để đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Làm tốt công tác “quy hoạch cán bộ cho cả trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng quy hoạch chỉ là hình thức” [2, tr. 20]. Trong việc đánh giá cán bộ thì cần đổi mới quan niệm và phương pháp đánh giá. Đánh giá và sử dụng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu công việc, lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.

“Xây dựng, hoàn thiện quy chế làm việc phù hợp với loại hình tổ chức Đảng” được Đảng bộ coi là nhiệm vụ trung tâm trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó cần phải nâng cao chất lượng tham mưu của các ban Đảng, phát huy trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong các cơ quan Nhà nước, đoàn thể. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thì phải “có trọng tâm, trọng điểm, tập trung, dứt điểm”. Làm tốt công tác kiểm tra và kỉ luật của Đảng. “Thông qua kiểm tra ngăn chặn kịp thời những vi phạm kỉ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước” [2, tr. 21]. Đồng thời nghiêm túc xem xét, giải quyết đơn thư tố cáo, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có vi phạm.

Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 4

Có thể nói rằng những mục tiêu, chủ trương, biện pháp cụ thể được trình bày tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV của huyện về công tác xây dựng Đảng chính là minh chứng rõ ràng cho sự chuẩn bị chu đáo và tâm huyết của BCH Đảng bộ, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp quý báu của các ban ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân tạo thành phong trào toàn dân tham gia xây dựng Đảng. Từ những chủ trương đúng đắn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Yên Mô hứa hẹn sẽ thu được những kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đề ra.

1.2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương

Thứ nhất, Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị và thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm

Chỉ đạo xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị

Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XIV nêu rõ:

“Nền tảng quan trọng để xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị trước hết là: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện, năng lực hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của huyện” [2, tr. 4].

Trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện đã tích cực chỉ đạo nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của toàn Đảng bộ và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, xã; không dao động trong bất kỳ tình huống nào, dù khó khăn đến đâu cũng chủ động vượt qua, luôn giữ vững bản chất cách mạng của Đảng, không để ảnh hưởng, tác động xấu đến sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Và nhiệm vụ quan trọng cần tập trung là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận.

Đảng bộ huyện Yên Mô cũng tích cực chỉ đạo tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và

những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới ở địa phương; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ huyện, sự đồng thuận của nhân dân trong huyện nhà.

Chỉ đạo thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm

Trên cơ sở phân tích những thành tựu đã đạt được và những việc chưa làm được trong quá trình Đảng bộ lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ Yên Mô lần thứ XIV (11/2000) đã đề ra những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong nhiệm kỳ 2001 - 2005. Trước tiên trên lĩnh vực kinh tế, nhiệm vụ xuyên suốt trong 5 năm này được xác định là: tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảng bộ chủ trương trong những năm từ 2001 đến 2005, kinh tế của huyện phải đạt tốc độ tăng trưởng 7%/năm. Bình quân hàng năm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4-5%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 13%, dịch vụ tăng 8,5% [2, tr. 14]. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân hàng năm là 70 ngàn tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 600kg/năm; giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đạt 24 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2005 chuyển dịch dần theo hướng hiện đại, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng 15%, dịch vụ chiếm tỷ trọng 25%, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 60% [2, tr. 14]. Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống còn dưới 5%, không còn hộ đói. Bình quân thu nhập đầu người đến năm 2005 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000.

Để đạt được những mục tiêu trên thì nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của huyện trong nhiệm kỳ 2001 - 2005 là: phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo an toàn lương thực, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Phương hướng chung là: phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất nhằm mục tiêu phát triển toàn diện với nhịp độ cao, vươn lên sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường. Đảng bộ cũng đưa ra một số giải pháp như “chú trọng phát triển mạnh mẽ cả về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó đặc biệt tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đảm bảo an toàn về lương thực, có dự trữ và giành một phần

cho xuất khẩu” [2, tr. 15], tăng nhanh giá trị của chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2005, tỉ trọng giá trị nông nghiệp là: trồng trọt 70%, chăn nuôi 30%.

Đối với nghành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với mục tiêu đưa ra đến năm 2005 đạt tỷ trọng 15%, Đảng bộ đã chú trọng trong nhiệm kì 2000 - 2005 cần phải “phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện về lao động, về nguồn vật liệu xây dựng, về kinh nghiệm để phát triển đa dạng ngành nghề, sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp” [2, tr. 16], trong đó chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, đầu tư phát triển các ngành nghề mới như nứa chắp, mây giang, đan, nghề trồng nấm…, tiếp tục liên hệ mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, “tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ hợp mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động” [51, tr. 13].

Đối với dịch vụ, Đảng bộ chủ trương “phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ở địa bàn nông thôn, củng cố, xây dựng chợ nông thôn; hình thành các thị tứ ở các cụm liên xã, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và đảm bảo thực hiện cơ cấu kinh tế” [2, tr. 16]. Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Phấn đấu đến năm 2005 bình quân 1000 người dân có 11 máy điện thoại.

Về việc xây dựng quan hệ sản xuất mới, Đảng bộ chủ trương nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, đảm bảo tốt các khâu dịch vụ, cả đầu vào và đầu ra, mở rộng hình thức hợp tác xã tổ chức kinh doanh dịch vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tín dụng. Mục tiêu từ nay đến năm 2005 là đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế.

Với các vấn đề xã hội, Đảng bộ Yên Mô nhấn mạnh cần tạo bước chuyển biến tích cực về giải quyết việc làm và xoá đói nghèo, “trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu 70 - 80% số lao động có việc làm ổn định, có thu nhập đảm bảo cuộc sống” [2, tr. 19], tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bằng việc tạo điều kiện cho các hộ này vay vốn đồng thời chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, quan tâm, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân, “phấn đấu

đến năm 2005 mức giảm sinh 0,4%o, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba xuống còn 15%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 25,2%” [52, tr. 13], tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá. Đối với công tác quốc phòng an ninh cần phải “gắn nhiệm vụ quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân” [2, tr. 19], góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Để thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Đảng bộ Yên Mô đã chú trọng việc chỉ đạo các cấp chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện củng cố tổ chức và hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong nhiệm kì 2001 - 2005, hoạt động của HĐND, UBND các cấp trong huyện đạt được những thành tựu đáng kể: kiện toàn chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện, các ban HĐND huyện nhiệm kỳ 2004 - 2009; triển khai thực hiện mô hình một cửa ở các xã, thị trấn. Đến nay UBND huyện đã phê duyệt đề án của 15 xã, thị trấn, ban hành 1 722 văn bản để thực hiện nhiệm vụ, tiếp nhận và xử lý 2 054 văn bản của cấp trên, sao lục và chuyển đến các đơn vị 625 văn bản để tổ chức thực hiện.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã ra sức thực hiện các nhiệm vụ về chính trị mà Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV đã đề ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong công tác xoá đói giảm nghèo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã phối hợp hoạt động với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… tổ chức động viên nhân dân giúp đỡ nhau đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế VAC bằng việc hỗ trợ vốn, cây con giống, phổ biến kinh nghiệm và những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Hội nông dân có câu lạc bộ “sản xuất giỏi”, Đoàn thanh niên có “hội khuyến nông trẻ”, “tuổi trẻ lập nghiệp”, … các câu lạc bộ này đã thu hút được đông đảo các hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia.

Đặc biệt, để chỉ đạo chung trên lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ huyện trong nhiệm kì 2001 - 2005 đã cho ra một số Chương trình hành động: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện

phát triển kinh tế tư nhân” ở huyện Yên Mô thời kỳ 2001 - 2010, Chương trình hành động thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đến hết năm 2005…

Khi đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Yên Mô trong việc đề ra Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và lãnh đạo chính quyền các đoàn thể thực hiện các chủ trương đó nhiệm kỳ 2001 - 2005, Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đã nêu rõ: “BCH Đảng bộ huyện, BTV Huyện uỷ và các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đã cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thành Chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn vị”. Nhưng bên cạnh đó, Đảng bộ cũng mắc một số khuyết điểm, yếu kém trong lĩnh vực này: Công tác xây dựng hệ thống chính trị tuy có cố gắng song vẫn còn những bất cập; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở một số TCCSĐ và nhiều chi bộ còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ; việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ở một số cấp uỷ chưa đi vào nền nếp, có nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; việc đấu tranh, xử lý những biểu hiện lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động khiếu kiện chưa kiên quyết [3, tr. 15]; quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực và tổ chức điều hành vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục.

Thứ hai, chỉ đạo xây dựng Đảng về mặt tư tưởng

Chỉ đạo tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội Đảng bộ các cấp

Sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thành công, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Mô đã tổ chức các buổi thông báo nhanh kết quả Đại hội đến 100% cơ sở Đảng. Mặt khác, Huyện ủy còn tổ chức các lớp học chuyên đề về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Kết quả là 100% các đồng chí Ủy viên Thường vụ Huyện ủy và các Đảng ủy, các ban ngành, các đoàn thể đã được tham gia học tập. Bên cạnh đó, nội dung của các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chương trình, đề án, kế hoạch của Huyện ủy cũng được quán triệt sâu rộng đến đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện. Ngay sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thành công, ngày19/6/2001, Huyện uỷ đã ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội. Chương trình đã chủ trương: nhất thiết từ tháng 5/2001, mỗi chi bộ, mỗi UBND, HĐND,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023