Đảng Bộ Tỉnh Thái Bình Lãnh Đạo Củng Cố, Mở Rộng Các Làng Kháng Chiến, Đẩy Mạnh Chiến Tranh Du Kích, Chống Âm Mưu Càn Quét Bình Định Của Địch

lực lượng để chuẩn bị tấn công đánh chiếm các huyện phía nam tỉnh Thái Bình, bao gồm: Thái Ninh, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Tiên và Thụy Anh.

Sáng ngày 3-3-1950, địch tập trung 2.500 quân cơ động, từ trục đường 10, địch chia làm ba mũi đánh xuống các huyện phía nam, phối hợp với cánh quân từ các cửa sông Diêm, sông Hóa, sông Hồng đánh lên.

Mũi thứ nhất, 1.000 tên xuất phát từ thị xã theo đường 39 đánh xuống huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Đi đến đâu chúng cũng vũ trang cho bọn phản động trong các nhà thờ nổi dậy chống lại kháng chiến. Lực lượng bộ đội huyện và du kích địa phương chặn đánh chúng quyết liệt ở Thường Kiệt, Tán Thuật (ngày 3-3-1950); An Ninh, Diên Trì, Hưng Đạo (ngày 4-3-1950). Do phần lớn mìn và lựu đạn không nổ nên địch ít bị thương vong, trái lại ta hy sinh hàng chục chiến sĩ.

Mũi tiến công thứ 2 gần 800 tên cùng xuất phát từ thị xã Thái Bình theo đường 217 và đê sông Trà Lý tiến đánh cầu Gọ, cầu Cất, đò Tìm, cầu Cau (Thái Ninh), Bằng Trạch, cống Dục Dương (Kiến Xương); vũ trang cho bọn phản động ở nhà thờ Nam Lâu, Mai Chử, Dương Cước (Kiến Xương) nổi dậy chống kháng chiến.

Mũi thứ ba, khoảng 700 tên từ ngã ba Đọ trên đường 10 tiến đánh xã Đồng Tiến (Phụ Dực), vũ trang cho bọn phản động ở nhà thờ Bất Nạo, rồi tiến xuống Diêm Điền. Đồng thời một cánh quân khác của địch với hơn 100 tên từ Dục Linh (Phụ Dực) qua Ninh Cù xuống vũ trang cho bọn phản động nhà thờ Vân Đồn, Thượng Phúc (Thụy Anh). Ngày 4-3-1950, cánh quân này bị Đại đội Lê Lợi ( bộ đội tỉnh) và du kích xã chặn đánh ở Lạng Thượng diệt gần 30 tên.

Những ngày sau đó, từ các vị trí đóng quân, địch liên tục mở các cuộc hành quân đánh phá các làng chiến đấu của ta. Đi tới đâu chúng cũng bị dân quân các huyện phía nam đường 10 chống trả. Trong cuộc chiến đấu chống địch đánh chiếm, quân và dân các huyện phía nam của tỉnh đã đánh 78 trận, chủ yếu là những trận đánh nhỏ bằng mìn, quấy rối nơi địch đóng quân, gọi

loa địch vận… Nổi bật nhất là trận chống càn oanh liệt của quân và dân thôn An Định, xã Tràng An (Thụy Anh). Tại đây, một trung đội bộ đội huyện phối hợp với các lực lượng dân quân du kích đã anh dũng cùng nhân dân chiến đấu chống lại cuộc tấn công của 600 tên địch có pháo yểm trợ. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, kéo dài từ sáng sớm đến 16 giờ chiều ngày 6-3-1950. Khi hết đạn, các chiến sĩ ta đã dùng dao găm, mã tấu, đòn gánh kiên cường đánh địch. Trong chiến đấu đã nổi lên nhiều tấm gương quả cảm. Kết thúc trận đánh, 135 chiến sĩ và người dân trong thôn hy sinh, hàng trăm nóc nhà bị đốt trụi, nhưng cũng tiêu diệt được hơn 100 tên địch.

Phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân các huyện miền nam Tỉnh, lực lượng vũ trang các huyện miền bắc cùng tiểu đoàn 124 (Trung đoàn 42) đã tổ chức đánh địch ở những nơi chúng sơ hở, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Ngày 7-3-1950, quân Pháp kết thúc cuộc hành quân đánh chiếm các huyện miền nam Thái Bình. Ngày 10-3-1950, địch chấm dứt cuộc hành quân Tônnô. Lực lượng chủ lực của chúng rút về Hà Nội, giao việc bình định lại

cho quân địa phương đảm nhiệm.

Trong cuộc chiến đấu chống địch đánh chiếm phía nam đường 10, do địch có lực lượng áp đảo, sử dụng những biện pháp dã man, tàn bạo, bọn phản động trong thiên chúa giáo lại nổi dậy tiếp tay cho thực dân Pháp điên cuồng chống phá kháng chiến, nên quân và dân các huyện gặp rất nhiều khó khăn, tình hình tư tưởng do đó cũng diễn biến phức tạp. Có nơi du kích không bám làng, chỉ gài mìn rồi rút; có nơi lại ỷ vào lũy cao, hào sâu để cố thủ dẫn đến tổn thất nặng. Một số nơi nhân dân hoang mang, bỏ sản xuất, thanh niên chỉ lo chạy càn, lánh giặc. Thậm chí một số nơi không cho du kích đánh mìn ở làng, ép du kích chon sung hoặc treo cờ trắng khi địch tấn công. Về phương diện lãnh đạo, chỉ huy, việc hiệp đồng chiến đấu cục bộ và trên toàn địa bàn chưa ăn khớp; một số yếu kém trong tổ chức chưa được khắc phục, thông tin liên lạc không kịp thời… nên hạn chế hiệu suất đánh địch và chống địch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Sau khi tiến công chiếm đóng các huyện ở phía bắc và phía nam đường 10, địch thường xuyên duy trì ở Thái Bình một lực lượng gần 5.000 tên, chủ yếu là quân địa phương. Chúng lập một hệ thống gồm 39 đồn bốt đóng ở tất cả các địa bàn trọng yếu như thị xã, thị trấn, huyện lỵ, trên các trục đường giao thông quan trọng và các cửa biển… để kìm kẹp nhân dân, vơ vét của cải, nhân lực phục vụ chiến tranh. Đặc biệt, chúng còn dựng nhiều đồn vệ sĩ, sử dụng bọn phản động trong Thiên chúa giáo truy tìm, bắt giết cán bộ, chống lại kháng chiến.

Thực hiện chủ trương của Liên khu, Trung đoàn 64 (chủ lực Liên khu

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 7

III) từ Hữu Ngạn vượt sông Hồng tiến vào Thái Bình phối hợp cùng lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh đánh địch. Do bị địch ngăn chặn ráo riết nên đến ngày 17-3-1950 những đơn vị đầu tiên của Trung đoàn mới đặt chân lên đất Hưng Nhân tỉnh Thái Bình. Trung đoàn 64 trở lại đã gây niềm phấn khởi trong quân và dân Thái Bình. Các chi bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở những xã bị bật ra ngoài, nghe tin Trung đoàn vào cũng trở về bám địa phương hoạt động.

Khi đơn vị cuối cùng của Trung đoàn 64 sang hết đất Thái Bình, ngay đêm 19-3-1950, Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Mặt trận 5, Ban chỉ huy Trung đoàn 64 và trung đoàn 42 đã họp liên tịch tại một địa điểm thuộc huyện Duyên Hà, bàn các chủ trương, biện pháp đánh địch. Hội nghị quyết định phân tán các đơn vị để làm nhiệm vụ xây dựng lại các cơ sở kháng chiến trong vùng địch hậu; phát động chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích; từng bước làm thất bại kế hoạch bình địch của địch. Theo phương hướng đó, Trung đoàn 64 phân công tiểu đoàn 23 ở phía bắc có nhiệm vụ phối hợp với địa phương chặn đánh những cánh quân nhỏ đi càn quét, cướp phá. Tiểu đoàn 605 ở phía nam đường 10 vũ trang tuyên truyền vào vùng công giáo, xây dựng dân quân, du kích, gây cơ sở, giúp địa phương phát triển chiến tranh nhân dân. Tiểu đoàn 182 pháo binh và Trung đoàn bộ chủ yếu hoạt động trên địa bàn Duyên Hà, hỗ trợ

cho quân du kích địa phương củng cố xây dựng và rào làng kháng chiến. Trung đoàn 42 tập trung về Quỳnh Côi, Duyên Hà, nhanh chóng củng cố rồi chuyển sang hoạt động ở Hưng Yên, Hải Dương. Các đơn vị bộ đội tỉnh cũng được giao nhiệm vụ cụ thể: Đại đội Đề Thám đảm nhiệm Hưng Nhân, Duyên Hà; Đại đội Trần Quốc Tuấn bám thị xã; Đại đội Lê Lợi xuống Đông Quan; Đại đội Quang Trung về Phụ Dực cùng với lực lượng vũ trang huyện chống càn, chống địch bắt lính, bắt phu, xây dựng cơ sở kháng chiến, tạo địa bàn đứng chân để phát triển lực lượng.

Trung đoàn 64 cùng với lực lượng vũ trang Thái Bình đã nhanh chóng triển khai lực lượng chống địch. Ngày 24-3-1950, tiểu đoàn 23 phục kích địch ở thôn Tài Giá (Quỳnh Côi) diệt và làm bị thương 63 tên. Tiểu đoàn 605 vừa triển khai xuống nam đường 10 đã đánh thắng trận càn của địch ở Thuyền Quan (Thái Ninh) diệt hơn 40 tên. Phối hợp với hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương cùng dân quân du kích ở các xã, thôn thuộc các huyện Kiến Xương, Vũ Tiên, Thư Trì, Đông Quan, Quỳnh Côi đã tổ chức hàng chục trận chống càn, phục kích, tập kích tiêu diệt địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch.

Khi tiểu đoàn 605 về hoạt động, các cuộc càn quét nhỏ của địch ở phía nam đường 10 giảm xuống. Tinh thần nhân dân được củng cố. Nhiều thôn xã thuộc các huyện Kiến Xương, Thái Ninh, Thụy Anh du kích lại tiếp tục tổ chức tuần tra, canh gác; nhân dân lại rào làng, sẵn sàng chiến đấu.

Sau gần hai tháng đánh phá, càn quét, quân Pháp không thực hiện được ý đồ nhanh chóng đè bẹp sức đề kháng của quân và dân ta ở Thái Bình. Tiếng mìn, tiếng súng vẫn nổ ở nhiều nơi. Hoạt động của Trung đoàn 64 đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh của tỉnh Thái Bình.

Phát hiện chủ lực Liên khu III vào Thái Bình, ngày 30 và 31-3-1950 địch điều thêm bốn tiểu đoàn thuộc hai binh đoàn Bôphơrê và Commuynan

cùng một tiểu đoàn ngụy vào Thái Bình, đưa tổng số quân của chúng ở Thái Bình lên 4.600 tên, ý đồ của địch nhằm tìm diệt các Trung đoàn 64 và 42 chủ lực Liên khu. Hành động mới của địch nằm ngoài dự đoán của Liên khu ủy. Sau khi địch kết thúc cuộc hành quân Tônnô (ngày 10-3-1950), Liên khu ủy III nhận định: địch sẽ đánh chiếm nốt Hữu Ngạn để hoàn thành âm mưu chiếm đóng đồng bằng; địa điểm địch tấn công đầu tiên sẽ là Phủ Lý. Từ nhận định trên, Liên khu ủy chủ trương điều động hai trung đoàn chủ lực của Liên khu đến Phủ Lý để chặn địch. Trong khi Liên khu III tập trung vào hướng Phủ Lý, các hoạt động phối hợp với Thái Bình chưa được đề cao đúng mức thì từ ngày 2 đến ngày 6-4-1950, địch tập trung lực lượng, bao vây, truy tìm hòng tiêu diệt chủ lực của ta ở các huyện phía bắc đường 10, trọng tâm nhằm vào khu vực Quỳnh Côi, Duyên Hà, Tiên Hưng, Hưng Nhân.

Trước tình hình đó, Ban chỉ huy Trung đoàn 64, 42, Ban chỉ huy Mặt trận 5 đang đứng chân trên địa bàn đã họp nhiều lần bàn kế hoạch đối phó. Các cuộc họp đều nhận định rằng: lực lượng địch mạnh, số lượng lại áp đảo nên ta không thể tập kích các vị trí để phá cuộc tấn công của chúng, ta cũng không phân tán vì Trung đoàn 64 chưa gây được cơ sở, Trung đoàn 42 đang tập trung củng cố để sang hoạt động ở Hưng Yên và Hải Dương theo kế hoạch từ trước của Liên khu. Do đó, hội nghị quyết định khi địch tấn công ở khu vực đứng chân của tiểu đoàn nào thì tiểu đoàn đó độc lập tác chiến, nhưng phải báo cáo về Ban chỉ huy chung. Nguyên tắc “bảo tồn lực lượng nhưng phải giữ ảnh hưởng chính trị, danh nghĩa của chủ lực, phải tiêu hao địch”[81] được quán triệt xuống các đơn vị của trung đoàn 64. Theo phương hướng đó, các đơn vị chủ lực đứng chân ở phía bắc cùng lực lượng vũ trang địa phương hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu ngoan cường, vừa chống địch vừa luồn càn bảo toàn lực lượng. Kết thúc cuộc càn quét, địch không thực hiện được ý đồ tiêu diệt chủ lực ta, mà còn bị tiêu diệt hơn 100 tên.

Phối hợp với quân dân các huyện phía bắc, tiểu đoàn 605 đẩy mạnh hoạt độngcùng dân quân du kích địa phương tổ chức nhiều trận đánh ở phía nam đường 10. Trong tuần đầu của tháng 4-1950, quân dân các huyện Thụy Anh, Kiến Xương, Vũ Tiên, Thư Trì đã tổ chức hơn 10 trận phục kích, tập kích, chống càn, quấy rối và diệt tề. Địch phải điều 600 quân từ Hưng Nhân xuống, 600 tên từ Nam Định sang để tăng cường các vị trí của chúng ở Kiến Xương.

Thực hiện kế hoạch bao vây lớn không đạt được kết quả, từ ngày 7-4- 1950, quân Pháp chuyển sang thực hiện bao vây khu vực nhỏ, trong phạm vi vài thôn, xã liên tục truy kích các đơn vị của Trung đoàn 42 và 64, tiếp tục ý đồ tìm diệt chủ lực ta. Hành động mới này của địch đã gây cho quân dân ta nhiều khó khăn. Ngày 12-4-1950, Ban chỉ huy Mặt trận 5 quyết định: Trung đoàn 64 phân tán thành từng đại đội để đánh địch. Từ ngày 14-4-1950, chủ trương phân tán đã nhanh chóng được thực hiện ở các tiểu đoàn đang hoạt động ở cả phía bắc và phía nam đường 10. Trong khi Trung đoàn 64 phân tán đánh địch thì tiểu đoàn 124 cùng Trung đoàn 42 và Ban chỉ huy Mặt trận 5 về đóng tai Cổ Tiết, Xuân La, Lương Mỹ (Quỳnh Côi) để chuẩn bị vượt sông sang Hải Dương, Hưng Yên. Do phán đoán địch không đúng, không có kế hoạch phòng bị nên 5 giờ sáng ngày 22-4-1950, địch bất ngờ vây đánh làng Cổ Tiết. Đơn vị hy sinh 20 chiến sĩ, 10 đồng chí bị bắt, một số bị thương; mất một súng cối 60 ly, hai đại liên, ba trung liên và 19 súng trường.

Chủ trương kịp thời phân tán bộ đội chủ lực là phù hợp với tình hình so sánh địch ta, làm thất bại âm mưu tìm diệt chủ lực ta của địch. Sau khi phân tán, bộ đội vẫn dìu dắt quân dân du kích và phục vụ cho việc gây lại cơ sở chính trị ở những nơi bị tan rã. Nhưng do chưa khẩn trương thực hiện nên tiểu đoàn 124 bị địch tiến công bất ngờ, gây tổn thất đáng kể. Việc chỉ đạo bộ đội hoạt động độc lập lúc đầu cũng chưa có nội dung cụ thể nên có tình trạng bộ đội không đánh địch mà chủ yếu tìm cách luồn tránh, gây ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng và tinh thần chiến đấu của nhân dân.

Đầu tháng 5-1950, Trung đoàn 64 rút khỏi Thái Bình. Cuộc chiến đấu của quân dân trong tỉnh chuyển sang thời kỳ đấu tranh gian khổ giành giật quyết liệt với kẻ thù.

Khác với các cuộc hành quân Antơraxít (ở Ninh Bình) và cuộc hành quân Điabôlô (ở Hải Dương và Hưng Yên) cuộc hành quân Tônnô đánh chiếm Thái Bình của địch phải kéo dài và bị nhiều thiệt hại. Tuy chiếm được những địa bàn xung yếu nhưng chúng không sao triệt phá hết các làng chiến đấu, các căn cứ du kích của ta. Mặc dù huy động một lực lượng lớn binh lính, thực hiện những cách đánh phá thâm độc, nguy hiểm, địch vẫn bất lực trong việc tiêu diệt lực lượng kháng chiến của nhân dân Thái Bình, không tiêu diệt được cơ quan lãnh đạo ở địa phương. Chiếm được đất nhưng địch không chiếm được dân, không kìm kẹp được nhân dân ủng hộ kháng chiến.

2.1.2 Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo củng cố, mở rộng các làng kháng chiến, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống âm mưu càn quét bình định của địch (6/1950- 12/1951)

Đến cuối tháng 5 năm 1950, kế hoạch tiến công đánh chiếm Thái Bình của quân Pháp được coi như hoàn tất. Lực lượng cơ động của chúng được rút dần để tiến hành các cuộc hành binh ở nơi khác: lực lượng chiếm đóng tại chỗ phần lớn là quân ngụy.

Qua bốn tháng liên tục đối phó với các âm mưu thủ đoạn của địch, tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu của quân dân trong tỉnh đã dầy dạn hơn. Số đông cán bộ đảng viên vẫn bám đất, bám dân để hoạt động, cơ sở tuy đảo lộn nhưng ít bị tan vỡ. Song tư tưởng cầu an phát triển mạnh. Số đảng viên lưu vong vẫn còn nhiều. Cơ sở ở vùng công giáo, ven đường giao thông và trong thị xã còn rất mỏng manh. Từ tỉnh xuống cơ sở các cấp ủy đều thiếu cán bộ. Ban chấp hành tỉnh ủy trước ngày địch đánh chiếm Thái Bình ( 8.2.1950) có 18 đồng chí, nhưng đến tháng 6-1950 chỉ còn 10 đồng chí.

Trước tình hình hình trên, được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy III, ngày 2-6-1950 Ban chấp hành Tỉnh ủy đã họp hội nghị mở rộng, kiểm điểm công tác lãnh đạo trong 4 tháng qua và ra nghị quyết lãnh đạo thời gian tới. Những nhiệm vụ được nghị quyết đề cập tới là: “Chống càn quét giữ vững cơ sở. Triệt phá tổ chức ngụy quyền võ trang hay võ trang bí mật, phá tuyển mộ ngụy quân. Tích cực phòng gian. Phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ. Xây dựng bộ đội địa phương phát triển lực lượng dự bị cho trung đoàn 42 và cung cấp hậu bị quân cho Liên khu. Đả phá tư tưởng cầu an ỷ lại. Công tác địch vận phải tăng cường”[20, tr.174].

Tỉnh ủy đề ra phương châm: “Lấy xã làm căn bản, đánh du kích là chính, bộ đội huyện phân tán về dìu dắt du kích xã, bộ đội tỉnh và Liên khu phân tán làm nhiệm vụ đại đội độc lập, tất cả mọi lực lượng đều có nhiệm vụ xây dựng khu du kích liên hoàn và chuẩn bị chiến trường nhằm bảo tồn lực lượng chiến đấu lâu dài”[20, tr.174].

Ban chấp hành Tỉnh ủy đề ra khẩu hiệu: “ Bám đất, bám dân, tiến sâu vào lòng địch”.[20, tr.175]

Để tránh địch truy quét, cơ quan của mặt trận 5 và các tỉnh bạn tạm thời rút ra khỏi Thái Bình. Bộ tư lệnh Liên khu quyết định điều trung đoàn 42 về Hải Dương; Trung đoàn 64 chỉ để lại Thái Bình tiểu đoàn 605 tiếp tục hoạt động; đồng thời Liên khu cũng chỉ thị thành lập Ban chỉ huy mặt trận Thái Bình, thành phần gồm có Tỉnh đội và Ban chỉ huy tiểu đoàn 605.

Tháng 6 năm 1950, Trung ương quyết định mở chiến dịch Biên giới. Tháng 8 năm 1950 bộ tư lệnh Liên khu III quyết định mở đợt hoạt động mạnh trong toàn Liên khu để phối hợp với chiến dịch Biên giới và phối hợp với hoạt động của Đại đoàn 304 đánh địch ở Ninh Bình. Bộ tư lệnh Liên khu tăng cường cho Thái Bình tiểu đoàn 722 (thuộc trung đoàn 64) để đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh của Tỉnh.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí