Đảng Bộ Lãnh Đạo Quân Dân Địa Phương Xây Dựng, Bảo Vệ Vùng Tự Do, Cùng Quân Dân Liên Khu Chiến Đấu Ngăn Chặn Âm Mưu Mở Rộng Phạm Vi Chiếm Đóng

ủng hộ dân quân du kích mua sắm vũ khí. Nhờ đó nhiều xã đã mua thêm được hàng trăm mìn, lựu đạn như An Định (Thụy Anh), Cát Hộ, Thượng Phương (Đông Quan). Có nơi nhân dân đặt ra mức thi đua, nhà có trâu ủng hộ 2 mìn, có bò ủng hộ 2 lựu đạn v.v…Những đám cưới đời sống mới cũng thách cưới mìn, lựu đạn thay lễ vật

Trước kia phụ nữ lấy chồng

Thách cốm cùng hồng tiền gạo liên miên Bây giờ phụ nữ kết duyên

Bỏ lối thách tiền thay thế mìn gang Để cho du kích trong làng

Có thêm vũ khí đánh tan quân thù.

Được nhân dân hết lòng giúp đỡ, dân quân du kích từng bước được nâng cao trình độ chính trị, quân sự. Tuy nhiên trong quá trình phát triển lực lượng vũ trang từ tỉnh đến huyện xã cũng bộc lộ một số khuyết điểm: Giai đoạn đầu (1947-1948) lực lượng dân quân du kích phát triển ồ ạt, dẫn đên tình trạng đông về số lượng (đầu năm 1948 mỗi huyện đã có một đại đội du kích tập trung), nhưng chất lượng chưa đảm bảo, trang bị vũ khí thiếu thốn; việc cung cấp cho lực lượng vũ trang còn khó khăn, công tác huấn luyện còn nặng hình thức. Đến giữa năm 1949, lực lượng dân quân, du kích trong toàn tỉnh không những chỉ tăng về số lượng, chất lượng, mà còn rất đa dạng gồm du kích tập trung ở tỉnh và huyện; nam du kích; nữ du kích; lão du kích; dân quân; du kích bí mật..v.v.

Ngoài ra nhiều xã còn có Hội mẹ nuôi du kích để động viên và giúp đỡ dân quân du kích .

Cùng với việc xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng dân quân du kích, việc xây dựng làng kháng chiến ở Thái Bình được đặc biệt trú trọng.

Chấp hành nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy: “Phát triển chiến tranh du kích, phát động toàn dân xây dựng thôn trang chiến liên hoàn, chuẩn bị

phối hợp giữa chủ lực và địa phương, giữa nội tuyến và ngoại tuyến” [13;84], ngay từ đầu năm 1947, công tác xây dựng làng kháng chiến đã được tiến hành. Thời gian này mới chỉ tập trung vào rào những làng ven sông lớn, ven biển, nơi được coi là trọng điểm của các địa phương như: Minh Tân (Kiến Xương), Quang Thẩm, Mỹ Lộc (Thư Trì), Hồng Châu, Dũng Tiến (Thụy Anh), Thần Huống (Thái Ninh), Phong Châu, Nguyên Xá (Tiên Hưng)….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Việc xây dựng làng kháng chiến được các ủy viên quân sự từ tỉnh, huyện, xã trực tiếp chỉ đạo. Làng kháng chiến ban đầu cấu trúc còn đơn giản. Bên ngoài trồng tre, trong là lũy đất rồi đến hào giao thông, bên trong là công sự chiến đấu. Nhân dân trong làng ra vào bằng các cổng (có cổng chính và cổng phụ), cổng các làng được làm bằng tre để nguyên thân ghép lại thành hai lớp, giữa ghép đầy rào gai, đóng mở bằng cách chống lên, hạ xuống.

Đầu 1948, địch tăng cường đánh phá các làng xã ven sông lớn, ven biển, phong trào xây dựng làng kháng chiến càng diễn ra sôi nổi. Nhân dân lợi dụng địa hình sẵn có: ụ đất, mồ mả, sông ngòi, ao hồ, lũy tre, đường xá vào việc xây dựng làng chiến đấu. Trong các lũy đất có lỗ châu mai, trong làng có nhiều ổ tác chiến bố trí hai bên vệ đường để khi tiến hay lui vẫn có thể đánh địch. Hầm hố cá nhân tránh phi pháo được đào khắp trong làng. Nơi đất trũng cững có các hố cá nhân nửa chìm, nửa nổi. Nhiều làng đã đào được hầm bí mật để bộ đội dân quân du kích ở lại tác chiến. Có làng được rào thành nhiều tuyến có giao thông hào liên hoàn hỗ trợ cho nhau khi đánh địch, các cổng làng đều được củng cố lại, có dân quân du kích canh gác ngày đêm, kiểm tra giấy tờ, người lạ mặt, nhất là những làng có đơn vị bộ đội hay cơ quan đóng. Tính riêng trong tháng 11-1948, tỉnh Thái Bình đã xây dựng được 105 làng kháng chiến, trong đó có 10 làng kháng chiến kiểu mẫu.

Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 - 5

Sang năm 1949, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng làng kháng chiến của Kiến An, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và các tỉnh miền Bắc mới bị địch chiếm, quân dân Thái Bình lại sôi nổi phong trào tu sửa và xây dựng làng

kháng chiến. Sau khi phân tích tình hình địch, tình hình địa bàn và tầm quan trọng của từng địa phương, tỉnh đã quyết định phân làng kháng chiến trong toàn tỉnh ra làm nhiều khu vực: khu vực ven biển có năm khu, khu vực ven sông lớn có tám khu, dọc đường 10 có chín khu. Mỗi khu có nội dung xây dựng và phương pháp tác chiến phù hơp. Đến tháng 6-1949 toàn tỉnh đã có 425 làng kháng chiến (chiếm 51,2%). Ngoài những làng kháng chiến kiểu mẫu ở các huyện xã, một số nơi còn xây dựng khu “quyết tử” như ở An Cố (Thụy Anh), Hội An (Vũ Tiên).

Làng kháng chiến ra đời thuận lợi cho việc tập luyện của dân quân du kích, thuận lợi cho việc đánh trả địch đổ bộ cướp phá, nhân dân có thể sơ tán người, của và chuẩn bị tác chiến một cách chủ động, địch di chuyển lực lượng khó khăn hơn.

Tính từ năm 1946 đến hết năm 1949, Thái Bình đã tranh thủ thuận lợi là tỉnh tự do duy nhất của khu vực Tả ngạn sông Hồng để xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ du kích, phát triển kinh tế để cung cấp nhân lực, vật lực cho tiền tuyến và chuẩn bị kháng chiến tại chỗ khi chiến tranh lan tới.

1.2.3 Đảng bộ lãnh đạo quân dân địa phương xây dựng, bảo vệ vùng tự do, cùng quân dân Liên khu chiến đấu ngăn chặn âm mưu mở rộng phạm vi chiếm đóng của thực dân Pháp

Là tỉnh tự do cuối cùng của khu vực Tả ngạn sông Hồng, đảng bộ quân dân Thái Bình có trách nhiệm lớn trong việc đón tiếp các cơ quan, ban nghành, đoàn thể của các tỉnh, huyện đã bị địch chiếm đóng, rút về đứng chân trên địa bàn và giúp đỡ đồng bào tản cư. Năm 1947, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ 7 vạn đồng bào từ Hải-Kiến, Hải Dương, Hưng Yên tản cư về Thái Bình ổn định cuộc sống.

Tuy chưa mở cuộc tiến công đánh chiếm Thái Bình nhưng từ đầu năm 1947 đến đầu năm 1950, thực dân Pháp đã cho quân đánh vào nội địa Thái Bình 159 lần, máy bay của chúng đã ném xuống các địa bàn trong tỉnh 877

quả bom, 99 lần pháo kích từ tàu chiến hoặc từ các tỉnh xung quanh vào Thái Bình [18,tr.121].

Các trận tập kích, bắn phá của địch trong thời gian này đã gây tổn thất lớn về người và của cho nhân dân trong tỉnh làm 778 người chết, 525 người bị thương, đốt cháy 5.454 nóc nhà, bắt và bắn chết 292 con trâu, bò, bắn đắm 16 thuyền, bắt 123 người và cướp 12.410 thùng thóc[18,tr.122].

Sau sự kiện địch tập kích vào thị xã, ngày 14-4-1947 các cơ quan và nhân dân đã nhanh chóng sơ tán về các vùng nông thôn. Cơ quan quân sự của tỉnh kịp thời tổ chức, nắm địch từ xa, xem xét việc bố phòng ở những nơi xung yếu, đồng thời đẩy mạnh công tác an ninh tiễu trừ nội phản. Đầu năm 1947, bộ đội và công an tỉnh đã bắt 40 tên phản động thuộc tổ chức “ xã hội công giáo Hưng Thái” khi chúng đang họp ở Phú Ân –Kiến Xương. Từ cuối năm 1948 đến giữa năm 1949, lực lượng vũ trang đẩy mạnh hơn các hoạt động truy quét những tổ chức phản động, giữ gìn an ninh chính trị. Ngày 20 - 11-1948, ta bắt 37 tên trong tổ chức “ Mặt trận quốc gia Liên Việt” tại Văn Hạnh- Lê Lợi –huyện Kiến Xương. Ngày 29-11-1948 ta bắt 12 tên còn lại của tổ chức này. Tháng 3-1949, ta phát hiện và triệt phá 3 trạm thu tin của bọn phản động, núp dưới danh nghĩa là chủ hiệu ảnh, giáo viên bình dân học vụ ở Bến Hiệp, phố huyện Quỳnh Côi, ngã tư Môi – Phụ Dực.

Do các tổ chức đảng trong lực lượng quân sự ngày càng được củng cố, tăng cường, nên từ đầu năm 1948 trở đi, lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh đã chuyến biến mạnh mẽ cả về tư tưởng và hành động. Trong hai năm (1948- 1949) quân dân Thái Bình đã đánh địch 132 trận, diệt 118 tên, làm bị thương trên 300 tên, bắn cháy 8 tàu chiến, ca nô. Những trận đánh trên đã động viên cổ vũ, khích lệ mạnh mẽ tinh thần và quyết tâm chiến đấu của quân dân trong tỉnh.

Tháng 3-1949, Đại đội Lê Lợi (chủ lực của tỉnh) phối hợp với bộ đội trung đoàn 42 bắn cháy 2 tàu chiến và 1 ca nô của địch ở An Tứ (Tiền Hải). Ngày 26-12-1949, du kích xã Đào Tạo (Phụ Dực) phối hợp với bộ đội Kiến

An đánh đoàn ca nô vận tải của địch trên sông, bắn cháy 2 chiếc trong số 7 ca nô của chúng. Bọn địch trên các ca nô còn lại đổ bộ lên bờ, quân ta chiến đấu quyết liệt. Không tiêu diệt nổi lực lượng của ta, địch rút xuống ca nô và điều thêm lự lượng đến giải vây. Phán đoán được địch sẽ tiếp tục quay lại, chiến sĩ ta đã gài mìn ở những địa điểm địch sẽ đổ quân. Đúng như dự đoán, vào lúc 14 giờ chiều cùng ngày, bọn chúng tiếp tục đổ bộ lên bờ và sa vào bãi mìn của quân ta, 30 tên địch bị thương vong…

Trong các trận đánh trả địch bảo vệ địa bàn, các đảng viên trong bộ đội và dân quân du kích luôn là những người đứng đầu đơn vị dũng cảm chiến đấu tiêu diệt địch, động viên cổ vũ đồng đội chiến đấu góp phần vào thắng lợi của các trận đánh.

Do yêu cầu của công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, từ cuối năm 1948 công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị bộ đội tỉnh huyện và du kích tập trung được đẩy mạnh. Đến tháng 9- 1949, ở các đơn vị bộ đội tỉnh, tỷ lệ đảng viên đã chiếm 15%. Số đảng viên trong lực lượng du kích có 9.274 đồng chí trong tổng số 30.400 du kích toàn tỉnh [76,tr.25].

Cùng với công tác xây dựng Đảng, từ ngày 19-2-1949 đến ngày 19- 5-1949 Tỉnh ủy Thái Bình phát động phong trào thi đua “ Ba tháng chuẩn bị tổng phản công” với nội dung nhằm vào 2 nhiệm vụ trọng tâm là quân sự và kinh tế. Chỉ trong vòng 3 tháng (tháng 2 đến tháng 5-1949) số dân quân du kích trong tỉnh đã tăng 28,6% so với trước ngày 19-2-1949. Tỉnh đã tổ chức huấn luyện cho 121.383 lượt dân quân du kích. Số thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang trong vòng 3 tháng chiếm 13,2 % tổng số người trong độ tuổi từ 18 đến 45 (kể cả nam, nữ). Toàn tỉnh lập thêm 63 làng kháng chiến, đưa số làng kháng chiến trong tỉnh đến ngày 19-5-1949 là 265 làng. Toàn tỉnh đào thêm 385.457 hố cá nhân, 18.320 hầm bí mật, 739.457 mét giao thông hào [20,tr.121].

Những thành tích mà quân và dân trong tỉnh đạt được trong dợt thi đua “Ba tháng chuẩn bị tổng phản công” là bước chuẩn bị hết sức quan trọng giúp Thái Bình bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Đến giữa năm 1949, địch đã đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Hải Phòng. Chúng thường xuyên dùng ca nô, tàu chiến chạy trên sông Hồng, sông Luộc, dùng lực lượng bộ binh đổ bộ lên các làng ven sông, ven biển cướp của giết người, thăm do lực lượng của ta. Trước tình hình trên, theo chỉ đạo của Liên khu ủy tháng 7-1949 tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ.

Đại hội đánh giá tình hình cấp bách trước mắt, quyết định phải khẩn trương tích cực chuẩn bị cho kháng chiến, tiếp tục rào làng thành khu chiến đấu liên hoàn để có thể hỗ trợ nhau khi xảy ra chiến đấu, thực hiện cho được phương châm “Mỗi làng là một pháo đài”; nâng cao chất lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích; thường xuyên diễn tập chiến đấu và báo động phòng không để kiểm tra các phương án đánh địch .

Đại hội chủ trương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, đưa đảng viên vào bộ đội và dân quân du kích, Thường vụ Tỉnh ủy phải trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang tỉnh.

Thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, toàn tỉnh sôi nổi trong phong trào xây dựng “Khu chiến đấu liên hoàn”, “Thôn trang chiến” tạo nên thế trận, tạo cơ sở chiến đấu và chiến thắng cho chiến tranh du kích ở cơ sở. Bộ đội địa phương và dân quân du kích hăng hái luyện tập ngày đêm.

Từ tháng 6 đến tháng 9-1949, lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình hăng hái hưởng ứng đợt thi đua “Luyện quân lập công” do Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu phát động, tập trung vào những nội dung chính: củng cố và phát triển lực lượng dân quân du kích, nâng cao chất lượng huấn luyện, củng cố và phát triển làng kháng chiến, tổ chức mọi người dân đều trở thành người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương.

Được Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Tỉnh đội chỉ đạo, lại được các đoàn thể hết sức cổ vũ động viên giúp đỡ, công tác huấn luyện dân quân du kích lực lượng chiến đấu trực tiếp bảo vệ làng xã ơ cơ sở, cũng là lực lượng chiến đấu tại chỗ, rộng khắp của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân ở cơ sở được đẩy mạnh. Tính từ tháng 6 đến tháng 9-1949, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh đội dân quân, toàn tỉnh đã được 7000 lớp huấn luyện cho nam nữ dân quân du kích các huyện và các thôn xã với trên 50.000 lượt nguời tham dự. Đặc biệt cuối tháng 9-1949, Tỉnh đội dân quân đã tổ chức huấn luyện cho 1.400 cán bộ chỉ huy các cấp trong toàn tỉnh thời gian 15 ngày. Nội dung huấn luyện gồm: cách sử dụng những vũ khí được trang bị, cách chiến đấu trong làng, công tác địch vận và công tác tuyên truyền. Ngoài các lớp huấn luyện tập trung, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, những lúc nhàn rỗi sau mùa thu hoạch, tất cả các buổi chiều từ 5 giờ đến 7 giờ, nam nữ thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia luyện tập quân sự. Tổng kết đợt huấn luyện, tính trung bình mỗi cán bộ từ tiểu đội đến trung đội ít nhất đã qua 3 lớp huấn luyện từ 5 đến 15 ngày, thời gian huấn luyện năm 1949 so với năm 1948 đã tăng gấp 3 lần. Để phối hợp tác chiến giữa các lực lượng dân quân du kích trong tỉnh và kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của toàn dân, trong giai đoạn này, toàn tỉnh tổ chức 3 cuộc tập dượt phòng không, 5 cuộc diễn tập chiến đấu. Sau các đợt huấn luyện các đội viên dân quân du kích đã tích cực tham gia công tác chuẩn bị cho kháng chiến ở địa phương như: đào giao thông hào, hố cá nhân, hầm bí mật, đắp ụ đất, con trạch trên đê, trên đường để cản bước tiến của địch khi có tác chiến, củng cố làng kháng chiến với tổng số 344.763 ngày công, tương đương 8.619.075 đồng[20,tr.142].

Qua các đợt huấn luyện, tinh thần, kỹ năng chiến đấu của cán bộ, đảng viên, dân quân du kích trong tỉnh được nâng lên rõ rệt. Theo chỉ đạo của Tỉnh và các huyện, nhiều cá nhân và đơn vị được cử sang các tỉnh có chiến sự để

làm quen với tiếng sung, tích lũy kinh nghiệm tác chiến và phối hợp chiến đấu. Chỉ tính từ tháng 6 đến tháng 9-1949, Tỉnh đội dân quân Thái Bình đã 8 lần đưa 7 đại đội sang các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An tham gia chiến đấu. Riêng đại đội Lê Lợi bộ đội địa phương tỉnh đã sang chiến đấu ở mặt trận đường 5 hơn một tháng.

Do bị thất bại ở Việt Bắc, Tây Bắc, những tháng cuối năm 1949 địch tăng cường mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 16-10-1949, chúng mở chiến dịch “ Ăng-tơ-ra-xít” đánh chiếm Bùi Chu, Phát Diệm, một số vùng thuộc Thanh Hóa, Nam Định. Ngày 22-12-1949, chúng mở chiến dịch “Đi- a-blô” đánh chiếm hầu hết các vùng tự do còn lại của hai tỉnh Hải Dương, Hưng Yên. Như vậy, đến thời điểm này, Thái Bình đã bị bao vây 4 mặt. Liên khu ủy 3 nhận định “cuộc tấn công vào nội địa Thái Bình của địch bước cuối cùng trong âm mưu chiếm đóng nốt Tả Ngạn chỉ còn là vấn đề thời gian”.

Trước tình hình cấp bách trên, những ngày cuối tháng 12-1949 Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ triệu tập Hội nghị mở rộng tại thôn Cẩm Phương- huyện Đông Quan. Về dự hội nghị có đầy đủ các đồng chí trong Ban chấp hành, đại biểu đại diện các đoàn thể, các cơ quan, ngành giới.

Hội nghị tập trung bàn và thông qua kế hoạch bố phòng khi bị địch tấn công; công tác bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, khi chiến sự xảy ra của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Tỉnh đội dân quân; xác định những vùng xung yếu trong tỉnh, đồng thời cử các Tỉnh ủy viên xuống chỉ đạo trực tiếp công tác bố phòng; lấy quốc lộ số 10 làm đường ranh giới, tạm chia tỉnh thành 2 miền Nam và Bắc, mỗi miền thành lập một ban chỉ đạo kháng chiến đề phòng khi có chiến sự, giao thông bị tắc nghẽn.

Về sử dụng lực lượng, hội nghị nhất trí đẩy mạnh phối hợp tác chiến giữa lực lượng bộ đội chủ lực của Liên khu (Trung đoàn 42) với bộ đội địa phương và dân quân du kích của tỉnh. Ở huyện nào chưa có chiến sự, bộ đội huyện phải chia thành các tổ 3 người đưa về các xã làm nòng cốt cho hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023