Các Công Trình Nghiên Cứu Chuyên Sâu Từng “Trụ Cột” Của An Sinh

Nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng đã công bố công tình nghiên cứu về “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội - Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai" (2009). Đây là một công trình nghiên cứu bổ sung lý luận về hệ thống ASXH tại Việt Nam dựa trên đánh giá, phân tích thực tiễn địa phương. Cụ thể, ngoài việc trình bày những bất cập, xu hướng vận động và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH, công trình nghiên cứu này đã phân tích đối tượng thụ hưởng và những trụ cột chính của hệ thống ASXH ở Đồng Nai như: BHXH, BHYT, TGXH, và xóa đói giảm nghèo. Tuy những lý luận trên được khái quát từ tình hình thực tiễn ở Đồng Nai nhưng nó có tính bao quát và giá trị tham khảo cao khi đối chiếu với đánh giá, phân tích hệ thống ASXH của cả nước.

Tác giả Đàm Hữu Đắc cùng nhóm biên soạn đã đưa ra kết quả về “Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội - Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập” (2010) dựa trên đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập”. Nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách giữa thể chế chính sách, thể chế tài chính, thể chế về tổ chức, nhân lực và nhận thức so với yêu cầu hoàn thiện và phát triển hệ thống phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi. Thông qua nghiên cứu, dựa trên khái quát kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu đưa ra những định hướng phát triển hệ thống chính sách phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản chăm sóc người cao tuổi hiện đại phù hợp với bối cảnh xây dựng nền KTTT định hướng XHCN qua từng giai đoạn.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà chủ trì đề tài “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga” (2010) cũng tập trung nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến đổi của hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau, đặt trong bối cảnh biến đổi xã hội trong thời đại toàn cầu hóa và KTTT.

Những năm gần đây có khá nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến chính sách ASXH , phúc lợi xã hội. Đặc biệt, tại Hội thảo khoa học “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do

Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức ngày 13 tháng 3 năm 2012 đã có tới 61 báo cáo khoa học, trong đó có 20 báo cáo đề cập những vấn đề lý luận chung về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ASXH. Đáng chú ý là bài tổng quan của Vũ Văn Phúc (Tạp chí Cộng sản) “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các bài của Phạm Mạnh Hùng, Đào Văn Dũng, Trần Ngọc Hiên, Phạm Xuân Nam, Nguyễn Hữu Dũng đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển lý luận ASXH và phúc lợi xã hội. Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học nói trên, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã chuẩn bị Dự thảo “Chiến lược An sinh xã hội, thời kỷ 2011-2020”.

Tác giả Phạm Xuân Nam với bài viết “An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện, kết quả, nguyên nhân và giái pháp sắp tới” (2013), đã trình bày môt cách tổng quát nhận thức về ASXH, nội hàm của khái niệm ASXH và các chức năng của ASXH. Tác giả cũng đã phân tích những chủ trương, quan điểm của Đảng về ASXH trong thời kỳ đổi mới như trong Đại hội VI của Đảng gồm: Nêu cao vai trò của chính sách xã hội trong phát huy nhân tố con người, thống nhất chính sách kinh tế, nhất là TTKT với chính sách xã hội, bảo đảm việc làm cho người lao động, thực hiện công bằng xã hội… Về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội, Đảng đã đề ra những chủ trương, quan điểm lớn có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn nổi bật như: TTKT phải gắn với công bằng xã hội, đảm bảo ASXH, tôn trọng lợi ích của người lao động và các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế… Mặt khác tác giả đi sâu phân tích thực trạng bảo đảm ASXH trong sự gắn bó mật thiết với thúc đẩy TTKT, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hơn 25 năm qua bao gồm: Các thành tựu và hạn chế trong thực hiệnTTKT, tiến bộ và công bằng xã hội và kiến nghị một số hướng giải pháp cho thời gian tới.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu từng “trụ cột” của an sinh

xã hội

Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (Bộ Lao động và Thương binh - Xã hội với bài

viết: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách ASXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (2010) cho rằng hệ thống cấu trúc chính sách ASXH với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

khái niệm rộng bao gồm: Chính sách thị trường lao động và việc làm, chính sách BHXH (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp), BHYT, chính sách TGXH.

Tác giả Nguyễn Hải Hữu (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trong bài viết “Trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội trong hệ thống ASXH ở nước ta - thực trạng và giải pháp” (2013) thì cho rằng ASXH gồm 6 nội dung, gồm hệ thống BHXH, BHYT, chính sách, chương trình về thị trường lao động, chính sách, chương trình ưu đãi xã hội, chính sách, chương trình TGXH, chính sách, chương trình xoá đói giảm nghèo.

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 4

Tác giả Vũ Văn Phúc lại cho là ở Việt Nam, ASXH có 5 trụ cột: (1) Bảo hiểm xã hội, (2) Bảo hiểm Y tế, (3) bảo hiểm thất nghiệp, (4) Cứu trợ xã hội và (5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội. Mai Ngọc Cường cơ bản đồng ý quan điểm này, chỉ ghép “Trợ giúp xã hội” vào nhóm 4 chứ không phải nhóm 5.

Tác giả Phạm Hiệp (Tạp chí Cộng sản) cũng đồng ý rằng, ASXH có 5 trụ cột. Đó là (1) Bảo hiểm xã hội, (2) Trợ giúp xã hội (3) Ưu đãi xã hội, (4) Chính sách lao động và (5) Phong trào xã hội.

Nguyễn Văn Định lại đưa ra sơ đồ 6 trụ cột là: (1) Bảo hiểm xã hội, (2) Cứu trợ xã hội, (3) Ưu đãi xã hội, (4) Chương trình xoá đói giảm nghèo, (5) Các quỹ dự phòng và (6) Dịch vụ xã hội khác.

Tác giả Phạm Đình Thành với bài viết “Bảo hiểm xã hội - trụ cột chính trong hệ thống ASXH quốc gia”(2012) đã phân tích nội dung cấu thành hệ thống ASXH gồm: Thứ nhất là hệ thống cung cấp và hệ thống ưu đãi xã hội. Tác giả cho rằng hệ thống này hoàn toàn dựa vào các chế độ phúc lợi của nhà nước nhưng chỉ dành riêng cho một số thành viên nhất định trong xã hội. Theo hệ thống này, người nhận được các quyền lợi do Nhà nước quy định, không đòi hỏi sự đóng góp hay điều kiện vật chất đổi lại, mà dựa vào các điều kiện khác. Thứ hai là hệ thống bảo trợ xã hội, hệ thống này sẽ phân chia quyền lợi cho từng nhóm đối tượng gắn với những điều kiện nhất định hoặc trong những trường hợp khẩn cấp nhất định bằng những sự trợ giúp hoặc hỗ trợ bằng hiện vật hoặc bằng tiền mà không xem xét đến sự đóng góp trước đó. Thứ ba là hệ thống BHXH, hệ thống này sẽ đảm bảo quyền lợi cho các thành viên tham gia trên cơ sở đóng góp của các thành viên căn cứ vào thu nhập từ lao động. Tác giả đã phân tích, nhấn mạnh vai trò trụ cột, bền vững trong hệ thống

ASXH của BHXH. Phát huy đầy đủ vai trò của BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy, cho đến nay các chuyên gia trong nước vẫn chưa thống nhất quan niệm về ASXH và các thành tố của nó.

Các nghiên cứu trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống chính sách ASXH ở nước ta những năm qua, nhưng đó vẫn là những nghiên cứu khá chung về lý luận cũng như thực tiễn. Nhưng trong bối cảnh đất nước chuyển mạnh sang nền KTTT, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế thì vấn đề ASXH cần tiếp tục phải được nghiên cứu hình thành hệ thống lý luận ASXH của Việt Nam để soi sáng cho hoạt động thực tiễn, nhất là hoạch định chính sách.

1.2.3. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế

Tác giả Phan Trọng Hào nghiên cứu "Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta hiện nay" (2013) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, nhất là TTKT, với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm ASXH ở nước ta hiện nay. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày quan điểm, chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X cụ thể là: nhấn mạnh sự quan trọng của việc kết hợp “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”. Từ nhận thức và quan điểm chung trên đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp về kinh tế và xã hội để vừa thúc đẩy TTKT cao, vừa đảm bảo ASXH. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu ra các giải pháp để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, TTKT như phải kết hợp hài hoà giữa TTKT với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ASXH, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với mục tiêu, chính sách xã hội….

Tác giả Vũ Văn Phúc với nghiên cứu "Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng, an sinh xã hội ở Việt Nam"(2013) đã nêu lên một số vấn đề

chung về mối quan hệ giữa phát triển, TTKT và bảo đảm công bằng, ASXH, quán triệt quan điểm của Đảng ta và các thành tựu giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng, ASXH trên các lĩnh vực thể chế, hệ thống BHXH, hệ thống chính sách ưu đãi, chính sách TGXH…. Tác giả đã nêu ra các giải pháp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển, TTKT và bảo đảm công bằng, ASXH trong thời gian tới như phải lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tác giả Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty chủ biên cuốn sách "Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam"(2010). Các tác giả đã nêu bật lý luận về gắn kết TTKT và tiến bộ, công bằng xã hội. Sau đó, tác giả tập trung phân tích thực trạng TTKT, đánh giá chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2009. Thực trạng gắn kết TTKT và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta bao gồm hệ thống chính sách nhằm gắn kết TTKT và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta như nhóm chính sách kinh tế nhằm tăng trưởng gắn với tạo việc làm và thu nhập. Nhóm chính sách xã hội có tác động tích cực đến TTKT, nhóm chính sách mang tính chất tái phân phối thu nhập và tái phân phối cơ hội.

Mặc dù các cách tiếp cận khác nhau, nhưng các nghiên cứu đều có ý tưởng chung là Nhà nước cần có sự can thiệp thông qua những chủ trương, chính sách và biện pháp để đảm bảo ASXH gắn với TTKT, giúp người dân có thể tham gia vào hệ thống ASXH, được hưởng lợi ASXH thông qua phân phối lại từ kết quả TTKT mang lại.

Tổng quan nghiên cứu ở trên cho thấy, mặc dù các công trình khoa học đó có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu về phát triển bền vững, về bảo đảm ASXH , về TTKT cũng như về sự gắn kết giữa ASXH với TTKT, nhưng các nghiên cứu tập trung nhiều về xem xét hoặc là TTKT hoặc là ASXH riêng. Có thể nói rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu thật chuyên sâu về sự gắn kết giữa ASXH với TTKT

ở Việt Nam. Về thực tiên vẫn còn đang thiếu vắng các nghiên cứu cập nhật về sự

gắn kết giữa ASXH với TTKT trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng và việc chuyển đổi kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu nhất định sau gần 30 năm đổi mới. Do vậy, nghiên cứu này hi vọng sẽ một phần nào bổ sung thêm vào khoảng trống nghiên cứu hiện nay đang đặt ra.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1. Những khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội

Cho đến nay , có rất nhiều cách hiểu khác nhau về ASXH do bản thân nó là

môt

khái niêm

có nôi

hàm rất rôṇ g và ngày càng đươc

phát triển về pham

vi , đối

tươn

g và chứ c năng trong v iêc

hỗ trơ ̣ người dân đối phó có hiêu

quả ́i các rủi ro

trong đời sống xã hôị . Với các tiếp cân khać nhau , các tổ chức quốc tế đã đưa ra các

khái niêm khác nhau:

Theo WB, "ASXH là những biên phaṕ công côṇ g nh ằm giúp cho các cá

nhân, hô ̣gia đình và côṇ g đồng đương đầu và kiềm chế đươc nguy cơ tać đôṇ g

đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập ". [53, 2010, tr.1]

Vấn đề ở đây là, rủi ro xã hội không loại trừ một ai, vì vậy phải có những chính sách và những cơ chế để con người đối mặt với những rủi ro, hạn chế những thiệt hại từ rủi ro mang lại. Trong điều kiện sản xuất kém phát triển, việc tìm kiếm việc làm bấp bênh thì thu nhập hàng ngày của con người không đủ sống và họ rất dễ bị tổn thương. Yếu tố quan trọng nhất là khả năng kiềm chế nguy cơ của những rủi ro mang lại. Vì vậy, ASXH có thể coi như một mạng lưới an toàn, đồng thời là điều kiện để phát triển vốn con người (Human Capital). Bộ ba chính sách ASXH là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Do đó, Ngân hàng thế giới xây dựng mô hình ASXH không tách rời BHXH và dựa vào tư nhân hóa. Song, bên cạnh việc bảo đảm tính toàn diện, tính bền vững của tài chính, khuyến khích đối tượng của ASXH thể hiện rõ vai trò trong việc thực hiện nguyên tắc “Đóng - Hưởng”, mô hình ASXH của WB đã giảm nhẹ vai trò của nhà nước và xã hội. Mặt khác, WB đã quá chú trọng đến những chiến lược chống các rủi ro, hướng ASXH vào giải quyết xóa đói giảm nghèo và hướng sự hỗ trợ của mình vào những người nghèo khổ, coi nhẹ ASXH như một yếu tố thúc đẩy sự thịnh vượng, tạo ra mối liên hệ tác động giữa ASXH với các yếu tố kinh tế - xã hội khác, nhất là với TTKT.

Theo ADB, "An sinh xã hội là các chính sách , chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động , giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc

mất thu nhâp̣ ". [53, 2010, tr.1]

Theo Hiến chương Đại Tây Dương, ASXH là sự đảm bảo việc thực hiện quyền con người: Con người được sống yên ổn trong hòa bình, trong một xã hội an toàn; được tự do làm ăn, đi lại, cư trú, di truyền, được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, được phát biểu chính kiến trong khuôn khổ pháp luật; được học tập, lao động, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe; được bảo đảm có nhà ở và có thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu, được hỗ trợ khi gặp rủi ro, thai sản, về hưu, mất sức lao động…[53, 2010, tr.1]

Với quan niệm này, đối tượng của ASXH là mọi người dân, trong đó có những nhóm yếu thế, những người thiếu khả năng lao động để có được những thu nhập cần thiết. Tư tưởng xuyên suốt ở đây là con người có quyền được sống với tư cách là con người.

Trong hầu hết các nghiên cứu quốc tế cũng như ở Việt Nam, đông đảo các nhà khoa học ủng hộ khái niệm ASXH của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra từ năm 1946. Theo đó, “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng hoặc tử vong. ASXH cung cấp chăm sóc y tế và trợ giúp cho các gia đình có nạn nhân là trẻ em”. [53, 2010, tr.1]

Theo cách hiểu của ILO, ASXH bao gồm các cấu phần: (i) chăm sóc y tế, (ii) bù đắp việc giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức lao động, tử tuất, thất nghiệp (tức bao gồm những chế độ thuộc hệ thống BHXH), và (iii) một số chế độ được quy định trong một số công ước của ILO liên quan tới chăm sóc trẻ em (liên quan tới lao động).

Như vậy, theo ILO thì ASXH là khái niệm rộng hơn BHXH. Nó bao gồm BHXH chứ không phải chỉ có BHXH. Trong nghiên cứu này Nghiên cứu sinh cho rằng sử dụng khái niệm ASXH của ILO là phù hợp với Việt Nam..

Nói chung, hệ thống chính sách ASXH có hai chức năng cơ bản là:

- Đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội ở mức tối thiểu về thu nhập, dịch vụ y tế và xã hội để cho phép họ sống một cuộc sống xã hội có ý nghĩa.

- Duy trì thu nhập, khi các thành viên xã hội đang hoạt động kinh tế hoặc mọi công dân khi về hưu duy trì được mức sống hiện tại trong các trường hợp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tuổi già, tàn tật..., mà không có khả năng tạo thu nhập.

Trong 2 năm qua, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đặc biệt về ASXH ở Việt Nam cùng với việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, ban biên tập Chiến lược ASXH Việt Nam thời kỳ 2011-2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra khái niệm về ASXH: “An sinh xã hội là một hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội thực hiện nhằm bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản". Đây là khái niệm đã nhận được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, nó vừa đảm bảo khả năng so sánh quốc tế vừa phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và là cơ sở để phát triển một hệ thống ASXH cho mọi người dân.

Tổng hợp các khái niệm trên, Luận án này đưa ra khái niệm ASXH như sau: “An sinh xã hội là hệ thống các chính sách, chương trình của nhà nước và các nguồn lực xã hội thông qua phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hệ thống bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, tạo điều kiện tốt nhất để người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở, nước sạch sinh hoạt…) nhằm kiểm soát các rủi ro, đảm bảo mức sống

tối thiểu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.

2.1.2. Cấ u trú c hê ̣thống an sinh xã hôị

Xu hướ ng chung của các nước trên thế giới ngày nay là lưa

chon

mô hình

hê ̣thống ASXH hoàn chỉnh và hiêu

quả , gắn với TTKT , kết hơp

nêu cao trách

nhiêm

của Nhà nước , cá nhân, côṇ g đồng và xã hội . Đó là môt

hê ̣thống chính sách

ASXH đa tầng, linh hoaṭ và có thể hỗ trơ ̣ lân nhau , đam̉ baỏ phòng ngừ a, giảm thiểu

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí