Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mô hình nhà nước phúc lợi và an sinh xã hội của các nước Bắc Âu

(Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) 56

Bảng 2.2: Biểu thuế thu nhập cá nhân ở Thụy Điển (năm 2006) 57

Bảng 2.3: Hệ thống an sinh xã hội ở Thụy Điển 58

Bảng 2.4: Tác động của khủng hoảng kinh tế tới tăng trưởng GDP, thất nghiệp, ngân sách ở các nước Bắc Âu 59

Bảng3.1. Hê ̣số co giañ tỷ lệ thất nghiêp̣với tăng trưởng kinh tế giai đoa2n001 - 2014 89

Bảng 3.2. Hê ̣số co gian

viêc

làm với tăng trưởng kinh tế giai đoan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

2000 – dư ̣ kiến

đến 2020 90

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 2

Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 92

Bảng 3.4. Tổng hợp hệ số co giãn của tỷ lệ nghèo đói 93

Bảng 3.5. Độ co giãn của nghèo đói theo thu nhập 95

Bảng 3.6. Độ co giãn của nghèo đói theo bất bình đẳng 95

Bảng 3.7. Đối tượng tham gia BHXH, BHTN và số người được hưởng chính sách BHXH bắt buộc 97

Bảng 3.8. Số lươn

g và tỷ lê ̣tham gia bảo hiểm xã hôi

bắt bu,ô2c̣ 001 - 2014 97

Bảng 3.9. Sự phát triển của hệ thống BHXH Việt Nam từ năm 2000 đến nay 98

Bảng 3.10. Mứ c đô ̣bao phủ chung về bảo hiểm xã hôi

từ năm 2001 - 2014 99

Bảng 3.11. Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hết tuổi lao độ.n..g..100

Bảng 3.12. Số lươn Bảng 3.13. Số lươn

g và tỷ lê ̣tham gia BHXH tư ̣ nguyêṇ , 2008 – 2011 102

g và tỷ lê ̣tham gia bảo hiể m thất nghiêp̣ , 2009 – 2011 102

Bảng3.14. Hệ số co giãn số người tham gia BHXH theo TTKT giai đoạn 2001 - 2014 102

Bảng 3.15. Tỷ lệ chi NSNN cho trợ cấp thường xuyên 104

Bảng 3.16. Tổng nguồn lực chi cứu trợ đời sống dân sinh 2006 - 2010 105

Bảng 3.17. Hệ số co giãn của trợ giúp xã hội với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 - 2014 106

Bảng 3.18. Tỷ lệ đi học chung theo cấp học , thành thị – nông thôn và nhóm thu

nhâp̣ , 2010 108

Bảng 3.19. Tiếp cân

giáo duc

theo loaị trường đang hoc̣ , thành thị – nông thôn và

nhóm thu nhập, 2010 109

Bảng 3.20. Chi giáo duc̣ , đào tao

bình quân 1 người đi hoc

trong 12 tháng qua theo

loại trường, nhóm thu nhập, thành thị - nông thôn, 2010 110

Bảng 3.21. Hệ số co giãn chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2014 111

Bảng 3.22. Cơ cấu lươt

người khám chữa bêṇ h trong 12 tháng qua theo hình thức

khám chữa bệnh, thành thị – nông thôn và nhóm thu nhâp

....................................113

Bảng 3.23a. Cơ cấu lươt

người khám chữa bêṇ h nôi

trú theo loaị cơ sở y tế ,

thành thị, nông thôn và nhóm thu nhâp

...................................................................114

Bảng 3.23b. Cơ cấu lươt

người khám chữa bêṇ h nôi

trú theo loaị cơ sở y tế , thành

thị, nông thôn và nhóm thu nhâp

............................................................................115

Bảng 3.24. Hệ số co giãn chi ngân sách cho y tế với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2014 115

Bảng 3.25. Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập, 2010 116

Bảng 3.26. Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập, 2010 117

Bảng 3.27. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam qua các năm, 1994 - 2011 ... 119 Bảng 3.28. HDI Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, 2011 120

DANH MỤC HÌNH - PHẦN PHỤ LỤC


Hình 3.1. Co giãn tỷ lệ hộ nghèo và tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 Hình 3.2. Kinh phí thực hiện chính sách giai đoạn 2006 – 2010

Hình 3.3.Tổng đối tượng thuộc diện TCXH cộng đồng giai đoạn 2006 - 2010

Hình 3.4.Tỷ lệ người khám chữa bệnh có BHYT hoặc sổ, thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị, nông thôn

Hình 3.5. HDI của Việt Nam, giai đoạn 1990-2011

Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 1990-2010 Hình 3.7. Mức GDP/người ở Việt Nam từ 2005 - 2012

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) luôn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đảm bảo ASXH trở thành một trong những nội dung trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI ghi rõ “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong cuộc sống”.

Với định hướng đó, hệ thống ASXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, đào tạo nghề, tạo việc làm, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trợ giúp xã hội (TGXH) thường xuyên và đột xuất ngày càng mở rộng và có tác động tích cực đến cuộc sống của người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước, đặc biệt là trong những năm khủng hoảng kinh tế.

Hệ thống ASXH ngày càng đa dạng với diện bao phủ không ngừng tăng. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần phát triển xã hội hài hòa, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội và bảo đảm định hướng XHCN. ASXH gắn bó chặt chẽ hơn với tăng trưởng kinh tế (TTKT). Tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo ASXH, nâng cao đời sống nhân dân, giảm một cách ấn tượng diện nghèo đói và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đó, việc thực hiện gắn kết giữa ASXH với TTKT ở Việt Nam chưa được chặt chẽ. Trong khi đó, việc giải quyết sự gắn kết này ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết vì những lí do sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn vừa qua, do quá coi trọng mục tiêu TTKT nên mọi nguồn lực, chính sách đều tập trung cho tăng trưởng. Do vậy, trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, TTKT đã đạt ở mức độ 7,5%, trong khi đó, vấn đề ASXH

chưa được chú ý đầu tư thỏa đáng. Hệ thống ASXH phát triển chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, số người được hưởng lợi từ chính sách ASXH còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ người dân chưa được hưởng thành quả của TTKT một cách công bằng.

Thêm vào đó, tình trạng nghèo đói chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng, tình trạng thiếu việc làm còn rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa đảm bảo nhu cầu mức sống tối thiểu…Bên cạnh đó, các hình thức BHXH chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chất lượng các dịch vụ ASXH nhìn chung còn thấp, một số chính sách ASXH còn bất hợp lý.

Thứ hai, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, coi đó như là một động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển. Việc mở rộng hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội tốt cho tăng trưởng, khơi thông được những nguồn lực mới mà Việt Nam đang thiếu như vốn, kỹ thuật - công nghệ, khoa học quản lý….Mở rộng quan hệ với các nước và hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp Việt Nam hiểu rõ hơn những mô hình ASXH của các nước phát triển. Đó là những kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam, một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, cần học hỏi để xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cho chính mình.

Thứ ba, Việt Nam đang chuyển đổi mô hình TTKT từ chiều rộng sang chiều sâu, nhấn mạnh tính hiệu quả, sáng tạo và công bằng xã hội. Việc thực hiện mô hình phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN bản thân nó đã hàm ý là phải chú trọng đến vấn đề công bằng xã hội mà việc thực hiện nó chủ yếu thông qua hệ thống hay mạng lưới ASXH.

Thứ tư, như phần tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ASXH và TTKT tuy đã có nhiều, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về đảm bảo ASXH gắn với TTKT. Thêm vào đó, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, tuy có nhiều cơ hội cho phát triển, song cũng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức về đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và chú trọng đến năng lực cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng. Nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong

lĩnh vực này chưa có những luận giải xác đáng, vì vậy các chính sách để thực hiện đảm bảo ASXH gắn kết với TTKT còn nhiều bất cập. Luận án này là một nghiên cứu mang tính cập nhật so với các nghiên cứu từ trước đến nay về một vấn đề mới, phức tạp và còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất về lý luận và giải quyết những vấn đề đặt ra trong

thực tiễn. Nhận thứ c rõ những vấn đề trên, Nghiên cứu sinh đã lưa

chon

chủ đề "Đảm

bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình.

Nghiên cứu của Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu là:


- Mối quan hệ qua lại giữa đảm bảo ASXH và TTKT, sự đảm bảo ASXH gắn với TTKT là như thế nào?

- Các tiêu chí nào cần được sử dụng để đánh giá đảm bảo ASXH gắn với TTKT?


nào?

- Thực trạng của viêc

đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Viêṭ Nam như thế

- Làm thế nào để thực hiện tốt việc gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT? cần phải có các quan điểm và giải pháp gì để có thể thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT?

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu để trả lời các vấn đề trên thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Thông qua luận án này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo ASXH gắn với TTKT ở Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện mô hình KTTT định hướng Xã hội chủ nghĩa.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở xem xét những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc gắn kết giữa

đảm bảo ASXH và TTKT, luận án đề xuất các giải pháp nhằm thưc gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ

hiên

tốt hơn sư

- Tổng quan và làm rõ hơn vấn đề lý luận của sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH và TTKT.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ASXH gắn với TTKT và rút ra những bài học cho Việt Nam.

- Phân tích thực trạng của việc gắn kết giữa ASXH với TTKT ở Việt Nam,

tìm ra những bất câp

hiên

nay và những nguyên nhân .

- Đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH với TTKT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH là chủ yếu nhưng được đặt trong điều kiện TTKT, mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với TTKT.

3.2. Phạm vi

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung của Luận án được giới hạn trong vấn đề đảm bảo ASXH là trọng tâm nhưng được đặt trong điều kiện, mối quan hệ gắn kết với TTKT trên một số khía cạnh cơ bản là: phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án sẽ tâp

trung xem xét từ năm 2000

đến năm 2014 vì các số liệu được cập nhật, trong giai đoạn này đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về TTKT cũng như đảm bảo ASXH, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều

chủ trương, chính sách quan trọng góp phần đảm bảo ASXH. Tuy nhiên trong môt sô

trường hơp

thì diên

xem xét có thể đươc

̉ rôṇ g để phuc

vu ̣muc

tiêu nghiên c.ứ u

- Phạm vi về không gian nghiên cứu : Luận án sẽ tập trung nghiên cứ u đảm bảo ASXH gắn với TTKT trên phạm vi đất nước Việt Nam.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

- Đảm bảo ASXH gắn với TTKT liên quan rất chặt chẽ đến phát triển con người và phát triển bền vững mà trong đó vấn đề rất quan trọng là đảm bảo an ninh con người trong phát triển. Do đó, nghiên cứu này, xét từ góc độ phát triển, tiếp cận quan điểm an ninh Con người (Human Security) như là một kiểu (dạng) của an ninh phi truyền thống, cụ thể:

+ Tiếp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH trong mối quan hệ với phát triển, đặt trong điều kiện TTKT hướng vào phát triển con người, trong khung cảnh phát triển nền KTTT và hội nhập quốc tế.

+ Tiếp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trên cơ sở đảm bảo quyền con người, trong đó mọi công dân có quyền được đảm bảo ASXH phù hợp với khả năng của nền kinh tế do kết quả TTKT đem lại.

+ Tiệp cận nghiên cứu đảm bảo ASXH gắn với TTKT trong tổng thể chính sách xã hội, nhất là vấn đề việc làm, giảm nghèo, BHXH, TGXH và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản ...nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế tác hại tiêu cực của rủi ro xã hội cho mọi người dân.

- Nghiên cứu này còn được thực hiện với cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành, tiếp cận vĩ mô (từ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước), tiếp cận vi mô (từ nhu cầu đảm bảo ASXH của các nhóm xã hội, nhất là nhóm người nghèo, yếu thế, dễ bị tổn thương), tiếp cận quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển, cụ thể:

+ Chú trọng tiếp cận nghiên cứu trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đảm bảo ASXH gắn với TTKT;

+ Tiếp cận nghiên cứu lý luận và thực tiễn Việt Nam về đảm bảo ASXH gắn với TTKT dưới góc độ Chính trị học làm trục chính, đồng thời chú ý đến khía cạnh Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Xã hội học và Văn hoá ....

+ Tiếp cận hệ thống, đi từ các khái niệm và các vấn đề cơ sở lý luận cho đến rà soát chính sách và phân tích thực trạng, tìm điểm mạnh, điểm yếu, làm rõ bản chất của các hiện tượng và nguyên nhân để trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp chính sách.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận được sử dụng nghiên cứu ASXH gắn với TTKT là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng các quy luật khách quan, kết hợp với vai trò trách nhiệm của nhà nước, coi trọng tổng kết thực tiễn, thực chứng...

- Trong quá trình thực hiện các nội dụng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: phân tích, tổng hợp, nhất là phương pháp phân tích số liệu thống kê hiện có trong việc xem xét, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH gắn với TTKT của Việt Nam và đánh giá các mặt được và chưa được của mối quan hệ này, tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế.

- Luận án cũng sử dụng các tư liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo khoa học và nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực ASXH và TTKT, các báo cáo của các bộ, ban,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023