Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Về Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự

Kết luận chương 2


Chương 2 chủ yếu tập trung phân tích nội dung các quy định hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đó là các quy định về: Người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; nội dung và hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự; thủ tục ủy quyền trong tố tụng dân sự; thời hạn ủy quyền trong tố tụng dân sự và các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Trong quá trình phân tích các nội dung của quy định pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, chương 2 luận văn có trích dẫn và phân tích một số quy định của pháp luật trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, với mục đích làm rõ các vấn đề lý luận về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự đã được đề cập trước đó tại chương 1 của luận văn; đồng thời chỉ ra được những quy định nào còn chưa phù hợp thực tế cuộc sống, làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và đưa ra giải pháp kiến nghị hoàn thiện ở chương 2.

Chương 3‌

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

3.1.1. Về quyền ký đơn khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể hoàn toàn bình đẳng về địa vị pháp lý, có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Khi xảy ra tranh chấp thì họ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Quyền này được ghi nhận tại Điều 161 BLTTDS 2004 “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm, hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Người đại diện hợp pháp ở đây bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Việc tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

“Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 9

tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó” [21].

Theo hướng dẫn nói trên của TANDTC thì người đại diện hợp pháp của cá nhân được quyền ký đơn khởi kiện chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật. Còn người đại diện hợp pháp của pháp nhân được ký đơn khởi kiện có bao gồm người đại diện theo ủy quyền hay không thì TANDTC có Công văn hướng dẫn như sau:

1. Về người đại diện hợp pháp của pháp nhân

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật dân sự và Điều 73 Bộ luật tố tụng

dân sự thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật dân sự về đại diện.

2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án

Đối với trường hợp này trong đơn khởi kiện tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của pháp nhân, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Ví dụ: Tên, địa chỉ của người khởi kiện: Tổng công ty xây dựng H, có trụ sở tại số 15, phố X, quận M, thành phố N; người đại diện cho Tổng công ty xây dựng H: ông Nguyễn Bá Nam – Tổng Giám đốc (là người đại diện theo pháp luật).

Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân; ghi chức vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và đóng dấu của pháp nhân.

Ví dụ:

Người khởi kiện

Tổng công ty xây dựng H Tổng Giám đốc

(Chữ ký)

Nguyễn Bá Nam

3. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án

Đối với trường hợp này trong đơn khởi kiện tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của pháp nhân, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.

Ví dụ: Tên, địa chỉ của người khởi kiện: Công ty TM và DV Hoàng Anh, có trụ sở tại số 33, đường X, thị xã H, tỉnh Q; người đại diện cho Công ty TM và DV Hoàng Anh: bà Lệ Thanh, Trưởng phòng Phòng kinh doanh của Công ty là người đại diện theo ủy quyền theo văn bản ủy quyền số (nếu có) ngày 15/3/2007 của Giám đốc Công ty TM & DV Hoàng Anh.

Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân; ghi dòng chữ: “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên; ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của pháp nhân.

Ví dụ:

Người khởi kiện

Công ty TM và DV Hoàng Anh Người đại diện theo ủy quyền (Chữ ký)

Lệ Thanh

4. Trường hợp Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án về tranh chấp phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện

Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật dân sự và Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì đối với trường hợp này trong đơn khởi kiện tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của pháp nhân, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.

Ví dụ: Tên, địa chỉ của người khởi kiện: Ngân hàng MXY Việt Nam, có trụ sở tại số 45, phố L, quận H, thành phố Hà Nội; người đại diện cho Ngân hàng MXY: ông Trương Thanh Ba – Giám đốc chi nhánh ngân hàng MXY tỉnh Q là người đại diện theo ủy quyền theo văn bản ủy quyền (hoặc quyết định đặt chi nhánh) số 72/NH-MXY ngày 17/3/2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng MXY.

Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân; ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.

Ví dụ:

Người khởi kiện

Ngân hàng MXY Việt Nam

Giám đốc chi nhánh Ngân hàng MXY tỉnh Q (Chữ ký)

Trương Thanh Ba

Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp này có thể đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân” [18].

Theo các văn bản hướng dẫn trên của TANDTC thì rõ ràng đã có sự phân biệt giữa người đại diện theo ủy quyền của cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân trong việc ký đơn khởi kiện. Nếu người đại diện theo ủy quyền của đương sự là cá nhân không được ký đơn khởi kiện, thì trái lại người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân lại được quyền ký đơn khởi kiện. Ngoài ra với quy định tại khoản 4 Điều 57 BLTTDS thì đương sự đã ủy quyền toàn bộ kể cả việc ký đơn khởi kiện, nhưng lại quy định chỉ người khởi

kiện mới được ký vào đơn khởi kiện. Như vậy, quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự quyền quyết định, tự thỏa thuận và tự định đoạt của đương sự. Không có quy định nào cầm vấn đề này, thực tế người khởi kiện có những lý do nhất định không thể thực hiện những hành vi tố tụng nên mới ủy quyền, nhưng hướng dẫn của TANDTC lại yêu cầu ký vào đơn khởi kiện là gây khó khăn cho họ [3].

Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP không chấp nhận người đại diện theo ủy quyền ký đơn khởi kiện; trong khi đó tại tiểu mục 1.4, mục 1 Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC lại quy định cho phép người đại diện theo ủy quyền được quyền kháng cáo, cho dù tại cấp sơ thẩm người đại diện theo ủy quyền có tham gia tố tụng hay không “Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm”. Đây là hai hướng dẫn không nhất quán của TANDTC.

Trong thực tế có nhiều trường hợp người khởi kiện vừa ở xa vừa không nắm rõ những quy định của pháp luật nên khi họ muốn khởi kiện thì rất khó khăn, thời hiệu khởi kiện lại gần hết, ví dụ người Việt nam định cư ở nước ngoài về nước khởi kiện chia di sản thừa kế nhà đất của bố mẹ để lại nhưng đã bị người khác đứng tên chủ sở hữu. Trong các trường hợp đó, vì lý do thời gian và khoảng cách địa lý nên họ đều ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, kể cả ở giai đoạn tiền tố tụng là hòa giải tại UBND cấp xã. Văn bản ủy quyền ghi rõ “Bên được ủy quyền được quyền nhân danh và thay mặt Bên ủy quyền làm đơn khởi kiện và tham gia tố tụng từ khi Tòa sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng. Mọi ý kiến, chữ ký của bên được ủy quyền đều có giá trị pháp lý như ý kiến, chữ ký của bên ủy quyền”. Sau khi hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì lúc này bên ủy

quyền cũng đã về nước, người được ủy quyền làm đơn khởi kiện và ký vào đơn khởi kiện. Về việc này có 2 quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải trực tiếp ký đơn mà không được thông qua người đại diện theo ủy quyền mặc dù có hợp đồng ủy quyền hợp pháp với phạm vi ủy quyền bao gồm cả ủy quyền khởi kiện. Đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung vụ việc và những yêu cầu của người khởi kiện đối với Tòa án, do đó, người khởi kiện là cá nhân phải trực tiếp ký tên vào đơn khởi kiện, nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu ở phần cuối đơn. Đây là điều kiện bắt buộc về mặt hình thức của đơn khởi kiện mà điểm 1 khoản 2 Điều 164 BLTTDS 2004 quy định.

Quan điểm thứ hai: Khi tồn tại hợp đồng ủy quyền hợp pháp, ý chí của người ủy quyền đã thể hiện rõ trong nội dung và phạm vi ủy quyền. Vì vậy, không nhất thiết buộc người khởi kiện phải trực tiếp viết và ký vào đơn mà căn cứ theo hợp đồng ủy quyền được xác lập giữa người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền hoàn toàn có quyền viết và ký đơn khởi kiện.

Quy định người khởi kiện phải ký hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện còn có thể gây khó khăn cho những người như không nhìn thấy được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ được v.v… nhưng họ cũng không thể ủy quyền cho người khác thay mình làm việc này. Khắc phục những hạn chế này, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 quy định tại Điều 164 như sau: “Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023