Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Trạng, Yêu Cầu Và Các Giải Pháp Tăng Cường Vai Trò Của Hội Thẩm Nhân Dân Trong Tố Tụng Hình Sự

các quan điểm, tư tưởng tiêu biểu và các điều kiện kinh tế - xã hội gắn liền với bối cảnh lịch sử, cũng như cách thức tổ chức, hoạt động xét xử ở một số quốc gia ở phương Đông thời cổ đại. Nội dung cuốn sách cũng chỉ ra những nét cơ bản về các cơ sở, sự tác động, ảnh hưởng và hoạt động xét xử trong lịch sử ở Việt Nam.

Cuốn sách “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” do GS. TS Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), được Nxb Tư pháp xuất bản năm 2004, đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về tổ chức, hoạt động tư pháp và vai trò của người dân trong nhà nước pháp quyền. Trong đó, tác giả không chỉ nêu lên những đặc điểm của các mô hình tư pháp trong nhà nước pháp quyền, mà còn nêu ra các dấu hiệu, sự hình thành, mối quan hệ trong tổ chức, hoạt động của chính quyền, hệ thống tư pháp mà các quốc gia áp dụng thực hiện khi xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trong cuốn sách “Nhận diện nhà nước pháp quyền” của Trần Quyết Thắng do Nxb Đà Nẵng phát hành năm 2017, dựa trên cơ sở những khảo cứu về nhà nước pháp quyền đã liệt kê các dấu hiệu nhằm nhận diện một nhà nước pháp quyền hiện đại. Cuốn sách có phần nêu rò vai trò của người dân trong tổ chức, hoạt động tư pháp và quản lý nhà nước của nhà nước pháp quyền.

Ở cuốn sách “Độc lập xét xử trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của TS Lưu Tiến Dũng do Nxb Tư pháp xuất bản năm 2012, tác giả đã phân tích các cơ sở khoa học của nguyên tắc độc lập xét xử cũng như các khía cạnh liên quan đến độc lập xét xử và đưa ra 13 yếu tố cơ bản bảo đảm độc lập xét xử, trong đó có 7 yếu tố có vai trò quan trọng thuộc về thẩm phán, bồi thẩm, HTND.

Luận án tiến sĩ luật học về đề tài “Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội năm 2013 của Nguyễn Hải Ninh đề cập đến cội nguồn và quá trình hình thành của tư tưởng độc lập xét xử, đồng thời chỉ ra các yếu tố quan trọng về lý luận, thực tiễn nhằm bảo đảm về độc lập xét xử. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách tư pháp, luận án còn phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao về đảm bảo độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách “Quy trình lập hiến trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của TS. Nguyễn Quang Minh do Nxb Tư pháp phát hành năm 2013 cung

cấp những kiến thức cơ bản về lý luận quy trình lập pháp, quá trình hình thành và thực hiện quy trình lập hiến ở Việt Nam.

Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư pháp” do Tạp chí Dân chủ và pháp luật tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2010, gồm nhiều bài viết có giá trị của các nhà khoa học, quản lý rất đáng chú ý như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền tư pháp nhân dân và các cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam” của TS Uông Chu Lưu; “Công lý và pháp lý dưới lá cờ “chí công vô tư” của Hồ Chủ tịch” của tác giả Vũ Đình Hòe. Các bài viết đã nêu bật quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về hoạt động tư pháp; vai trò của người dân trong quản lý, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động xét xử; cung cấp nhiều thông tin bổ ích về quá trình ra đời, hoạt động tư pháp, xét xử ở Việt Nam, nhất là sự thay đổi trong nhận thức, quan điểm vai trò đại diện của người dân trong xét xử từ năm 1950. Các bài viết trong cuốn sách này cùng với “Tập bài viết của Thứ trưởng Trần Công Tường về công tác tư pháp năm 1950” [89] đã làm rò về việc chính thức gọi tên tòa án nhân dân, “phụ thẩm nhân dân” được đổi là “hội thẩm nhân dân” với những quy định thể hiện rò hơn về thẩm quyền, vai trò của HTND trong xét xử hình sự.

Cùng với đó là các công trình khoa học, các bài báo, như: Bài viết “Bàn về vai trò của chế định HTND ở nước ta hiện nay” của Ths Cao Việt Thắng đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2011, lưu ý về sự giao thoa và tiếp nhận văn hóa pháp lý Trung Quốc, đồng thời nhận định pháp luật chưa phải là quy tắc cao nhất để phán xét đối với các hành vi của xã hội. Do đó, sự tham gia của HTND vào hoạt động xét xử góp phần đưa tiếng nói từ phía người dân, từ phía xã hội giúp cho các phán xét “thấu tình, đạt lý”. Các bài viết “Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp” của tác giả Trương Hòa Bình đăng trên Tạp chí TAND số 16/2016, “Chế định HTND: Tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp” của tác giả Trần Minh Giang đăng trên báo Công lý năm 2014, “Sự hình thành và phát triển của chế định hội thẩm ở Việt Nam” của Lê Thu Hương đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học pháp lý số 1/1999, đã khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của chế định hội thẩm ở Việt Nam. Cùng với đó, Luận văn thạc sĩ “HTND trong pháp luật TTHS Việt Nam và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Hoàng Trí Lý bảo

vệ tại Đại học Quốc gia năm 2015; bài viết “Đổi mới TAND theo định hướng cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Hà Thanh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2009;… đã nêu ra vấn đề hội thẩm tham gia xét xử - một chế định pháp luật thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc trong hoạt động tư pháp, khẳng định chế định HTND trong hệ thống pháp luật của nước ta nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp thực hiện quyền tư pháp; giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dù xuất phát ở các góc nhìn khác nhau, nhưng về cơ bản các nhà nghiên cứu đều cho rằng sự tham gia của đại diện nhân dân trong TTHS là biểu hiện của dân chủ, nhân đạo, công bằng, bảo vệ quyền con người của tư pháp (xét xử) và là một trong những giá trị quan trọng của xã hội dân chủ. Các công trình này chủ yếu đề cập đến chế định HTND nói chung, gợi mở ở các góc độ khác nhau về quá trình hình thành, vai trò đại diện của nhân dân trong xét xử dù còn ít đề cập về HTND trong TTHS một cách cụ thể.

Một số lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu đã được công bố đề cập đến các quy định của pháp luật Việt Nam và các nước về đại diện nhân dân trong TTHS, trong đó có thể kể đến như:

Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay - 3

Cuốn sách “Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử (quyển I - tập III)” (cùng một số tác phẩm khác) của GS Vũ Văn Mẫu xuất bản ở Sài Gòn năm 1974 là một trong những tài liệu rất có giá trị nói về sự hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam. Từ đó cho thấy những nét đặc trưng, độc đáo trong việc xây dựng, thực thi luật pháp, nhất là về luật hình của các triều đại phong kiến và dưới thời Pháp thuộc. Liên quan đến hoạt động tố tụng ở Việt Nam dưới triều Nguyễn còn có cuốn sách “Định chế pháp luật và tố tụng triều Nguyễn (1802-1885)” của Tiến sĩ sử học Huỳnh Công Bá do Nxb Thuận Hóa phát hành năm 2017 giới thiệu về các quy định, hoạt động tố tụng nói chung, kể từ khi triều đại này ra đời vào năm 1802 đến năm 1885.

Cuốn sách “Án lệ vựng tập (1948-1967)” của Trần Đại Khâm do Nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài Gòn năm 1969 đã tập hợp những án lệ tiêu biểu thuộc các lĩnh vực khác nhau của các tòa án Nam triều, tòa án của thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn. Nội dung cuốn sách cho thấy những nét cơ bản về hoạt động TTHS và vai

trò của phụ thẩm, hội thẩm dưới thời Pháp thuộc và trong chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. Vai trò, lịch sử phát triển của cơ chế đại diện nhân dân tham gia xét xử ở Việt Nam cũng được nêu ra trong cuốn “Sơ thảo lịch sử nhà nước pháp quyền Việt Nam” (tập 1) của tác giả Đinh Gia Trinh do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1968; “Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nxb Công an nhân dân in năm 2007.

Trong các tác phẩm này, các tác giả đã phân tích khá chi tiết lịch sử quy định của pháp luật, hoạt động tố tụng hình sự với sự tham gia của đại diện nhân dân ở nước ta trong thời kỳ phong kiến, dưới thời Pháp thuộc và của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. Bên cạnh đó, các công trình, bài báo cũng đã nêu ra một số vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quy định, áp dụng thực hiện chế định HTND hiện nay cũng như sự tác động và yêu cầu đặt ra của chế định này theo định hướng cải cách tư pháp.

Vấn đề đại diện nhân dân trong các mô hình TTHS trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam được đề cập trong một loạt công trình nghiên cứu ở trong nước, trong đó có thể kể đến cuốn “Chính sách pháp luật” của GS. TS Vò Khánh Vinh do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2020. Cuốn sách đề cập đến các nội dung như lịch sử nghiên cứu, những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến chính sách pháp luật trên thế giới và Việt Nam. Riêng đối với hoạt động TTHS, cuốn sách không chỉ chỉ ra chính sách xét xử mà còn cung cấp nhiều thông tin cô đọng về mô hình TTHS của các nước có sự tham gia của đại diện nhân dân trong TTHS. Cuốn sách “Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới” do Nxb Hồng Đức ấn hành năm 2012, gồm nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài giới thiệu khá nhiều nội dung liên quan đến việc tổ chức, hoạt động của bồi thẩm, hội thẩm trong TTHS ở các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cuốn sách “Tính độc lập của tòa án – nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam” của TS Tô Văn Hòa do Nxb Lao động phát hành năm 2007, đã phân tích, đánh giá về đặc trưng của hoạt động xét xử ở góc độ lý luận và thực tiễn của Đức, Mỹ, Pháp và tại Việt Nam, qua đó đưa ra các kiến nghị trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Cùng với đó là các bài viết: “Tố tụng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở

Việt Nam, Hoa Kỳ và một số kiến nghị đối với Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)” của tác giả Phạm Quang Huy đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp năm 2015; bài viết “Bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong tố tụng hình sự hiện nay ở các nước trên thế giới” của tác giả Liêu Chí Trung đăng trên Tạp chí Nghề luật, số 10/2020. Các công trình này cung cấp nhiều thông tin có giá trị về mô hình TTHS của các nước, đồng thời có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn để phân tích, so sánh và có định hướng để nêu lên những đề xuất, kiến nghị.

1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng, yêu cầu và các giải pháp tăng cường vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự

Trong nhóm các công trình này, trước hết cần kể đến cuốn sách “Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính” do GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2014. Cuốn sách chỉ ra những yêu cầu, sự cần thiết và những giải pháp cơ bản về cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam, trong đó đã đề cập đến thực trạng hạn chế, yếu kém của công tác tư pháp, xét xử hiện tại cần khắc phục.

Luận án tiến sĩ luật học “Nghiên cứu so sánh cải cách tòa án ở Trung Quốc và Việt Nam” của Trương Thị Thu Trang tại Học viện Khoa học xã hội năm 2016 đã phân tích, so sánh, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách tòa án ở Trung Quốc và Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động tòa án tại Việt Nam.

Đề tài khoa học cấp cơ sở của TAND tối cao “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hội thẩm TAND, giải pháp và kiến nghị” do Chu Xuân Minh làm Chủ nhiệm năm 2014 đã khái quát và cung cấp nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn quá trình ra đời, phát triển của chế định HTND ở Việt Nam. Đề tài cũng chỉ ra thực trạng và kiến nghị về một số giải pháp quản lý HTND trong điều kiện hiện nay.

Tiếp đến, cần phải kể đến cuốn sách “Tư pháp trong nhà nước pháp quyền và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do GS.TSKH Lê Cảm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên và được Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2014. Đúng như tên gọi, cuốn sách góp phần chỉ ra những vấn đề cơ bản của hoạt động tư pháp trong nhà nước pháp quyền, đồng thời đưa ra các định hướng, yêu cầu cải cách của ngành tư pháp, xét xử ở Việt Nam.

Cuốn sách có tên gọi “Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên được Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2002, đã chỉ ra thực trạng, những yêu cầu đặt ra và việc nghiên cứu, triển khai cải cách hệ thống tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Các khuyến nghị cùng những yêu cầu mới nêu lên trong cuốn sách đến nay một phần đã được chỉnh sửa, bổ sung trong quy định và áp dụng thực hiện, như vấn đề bảo vệ quyền con người, vị trí, vai trò của tòa án trong hệ thống tư pháp,… Dẫu vậy, một số hạn chế hay sự gợi mở liên quan đến việc hoàn thiện mô hình TTHS, tính độc lập trong xét xử vẫn đang tiếp tục cần được nghiên cứu, cập nhật, bổ sung.

Bên cạnh đó, còn có một loạt công trình, bài báo khoa học đáng lưu ý đã được công bố, chẳng hạn: Bài viết “Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2009; bài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trương Hòa Bình đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3/2009; bài “Cải cách tư pháp ở Việt Nam: Một số vướng mắc cần tháo gỡ” của Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2006; bài “Đổi mới mô hình tổ chức TAND đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Ths Nguyễn Hữu Chính đăng trên Tạp chí Tòa án, số 22/2012; bài “Nguyên tắc xét xử của TAND có HTND tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán: Thực tiễn và những bất cập” của tác giả Trần Kỳ đăng trên Tạp chí Tòa án năm 2014; bài “Thấy gì qua những vụ án oan?” của tác giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 1+2/2015; … Các công trình, bài báo này đã chỉ ra thực trạng của việc quy định và áp dụng chế định HTND hiện nay ở nước ta cũng như những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo các nguyên tắc xét xử nói chung, đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò xét xử của tòa án.

Yêu cầu và giải pháp tăng cường vai trò, năng lực của HTND trong xét xử cũng được đề cập trong các công trình, như: Đề tài cấp bộ “Đổi mới chế định hội thẩm trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Văn Sản làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2009; Đề tài khoa học cấp cơ sở “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng dự án pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND (sửa đổi)” của TAND tối cao 2002, do Trần Văn Tú thực hiện; bài “Hiệu quả của công

tác xét xử nhìn từ khía cạnh hoạt động và tiêu chuẩn của hội thẩm” của Chu Hải Thanh đăng trên Thông tin Khoa học pháp lý, số 1/1999; bài “Đổi mới chế định hội thẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án” của tác giả Nguyễn Tất Viễn đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1/2000; bài “Mấy ý kiến về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội thẩm” của Hoàng Hùng Hải đăng trên Tạp chí TAND, số 6/2005; bài “Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho HTND – thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Quang Lộc đăng trên Tạp chí TAND, số 8/2006; bài “Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp” của tác giả Trương Hòa Bình đăng trên Tạp chí TAND số 16/ 2016; bài “Chế định về hội thẩm, vai trò của hội thẩm khi tham gia xét xử - Một số kiến nghị hoàn thiện” của Lê Văn Sua đăng trên Tạp chí Tòa án năm 2015. Đáng chú ý mới đây là bài viết Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia hoạt động xét xử tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới” của PGS. TS Nguyễn Hòa Bình đăng trên Tạp chí Cộng sản ở tháng 11/2021 [4]. Bài viết đã cung cấp các số liệu, nêu ra về những thông tin, quan điểm và gợi mở một số định hướng, giải pháp về tổ chức, hoạt động của HTND trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.

Đặc biệt, để có cơ sở thực tế và khoa học trong việc phân tích, đánh giá và đề ra các giải pháp phù hợp, trong tháng 5/2020, tác giả còn tiến hành một cuộc khảo sát về HTND trong TTHS hiện nay đối với 100 người là những người có trình độ, quan tâm đến hoạt động tư pháp hiện nay. Đây là những ý kiến, quan điểm bổ ích, thiết thực liên quan đến thực trạng HTND trong TTHS hiện nay ở Việt Nam [113].

Những công trình, bài báo khoa học, ở các mức độ và góc độ quan tâm khác nhau đều chỉ ra và cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của tòa án và hoạt động xét xử. Hầu hết các công trình đã đặt ra vấn đề ở tầm vĩ mô hoặc chỉ ra thực trạng cùng các giải pháp thuyết phục, cụ thể, nhưng chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về HTND trong TTHS. Dẫu vậy, nhưng đây là những cơ sở, sự tham khảo hết sức quý giá gợi mở cho việc chỉ ra những yêu cầu, giải pháp mang tính đặc trưng của HTND trong TTHS hiện nay được đúng hướng, phù hợp hơn.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về địa vị pháp lý, vai trò đại diện của người dân trong tố tụng hình sự

Trong đó có thể kể đến: “The U. N. Basic Principles on Judicial Independence” (Các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về độc lập xét xử của ngành tòa án) thông qua vào tháng 9/1985 tại Milan, Italia; “Beijing Statement of Principles of the Independence of the LAWASIA region” (Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập xét xử ở khu vực LAWASIA), thông qua tháng 8/1995, sau đó được sửa vào năm 1997 tại Manila, Philippin với việc mở rộng hơn, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến độc lập của thiết chế tòa án, và các tài liệu của Liên hợp quốc được gọi là Nguyên tắc Bangalore về ứng xử của cơ quan tòa án (2002) với phần bình luận về những nguyên tắc này (2007). “The Use of Analogy in Legal Argument” (Việc sử dụng phép tương tự trong lập luận pháp lý) của Lloyd L. Weinreb, Legal Reason, do đại học Cambridge ấn hành năm 2005. Các tài liệu này đã nêu lên quan điểm về độc lập xét xử cũng như các dấu hiệu, sự cần thiết, các nguyên tắc và vai trò đại diện của người dân thể hiện trong các phán quyết độc lập của tòa án.

Cuốn sách “Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới” do Chương trình đối tác tư pháp (JPP) thực hiện và được Nxb Hồng Đức xuất bản năm 2012, bao gồm những nghiên cứu do các chuyên gia nước ngoài viết về mô hình tổ chức, hoạt động TTHS điển hình tại một số nước. Trong đó, đáng chú ý như: “Mô hình tố tụng hình sự của Nhật Bản”, “Mô hình tố tụng hình sự của Hàn Quốc” của GS. Byung-Sun Cho; “Mô hình TTHS của Trung Quốc” của GS Liling Yue; “Mô hình tố tụng hình sự của CHLB Nga” của GS. Wiliam Burham; “Mô hình tố tụng hình sự của Liên bang Hoa Kỳ” của GS. Richard S.Shine; “Mô hình tố tụng hình sự

của Cộng hòa Pháp” của Jean-Philippe Ravaud;... Bên cạnh đó, còn có cuốn 我 国

人民陪审制的历史沿革与改革背景 (Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển chế định hội thẩm nhân dân của Trung Quốc) của 周媛媛 (Zhou Yuanyuan) do Nxb Nhà nước pháp quyền và xã hội in năm 2015; bài viết “The People’s Assessors in China’s Legal System: Current Legal Structure for their Duty and its Justification” (Hội thẩm nhân dân trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc: Cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022