Các Quy Định Về Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự

rằng việc ủy quyền như vậy là ủy quyền gián tiếp, vì phải thông qua ý chí của một thể nhân khác là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (mà người này thực chất là đại diện theo ủy quyền của các thành viên pháp nhân thông qua Điều lệ). Quan hệ ủy quyền này không phải phát sinh giữa người ký văn bản ủy quyền với người được ủy quyền, mà phát sinh giữa pháp nhân với người được ủy quyền sau này, vì thế người ký văn bản ủy quyền (ví dụ Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) không có tư cách là bên ủy quyền, mà chỉ có tư cách là người đại diện cho bên ủy quyền [23].

Về nguyên tắc, người đại diện theo ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp được người ủy quyền lúc đầu đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên trong tố tụng dân sự, Toà án có thể chấp nhận việc người đại diện theo uỷ quyền uỷ quyền lại cho người thứ ba nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức quy định rõ trong văn bản uỷ quyền tên và các thông tin cần thiết về người được nhận uỷ quyền lại trong trường hợp cần thiết. Ví dụ, văn bản uỷ quyền do giám đốc doanh nghiệp A ký, ủy quyền cho giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp tham gia tố tụng có quy định: “ông Trần Văn B – giám đốc chi nhánh của công ty được thay mặt tôi tham gia tố tụng tại Toà án ở cấp xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp vì lý do công việc không thể tham gia tố tụng, ông Trần Văn B có thể uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn C – Trưởng phòng kinh doanh, chi nhánh công ty TNHH .... tham gia tố tụng”. Ngoài quy định việc ủy quyền lại trong tố tụng dân sự phải được người ủy quyền ban đầu đồng ý bằng văn bản, thì hình thức của văn bản ủy quyền lại cũng cần phải phù hợp với hình thức của văn bản ủy quyền ban đầu, phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Vì bản chất của ủy quyền không làm thay đổi chủ thể trong giao dịch, từ quy định của Điều 586 BLDS có thể hiểu rằng ngay cả khi ủy quyền lại, bên ủy quyền ban đầu vẫn phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy

quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền, kể cả việc thực hiện thông qua con đường ủy quyền lại [8].

Trong các vụ án dân sự mà cơ quan quản lý nhà nước là một bên đương sự, ví dụ Ủy ban nhân dân trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại, có trường hợp phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản ủy quyền cho cấp dưới tham gia tố tụng nhưng vẫn được Tòa án chấp nhận. Dưới góc nhìn lý luận, một số quan điểm cho rằng không thể chấp nhận việc ủy quyền lại này, bởi vì Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới là người đại diện theo pháp luật của Ủy ban nhân dân, nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân không trực tiếp tham gia tố tụng được thì mới ủy quyền cho Phó Chủ tịch hoặc nhân viên dưới quyền khác. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng do có văn bản ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Nếu Chủ tịch ủy ban nhân dân phân công công việc cho các Phó chủ tịch chuyên trách thì họ cũng không được ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố tụng [6, tr.36]. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 126 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân…Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao…”. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên đây thì Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân thông qua Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc người đại diện được Chủ tịch nhân dân ủy quyền bằng văn bản. Đối với trường hợp Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng tại Tòa án liên quan đến lĩnh vực Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách, thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quyền tự mình tham gia tố tụng hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia tố tụng. Tòa án chấp nhận văn bản ủy quyền đó là hợp pháp [17].

2.1.2. Các quy định về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy điṇ h “Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố

tụng dân sự”. Như vây điều kiện về năng lực chủ thể của người đại diện theo

ủy quyền trong tố tụng dân sự cũng tương tự như điều kiện về năng lực chủ thể của người đại diện theo ủy quyền được quy định trong BLDS 2005. Tức là, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự phải có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ, trong môt

số trường hơp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

đăc

biêṭ người đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 6

trong tố tụng dân sự có thể là người từ đủ mười lăm tuổ i đến dưới mười tám tuổi. Điều 57 BLTTDS cũng đã quy định chi tiết về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự, do vậy người đại

diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự cũng phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Có ý kiến cho rằng các quy định này gần như đồng nhất phạm trù năng lực hành vi dân sự với phạm trù năng lực hành vi tố tụng dân sự, lấy điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự làm điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là chưa hợp lý, vì đây là các quan hệ pháp luật khác nhau, nội dung và yêu cầu khác nhau.

Ngoài quy định một người không được làm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự nếu người đó không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, Điều 75 BLTTDS quy định những người sau đây không được làm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự do tính chất, đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự:

- Nếu họ cùng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho

một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án;

- Cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

Trước đây Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã có Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự” hướng dẫn các Tòa án không chấp nhận những người thuộc một trong những trường hợp cụ thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện được đương sự ủy quyền:

- Không có quốc tịch Việt Nam, không cư trú ở Việt Nam, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác đối với đương sự là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài;

- Chưa đủ 18 tuổi;

- Bị bệnh tâm thần;

- Đã bị khởi tốt về hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án;

- Là cán bộ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

- Là người giám định, người phiên dịch, người làm chứng trong vụ án;

- Là người thân thích với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên đang tham gia giải quyết vụ án;

- Chuyên viên tư vấn pháp luật của các Văn phòng dịch vụ pháp lý (theo hướng dẫn tại Thông tư số 1119 QLTPK ngày 24-12-1987 và Công văn số 870/CV/DVPL ngày 26-10-1988 của Bộ Tư pháp).

Cơ quan, tổ chức không được tham gia tố tụng với một tư cách là người đại diện do đương sự ủy quyền.

Một người chỉ có thể tham gia tố tụng với một tư cách hoặc là người


đại diện do đương sự ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, chứ không được tham gia tố tụng cùng một lúc với hai tư cách vừa là người đại diện do đương sự ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

Đương sự là công dân, người đại diện của đương sự theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh có thể làm giấy ủy quyền cho Luật sư hoặc người thay mặt mình trong tố tụng. Đối với việc ly hôn, việc hủy kết hôn trái pháp luật, thì đương sự phải tự mình tham gia tố tụng, không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Đương sự có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình trong tố tụng. Người đại diện cho đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được ủy quyền. Mặc dù đương sự đã ủy quyền cho người đại diện nhưng đương sự vẫn có quyền tự mình tham gia tố tụng. Tòa án cũng có quyền triệu tập đương sự đích thân tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết [19].

Hướng dẫn trên của TANDTC ghi rõ cơ quan, tổ chức không thể là

người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Pháp nhân là một thực thể pháp lý, việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của pháp nhân thông qua hành vi của các cá nhân, mà cụ thể là người đại diện của pháp nhân. Thực tiễn cho thấy có trường hợp cá nhân, doanh nghiệp ủy quyền cho các tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật) đại diện cho mình trong các giao dịch dân sự và cả tham gia tố tụng, chẳng hạn ủy quyền đòi nợ và tham gia tố tụng tại Tòa án nếu việc đòi nợ không có kết quả v.v...Khi tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án, tổ chức hành nghề luật sư cử hoặc phân công một thành viên trong tổ chức của mình làm đại diện theo ủy quyền cho đương sự. Thực chất giao dịch được xác lập ở đây không phải là quan hệ ủy quyền thông qua Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền, mà là hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa các bên, tổ chức hành nghề luật sư không phải là người đại diện theo ủy

quyền của đương sự. Tòa án chỉ chấp nhận việc tham gia tố tụng của thành viên của tổ chức hành nghề luật sư với tư cách người đại diện theo ủy quyền, nếu có văn bản ủy quyền cụ thể của đương sự cho chính thành viên của tổ chức hành nghề luật sư đó; nếu tổ chức hành nghề luật sư có Giấy giới thiệu hoặc đề nghị Tòa án cho phép thành viên của tổ chức mình tham gia tố tụng dân sự với tư cách người đại diện theo ủy quyền thì Toà án không chấp nhận.

Theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 92 BLDS 2005 thì “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền”. Các pháp nhân có văn phòng đại diện, chi nhánh được thành lập theo đúng quy định (ví dụ hệ thống các ngân hàng, tổ chức bưu chính viễn thông…) thì khi có tranh chấp hoặc yêu cầu liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh thì pháp nhân có thể thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án thông qua hành vi của chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong trường hợp này văn phòng đại diện, chi nhánh vẫn phải nhân danh cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân để khởi kiện. Khoản 4 Điều 92 BLDS quy định: “Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn ủy quyền”. Các giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhân danh pháp nhân thì trách nhiệm pháp lý thuộc về pháp nhân. Pháp luật thừa nhận người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự, ở trường hợp này, người đứng đầu pháp nhân có thể uỷ quyền cho người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tham gia tố tụng dân sự tại cơ quan có thẩm quyền. Giám đốc chi nhánh và văn phòng đại diện chỉ là người

được ủy quyền và được ký vào đơn khởi kiện, đóng dấu chi nhánh, văn phòng đại diện với tư cách là người được ủy quyền [10].

Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án về tranh chấp phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện: Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật dân sự và Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì đối với trường hợp này, trong đơn khởi kiện tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của pháp nhân, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền. Ví dụ: Tên, địa chỉ của người khởi kiện: Ngân hàng MXY Việt Nam, có trụ sở tại số 45, phố L, quận H, thành phố Hà Nội; người đại diện cho Ngân hàng MXY: ông Trương Thanh Ba – Giám đốc chi nhánh ngân hàng MXY tỉnh Q là người đại diện theo ủy quyền theo văn bản ủy quyền (hoặc quyết định đặt chi nhánh) số 72/NH-MXY ngày 17/3/2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng MXY. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân; ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Ví dụ:

Người khởi kiện

Ngân hàng MXY Việt Nam

Giám đốc chi nhánh Ngân hàng MXY tỉnh Q (Chữ ký)

Trương Thanh Ba

Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp này có thể đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân [18].

Không phụ thuộc vào việc pháp nhân có chi nhánh hay không, đại diện theo pháp luật của pháp nhân đều có quyền uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự taị Tòa án . Ở đây, người được uỷ quyền có thể là Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, có thể là nhân viên dưới quyền khác như Trưởng phòng, cán bộ pháp chế v.v…. Ngoài ra, đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người bất kỳ ngoài pháp nhân, ví dụ luật sư không phải là người của pháp nhân nhưng có thể là người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân tham gia toàn bộ quá trình tố tụng.

2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy

quyền trong tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự, người đại diện theo ủy quyền có các quyền, nghĩa

vụ của đương sự tùy thuôc vào nội dung và thời hạn ủy quyền. Tùy theo đia vi

tố tụng của đương sự ủy quyền là nguyên đơn , bị đơn hay là người có quyền lơị , nghĩa vụ liên quan mà người đại diện theo ủy quyền của họ có c ác quyền và nghĩa vụ tố tụng tương ứ ng quy định taị các Điều 58, 59, 60 BLTTDS đã được sử a đổi bổ sung năm 2011. Đó là các quyền: Giữ nguyên, thay đổi, bổ

sung hoặc rút yêu cầu; cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án; đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá; được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; đề nghị Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; tự giải quyết với nhau về việc giải quyết vụ án, tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành; nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí