Các Phương Tiện Chứng Minh Trong Tố Tụng Dân Sự

phải chứng minh (khoản 3 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tuy không có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự như đương sự, nhưng các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nếu không thực hiện nghĩa vụ chứng minh thì sẽ dẫn đến sự bất lợi cho các đương sự.

Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự, trong Bộ luật Tố tụng dân sự không có quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ. Nhưng tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người đại diện của đương sự thay mặt tố tụng của đương sự nên quyền và nghĩa vụ của họ được hình thành trên cơ sở và nghĩa vụ của đương sự. Bởi vậy, nên người đại diện cho đương sự nào thì họ có nghĩa vụ chứng minh của đương sự đó. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định có quyền và nghĩa vụ thực hiện tốt các nghĩa vụ chứng minh đương sự họ đại diện. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi ủy quyền.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có quyền và nghĩa vụ chứng minh (khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự). Ngoài việc giúp đương sự về mặt pháp lý để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chứng minh bằng việc đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho các yêu cầu hoặc phản đối các yêu cầu là có cơ sở.

Tòa án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự không có nghĩa vụ chứng minh. Tuy vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, trong một số trường hợp, Tòa án vẫn phải chứng minh để làm rõ. Ví dụ, đối với trường hợp đương sự không thể thu thập được chứng cứ thì có thể yêu cầu Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ (khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tòa án thực hiện việc đánh giá, công bố công khai chứng cứ trước khi sử dụng (Điều 96, Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự). Mặt khác, Tòa án phải chỉ rõ cơ sở của quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy, việc chứng minh của Tòa án mang tính hỗ trợ cho việc chứng minh của đương sự và phục vụ cho việc giải quyết vụ việc đúng đắn của Tòa án.

Việc thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ chứng minh của một chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các chủ thể chứng minh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của họ.


1.2.3. Quá trình chứng minh


Chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Như hoạt động cung cấp, thu thập, xác định, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại Tòa án. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong quá trình tố tụng. Kết quả giải quyết vụ việc dân sự phụ thuộc phần lớn vào việc chứng minh; vì vậy, trong quá trình này đòi hỏi phải thận trọng, tỷ mỷ và có đủ thời gian để đạt kết quả tốt nhất.

Theo quy định tại Điều 165, 175 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ngay khi khởi kiện thụ lý vụ án, đương sự đã thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc nguyên đơn gửi kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; bị đơn, người có nghĩa vụ liên quan nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ kèm theo. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án (Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tại phiên tòa, các bên đương sự tham gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh luận của họ không hạn chế (Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự). Khi có kháng cáo, người kháng cáo phải gửi cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (khoản 3 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ và họ có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ. Khi áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải ra quyết định bằng văn bản, trừ việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng theo quy định của Điều 95, Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác; Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ; mọi chứng cứ phải được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp có liên quan

đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 3


1.2.4. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự


Trong Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 274 ghi: Đối tuợng, được hiểu: 1- Cái người ta nhằm tới để tìm hiểu, hành động. 2- Người đang tìm hiểu để kết hôn hoặc kết nạp vào tổ chức.

Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, tr. 328 ghi: Đối tượng là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ và hành động.

Trong tố tụng dân sự, đối tượng chứng minh là một vấn đề hết sức quan trọng, do đó khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải xác định được tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan, những tình tiết này là đối tượng chứng minh trong việc việc dân sự.

Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự, dùng nó làm cơ sở giải quyết vụ kiện dân sự.

Các quan hệ cần giải quyết trong các vụ việc dân sự rất đa dạng nên các tình tiết, sự kiện cần phải xác định trong các vụ việc dân sự cụ thể rất phong phú. Do vậy, trong quá trình giải quyết, việc xác định những tình tiết, sự kiện nào cần phải chứng minh. Để xác định được đối tượng chứng minh của mỗi vụ việc dân sự, Tòa án phải dựa vào yêu cầu hay phản đối của đương sự. Đương sự dựa vào tình tiết, sự kiện nào để có yêu cầu, hay phản đối yêu cầu. Nói tóm lại, đối tượng chứng minh bao gồm những tình tiết, sự kiện khẳng định của bên có yêu cầu và tình tiết, sự kiện có tính phủ định của bên phản lại yêu cầu liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

Để giải quyết đúng được các vụ việc dân sự theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối vói mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu cvủa mình là có căn cứ và hợp pháp. Bộ luật

Tố tụng dân sự quy định tại Điều 80 về những tình tiết, sự kiện có tính rõ ràng thì không phải chứng minh như: tình tiết sự kiện mọi người đều biết; những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản được công chứng, chứng thực hợp pháp. Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết thì không phải chứng minh. Tuy nhiên, tất cả các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh phải được Tòa án thừa nhận. Do đó, khi giải quyết các vụ việc dân sự, trách nhiệm của Tòa án phải xem xét từng tình tiết, sự kiện trong các trường hợp cụ thể và trên cơ sở yêu cầu phải công khai, minh bạch trong các hoạt động xét xử mà đồng ý, thừa nhận hay không về các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Ví dụ, sự thừa nhận của đương sự phía bên này đối với các chứng cứ mà đương sự phía bên kia có yêu cầu đưa ra xem như có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh đối với bên có yêu cầu. Một trong vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho đương sự bên kia thấy được sự tồn tại của tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để họ thừa nhận hay không thừa nhận; quyết thừa nhận còn là quyết tự định đoạt của đương sự.

1.2.5. Các phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự


Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr. 610, phương tiện được hiểu: "cái dùng để tiến hành công việc gì". Mỗi vụ việc dân sự đều có đối tượng chứng minh riêng. Việt sử dụng phương tiện chứng minh nào trong vụ việc dân sự là tùy thuộc vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của vụ việc dân sự cần giải quyết. Một số công cụ thường được thực hiện như lấy lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luện của cơ quan giám định... gọi là phương tiện chứng minh.

Phương tiện chứng minh là những công cụ được sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hoạt động chứng minh có quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những phương tiện chứng minh cụ thể để các chủ thể lấy đó làm công cụ chứng minh cho mình: Các tài liệu đọc được phải là bản chính, các tài liệu nghe được, nhìn được phải có văn

bản xác định xuất xứ; các vật chứng, lời khai của đương sự; người làm chứng phải được ghi lại dưới một hình thức nhất định theo luật định.

Trong một vụ việc dân sự cụ thể, các đương sự có thể dùng nhiều phương tiện chứng minh trong đó được làm rõ các sự kiện, tình tiết phải được xác định đúng, rõ ràng và cần thiết.

1.3. một số nét về lịch sử hình thành các quy định và chứng minh trong tố tụng dân sự việt nam

- Giai đoạn từ 1945 đến 1989


Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Thời kỳ đó chính quyền cách mạng còn non trẻ, nền tư pháp của nước ta bắt đầu hình thành, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật rất khó khăn, nhưng nhận thức được vai trò, ý nghĩa của pháp luật trong đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10-10-1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Sau khi Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta ra đời thì nguyên tắc cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân đã được chính thức ghi nhận tại chương II Hiến pháp 1946. Thời gian này, văn bản pháp luật tố tụng dân sự đã được ban hành; chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự đã được quy định trong một số văn bản luật. Tại Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14-7-1960 quy định: "Các Tòa án nhân dân là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự và dân sự trừng trị những kẻ phạm tội và giải quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân". Trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15-7-1960 có quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân; tại khoản g Điều 3 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích nhà nước và của nhân dân. Thông tư số 2386-NCPL ngày 19-12-1961 của Tòa án nhân dân tối cao quy định:

Trong bản án sơ thẩm dân sự phải chỉ ra: nguyên đơn yêu cầu được giải quyết những quyền lợi cụ thể gì và nêu ra những bằng chứng gì làm căn

cứ - ý kiến của bị đơn đối với lời thỉnh cầu của bên nguyên đơn: có chấp nhận hay là không lời thỉnh cầu ấy, hoặc chỉ chấp nhận đến mức độ nào thôi, dẫn những bằng chứng gì làm căn cứ cho ý kiến đó...

Đề án năm 1964 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng tổ chức các Tòa án địa phương quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của đương sự: "Trong các vụ kiện về dân sự, các bên đương sự có trách nhiệm chứng minh các yêu cầu của mình và đề xuất chứng cứ. Nếu các chứng cứ do các bên đương sự xuất trình chưa đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu họ xuất trình các chứng cứ bổ sung...".

Thông tư số 3-NCPL ngày 03-3-1966 của Tòa án nhân dân tối cao về trình tự giải quyết việc ly hôn thì căn cứ để Tòa án xét công nhân cho đôi vợ chồng được thuận tình ly hôn là sự tự nguyện thật sự ly hôn của cả đôi bên, vì họ không còn có thể sống chung với nhau được nữa và họ đã thỏa thuận với nhau hợp pháp về các vấn đề về con cái và tài sản. Đơn thuận tình ly hôn phải do cả hai vợ chồng ký.

Thông tư số 06/TĐ-TC ngày 25-2-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc điều tra trong tố tụng dân sự có quy định rõ hơn:

Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình...

Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ kiện về dân sự để bảo vệ những quyền lợi của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân, Tòa án nhân dân cũng phải yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân cung cấp những tài liệu căn cứ cần thiết...

Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là phải kiểm tra kỹ lưỡng những chứng cứ mà các đương sự đã đề xuất cần thiết để làm sáng tỏ sự thật.

Thông tư số 25-TATC ngày 20-11-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc hòa giải trong tố tụng dân sự nêu rõ: Tòa án nhân dân không hòa giải đối với việc thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt những trường hợp sau đây:

a)...

b) Nếu điều ta thấy một bên kiên quyết muốn ly hôn, còn bên kia thị không thực sự tự nguyên, nhưng do là tự ái, nông nổi, hoặc đã bị ép buộc mà thuận tình ly hôn, thì Tòa án nhân dân có thể:

- Hoặc coi là một việc thuận tình ly hôn chưa tự nguyên và sẽ ra quyết định bác đơn xin thuận tình ly hôn.

- Hoặc...


Trong bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tư số 96-NC/PL ngày 08-02-1977 của Tòa án nhân dân tối cao quy định: "Để bảo vệ những quyền lợi của mình các đương sự phải có nhiệm vụ đề xuất chứng cứ, nhưng Tòa án nhân dân không được phép chỉ dựa vào các lời khai của đương sự và những giấy tờ mà họ xuất trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọi biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ sự thật".

Ngày 29-11-1989, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Có thể xem đây là bước thay đổi, phát triển rõ nét của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định rõ về nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ: "Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tòa án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác".

Tại khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự xác định: "Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ,... phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án".

Khoản 3 điền 34 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ghi nhận: "Người khởi kiện phải làm đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình, của bị đơn và của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nội dung vụ việc, yêu cầu của mình và những tài liệu, lý lẽ chứng minh cho những yêu cầu đó".

Đối với người đại diện của đương sự tham gia tố tụng, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cũng quy định quyền và nghĩa vụ của họ tại khoản 2, 3 Điều 21:

Người chưa thành niên phải có người đại diện thay mặt trong tố tụng. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động, nhưng khi cần thiết Tòa án có thể triệu tập đại diện của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, người chưa thành niên chưa đủ 18 tuổi phải có người đại diện tham gia tố tụng, nhưng khi cần thiết Tòa hỏi thêm ý kiến của người chưa thành niên...

Khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ghi:


Nếu đương sự là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần không thể tham gia tố tụng được thì phải có người đại diện tham gia tố tụng.

Nếu không có ai đại diện cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người vắng mặt không có tin tực thì Tòa án cử một người thân thích của đương sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm người đại diện cho họ.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện được ủy quyền được quy định tại Điều 23 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: "Người đại diện được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được ủy quyền"; khoản 3 Điều 25 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án; giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ".

Tại Điều 29 ghi nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức xã hội: "Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải".

Khoản 3 Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định trường hợp Viện kiểm sát khởi kiện vì lợi ích chung: "Nếu Viện kiểm sát khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ cung cấp chứng cứ".

- Giai đoạn từ 1990 đến 2004

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí