Trung Quốc | Mức ý nghĩa | Indonesia | Mức ý nghĩa | Nhật Bản | Mức ý nghĩa | Hàn Quốc | Mức ý nghĩa | Malaysia | Mức ý nghĩa | |
Ngắn hạn | 53.24% | 1% | 6.55% | 1% | 12.23% | 1% | 32.27% | 1% | 13.59% | 1% |
Dài hạn | 57.11% | - | 10.86% | 1% | 13.79% | 1% | 53.23% | 1% | 21.01% | 1% |
R-squared | 0.517832 | 0.464938 | 0.493459 | 0.815661 | 0.354222 | |||||
D-Wstat | 2.088933 | 2.288591 | 2.173785 | 1.886445 | 2.127096 | |||||
Myanmar | Mức ý nghĩa | Philippin | Mức ý nghĩa | Singapore | Mức ý nghĩa | Thái Lan | Mức ý nghĩa | Việt Nam | Mức ý nghĩa | |
Ngắn hạn | 44.83% | 1% | 8.01% | 1% | 10.83% | 1% | 6.84% | 1% | 31.25% | 1% |
Dài hạn | 30.23% | 1% | 6.88% | 1% | 22.12% | 5% | 10.19% | 5% | 32.54% | - |
R-squared | 0.277235 | 0.15515 | 0.48369 | 0.316555 | 0.1754 | |||||
D-Wstat | 2.287043 | 2.022388 | 2.093168 | 2.159007 | 2.017426 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Tính Dừng - Kiểm Định Nghiệm Đơn Vị (Unit Root Tests)
- Kết Quả Kiểm Định Phương Sai Sai Số Thay Đổi Và Tự Tương Quan.
- Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 5
- Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 7
- Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua sự truyền dẫn của lãi xuất kết quả thực nghiệm trọng khối ASEAN +3 - 8
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Trung Quốc | Mức ý nghĩa | Indonesia | Mức ý nghĩa | Nhật Bản | Mức ý nghĩa | Hàn Quốc | Mức ý nghĩa | Malaysia | Mức ý nghĩa | |
Ngắn hạn | 83.35% | 1% | 18.21% | 1% | 2.29% | - | 66.61% | 1% | 119.70% | 1% |
Dài hạn | 96.17% | - | 104.52% | 1% | 2.58% | - | 108.36% | 1% | 74.71% | 1% |
R-squared | 0.642134 | 0.786634 | 0.028175 | 0.50703 | 0.755355 | |||||
D-Wstat | 1.752198 | 1.848768 | 1.787401 | 1.938743 | 2.436589 | |||||
Myanmar | Mức ý nghĩa | Philippin | Mức ý nghĩa | Singapore | Mức ý nghĩa | Thái Lan | Mức ý nghĩa | Việt Nam | Mức ý nghĩa | |
Ngắn hạn | 96.18% | 1% | 84.55% | 1% | 1.33% | - | 94.93% | 1% | 43.36% | 1% |
Dài hạn | 94.30% | - | 74.58% | - | 1.54% | - | 59.78% | 1% | 74.15% | 1% |
R-squared | 0.490616 | 0.072109 | 0.024589 | 0.536572 | 0.475375 | |||||
D-Wstat | 2.002579 | 1.63783 | 2.04404 | 2.176433 | 1.952531 |
Trung Quốc | Mức ý nghĩa | Indonesia | Mức ý nghĩa | Nhật Bản | Mức ý nghĩa | Hàn Quốc | Mức ý nghĩa | Malaysia | Mức ý nghĩa | |
Ngắn hạn | 68.37% | 1% | 5.51% | - | 10.42% | 1% | 63.43% | 1% | 51.48% | 1% |
Dài hạn | 87.36% | 1% | 11.06% | 1% | 12.20% | - | 80.78% | 1% | 51.54% | - |
R-squared | 0.621273 | 0.433645 | 0.135126 | 0.610678 | 0.468385 | |||||
D-Wstat | 1.407436 | 1.783107 | 2.229937 | 1.673155 | 2.274302 | |||||
Myanmar | Mức ý nghĩa | Philippin | Mức ý nghĩa | Singapore | Mức ý nghĩa | Thái Lan | Mức ý nghĩa | Việt Nam | Mức ý nghĩa | |
Ngắn hạn | 100.75% | 1% | 5.67% | - | 0.00% | - | 52.13% | 1% | 40.87% | 1% |
Dài hạn | 98.82% | - | 3.52% | 1% | 0.00% | - | 46.10% | 1% | 55.10% | 5% |
R-squared | 0.4904 | 0.352986 | 0.247209 | 0.545184 | 0.301653 | |||||
D-Wstat | 2.001524 | 2.209856 | 2.26556 | 2.312467 | 2.149111 |
Kết quả hồi quy theo phương pháp Hồi quy có vẻ không liên quan cho phép chúng ta loại bỏ các tác động của những hiện tượng thường xuyên xảy ra trong hồi quy thông thương như phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và đặc biệt là thể hiện được sự tương quan giữa các phần dư. Do đó, khi sử dụng phương pháp SUR, chúng ta có thể chắc chắn hơn về kết quả hồi quy, kết quả đáng tin cậy hơn và có ý nghĩa thống kê cao hơn.
Sau khi hồi quy theo phương pháp SUR, chúng ta có thể nhìn tổng quan sự truyền dẫn lãi suất ở các nước trong khối ASEAN +3. Trong bài viết này chúng ta có thể chỉ ra bốn (04) đặc trưng cơ bản và tương đồng với các nghiên cứu trước đây đó là : Sự truyền dẫn giữa ngắn hạn và dài hạn; Sự truyền dẫn giữa trước và sau khủng hoảng; sự truyền dẫn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, và cuối cùng đó là sự không đồng nhất của mức độ truyền dẫn lãi suất giữa các nước trong cùng khối.
Thứ nhất : Sự truyền dẫn khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn. Ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy rằng mức độ truyền dẫn trong dài hạn lớn hơn so với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng, các loại lãi suất bán lẻ cần nhiều thời gian để điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất chính sách. Như các kết quả nghiên cứu trước đây như Cottarelli & Kourelis (1995), Mozzami (1999), Mojon (2002), Kleimer and Sander (2000), Donnay and Degryse (2001), Espinosa- Vega and Rebucci (2003), and Bondt (2002) thì cũng đã cho thấy điều này. Cụ thể là do các loại chi phí chuyển đổi, chi phí thực đơn, hay do các ngân hàng tự hạn chế sự biến động của lãi suất để giữ khách hàng và các mối quan hệ làm ăn. Tuy nhiên sự truyền dẫn ở các quốc gia là không hoàn hoàn toàn trong khoảng thời gian trước khủng hoảng dù trong ngắn hạn hay dài hạn. Điều này cho thấy sự lãi suất bán lẻ phản ứng rất chậm chạp đối với sự thay đổi của lãi suất chính sách và sự thay đổi của lãi suất chính sách không được thể hiện hoàn toàn vào trong lãi suất bán lẻ. Sau giai đoạn khủng hoảng, mức độ truyền dẫn đã có nhiều sự thay đổi theo hướng khác nhau. Malaysia và Myanmar
cho thấy sự truyền dẫn hoàn toàn trong ngắn hạn và Hàn Quốc và Indonesia cũng cho thấy điều đó trong dài hạn..
Thứ hai : Sự truyền dẫn khác nhau giữa thời kỳ trước khủng hoảng và thời kỳ sau khủng hoảng. Chúng ta có thể thấy từ bảng kết quả là trong khoảng thời gian sau khủng hoảng thì có sự không đồng nhất giữa các quốc gia và giữa lãi suất huy động và cho vay. Trong khi một số nước thể hiện sự hiệu quả hơn thông qua mức độ truyền dẫn cao hơn sau thời kỳ khủng hoảng thì một số nước lại cho thấy điều ngược lại. Mức độ truyền dẫn không hề tăng lên mà thậm chí còn giảm xuống đáng kể. Điều đó có thể là do các nước đã có những chính sách để đối phó với khủng hoảng và hi vọng điều chỉnh kịp thời giúp ổn định lại nền kinh tế vĩ mô, tuy nhiên mức độ hiệu quả của các chính sách đó thì còn phụ phuộc vào nhiều vấn đề vĩ mô khác. Như trước khủng hoảng thì không có trường hợp nào thế hiện sự truyền dẫn hoàn toàn, nhưng đối với giai đoạn sau khủng hoảng thì đã có Malaysia, Myanmar, Indonesia và Hàn Quốc thể hiện một mức độ truyền dẫn hoàn toàn như đã nêu ở phần trên. Có một điều đáng lưu ý trường hợp của Nhật Bản và Singapore trong giai đoạn sau khủng hoảng không có ý nghĩa, điều cơ bản có thể gây ra điều này đó là giai đoạn lấy mẫu sau khủng hoảng chỉ khoảng bốn năm mà lãi suất của Nhật Bản và Singapore ít thay đổi trong ngắn hạn như vậy. Do đó, chúng ta chưa thể có kết luận rõ ràng về trường hợp này.
Thứ ba : mức độ truyền dẫn khác nhau giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Theo Hofmann and Mizen (2004) đã nghiên cứu 13 sản phẩm huy động và thế chấp của các tổ chức tài chính cá nhân sử dụng mô hình phi tuyến tính và đã tìm thấy sự truyền dẫn đầy đủ vào lãi suất huy động nhưng không đầy đủ đối với lãi suất cho vay thế chấp. Pih Nee Tai, Siok Kun Sek, Wai Mun Har (1/2012) kiểm tra sự truyền dẫn ở các nước Châu Á. Trong hầu hết các trường hợp, tỷ lệ truyền dẫn vào trong lãi suất cho vay là hơi nhỏ hơn so với lãi suất huy động. Tương tự với các nghiên cứu trên, chúng ta cũng có thể thấy sự truyền dẫn vào lãi suất huy động hầu hết lớn hơn truyền dẫn vào lãi suất cho vay trong khối ASEAN +3. Ngoài ra theo Clemens Jobst, Claudia Kwapil (2008) Nhìn chung, chúng ta thấy
truyền dẫn lãi suất thị trường vào lãi suất cho vay đã trở nên suy yếu tạm thời (đặc biệt trong các khoản vay của các tập đoàn phi tài chính) kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính vào mùa hè năm 2007. Chúng ta cũng có thể thấy vấn đề này trong bài viết này. Sự truyền dẫn vào lãi suất cho vay sau khủng hoảng có sự suy yếu hơn.
Thứ tư : Mặc dù cộng đồng ASEAN đã được hình thành từ rất lâu, và các quốc gia trong khu vực đã mở cửa thị trường để thu hút nguồn đầu tư và nhằm tăng hội nhập tài chính (Trừ trường hợp của Myanmar chỉ mới mở cửa nền kinh tế trong vài năm gần đây) nhưng như chúng ta có thể thấy sự truyền dẫn lãi suất là không đồng nhất và có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia. Điều này có thể chứng tỏ một phần là chưa thực sự có hội nhập tài chính trong khu vực hay chỉ đơn giản là hội nhập tài chính vỡi mức độ rất thấp, do chính sách của mỗi quốc gia còn sử dụng các công cụ tài chính khác nhau để điều hành thị trường.
5. Sự truyền dẫn của lãi suất : một số kết quả cho từng quốc gia
5.1 Indonesia
Trước khủng hoảng | Sau khủng hoảng | ||||
Indonesia | Mức ý nghĩa | Indonesia | Mức ý nghĩa | ||
Huy động | Ngắn hạn | 4.59% | 1% | 18.21% | 1% |
Dài hạn | 16.03% | 5% | 104.52% | 1% | |
R-squared | 0.493712 | 0.786634 | |||
D-Wstat | 2.214267 | 1.848768 | |||
Indonesia | Mức ý nghĩa | Indonesia | Mức ý nghĩa | ||
Cho vay | Ngắn hạn | 6.55% | 1% | 5.51% | - |
Dài hạn | 10.86% | 1% | 11.06% | 1% | |
R-squared | 0.464938 | 0.433645 | |||
D-Wstat | 2.288591 | 1.783107 |
Trong các nước được xem xét, Indonesia thể hiện sự truyền dẫn ngắn hạn là rất thấp chỉ ở mức 18% và 6% tương ứng với lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Tuy nhiên, mức độ truyền dẫn trong dài hạn lại thể hiện mức độ cao hơn và đặc biệt là lãi suất huy động thể hiện sự truyền dẫn hoàn toàn trong dài hạn thời kỳ sau khủng hoảng với mức ý nghĩa 1%. Sự truyền dẫn sau khủng hoảng tăng lên gấp đôi so với thời kỳ trước khủng hoảng, từ đó cho chúng ta thấy một sự gia tăng
của lãi suất chính sách sẽ có tác động mạnh đến lãi suất bán lẻ tại Indonesia giai đoạn sau khủng hoảng. Sự hiệu quả hơn này có thể được giải thích bởi sự mở của của nền kinh tế thị trường và chính sách tiền tệ linh hoạt.
5.2 Thái Lan
Trước khủng hoảng | Sau khủng hoảng | ||||
Thái Lan | Mức ý nghĩa | Thái Lan | Mức ý nghĩa | ||
Huy động | Ngắn hạn | 5.94% | 1% | 94.93% | 1% |
Dài hạn | 8.38% | 5% | 59.78% | 1% | |
R-squared | 0.247208 | 0.536572 | |||
D-Wstat | 2.173239 | 2.176433 | |||
Thái Lan | Mức ý nghĩa | Thái Lan | Mức ý nghĩa | ||
Cho vay | Ngắn hạn | 6.84% | 1% | 52.13% | 1% |
Dài hạn | 10.19% | 5% | 46.10% | 1% | |
R-squared | 0.316555 | 0.545184 | |||
D-Wstat | 2.159007 | 2.312467 |
Mức độ truyền dẫn ở Thái Lan nhìn chung là được cải thiện hơn sau thời kỳ khủng hoảng với mức độ truyền dẫn ở vào khoảng từ 46% đến 95%. Trong khi đó, mức độ truyền dẫn trước khủng hoảng chỉ tối đa ở mức 11%. Kết quả này cho thấy sự hiệu quả hơn của chính sách tiền tệ tại Thái Lan. Có một sự khác biệt ở Thái Lan đó là giai đoạn trước khủng hoảng thì sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay cao hơn so với sự truyền dẫn đến lãi suất huy động. Ngược lại, đối với giai đoạn sau khủng hoảng thì kết quả lại khác, sự truyền dẫn đến lãi suất huy động ở mức độ cao hơn.
5.3 Malaysia
Malaysia dường như có kết quả tương tự với Thái lan. Với mức độ truyền dẫn sau khủng hoảng lớn hơn hẳn so với trước khủng hoảng. Đặc biệt, với sự truyền dẫn trong ngắn hạn vào lãi suất huy động thể hiện một sự truyền dẫn hoàn toàn (119.7%). Tương tự với nghiên cứu Siok Kun Sek và cộng sự nghiên cứu tại các nước Châu Á, cũng cho thấy sự hiệu quả của chính sách tiền tệ tại Malaysia so với các nước trong khu vực.
Trước khủng hoảng | Sau khủng hoảng | ||||
Malaysia | Mức ý nghĩa | Malaysia | Mức ý nghĩa | ||
Huy động | Ngắn hạn | 13.67% | 1% | 119.70% | 1% |
Dài hạn | 14.69% | 10% | 74.71% | 1% | |
R-squared | 0.194553 | 0.755355 | |||
D-Wstat | 1.851653 | 2.436589 | |||
Malaysia | Mức ý nghĩa | Malaysia | Mức ý nghĩa | ||
Cho vay | Ngắn hạn | 13.59% | 1% | 51.48% | 1% |
Dài hạn | 21.01% | 1% | 51.54% | - | |
R-squared | 0.354222 | 0.468385 | |||
D-Wstat | 2.127096 | 2.274302 |
5.4 Trung Quốc
Trước khủng hoảng | Sau khủng hoảng | ||||
Trung Quốc | Mức ý nghĩa | Trung Quốc | Mức ý nghĩa | ||
Huy động | Ngắn hạn | 61.72% | 1% | 83.35% | 1% |
Dài hạn | 64.19% | - | 96.17% | - | |
R-squared | 0.396757 | 0.642134 | |||
D-Wstat | 1.98773 | 1.752198 | |||
Trung Quốc | Mức ý nghĩa | Trung Quốc | Mức ý nghĩa | ||
Cho vay | Ngắn hạn | 53.24% | 1% | 68.37% | 1% |
Dài hạn | 57.11% | - | 87.36% | 1% | |
R-squared | 0.517832 | 0.621273 | |||
D-Wstat | 2.088933 | 1.407436 |
Trường hợp của Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt hơn khi mức độ truyền dẫn trước và sau khủng hoảng đều ở mức cao (trên 50%), tuy nhiên lại không có bằng chứng cho thấy một sự truyền dẫn hoàn toàn. Điều đó cho thấy các ngân hàng Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các loại chi phí nên họ không muốn làm biến động lãi suất cho vay. Khi mà lãi suất cho vay ít biến động thì các ngân hàng sẽ giữ được lòng tin của khách hàng, cũng như tạo sự ổn định chung cho sự phát triển kinh tế. Riêng đối với lãi suất huy động lại thể hiện một sự truyền dẫn cao hơn lãi suất cho vay và mức độ truyền dẫn cũng khá cao.