Về Nội Dung Và Phạm Vi Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự

những người này ký tên hoặc điểm chỉ…Trong trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng”.

3.1.2. Về hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự

Điều 73 Bộ luật TTDS quy định người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, do đó hình thức văn bản ủy quyền trong tố tụng dân sự tuân theo những quy định trong BLDS. Khoản 2 Điều 142 BLDS 2005 quy định “Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải lập thành văn bản”. Điều 586 BLDS 2005 quy định cụ thể hơn về hợp đồng ủy quyền “Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”. Tiểu mục 1.8, mục 1 Phần I Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS quy định “Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc của cán bộ Tòa án được Chánh án Tòa án phân công”.

Mặc dù pháp luật quy định việc ủy quyền trong tố tụng dân sự phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực nhưng trong thực tiễn, có nhiều trường hợp vi phạm quy định về hình thức văn bản ủy quyền nhưng vẫn được Tòa án chấp nhận. Để minh chứng cho nhận định này, trước hết cần phân biệt các hình thức văn bản ủy quyền dựa vào loại ủy quyền:

(i) Ủy quyền một lần cho phép thực hiện đại diện để thực hiện một hành vi nhất định;

(ii) Ủy quyền riêng biệt quy định thẩm quyền đại diện trong một thời gian nhất định, đối với một loại hành vi nhất định;

(iii) Thẩm quyền đại diện chung, đó là người đại diện theo ủy quyền được người ủy quyền trao cho thẩm quyền đại diện chung. Thẩm quyền đại diện trong trường hợp này có hiệu lực đối với nhiều loại hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Người được ủy quyền chung có thể thực hiện mọi công việc thay mặt người ủy quyền trong thời hạn đó.

Không giống như các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp lớn thường có loại ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền đại diện chung, các doanh nghiệp nhỏ thường không có chuyên viên pháp lý hay người am hiểu về pháp luật tố tụng, khi vướng vào vòng tranh chấp tại Tòa án thì mới ủy quyền cho người khác hoặc luật sư tham gia tố tụng. Đây là trường hợp ủy quyền một lần để tham gia tố tụng ở loại (i). Hình thức văn bản ủy quyền thường gặp trong trường hợp này là Giấy ủy quyền, đại diện theo pháp luật của bên ủy quyền chỉ cần ký tên và đóng dấu vào văn bản ủy quyền mà không qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực như quy định. Tòa án chỉ cần thấy có đóng dấu màu đỏ trong văn bản ủy quyền là chấp nhận mà quên đi nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng dân sự, trong lúc việc ủy quyền một lần tương tự như vậy giữa cá nhân với cá nhân thì lại bắt buộc phải qua công chứng hoặc chứng thực. Thiết nghĩ, khó có thể kiểm chứng được tính xác thực của văn bản ủy quyền nói trên, nhất là trong điều kiện có quá nhiều doanh nghiệp “ma” như hiện nay.

Đối với các pháp nhân có sự ủy quyền chuyên biệt, cấp phó thường trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho nhân viên dưới quyền tham gia tố tụng dân sự liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Việc xác định tính hợp pháp của văn bản ủy quyền trong trường hợp này cũng còn nhiều vướng mắc.

Có ý kiến cho rằng việc kiểm tra tính hợp pháp của văn bản ủy quyền còn liên quan đến việc xác định tính chất của loại hình ủy quyền chuyên biệt. Tòa án cần xem xét các văn bản do pháp nhân cung cấp có thuộc loại hình ủy quyền chuyên biệt này hay không. Nếu xác định là có việc ủy quyền chuyên biệt thì việc đại diện theo ủy quyền này được chấp nhận, giống như trường hợp ủy quyền lại của Phó Chủ tịch UBND theo hướng dẫn tại công văn số 227/2004/KHXX ngày 30/12/2004 của TANDTC “Đối với trường hợp Uỷ ban nhân dân tham gia tố tụng tại TAND giải quyết các vụ án dân sự, hành chính liên quan đến lĩnh vực Phó Chủ tịch UBND được Chủ tịch UBND phân công phụ trách thì Phó Chủ tịch UBND được quyền tự mình thay mặt Chủ tịch UBND tham gia tố tụng hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia tố tụng. Tòa án chấp nhận ủy quyền này là hợp pháp[5, tr.59].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

3.1.3. Về nội dung và phạm vi đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2004 và Điều 581 BLDS 2005 không quy định cụ thể nội dung ủy quyền trong tố tụng dân sự là gì, mà chỉ quy định chung chung là theo sự thỏa thuận của các bên. Quy định này đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ:

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 10

- Ví dụ 1 (theo Thanh Tùng, Báo Pháp luật TP.HCM, phapluattp.vn đăng ngày 20/9/2011):

Năm 2007, ba nhân viên của một công ty bị khởi tố vì trộm giấy ủy nhiệm chi mà giám đốc công ty ký sẵn (trị giá hơn 3,6 tỉ đồng) rồi mang đến một chi nhánh của Ngân hàng B yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Sau đó, Ngân hàng B ủy quyền cho chi nhánh tham gia phiên tòa sơ thẩm với tư cách là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau phiên sơ thẩm cuối năm 2010 của TAND TP.HCM, chi nhánh ngân hàng kháng cáo về phần bồi thường dân sự. Trong phiên phúc thẩm gần đây, đại diện VKSND Tối cao đã

đề nghị tòa bác kháng cáo vì theo nội dung giấy ủy quyền thì Ngân hàng B chỉ ủy quyền cho chi nhánh tham gia phiên sơ thẩm chứ không ủy quyền cả việc kháng cáo. Việc kháng cáo của chi nhánh ngân hàng là vượt quá phạm vi ủy quyền. Tuy nhiên, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM lại cho rằng chi nhánh ngân hàng đã được Ngân hàng B ủy quyền thường xuyên để giải quyết công việc hằng ngày. Vì thế, đại diện chi nhánh ngân hàng có thể tham gia ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào trong một vụ án có liên quan tới mình. Từ đó, tòa tiếp tục xử chứ không bác kháng cáo như đề nghị của đại diện VKS

Nhận định của tòa phúc thẩm đã gây tranh cãi về mặt pháp lý. Theo Thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng (TAND quận Gò Vấp, TP.HCM), quan điểm của đại diện VKSNDTC là hợp lý với giải thích: “Đương sự phải ghi rõ nội dung ủy quyền vì sơ, phúc thẩm là hai giai đoạn tố tụng độc lập, khác nhau”. TS. Nguyễn Văn Tiến (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng nhận xét: “Mỗi giai đoạn tố tụng bao hàm những thủ tục khác nhau nên cần những yêu cầu khác nhau. Vì lẽ đó, việc đòi hỏi giấy ủy quyền phải ghi rõ từng nội dung ủy quyền không hẳn là vô cớ”.

Tuy nhiên cũng có quan điểm khác: Theo Luật sư Trần Hải Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, “không cần liệt kê rõ từng nội dung và yêu cầu mỗi giai đoạn tố tụng phải có một ủy quyền mới. Về nguyên tắc, khi hợp đồng ủy quyền được xác lập, có công chứng thì người đại diện được làm tất cả những gì đã nhận ủy quyền. Không phải máy móc hiểu là trong giấy ủy quyền ghi hai chữ kháng cáo thì người nhận ủy quyền mới được kháng cáo. Trừ khi ủy quyền có ghi thời gian thì hết thời hạn đó phải làm ủy quyền mới. Nhưng riêng trong giai đoạn thi hành án thì chuyện ủy quyền phải cụ thể, chi tiết và thường phải làm ủy quyền mới”.

Ví dụ 2 (Theo Phương Lan, Báo Pháp luật TP.HCM, phapluattp.vn đăng ngày 14/5/2012):

Ông H là nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Do bận việc nên ông H ủy quyền cho ông L tham gia tố tụng. Giấy ủy quyền ghi rõ “Ông L được toàn quyền thay mặt, nhân danh ông H tham gia tố tụng tại TAND các cấp và tại các cơ quan khác có thẩm quyền”. Sau đó ông L mời luật sư K bảo vệ thì Tòa án không chịu với lý do sợ ông H không chấp nhận luật sư K; ông L cãi lại rằng ông H đã ủy quyền cho ông được toàn quyền giải quyết vụ án thì ông có quyền mời luật sư. Tòa án đưa ra 2 giải pháp: Hoặc ông H phải đến Tòa án viết văn bản chấp nhận luật sư K do ông L mời trước mặt thẩm phán, hoặc là ông H và ông L cùng đến UBND xã chứng thực việc mời luật sư K.

Thẩm phán Lê Hoàng Tấn (TAND TP.HCM) cho rằng, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về phạm vi đại diện theo ủy quyền. Về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng dân sự có quyền thỏa thuận phạm vi ủy quyền với những nội dung khác nhau tùy theo mục đích mà các bên hướng đến. Tòa án và các chủ thể khác không được can thiệp, vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên….Việc Tòa án buộc đương sự phải đích thân làm những việc mà họ đã ủy quyền là chưa hợp lý. Một khi đã được ủy quyền toàn bộ thì người đại diện theo ủy quyền có toàn quyền giải quyết mọi việc theo ý chí của đương sự. Luật sư Huỳnh Tiến Sỹ (Đoàn luật sư TP.HCM) đồng tình với quan điểm trên, một khi đương sự đã ủy quyền cho người khác được toàn quyền quyết định mọi việc khi tham gia tố tụng thì Tòa án không nên tách nhỏ những hành vi như mời luật sư, viết bản tự khai v.v…để buộc đương sự phải tự làm. Th.s Nguyễn Trương Tín, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng ông L được mời luật sư là đúng bởi lẽ khi ông H đã ủy quyền cho ông L được nhân danh mình và toàn quyền quyết định mọi việc khi giải quyết vụ án thì ông L có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như ông H, trong đó có quyền mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông H.

3.1.4. Về đai

diên

theo ủy quyê

để giải quyết về phần tài sản trong

viêc

ly hôn, trong việc dân sự thuân

tình ly hôn , yêu cầu hủy việc kết hôn

trái pháp luật

Khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định “Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. Theo tinh thần của Điều luật này và của BLDS thì đương sự (trong các vụ án ly hôn), người yêu cầu, người liên quan (trong các việc thuận tình ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật) không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để giải quyết các quan hệ nhân thân. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn, việc dân sự thuận tình ly hôn, có Tòa án chấp nhận sự tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền trong việc giao nộp và nhận các giấy tờ pháp lý liên quan, giải quyết các quan hệ tài sản; nhưng có Tòa lại không chấp nhận. Báo Pháp luật TP.HCM số ra ngày 13/9/2011 đăng tải một số ý kiến của các chuyên gia về vấn đề có được ủy quyền về phần tài sản trong các vụ án ly hôn, việc thuận tình ly hôn hay không như sau:

- Luật sư Nguyễn Văn Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng có thể ủy quyền về phần tài sản trong trường hợp này, pháp luật chỉ không cho phép ủy quyền trong những trường hợp liên quan đến quyền nhân thân. Cụ thể, theo Điều 10 Nghị định 158 ngày 27-12-2005 của Chính phủ, việc ủy quyền chỉ không được phép thực hiện trong trường hợp đăng ký kết hôn, yêu cầu ly hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ…

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) khẳng định trong một vụ án ly hôn, đương sự thường có ba yêu cầu cụ thể để yêu cầu tòa giải quyết: yêu cầu xin được ly hôn, yêu cầu nuôi con chung và việc cấp dưỡng, yêu cầu chia tài sản chung. Cho dù chỉ là quan hệ tranh chấp về phần

tài sản chung thì đương sự cũng không được ủy quyền cho người khác vì đây là một trong ba yêu cầu của một vụ ly hôn mà Tòa đang giải quyết.

- Còn theo TS. Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, trong một vụ án ly hôn chỉ có yêu cầu xin ly hôn là yêu cầu bắt buộc phải do Tòa án giải quyết, nếu các bên không đề cập đến vấn đề chia tài sản chung, nuôi con, cấp dưỡng thì nếu sau này có tranh chấp có thể khởi kiện vụ án độc lập, có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để giải quyết. Luật chỉ cấm ủy quyền trong việc ly hôn chứ không cấm ủy quyền trong các vấn đề khác.

Về vấn đề có được làm đại diện theo ủy quyền trong quá trình giải quyết việc dân sự yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật hay không, hiện nay cũng có hai luồng quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng hủy kết hôn trái pháp luật liên quan đến quyền kết hôn là quyền nhân thân được quy định trong BLDS nên đương sự, người liên quan không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Quan điểm thứ hai cho rằng khoản 3 Điều 73 BLTTDS chỉ quy định cấm đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong việc ly hôn chứ không cấm việc ủy quyền tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, mà cái gì luật không cấm thì được phép làm [4, tr.38].

3.1.5. Về thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự

Người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng dân sự có các quyền, nghĩa vụ tố tụng như chính đương sự đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền, trong đó có quyền “Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập” (điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS, nay là điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Tuy nhiên, trong thực tế người đại diện theo ủy quyền

thực hiện quyền này như thế nào thì còn tùy thuộc vào Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án có gây khó dễ hay không. Theo hướng dẫn của TANDTC thì “....Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Toà án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Toà án.

Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Toà án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp” [20].

Quá trình tố tụng tại Tòa án thường kéo dài ít nhất từ 4 – 6 tháng, trong quá trình đó các đương sự có thể cung cấp chứng cứ bất cứ lúc nào (trừ các chứng cứ ban đầu kèm theo đơn khởi kiện để làm cơ sở thụ lý vụ án), thậm chí có đương sự còn “cất giấu” chứng cứ gốc, quan trọng nhất cho đến phiên tòa phúc thẩm mới đưa ra, làm cho bên kia không kịp trở tay. Hầu như không có Tòa án nào thông báo cho đương sự biết các chứng cứ do các đương sự khác cung cấp hoặc do Tòa án thu thập được, như vậy thì làm sao đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự biết được cụ thể tên của các tài liệu, chứng cứ để yêu cầu Tòa án cho ghi chép, sao chụp.

3.1.6. Về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Như đã trình bày tại mục 2.3 Chương 2 luận văn này, việc đại diện theo ủy quyền trong trong tố tụng dân sự phải được thể hiện dưới hình thức văn bản có công chứng, chứng thực – đây là cơ sở để xác định trách nhiệm của các bên trong quan hệ đại diện theo ủy quyền. Điều 77 BLTTDS quy định việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được thực hiện như việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền được quy định trong BLDS. Vấn đề đặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023