nội dung và phạm vi ủy quyền, và quan hệ giữa bên đại diện theo ủy quyền với người thứ ba khác. Trong quan hệ thứ nhất, người đại diện theo ủy quyền được trao quyền thực hiện một hoặc một số hành vi tố tụng nhất định trong phạm vi và nội dung ủy quyền, nhân danh và thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền hoặc của người thứ ba liên quan. Quan hệ thứ hai là quan hệ bình đẳng giữa các đương sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự,
mặc dù người đại diện theo ủy quyền không phải là mô t bên đương sự của vụ
việc đang giải quyết. Trong tố tụng dân sự, quan hệ giữa các đương sự là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; do người đại diện theo ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như chính đương sự được đại diện, vì vậy quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền với bên thứ ba khác là quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Người đại diện theo ủy quyền thay mặt cho đương sự được đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người này, do đó có một số quyền nhất đinh đối với bên thứ ba là đương sự phía bên kia hoặc với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, đó là quyền bình đẳng về việc cung cấp và chứng minh chứng cứ, tham gia hòa giải, tranh luận tại phiên tòa, đưa ra câu hỏi với người khác v.v...
- Bên đại diện theo ủy quyền nhân danh bên được đại diện tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên được đại diện:
Người đại diện theo uỷ quyền cho cá nhân hay cho cơ quan, tổ chức không phải là nguyên đơn, bị đơn hay là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, mà là người thay mặt cho đương sự đã ủy quyền để tham
gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ho. Đây là một trong những
đặc điểm để phân biệt người đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - một chủ thể tham gia tố tụng cũng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng không thay mặt cho đương sự như người đại diện theo ủy quyền. Mặc dù đều tham gia tố tụng để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng với vị trí pháp lý tương đối độc lập với đương sự. Họ tham gia tố tụng trên cơ sở hợp đồng ký kết với đương sự hoặc người đại diện của đương sự và được sự chấp thuận của Tòa án.
- Người đại diện theo ủy quyền có các quyền, nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện, tùy thuộc vào nội dung ủy quyền:
Nếu như người đại diện theo pháp luật của đương sự có quyền thực hiện mọi hành vi tố tụng, kể cả khởi kiện, vì lợi ích của người được đại diện (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), thì người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự chỉ có quyền thực hiện các hành vi tố tụng trong phạm vi được uỷ quyền. Người đại diện theo ủy quyền không tự nhiên mà có được tất cả các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà mình đại diện. Họ có các quyền, nghĩa vụ này dựa trên cơ sở văn bản ủy quyền , do ngưởi ủy quyền
Có thể bạn quan tâm!
- Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 1
- Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 2
- Sơ Lược Về Sự Phát Triển Các Quy Định Về Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự Ở Việt Nam Sau 1945
- Các Quy Định Về Người Ủy Quyền Và Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự
- Các Quy Định Về Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
quyết điṇ h. Đương sự là bên ủy quyền tùy theo địa vị tố tụng của mình mà có
các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, thông qua việc ủy quyền, họ có thể trao việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quyền, nghĩa vụ đó cho người đại diện theo ủy quyền của mình thực hiện. Giới hạn của việc thực hiện đó được xác định bởi nội dung và phạm vi ủy quyền trong văn bản ủy quyền. Bên đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự không được ủy quyền lại cho người khác, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên ủy quyền lúc đầu. Khi đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, thì bên ủy quyền chấp nhận hậu quả pháp lý của các hành vi do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi và thời hạn ủy quyền. Theo Điều 80 BLTTDS, đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự. Việc khởi kiện phải do người uỷ quyền quyết định, nếu cá nhân khởi kiện phải ký tên trong đơn khởi kiện, nếu pháp nhân khởi kiện, người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân ký tên và đóng dấu. Người đại diện theo uỷ quyền có thể thay người uỷ quyền viết đơn khởi kiện nhưng không được thay người uỷ quyền ký đơn khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.1.3. Ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Việc đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, nó khẳng định một trong những nguyên tắc căn bản nhất của pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Đương sự tùy theo địa vị tố tụng của mình là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tùy theo nội dung yêu cầu của mình đối với Tòa án mà có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau được quy định bởi pháp luật. Mọi đương sự đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau, còn năng lực hành vi tố tụng dân sự của mỗi đương sự là khác nhau, tùy theo khả năng đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng như thế nào. Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có quyền tự quyết định mình phải làm gì: Tự mình thực hiện hay trao cho người khác mà mình có thể tin tưởng thực hiện một phần hay toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó thông qua việc đại diện theo ủy quyền.
Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa khác: Một mặt, nó có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được đại diện. Mặt khác, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, và thông thường là những người có trình độ, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm tham gia tố tụng, nên việc đại diện theo ủy quyền còn có ý nghĩa giúp cho việc giải quyết vụ việc được nhanh gọn, chính xác và đúng thời hạn. Trong một số trường hợp như đương sự ở xa, già yếu hoặc hạn chế về hiểu biết pháp luật tố tụng, Tòa án thường gặp khó khăn khi triệu tập họ, thu thập hoặc đánh giá chứng cứ v.v..., các hoạt động này
thường dễ dàng, nhanh gọn hơn nhiều nếu Tòa án làm việc với người đại diện theo ủy quyền của họ. Hoặc trong thực tiễn đối với các vụ án dân sự tranh chấp thừa kế có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn hoặc nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu quyền lợi của họ là thống nhất, không đối lập nhau và họ đều ở xa (chẳng hạn ở nước ngoài), nếu họ cùng ủy quyền cho một người tham gia tố tụng thì việc giải quyết vụ án sẽ nhanh gọn hơn, đảm bảo hơn về mặt thời hạn tố tụng, hạn chế sự hao tốn về tiền bạc, thời gian của chính các đương sự cũng như của Tòa án.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự
1.2.1. Cơ sở về lý luận
- Việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự dựa trên bản chất của quan hệ pháp luật nội dung:
Khác với các quan hệ hình sự hay hành chính thường mang tính chất áp đặt, bất bình đẳng giữa một bên mang và nhân danh quyền lực Nhà nước với một bên bị buộc phải tuân theo những quyết định mà không thể nhờ người khác làm thay, quan hệ đại diện theo ủy quyền chủ yếu có mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người không có đủ điều kiện thực hiện những hành vi nhất định để tự bảo vệ, hay đem lại quyền lợi cho chính mình. Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và đại diện theo ủy quyền trong dân sự đều thể hiện được mục đích này.
Bản chất của các quan hệ dân sự (và cũng của các quan hệ hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) là mang tính bình đẳng, tự do, tự nguyện xác lập và thực hiện, không bị cưỡng ép. Một bên trong quan hệ vì lý do nào đó mà không thể hoặc không muốn tự mình thực hiện một số hành vi, thì có thể tìm đến sự thỏa thuận với người thứ ba bên ngoài khác để “nhờ” họ thay mặt mình thực hiện các hành vi này; người được ủy quyền thực hiện các
công việc theo nội dung ủy quyền, nhân danh và vì quyền lợi của bên đã ủy quyền cho mình. Khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết các tranh chấp hay yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động này được thực hiện thông qua hoạt động tố tụng dân sự, do đó các chủ thể đại diện theo ủy quyền trong dân sự thông thường cũng là đại diện theo ủy quyền trong quan hệ tố tụng dân sự (trừ trường hợp đại diện theo ủy quyền mang tính chất vụ việc riêng). Bởi vì, suy cho cùng thì việc đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về mặt dân sự cho chủ thể được đại diện dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận. Pháp luật cho các chủ thể được quyền tự do, tự nguyện xác lập các quan hệ để đem lại lợi ích cho mình thì cũng cần có cơ chế để họ được tự quyết định, tự
định đoạt việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó. Việc đaị diên
theo ủy
quyền trong tố tun
g dân sự đươc
xác lâp
trên cơ sở thỏa thuân
ý chí của bên
ủy quyền và bên đại diện theo ủy quyền, không bên nào đươc quyêǹ cươñ g eṕ
bên nào nhằm đem laị quyền lơi cho mình , các quy định về đại diện theo ủy
quyền trong tố tun
g dân sự cũng phải thể hiên
bản chất bình đẳng , tự do tư
nguyên
thể hiên
ý chí của các bên.
Ngoài ra, quan hệ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chỉ xuất hiện khi có căn cứ nhất định. Một người có thể tự mình thực hiện các hành vi nhằm đem lại lợi ích cho mình, có thể tự mình xác lập các giao dịch với người khác để thỏa mãn những mục đích, yêu cầu của mình. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra thì họ lại không thể tự mình thực hiện các hành vi tố tụng tại Tòa án để bảo vệ cho các quyền, lợi ích hợp pháp đó của mình mà phải thông qua người đại diện theo ủy quyền. Trong một số trường hợp ngược lại, tuy có mong muốn “nhờ” người khác đại diện theo ủy quyền cho mình tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình nhưng cũng không thể thực hiện được, bởi vì pháp luật không cho phép, ví dụ trong vụ án ly hôn. Như vậy, có
thể sau khi đã phát sinh quan hệ tố tụng dân sự thì quan hệ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân mới phát sinh, và khi đó đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự sẽ không đồng nhất với đại diện theo ủy quyền trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
- Việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự phải đáp ứng yêu cầu về đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
Pháp luật luôn đảm bảo cho các chủ thể phương tiện, công cụ để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, nội dung yêu cầu khởi kiện. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội, quyền được tham gia hoà giải, thương lượng, quyền được cung cấp chứng cứ, quyền tranh luận, quyền kháng cáo v.v…Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà đương sự không tự mình thực hiện được các hành vi này, pháp luật phải có cơ chế để họ vẫn có thể thực hiện các quyền được đối xử bình đẳng, quyền tự định đoạt này của mình. Thông qua việc xây dựng cơ chế đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, quyền được đối xử bình đẳng, quyền tự quyết định, định đoạt của đương sự vẫn được đảm bảo. Chính vì vậy, khi xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự, nhà làm luật vẫn phải lưu ý tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự như xây dựng các quy định về việc phát sinh, chấm dứt đại diện theo ủy quyền, phạm vi đại diện theo ủy quyền, phạm vi quyền và nghĩa vụ tố tụng mà người đại diện theo ủy quyền có thể thực hiện v.v...
- Việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận công lý và quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Theo một cách nhìn nhận mới trong xã hội có pháp luật, quyền được tiếp cận công lý là quyền được tiếp cận với các thiết chế tư pháp để công dân có thể bảo vệ quyền lợi của mình, mà nền tảng của nó là khuôn khổ các quyền, nghĩa vụ của công dân và khuôn khổ các thiết chế cho phép tất cả mọi người có thể vận dụng hoặc được trợ giúp để có thể có được sự bù đắp, khắc phục những bất công, thiệt hại mà mình phải gánh chịu. Một khía cạnh khác của tiếp cận công lý là khả năng đòi hỏi, theo đuổi vụ việc của công dân Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng tự mình đòi hỏi và theo đuổi vụ việc: có thể do kém hiểu biết pháp luật, không có thời gian, do hạn chế về khoảng cách địa lý, hoặc do thiếu kinh nghiệm v.v … Việc ban hành các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là cần thiết để mọi người dân có thể tiếp cận công lý một cách dễ dàng, nhất là những người không có đủ điều kiện tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Quá trình tố tụng dân sự tại Tòa án là quá trình phức tạp, không phải ai cũng có đủ khả năng tham gia tốt. Người đại diện theo ủy quyền ngoài những tiêu chí, yêu cầu do đương sự muốn ủy quyền lựa chọn phù hợp với mục đích của mình, thì cần phải có những tiêu chí nhất định để có thể bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện, mà nhà làm luật phải chú ý khi ban hành các quy định về đại diện theo ủy quyền: Đó phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, có đủ khả năng tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng, nhân danh và vì quyền lợi của bên ủy quyền, không bị phụ thuộc vào chủ thể khác.
- Việc xây dựng các quy định về chủ thể đại diện phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự
Khi thấy quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm thì công dân có quyền yêu cầu Nhà nước giải quyết, Nhà nước phải đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp trong xã hội là công bằng, đúng pháp luật. Những người bị thiệt thòi về năng lực nhận thức, về hành cảnh, về tuổi tác, về khoảng cách địa lý
v.v...mà không thể tự bảo vệ quyền lợi của mình tại Tòa án được, thì pháp luật cần có cơ chế, phương tiện để họ có thể vận dụng để bảo vệ quyền lợi của mình – một trong các cơ chế, phương tiện cần thiết đó là các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện để đại diện, thay mặt và bảo vệ quyền lợi cho người khác tại Tòa án được. Điều kiện tiên quyết của người đại diện theo ủy quyền là phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự có được do đương sự đã ủy quyền, mà không lệ thuộc vào người khác. Ngoài ra, để được đương sự tin tưởng làm người đại diện cho mình, thay mặt mình làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc với các đương sự khác, thì người đại diện theo ủy quyền cần có kiến thức, am hiểu về pháp luật, có kinh nghiệm tham gia tố
tụng, chỉ có thể đaị diên
và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự khác trong
cùng vụ án nhưng quyền lợi không đối lập nhau v.v...
Do tính chất đặc trưng của hoạt động tố tụng dân sự, sự bình đẳng chỉ giới hạn giữa những người tham gia tố tụng, còn các cơ quan tiến hành tố tụng nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết các tranh chấp, yêu cầu của các đương sự. Để cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được vô tư, khách quan, không ảnh hưởng đến kết quả của việc giải quyết các tranh chấp,
yêu cầu cuả đương sự, thì người đaị diên theo ủy quyêǹ phải là người không
có mối quan hệ có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ việc. Tiếp cận dưới các góc độ này là cơ sở để xây dựng các quy định về người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
- Việc xây dựng các quy định về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự phải đáp ứng yêu cầu về thiết lập mối liên hệ ràng buộc, giới hạn quyền, nghĩa vụ của người đại diện