Sơ Lược Về Sự Phát Triển Các Quy Định Về Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự Ở Việt Nam Sau 1945

Nhìn từ góc độ khác, một mặt đương sự phải lựa chọn người có đủ độ tin cậy cần thiết để có thể giao cho họ thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình, nhưng một mặt cũng phải “dè chừng”, tránh bị lợi dụng từ phía người đại diện cho mình. Để có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi cho mình, đương sự là bên ủy quyền phải cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho người sẽ làm đại diện cho mình, nhưng cũng cần thiết phải ràng buộc trách nhiệm của người đại diện đối với mình. Đây là góc tiếp cận khác để xây dựng các quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên trong đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Quan hệ tố tụng là loại quan hệ pháp luật đặc biệt mà khi tham gia vào đó, đương sự thường hay phải “đấu trí” với nhau, thậm chí với cả cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; mọi hành vi, ứng xử của các bên trong quá trình tố tụng đều có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình hoặc của người khác. Đương sự luôn mong muốn có được cách thức tốt nhất để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một trong những cách thức đó là nhờ người khác tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.

Việc lựa chọn người thích hợp để có thể nhân danh mình, bảo vệ tối đa quyền lợi cho mình là quyền của đương sự. Sự lựa chọn này vừa phải tuân theo những quy định nhất định như: người đại diện theo ủy quyền phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự v.v..., vừa phải phù hợp với những tiêu chí khác mà đương sự mong muốn như: người đại diện theo ủy quyền phải là người có trình độ, am hiểu pháp luật; là người trung thực, có thể tin cậy được v.v...

Đời sống kinh tế - xã hội càng phát triển thì những tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động...ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó,

cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của luật sư đang ngày càng được nâng cao trong nhận thức của cộng đồng. Luật sư không chỉ đơn thuần là những “thầy cãi”, tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, mà các dịch vụ pháp lý đa dạng khác được cung cấp bởi hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng có vai trò quan trọng và được đánh giá cao – một trong số các hoạt động dịch vụ pháp lý đó là đại diện theo ủy quyền trong tố tụng cho khách hàng. Luật sư vốn là những người am hiểu sâu sắc pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, có kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên môn cao. Luật sư mang niềm tin mà xã hội và khách hàng uỷ thác. Khách hàng là người không có hoặc có ít kiến thức về chuyên môn pháp luật, hoặc vì lý do khác mà không thể tự mình tham gia tố tụng để giải quyết vụ việc liên quan, vì vậy họ đặt niềm tin vào luật sư, với hi vọng công lý sẽ được thực thi, quyền và lợi ích chính đáng của bản thân được đảm bảo. Đối với đương sự là pháp nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ít khi trực tiếp tham gia tố tụng vì nhiều lý do như do hạn chế về thời gian, ít chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật tố tụng...nên họ thường ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng.

Trong các lý do để ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, có lẽ hai lý do trình độ pháp luật còn thấp và hạn chế về khoảng cách, thời gian là chiếm đa số các trường hợp. Đương sự thường không biết hoặc biết rất lờ mờ các giai đoạn, hoạt động phải làm trong quá trình tố tụng; không biết ra Tòa sẽ ăn nói ra làm sao, chứng minh cho lý lẽ của mình như thế nào là thuyết phục và có căn cứ chấp nhận v.v...Vì vậy khi đã ủy quyền tham gia tố tụng dân sự thì đương sự hầu như tin tưởng tuyệt đối vào người sẽ là đại diện cho mình tại cơ quan tiến hành tố tụng, cho phép người đại diện theo ủy quyền được quyết định các vấn đề liên quan đến việc kiện, đương sự cam kết gánh chịu những hậu quả do người đại diện của mình thực hiện trong

phạm vi ủy quyền. Sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền trong quá trình tố tụng có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự: vừa hạn chế được đến mức thấp nhất những rủi ro, hậu quả bất lợi mà đương sự có thể sẽ gánh chịu; vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức của chính đương sự; góp phần không nhỏ trong việc giải quyết vụ việc hiệu quả, đúng thời hạn.

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự tham gia tố tụng sau khi có văn bản ủy quyền hợp pháp và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận. Tuy nhiên trên thực tế, người đại diện theo ủy quyền còn đóng vai trò là người “tư vấn” các vấn đề liên quan cho đương sự trước, trong và thậm chí là sau quá trình tố tụng dân sự. Đối với người hành nghề luật sư, vai trò này thể hiện rõ nét nhất: Đại diện cho đương sự tham gia tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ là cái vỏ hình thức “bên ngoài” của mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên đại diện theo ủy quyền; cái thực chất bên trong, xuyên suốt cả quá trình cho đến khi việc ủy quyền chấm dứt là tư vấn cho đương sự tìm được giải pháp tốt nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất mà mình chính là người đại diện cho đương sự thực hiện các giải pháp đó. Vai trò của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thể hiện ở nhiều công việc khác nhau, qua nhiều giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình tố tụng.

Đa số các trường hợp trước khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, đương sự đã tìm được người đại diện theo ủy quyền cho mình sau này (sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án thì các bên mới có thể làm văn bản ủy quyền được do người có thẩm quyền công chứng, chứng thực yêu cầu bên ủy quyền phải có giấy tờ chứng minh họ là đương sự trong vụ án, ví dụ Thông báo thụ lý, Giấy triệu tập v.v....của Tòa án). Vai trò “tư vấn” trong giai đoạn này rất quan trọng: Xác định đúng quan hệ tranh chấp (tranh chấp quyền sở hữu hay tranh chấp quyền sử dụng đất, đòi lại nhà đất; tranh chấp chia thừa kế hay chia tài sản chung; tranh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

chấp về việc thực hiện hợp đồng hay yêu cầu phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại v.v...); Cân nhắc, đong đếm các giải pháp sao cho hiệu quả nhất trước khi viết đơn khởi kiện hoặc yêu cầu (thời hiện khởi kiện còn bao lâu; số tiền tạm ứng án phí phải đóng khi chọn loại quan hệ tranh chấp; yêu cầu mức tiền lãi hoặc bồi thường thiệt hại bao nhiêu là phù hợp và có thể được chấp nhận để giảm bớt số tiền tạm ứng án phí, án phí phải đóng v.v...); Giúp hoặc làm đại diện cho đương sự trong việc thu thập các chứng cứ cần thiết, ví dụ như sao lục giấy chứng tử, bản sao hợp đồng, hóa đơn thanh toán, xác nhận hàng thùa kế; Giúp đương sự soạn thảo đơn kiện, đơn yêu cầu, đơn trình bày v.v....

Sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng phải chuẩn bị và thực hiện và những công việc quan trọng nhất, quyết định nhất cho việc giải quyết vụ việc. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự trong phạm vi ủy quyền như cung cấp lời khai tại Tòa án, tham gia hòa giải, cung cấp chứng cứ, tham gia định giá, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời v.v...Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự, nó có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc.

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 4

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự thuộc về đương sự. Khi nguyên đơn đưa ra yêu cầu bằng cách khởi kiện thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; bị đơn đưa ra yêu cầu bác bỏ ý kiến của nguyên đơn thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho việc bác bỏ đó là có căn cứ; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đưa ra yêu cầu độc lập cũng phải chứng minh yêu cầu đó của mình là có cơ sở cần được chấp nhận. Nguyên tắc này thống nhất với nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự, quyền và lợi ích của họ phải do chính họ quyết định. Hoạt động chứng minh được tiến hành chủ yếu bằng cách chỉ ra các căn cứ pháp lý, xuất

trình, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ do đương sự cung cấp hoặc do Tòa án thu thập. Hoạt động chứng minh nhằm chỉ ra sự thật của vụ việc, là biện pháp tốt nhất để đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước khi Tòa án phán quyết. Tuy nhiên, không phải đương sự nào cũng có đủ trình độ, lý lẽ, phương pháp hay kinh nghiệm để chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng. Đương sự thường chọn người có trình độ hiểu biết, có kinh nghiệm hơn hẳn mình làm người đại diện cho mình, thay mặt mình trình bày các vấn đề cần chứng minh trước Tòa án, trước các đương sự khác. Nghĩa vụ chứng minh của người đại diện theo ủy quyền được hình thành trên cơ sở nghĩa vụ chứng minh của đương sự, tùy theo địa vị tố tụng của đương sự mà họ làm đại diện. Mục tiêu của tranh luận, tranh tụng là tìm ra sự thật khách quan của vụ án, kết quả của tranh luận, tranh tụng giúp Tòa án có được bản án, quyết định đúng đắn, phù hợp thực tế; sự đối trọng của các bên trong tranh tụng là cần thiết để tìm ra những mâu thuẫn, những tình tiết không logic, những vướng mắc của các bên trong tranh tụng [16]. Trong xu hướng mở rộng tranh tụng là tất yếu để nâng cao chất lượng xét xử đó, vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự ngày càng thể hiện rõ nét, nhất là khi người đại diện theo ủy

quyền cho đương sự là luật sư. Xuất phát từ thưc

tiên

đó , viêc

xây dưn

g các

quy điṇ h về đaị diên

theo ủy quyền trong tố tun

g dân sự là cần thiết.

1.3. Sơ lược về sự phát triển các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ở Việt nam sau 1945

1.3.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Việc nghiên cứu cho thấy các quy định về thủ tục tố tụng dân sự với tư cách là một thủ tục tố tụng riêng biệt có lẽ được du nhập vào miền Nam Việt nam dưới thời Pháp thuộc bằng Nghị định 16/3/1910. Tiếp theo đó là Bộ dân sự tố tụng Bắc kỳ ban hành năm 1917 và Bộ Hộ sự thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942, áp dụng tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Có thể nhận xét rằng các

quy định về tố tụng dân sự của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc được xây dựng trên cơ sở tham chiếu và giản lược các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp 1807 cho phù hợp với đời sống của người dân bản địa. Do vậy, các quy định về tố tụng dân sự trong những đạo luật này chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật tố tụng dân sự Pháp.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phát triển dân tộc. Sau khi được thành lập, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự như Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định tổ chức các đoàn thể luật sư; Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung và Nam bộ; Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng quyền bào chữa cho các đương sự v.v…

Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Ở miền Nam thời gian đầu chính quyền Sài Gòn vẫn áp dụng những văn bản dưới thời Pháp thuộc như Nghị định ngày 16/3/1910, sau đó đã ban hành nhiều văn bản mới như Luật số 1/62 về quy chế luật sư và tổ chức luật sư đoàn; Sắc lệnh số 72/SL/CCDD/PTNNN về thủ tục tố tụng của những vụ kiện điền địa; Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng năm 1972. Ở miền Bắc, do hoàn cảnh lịch sử để lại, cho nên trong một thời gian tương đối dài (1954 – 1989) chúng ta chưa có một văn bản chính thức về tố tụng dân sự, các vấn đề liên quan đến thủ tục kiện tụng về dân sự, hôn nhân gia đình chỉ được quy định tản mạn trong các văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan khác như Thông tư số 594/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp thừa kế; Thông tư số 39/NCLP hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự; Thông tư số 25/TATC hướng dẫn về hòa giải trong tố tụng dân sự, Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dan sự ban hành kèm theo Thông tư số 96/NCLP của

TANDTC v.v…Tuy nhiên các vẫn đề về tố tụng dân sự được quy định tản mạn, chủ yếu trong các Thông tư do Tòa án nhân dân tối cao ban hành nên hiệu lực chưa cao.

Từ năm 1989 trở đi, hàng loạt các văn bản được ban hành làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sông xã hội về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng Việt nam: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài ngày 17/04/1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995, Bộ luật dân sự 1995, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 11/4/1996. Nhìn chung các văn bản này đều có chung những nguyên tắc như: quyền tự định đoạt của đương sự, các đương sự bình đẳng với nhau, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh chứng cứ của đương sự v.v...Tôn trọng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, vấn đề đại diện theo ủy quyền của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh tế cũng đã được quy định trong các văn bản này: Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định tại: Điều 22 - Người đại diện do đương sự ủy quyền, Điều 23 - Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được ủy quyền, Chương IV – Người tham gia tố tụng, Chương X – Phiên tòa sơ thẩm, Chương XI – Thủ tục phúc thẩm [7]; trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 được quy định tại các Điều 20, 21, 22 về đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự, đại diện do đương sự ủy quyền, Điều 31 về khởi kiện vụ án, Chương IX về phiên tòa sơ thẩm, Chương X về thủ tục phúc thẩm [24]; trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 được quy định tại các Điều 19, 20,

21, 22 về đương sự, quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, về năng lực hành vi tố tụng của đương sự, về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, Điều 32 về khởi kiện vụ án, Điều 33 về quyền thay đổi yêu cầu của người khởi kiện [25].

Tuy nhiên, các quy định nói trên còn rời rạc, chưa thống nhất, chưa đầy đủ. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự không quy định cụ thể việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa đủ sáu tuổi hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự, hậu quả của việc vượt quá phạm vi ủy quyền hoặc chấm dứt việc ủy quyền trong tố tụng dân sự. Điều 22 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 có quy định việc ủy quyền tham gia tố tụng phải làm thành văn bản nhưng không quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực hay không “Việc ủy quyền tham gia tố tụng phải làm thành văn bản”.

Hoặc theo tại khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, khoản 3 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996 thì ngoài việc có được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền còn được quyền ký vào đơn khởi kiện “Đơn kiện phải do nguyên đơn ký hoặc người đại diện của nguyên đơn ký, kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh yêu cầu của nguyên đơn”

– quyền này không được quy định cụ thể trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đó.

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đến nay

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI, kỷ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023