Các Quy Định Về Người Ủy Quyền Và Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự

02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Pháp lệnh thủ thục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài năm 1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt nam quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995 và những quy định về thủ tục giải quyết các vụ án lao động của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực [15].

Sau đó, Bộ luật dân sự 2005 và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS được ban hành như Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về thi hành BLTTDS; Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy đinh chung” của BLTTDS; Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS; Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”; Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS; Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS v.v...

Vấn đề đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được quy định tại các Điều 73 - 78, Điều 243 BLTTDS năm 2004, dẫn chiếu đến các quy định về đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 142 – 148, về hợp đồng ủy quyền từ Điều 581 – 589; được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định

chung" của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự 2004; ngoài ra có một số văn bản hướng dẫn khác có nội dung liên quan đến đại diện theo ủy quyền trong ủy quyền tố tụng dân sự như Công văn số 227/2004 ngày 30/12/2004 của TANDTC v/v ủy quyền của Chủ tịch UBND tham gia tố tụng tại TAND, Công văn số 38/KHXX ngày 29/3/2007 của TANDTC hướng dẫn việc pháp nhân khởi kiện và ủy quyền khởi kiện vụ án v.v...Nhìn chung quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự tại các văn bản này cụ thể hơn, chi tiết và có tính thống nhất cao hơn so với các văn bản trước khi có BLTTDS ra đời.

Kết luận chương 1


Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các khái niệm ở một số công trình khoa học, chương 1 của luận văn đã phân tích và luận giải để xây dựng một số khái niệm liên quan như khái niệm ủy quyền nói chung, đương sự, tố tụng dân sự, làm cơ sở cho việc xây dựng khái niệm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; đồng thời đi sâu phân tích các đặc điểm, ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, là tiêu chí phân biệt các loại đại diện trong tố tụng dân sự Việt nam.

Chương này cũng tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Để làm được điều đó, tác giả đã tìm hiểu, phân tích các cơ sở về mặt lý luận và về mặt thực tiễn, vai trò của việc đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự - các yếu tố cơ bản của cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu. Các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt nam được xây dựng dựa trên nền tảng kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng trước đó. Như đã trình bày ở phần mở đầu, đề tài không có không có tham vọng nghiên cứu các vấn đề pháp lý về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự trong tất cả các quy định pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này từ trước đến nay, mà chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi quy định của BLTTDS, Bộ luật dân sự 2005 và một số văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Do vậy, việc nghiên cứu tại Chương này cũng đã phân tích và làm rõ sơ lược quá trình phát triển các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam; so sánh các quy định của pháp luật thực tại và pháp luật trước đây về vấn đề nghiên cứu, thấy được những điểm tương đồng cũng như khác biệt, từ đó có thể tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm, làm rõ nhận thức về xu hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam.

Chương 2‌

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

2.1. Các quy định về người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

2.1.1. Các quy định về người ủy quyền trong tố tụng dân sự

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 5

Tùy theo mục đích, vai trò trong tố tụng dân sự mà pháp luật quy định các chủ thể tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Có thể chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự. Nhóm thứ hai gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhóm thứ ba gồm các chủ thể tham gia tố tụng khác để hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Những người thuộc nhóm thứ nhất theo phân loại trên còn gọi là người tiến hành tố tụng, bao gồm Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Hoạt động của những người này mang tính chất chủ động và độc lập, chịu trách nhiệm khá cao dựa trên trình độ chuyên môn, sự hiểu biết của mình. Quyền và nghĩa vụ của những người này được quy định chặt chẽ, ràng buộc bởi các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động nghề nghiệp như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự v.v... Mọi hoạt động của họ liên quan đến quyền lợi của người dân được quy định cụ thể và kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng dân sự, một lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con người nếu có sai

lầm. Những người này được tuyển dụng, bổ nhiệm, được thay mặt cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Điều 13 BLTTDS quy điṇ h“Người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; người tiến hành tố tụng dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật, bí mật công tác theo quy định của pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ...”. Trong tố tụng dân sự, nhiệm vụ và quyền hạn của người tiến hành tố tụng được quy định từ các Điều 40 - 49 BLTTDS. Do những quy định đặc thù về nghề nghiệp, người tiến hành tố tụng dân sự không

được ủy quyền cho người khác làm đaị diên, thay mặt mình để giải quyết vụ

việc mà mình đã được phân công. Khi Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt thì một Phó Chánh án, một Phó Viện trưởng viện kiểm sát được Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát. Phó Chánh án, Phó viện trưởng Viện kiểm sát chịu trách nhiệm trước Chánh án, trước Viện trưởng

Viện kiểm sát về nhiệm vụ được giao. Rõ ràng trong trường hợp này, ủy nhiệm không phải là ủy quyền. Ủy nhiệm là việc giao cho người khác được quyền làm những việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Về mặt bản chất thì ủy nhiệm chính là việc thực hiện trách nhiệm thay cho một người khi người đó có văn bản ủy nhiệm; về mặt phạm vi, nếu ủy quyền chỉ áp dụng trong trường hợp cá thể nhất định khi người này ủy quyền cho người khác thực hiện một số công việc trong phạm vi quyền của họ, thì ở ủy nhiệm là toàn bộ những việc thuộc phạm vi trách nhiệm của một người được ủy nhiệm sang cho người khác làm thay [26, tr.837]. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án và Kiểm sát viên tham gia tố tụng để giải quyết một vụ việc

dân sự cụ thể trên cơ sở được phân công. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án hoặc Kiểm sát viên vì lý do nào đó không thể tham gia tiến hành tố tụng được hoặc thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng, thì Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định phân công người khác giải quyết, bản thân người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án hoặc Kiểm sát viên đó không được ủy quyền cho người khác làm thay công việc của mình đã được phân công.

Những người tham gia tố tụng thuộc nhóm thứ hai và thứ ba để hỗ trợ Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Họ tham gia tố tụng dân sự do được Tòa án triệu tập bởi vì họ là những người biết việc, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Khi tham gia tố tụng, những người này cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, khi đã được Tòa án triệu tập mà vắng mặt thì phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật, trừ các trường hợp phải thay đổi hoặc từ chối tham gia tố tụng theo quy định. Tương tự như trường hợp trên, những người này được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng nhằm tìm ra sự thật của vụ việc, nhằm giúp cho hoạt động của Tòa án được vô tư, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Do đó, những người này cũng không thể ủy quyền cho người khác nhân danh và bảo vệ quyền lợi cho họ tại Tòa án được. Tương tự, do đặc thù của tính nghề nghiệp mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng không phải là chủ thể ủy quyền của quan hệ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được nghiên cứu trong luận văn này.

Người ủy quyền trong tố tụng dân sự được đề cập, nghiên cứu trong luận văn này là đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự. Trừ trường hợp không được ủy quyền trong ly hôn theo quy định tại Điều 75

BLTTDS, đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật này thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ trường hợp mất năng lực hành vi tố tụng dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với các trường hợp đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi tố tụng dân sự, đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi trong những vụ việc không liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự khác mà họ đã tham gia bằng tài sản riêng của mình, thì theo quy định tại các khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 57 BLTTDS, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đương sự không có, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng do pháp luật quy định, do vậy họ cũng không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Người đại diện theo pháp luật của đương sự khi được Tòa án triệu tập thì họ có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như chính đương sự, vì vậy họ có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Như vậy từ các quy định tại các Điều 57 và 73 BLTTDS có thể thấy rằng, người ủy quyền trong tố tụng dân sự bao gồm: Đương sự là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 91 BLDS 2005 thì: “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân tuân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất

của Bộ luật này. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân”. Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức vì lý do nào đó không thể tự mình trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mình, thì người đại diện theo ủy quyền có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mà mình đại diện. Vấn đề cần xem xét là, ai là người trong cơ quan, tổ chức có thể ký văn bản ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự ? Bên ủy quyền trong trường hợp này là cơ quan, tổ chức hay là người đại diện theo pháp luật đã ký văn bản ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó.

Như đã phân tích, người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, do đó việc ủy quyền trong tố tụng dân sự của pháp nhân được thực hiện giống như việc ủy quyền trong các giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 143 BLDS 2005 quy định “… người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Khi tham gia tố tụng tại Tòa án, không phải tất cả các thành viên của cơ quan, tổ chức đều có thể được triệu tập mà mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đều thông qua một cá nhân cụ thể, thông thường là người đại diện theo pháp luật. Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác nhân danh và vì quyền lợi của cơ quan, tổ chức mình tham gia, trong trường hợp đó thì bên ủy quyền là cơ quan, tổ chức chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Đối với đa số các trường hợp đương sự là pháp nhân như doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng thương mại v.v…thì rất ít khi người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia tố tụng, mà thường ủy quyền cho người khác là nhân viên dưới quyền tham gia. Có quan điểm cho

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí