Vật hữu cơ đẹp vì sự sống bên trong của nó làm cho các bộ phận thống nhất lại. Nhưng cái đẹp ở động vật là không hoàn toàn, là thiếu sót vì động vật chưa nhận thức được mình: “cái biểu lộ ra ngoài và tỏ rõ từng giây phút không phải là sự sống bên trong... Bởi vì cái bên trong chỉ là cái bên trong cho nên cái bên ngoài cũng vẫn chỉ đóng cái vai bên ngoài, nghĩa là không có quan hệ gì, không có liên lạc gì với cái bên trong, không thấm nhuần linh hồn ở từng bộ phận của nó”[26; 263 -264]. Vì thiếu mối quan hệ qua lại này nên cái đẹp ở tự nhiên bao giờ cũng “trừu tượng”. Điều đáng nói là, dù đã thừa nhận cái đẹp trong tự nhiên nhưng Hegel lại cho cái đẹp trong tự nhiên là mờ nhạt thấp kém vì nó có tính vật chất.
Theo Hegel, cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên vì ở nghệ thuật cái đẹp mới có tính chất tinh thần. Ông đã khảo sát cái đẹp trong nghệ thuật ở ba phương diện chủ yếu: lí tưởng với tính cách lí tưởng; cách lí tưởng được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật; tính chủ thể sáng tạo của nghệ sĩ.
Hegel cho rằng nếu như tình cảm của con người, thế giới tinh thần của con người bộc lộ bằng con mắt thì nhiệm vụ của nghệ thuật là “làm sao cho mọi điểm của ngoại hình của nó, cái ngoại hiện trở thành con mắt, trung tâm của tâm hồn và làm cho người ta thấy được tâm hồn”[26; 274]. Và chỉ có làm như thế, nghệ thuật mới trở thành cụ thể. Hệ luận tất yếu của luận điểm này là thái độ chống chủ nghĩa tự nhiên. Sao phỏng các hình ảnh của tự nhiên dưới hình thức như chúng tồn tại là “một việc thừa”[26; 113], vì nó chỉ tạo nên một “vẻ bên ngoài lừa dối”, chứ không có “sự sống chân thực”[26; 114] và chán ngấy vì nghệ thuật không phải chỉ là một mánh khóe thủ công.
Rõ ràng Hegel đã cố gắng chứng minh cái đẹp là bản chất của nghệ thuật. Ông xem cái đẹp như là hình thức cảm tính của tư tưởng và nghệ thuật, là nơi kết tinh của cái đẹp, tuy nhiên ông lại phủ nhận cái đẹp thực tế để giành
chỗ cho “ý niệm” cho thần linh khi khẳng định: “nghệ thuật cần phải đặt vào trước hết là yếu tố thần linh vào trung tâm các biểu hiện của mình”[26; .304]. Bởi thế, ông xếp triết học ở bậc cao nhất, thứ đến là tôn giáo và sau đó mới là nghệ thuật. Nghĩa là, cái đẹp thấp hơn chân lí hai tầng.
Như vây, “quan điểm về cái đẹp của Hegel vừa có tính nhất quán lại vừa có tính mâu thuẫn. Nhất quán ở chỗ nó duy tâm, nó không xuất phát từ đời sống cụ thể mà xuất phát từ tư tưởng tinh thần. Mâu thuẫn ở chỗ khi xuất phát từ tinh thần, ông lại buộc phải thừa nhận quy luật lịch sử khách quan của cái đẹp”[33; 51]. Sau hệ thống mĩ học của Hegel thì sự xuất hiện của triết học mác xít có ý nghĩa quan trọng đối với tư duy mĩ học. Việc nghiên cứu các công trình mĩ học đã phát triển những quan điểm của Marx- Engels- Lênin về văn học nghệ thuật, xem đó là bộ phận hữu cơ của mĩ học mác xít là cần thiết và quan trọng, vì các công trình mĩ học chính thức này mới có điều kiện để soi sáng và lí giải nhiều vấn đề trên bình diện lí luận nghệ thuật, tránh được tư duy cứng nhắc, thuần tuý triết học.
1.2 Những quan niệm hiện đại của mĩ học mác xít phương Tây về đặc trưng phản ánh nghệ thuật
Là một phần của lí luận văn học hiện đại, lí luận văn học mác xít phương Tây đã có những công trình nghiên cứu về đặc trưng phản ánh nghệ thuật. Tiêu biểu nhất là hai công trình Đặc trưng mỹ học của G.Lukacs (Hungari) và Ảo ảnh và hiện thực của Ch.Caudwell (Anh). Cả hai công trình này đã được Trương Đăng Dung (người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và chuyên tâm nghiên cứu về Ch.Caudwell và G.Lukacs) trích dịch sang tiếng Việt. Trong bài nghiên cứu Về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật trong mỹ học Ch.Caudwell và G.Lukacs [15; 143-177 ] ,Trương Đăng Dung đã so sánh quan điểm cơ bản của hai nhà mĩ học mác xít này, tìm thấy ở họ những tương đồng và khác biệt ý kiến về vấn đề phản ánh nghệ thuật. Sau đây, chúng tôi sẽ
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam - 1
- Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam - 2
- Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam - 3
- Những Quan Niệm Của Các Nhà Lí Luận Mác Xít Việt Nam Về Đặc Trưng Phản Ánh Nghệ Thuật
- Thạch Lam Và Thế Giới Bên Trong Của Người Bình Dân
- Thạch Lam Và Những Trạng Thái Sống Mơ Hồ
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
trình bày về vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật của Caudwell và Lukacs trên cơ sở quan điểm nghiên cứu của Trương Đăng Dung.
1.2.1 Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong quan điểm của Ch.Caudwell
Trong những năm ba mươi của thế kỉ XX, sau khi những ý kiến của Marx-Engls về văn học, nghệ thuật được tập hợp và công bố đầy đủ nhờ cố gắng của G.Lukacs (1885-1971) triết gia, nhà mĩ học Hungari, M.A Lifsic (1905-?) nhà triết học và mĩ học Xô viết, thì ở Anh nhà mĩ học mác xít trẻ tuổi Ch.Caudwell (1907-1937) cho xuất bản Ảo ảnh và hiện thực. Đây là “một trong những cuốn sách lớn của thời đại chúng ta... dù đọc nó thường xuyên thế nào thì vẫn luôn tìm thấy ở nó những ấn tượng mới mẻ để suy nghĩ” [9;7]. Ảo ảnh và hiện thực là một công trình nghiên cứu về thơ. Sở dĩ
Caudwell chọn thơ trữ tình làm đối tượng để tìm tòi vì trong thơ trữ tình cái tôi trực tiếp bộc lộ thái độ trước hiện thực, nó vừa là chủ thể lại vừa là khách thể. Vấn đề cơ bản Caudwell đề cập đến trong Ảo ảnh và hiện thực là mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Chỉ riêng tên của cuốn sách đã nói với chúng ta điều đó.
Caudwell cho rằng phản ánh hiện thực là sự thể hiện cái đối tượng tạo ra ảo ảnh của hiện thực. Nói chính xác hơn, Caudwell đã không xem phản ánh hiện thực đồng nhất với việc biểu hiện một cách trùng khớp hiện thực khách quan. Theo ông, nói chung nghệ thuật phản ánh cái “thế giới bên trong” bằng cách đưa đến một mảng “hiện thực bên ngoài”. Ch.Caudwell đã nắm bắt cả hai đối tượng trong cùng một cấu trúc hiện thực, nghĩa là ông nhìn nhận cái “hiện thực bên trong” với “hiện thực bên ngoài” trong quan hệ mà cả hai đều là hiện thực. (Điều này rất có ý nghĩa khi chúng ta soi sáng thế giới nghệ thuật của Thạch Lam, vì nhà văn này chủ yếu viết về tâm trạng, cảm nhận bên trong của con người).
Khi nói về đối tượng của phản ánh nghệ thuật, Ch.Caudwell khẳng định: đối tượng của phản ánh khoa học là hiện thực bên ngoài, còn đối tượng của phản ánh nghệ thật là thế giới bên trong của con người. Nhưng Caudwell không quan niệm “hiện thực bên trong” là ý thức duy ngã bởi “tính xã hội của con người không chỉ thể hiện trong các mối quan hệ với những cá nhân khác bên ngoài, mà còn thể hiện trong mỗi cá nhân sống trong xã hội”[9; 265]. Ông nhấn mạnh: sự phản ánh nghệ thuật về hiện thực như là chu trình tiến về phía trước, xuất phát từ thực tiễn xã hội, từ những yêu cầu và các khả năng của nó, rồi bằng sức tác động của chủ thể đã nâng lên thành ý nghĩa xã hội thông qua nghệ thuật, chu trình này trở về với thực tiễn xã hội và tạo ra ở đó những điều kiện thay đổi tiếp tục. Như vậy, tính chất đúng đắn của sự phản ánh không tuỳ thuộc vào việc mô tả trong tác phẩm tương xứng ra sao với chi tiết nào đó của hiện thực bên ngoài. Caudwell nhận thấy, nghệ thuật làm thay đổi con người, và con người qua sự thay đổi đó mà nhận biết về bản thân mình. Cho đến nay, luận điểm này của Caudwell vẫn rất mới và hiện đại, vì nó chỉ ra rằng tiêu chí để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật không phụ thuộc vào sự so sánh, đối chiếu tác phẩm với hiện thực khách quan để xem hiện thực phản ánh đã “ngang tầm” với hiện thực bên ngoài chưa, mà chủ yếu là tác phẩm có giá trị nhận thức về hiện thực, có tạo ra được tư tưởng gì mới mẻ để cải tạo hiện thực hay không?
Caudwell hoàn toàn phản đối những cách hiểu sai lầm cho rằng khách thể với chủ thể có sự tách biệt. Ông xem khoa học và nghệ thuật tồn tại, tác động như là thực tiễn xã hội, và bản thân văn học, nghệ thuật cũng là một trong những hiện thực của con người, là một bộ phận của cái hiện thực khách quan trọn vẹn. Bằng cách đó, Caudwell đã một lần nữa khẳng định khách thể luôn luôn tồn tại cùng chủ thể trong sự thống nhất và tương hỗ cả trong khoa học lẫn nghệ thuật. Theo ông, không thể tách biệt văn học nghệ thuật trong sự
tồn tại của thực thể tinh thần ra khỏi thể chất và các yếu tố sinh học, như vậy nghệ thuật không chỉ là một loại thiết chế tinh thần, không chỉ là tư tưởng và bản chất của thơ chính là ảo ảnh của hiện thực, cái ảo ảnh có ý thức.
Những lập luận nói trên của Caudwell đã khẳng định rằng chức năng của nghệ thuật không phải là biểu hiện hiện thực mà là gợi nhớ về hiện thực. Ông viết: “Nghệ thuật nói cho chúng ta cái mà khoa học không nói được” [9; 260]. Nghệ thuật nói cho chúng ta điều đó bằng thứ ngôn ngữ mà chỉ riêng nó mới có, “đó là ngôn ngữ của chính cái thế giới bên trong, ngôn ngữ của sự cảm xúc và biểu cảm”[9; 260]. Caudwell chỉ rõ “nghệ thuật là khoa học của cảm xúc còn khoa học là nghệ thuật của nhận thức”[9; 262]. Như vậy, khoa học nói cho chúng ta biết thế giới bên ngoài là cái gì, còn nghệ thuật nói cho chúng ta hay chúng ta là gì bằng ngôn ngữ của chính nó, ngôn ngữ của cảm xúc.
Toàn bộ lập luận của Caudwell đã được xây dựng từ việc tiếp cận bản chất của thơ, giải quyết những vấn đề mĩ học trên bình diện lí luận nghệ thuật. Chúng tôi sẽ dùng những luận điểm này của Caudwell làm cơ sở để so sánh với các luận điểm của Lukacs.
1.2.2 Vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong quan điểm của G.Lukacs
Không phải ngẫu nhiên khi nói đến Caudwell, người ta lại nhắc đến Lukacs, bởi vì chính Lukacs cũng nhiều lần đề cập đến các luận điểm mĩ học của Caudwell. Có thể nói, những tác phẩm của Caudwell và Lukacs đã đóng góp vào sự phát triển của mĩ học Marx-Lênin, mặc dù trên đường tiếp cận chân lí, không phải lúc nào họ cũng có những lập luận giống nhau trong mọi vấn đề.
Những quan điểm của Lukacs về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực đã có từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, khi ông xây dựng lí luận chủ
nghĩa hiện thực. Nhưng phải đợi đến tác phẩm chính của ông, cuốn Đặc trưng mỹ học (1965) thì những vấn đề cơ bản của mĩ học, trong đó có vấn đề phản ánh nghệ thuật, mới được nghiên cứu trên một bình diện khác. Đặc trưng mỹ học là tác phẩm lớn nhất của Lukacs, và cũng là một trong những tác phẩm mĩ học lớn nhất của thế kỉ XX. Trong tác phẩm đồ sộ này, Lukacs đã vận dụng chủ nghĩa Marx-Lênin vào lĩnh vực mĩ học, phát triển đến mức cao nhất những quan điểm mĩ học được hình thành từ những năm ba mươi của thế kỉ XX bằng những quan điểm độc đáo, mới mẻ của mình.
Để thấy rõ hơn những đóng góp và hạn chế của Caudwell và Lukacs trên lĩnh vực nghiên cứu mĩ học và lí luận nghệ thuật, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, phân tích các lập luận của họ về đối tượng và đặc trưng của phản ánh nghệ thuật trong hai tác phẩm chính là Đặc trưng mỹ học và Ảo ảnh và hiện thực.
Trước hết, hai tác phẩm có những điểm khác biệt khá rõ trong việc xác định đối tượng của phản ánh nghệ thuật. Nếu Caudwell coi đối tượng của phản ánh nghệ thuật là “hiện thực bên trong” của con người, còn đối tượng của phản ánh khoa học là “hiện thực bên ngoài” thì Lukacs lại khẳng định nghệ thuật cũng như khoa học đều phản ánh cùng một hiện thực. Lukacs đã viết trong phần dẫn luận cuốn Đặc trưng mỹ học (1965): “chúng tôi quan niệm văn học, nghệ thuật là phương thức đặc trưng của sự phản ánh hiện thực... Quan điểm cơ bản của tác phẩm này là tất cả mọi loại phản ánh- chúng tôi phân tích phản ánh thông thường, phản ánh khoa học và phản ánh nghệ thuật- đều thể hiện cùng một hiện thực khách quan”[23; 18]. Cái hiện thực khách quan đó có nghĩa là toàn bộ hiện thực, tức là “toàn bộ các hình thức của đối tượng”[23; 18]. Lukacs cho rằng từ chất liệu đời sống đến các phạm trù của nó là chung. Nét nổi bật trong Đặc trưng mỹ học là Lukacs đã nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật không phải là “bản sao” của hiện thực, nhưng do yêu
cầu thể hiện trung thực đối tượng mà không phải lúc nào ông cũng nhất quán vượt qua được quan điểm đồng nhất sự phản ánh với bản sao lại hiện thực! Trong khi đó, Caudwell, mặc dù bề ngoài dường như tách biệt một cách cứng nhắc đối tượng của nghệ thuật và đối tượng của khoa học, nhưng khi xem xét cái hiện thực trọn vẹn ông đã hợp nhất được hai đối tượng khác nhau này, Caudwell đã nắm bắt cả hai đối tượng trong cùng một cấu trúc hiện thực, nghĩa là ông nhìn nhận cái “hiện thực bên trong” và “hiện thực bên ngoài” trong quan hệ mà cả hai đều có nội dung hiện thực. Theo Caudwell hai loại phản ánh này cùng bổ sung cho nhau một cách hài hoà cái hiện thực trọn vẹn trong cấu trúc phản ánh. Còn Lukacs trong Đặc trưng mỹ học đã phân biệt đối tượng của nghệ thuật với đối tượng của khoa học trên bình diện bên trong của đối tượng chung, đồng nhất.
Đến đây, chúng ta có thể xác nhận rằng, Caudwell và Lukacs đã có sự gặp gỡ trong lập luận về đối tượng của cả hai loại phản ánh khi khẳng định “hiện thực bên ngoài” và “hiện thực bên trong” xuất hiện như là hai mặt của hiện thực. Lukacs đã sử dụng hai thuật ngữ “thế giới bên ngoài” và “thế giới bên trong” trong cái nghĩa tương tự mà Caudwell dùng để phân biệt, nhưng ông rất thận trọng khi thay chữ thế giới bằng hai chữ “hiện thực”. Lukacs không nghi ngờ tính hiện thực của “thế giới bên trong” của con người, thậm chí ông còn cố gắng thuyết phục chúng ta chấp nhận “thế giới bên trong” của con người như một hiện thực. Nhưng vì Lukacs cảm thấy rằng không thể xem cái hiện thực đó tồn tại độc lập với ý thức được mặc dù nó vẫn là cái tồn tại khách quan, nên hầu như ông né tránh việc gọi nó là đối tượng của phản ánh nghệ thuật. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng “chân lý cuối cùng của những sự biểu hiện nhất định ẩn chứa trong chủ thể thẩm mỹ”[23; 543].
Điều đáng lưu ý là cả Caudwell và Lukacs đều quan tâm đến các yếu tố cấu thành mối quan hệ khách thể - chủ thể trong cơ cấu phản ánh nghệ thuật.
Song Lukacs đã không phân biệt sự khác nhau giữa chủ thể của phản ánh nghệ thuật và chủ thể của nhận thức luận chung. Ông cho rằng không nên đồng nhất thế giới bên ngoài, hoặc những sự việc được biểu hiện của thế giới bên trong với khách thể của phản ánh nghệ thuật; người sáng tạo hoặc kẻ tiếp nhận với chủ thể của nhận thức luận. Nhưng Lukacs lại chưa lí giải về điều này, còn Caudwell đã làm chủ được nó khi xem tác phẩm nghệ thuật là sự gợi nhớ và suy tư về hiện thực.
Chúng ta còn nhận thấy sự khác biệt giữa Caudwell và Lukacs khi Caudwell cho rằng bằng việc sử dụng ngôn ngữ theo cách của nó, thơ ca có thể làm biến dạng và phủ nhận cấu trúc hiện thực để giữ lại cấu trúc của cái tôi, còn Lukacs thì lại cho đấy là sự phủ nhận phản ánh luận của Caudwell. Lukacs đã không nhận thấy trong Ảo ảnh và hiện thực chủ thể thẩm mĩ về nguyên tắc cũng mang tính khách thể, cái riêng tư cũng mang tính xã hội lịch sử.
Theo Caudwell, đối tượng của phản ánh nghệ thuật là “hiện thực bên trong” của con người, còn Lukacs thì đã phần nào đồng nhất phản ánh nghệ thuật với sự mô tả hiện thực. Luận điểm này của Lukacs được xây dựng trên quan niệm cái hiện thực tồn tại độc lập với ý thức. Bởi thế Lukacs không muốn xem cái riêng tư của con người là đối tượng của phản ánh nghệ thuật. Trong khi đó, Caudwell lại khẳng định đối tượng của phản ánh nghệ thuật là nỗi niềm tâm sự, là thế giới bên trong của con người thông qua thế giới giả định như là ảo ảnh. (Điều này cũng gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong việc lựa chọn đề tài Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam vì đối tượng phản ánh của Thạch Lam là thế giới bên trong của con người).
Tuy nhiên vẫn có thể nhìn thấy những điểm tương đồng trong những nét khác biệt về quan điểm của Caudwell và Lukacs. Mặc dù nhấn mạnh yêu