Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam - 3


Những luận điểm nổi tiếng của Platon và Aristote về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật đã được nói đến từ hơn hai nghìn năm trước. Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập tới hai tác giả tiêu biểu này.

Trong tư tưởng mỹ học của Platon (427-347 trước CN), cái đẹp là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng cái đẹp theo Platon lại không nên tìm kiếm ở những phẩm chất khả giác của sự vật và những cảnh sinh động hay trong mối quan hệ với hoạt động của con người. Bởi vì, trong thế giới hiện thực mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan thì tất cả đều thay đổi và biến dịch, không có gì là bền vững và đích thực cả. Và do vậy, những cái đẹp thường ngày mà chúng ta cảm giác được chỉ là ánh hồi quang, là bản sao, là những mảnh vụn của cái đẹp ý niệm mà thôi.

Chính vì quan niệm cái đẹp có tính chất siêu nhiên như vậy nên Platon cho rằng chỉ có thể nhận thức cái đẹp bằng lí trí, bằng con đường suy luận trừu tượng chứ không phải bằng cảm giác, bằng con đường sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Ông miêu tả quá trình nhận thức cái đẹp như sau: đầu tiên là lí trí từng bước tách ra khỏi những sự vật đẹp riêng lẻ, tiếp đó lí trí sẽ vươn tới mọi vật thể đẹp phổ quát, tới những chuẩn mực đẹp phổ quát và cuối cùng dừng lại ở nhận thức cao nhất về ý niệm đẹp.

Theo Platon, thế giới của các sự vật cảm biết là không nhận thức và thế giới của ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của sự đúng đắn, chân thực và các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Từ đó, Platon cho rằng nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức ý niệm. Nghệ thuật cũng là sự sao chép lại những sự vật khả giác, mà bản thân những sự vật này thì vốn là bản sao của các ý niệm, là sự phản ánh lại các ý niệm. Do vậy, xét đến cùng sự diễn tả của nghệ sĩ chính là bản sao lại một bản sao, sự bắt chước lại một sự bắt chước. Nghĩa là, phản ánh nghệ thuật cũng chính là sự phản


ánh cái đã được phản ánh. Mặc dù còn những hạn chế nhưng Platon vẫn có công lớn trong việc đặt nền tảng cho việc xây dựng các khái niệm, phạm trù và tư duy nghệ thuật.

Cũng như Platon, “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ” Aristote (384-322 trước CN) đã gọi văn nghệ nói chung là “nghệ thuật mô phỏng”, nghĩa là sự bắt chước, phản ánh hiện thực. “Sử thi, bi kịch cũng như hài kịch và thơ ca tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền -tất cả những cái đó nói chung đều là những nghệ thuật mô phỏng”[6; 182]. Ông lí giải về nguồn gốc của nghệ thuật như sau: “Nói chung, dường như có hai nguyên nhân, hơn nữa, lại là hai nguyên nhân tự nhiên, đã làm nảy sinh ra nghệ thuật thơ ca. Thứ nhất, sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con ngưòi khác giống vật ở chỗ họ có cái tài mô phỏng, nhờ có sự mô phỏng đó mà họ thu nhận được những kiến thức đầu tiên; còn điểm thứ hai là, những sản phẩm (kết quả- ND) của sự mô phỏng mang lại thích thú cho con người”[6; 187]. Nhờ tiết tấu, ngôn từ và giai điệu, nghệ thuật đã thực hiện hoạt động nhận thức các sự vật như chúng đang tồn tại.

Aristote cho rằng khi dùng những ẩn dụ để miêu tả sự vật phải “như hiện ra trước mắt” và giải thích “phàm những thứ mang hiện thực cảm biết đều có thể mang sự vật bày ra trước mắt chúng ta”. Điều đáng lưu ý là, Aristote đã nhấn mạnh về kĩ xảo và thủ pháp mà nghệ sĩ sử dụng: “vật được miêu tả làm cho thích thú không phải ở bản thân sự mô phỏng mà là ở chỗ kĩ xảo, hoặc do màu sắc, hoặc do một nguyên nhân nào đó cùng loại”[79; 27].

Rõ ràng, cùng xuất phát từ quan điểm “bắt chước” hiện thực nhưng cách lí giải nghệ thuật của Aristote lại khác với Platon. Từ thuyết “bắt chướccủa Platon đến thuyết “mô phỏng” của Aristote là cả một khoảng cách khá xa về tư tưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Theo Aristote, cái đẹp không ở trên thượng giới, không hiện hữu trong ý niệm - như quan niệm của Platon - mà trong những sự vật thực tế. Bằng con đường ngược lại với Platon, Aristote đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế. Ông quan niệm cái đẹp phải được xem như là thuộc tính và phẩm chất của các sự vật, cái đẹp được biểu hiện cao nhất nơi các hữu thể sống, cả trong thiên nhiên, cả trong xã hội, đặc biệt là nơi con người, đó là tính phổ quát của cái đẹp. Con người với sự hài hòa trong các bộ phận của cơ thể mình là hiện thân và là đối tượng chính của cái đẹp.

Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam - 3

Nét nổi bật trong cách lí giải về những vấn đề chủ yếu trong mĩ học của Aristote là ở chỗ ông đã xem mĩ học như một lĩnh vực độc lập của nhận thức. Đây chính là một nỗ lực tìm kiếm rất đáng trân trọng ở ông.

Bước sang thời Phục hưng, mĩ học không còn thu mình khiêm tốn trong tư cách là một bộ phận của triết học mà đã phát triển thành một phương diện cơ bản của nghệ thuật. Không thể chia sẻ với quan niệm cuộc đời không có cái đẹp của mĩ học trung cổ phong kiến phương Tây, các nhà Phục hưng đã coi con người là một bộ phận của tự nhiên, sống và chết theo quy luật của tự nhiên và vì vậy, phải trả con người về với tự nhiên để nó phát triển theo tự nhiên.

Mĩ học thời trung cổ kéo cái đẹp lên chín tầng mây, mĩ học Phục hưng khẳng định cái đẹp tồn tại nơi hạ giới. Đến thời Phục hưng, người ta luôn đề cao việc khám phá và diễn tả những cái đẹp bắt rễ ngay trong chính bản chất sự vật. Các nghệ sĩ miệt mài khám phá vẻ đẹp tự nhiên ấy. Thời kì này, các nhà mĩ học luôn đòi hỏi nghệ thuật phải “phát hiện ra những quy luật khách quan đó và phải chịu sự điều khiển của chúng”. Trong văn học Phục hưng, chân lí được tái hiện qua những hình thức của chính cuộc sống thực. Những gì đang diễn ra, đang phát triển một cách khách quan trong cuộc sống trần thế


đều là đối tượng của phản ánh nghệ thuật. Cuộc sống ấy không phụ thuộc vào ý thức con người nhưng lại được khúc xạ qua lăng kính của ý thức ấy.

Người đặt nền móng cho văn nghệ Phục hưng Ý là Dante (1265 - 1321), tác giả của kiệt tác Thần khúc. Giữa lúc giáo lí nhà thờ vẫn còn ngự trị trên mọi lĩnh vực của đời sống, Dante đã can đảm đưa ra những tìm tòi trong cách chiếm lĩnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người giữa đời sống trần tục, đó là điều phi thường của Dante. Ông không chỉ tìm kiếm mà còn mô tả thật trìu mến những vẻ đẹp đơn sơ nhưng ý vị của tự nhiên, của con người để gửi gắm những xúc cảm, ước mơ và niềm khát vọng vô bờ về một cuộc sống hạnh phúc, trong sạch, đẹp đẽ nơi thế giới thực tại, đồng thời thể hiện nhiệt tình ngợi ca giá trị mới về phẩm giá con người, về cuộc sống trần gian theo một quan niệm thế giới và nhân sinh mới, đối lập với quan niệm thần học trung đại.

Những thành tựu rực rỡ của cái nôi văn nghệ Phục hưng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới Xervantes (1547 - 1616), nhà văn lớn Tây Ban Nha nhưng từng sống nhiều năm trên đất Ý. Sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện nhà hiệp sĩ Đôn ki hô tê thuộc dòng Hiđangô xứ Mantra đã thể hiện những kiến giải riêng đầy sức thuyết phục về cuộc sống thực tại. Ông tìm trong những xung đột của cuộc sống lời giải đáp cho nguyên nhân và mục đích hành động của con người. Ông cắt nghĩa mối quan hệ giữa khát vọng và thực tế từ chính những kinh nghiệm đời sống bản thân. Từ đó, Xervantes đã đưa ra những tư tưởng sâu sắc và có ý nghĩa khuyến cáo lâu dài đối với con người.

“Sự sống con người là đáng quý nhất”, đó là tâm niệm của sShakespeare (1564 - 1616). Sáng tác của ông là sự thực thi bền bỉ quan niệm “con người là vẻ đẹp của thế gian, là kiểu mẫu của muôn loài”. Nét nổi bật trong sáng tác của Shakespeare là ở chỗ ông luôn nhìn nhận và miêu tả con


người như một thực thể tồn tại trong thế giới có thực. Điều này đã mang lại tính phổ quát và sức hấp dẫn cho sáng tác của ông.

Bên cạnh những hạn chế nhất định, chúng ta vẫn thấy nét nổi bật ở các nhà mĩ học Phục hưng là họ đã không chấp nhận thụ cảm và truyền đạt thế giới một cách thụ động, sao chép một cách tự nhiên, do đó, lần đầu tiên mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa phổ quát và cá biệt đã được đặt ra. Có thể nói, đến thời Phục hưng, vấn đề đặc trưng phản ánh nghệ thuật đã tiến xa hơn một bước trong sáng tác của các nghệ sĩ cũng như trong công trình của các nhà mĩ học và lí luận nghệ thuật. “Họ đã khẳng định mối quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng trong nghệ thuật; đã hoàn thiện cái đang có bằng cách sáng tạo cái phải có, cái cần có”[73; 54].

Đến thế kỉ XVII, những vẻ đẹp tự do phóng khoáng đầy tính nhân văn thời Phục hưng đã bị tạm xếp lại khi mĩ học cổ điển hình thành. Nếu văn học Phục hưng đề cao khát vọng của con người giữa cuộc đời trần thế thì ở thời kì này, các nghệ sĩ lại kêu gọi sự tuân thủ những vẻ đẹp có tính chuẩn mực khắt khe của Hàn lâm viện. Điều đáng nói là chủ nghĩa cổ điển không chú trọng diễn tả và đề cao cá tính, tình cảm riêng tư của con người mà lại quan tâm nhiều đến lợi ích, danh dự của dòng dõi, quốc gia.

Cho đến nay, một số người vẫn thường quan niệm Boileau là người đặt nền móng cho chủ nghĩa cổ điển. Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với ý kiến này bởi Boileau là người có công lao đúc kết những thành tựu lớn trong sáng tác thực tiễn của thơ ca đương thời thành những chuẩn mực, những công thức ngắn gọn, sắc sảo, cô đọng, có tính chất định hướng cho nghệ thuật. Công trình đưa ông lên vị trí “nhà lập pháp” của văn học cổ điển Pháp chính là Nghệ thuật thơ (1674). Tác phẩm gồm bốn khúc ca. Khúc ca thứ nhất nói về nghệ thuật sáng tạo thơ ca nói chung. Khúc ca thứ hai dành để trình bày các quy tắc sáng tác của hơn mười loại thể thơ nhỏ và nhấn mạnh đặc trưng của


chúng. Khúc ca thứ ba nói về thi pháp các thể loại lớn: anh hùng ca, bi kịch và hài kịch. Khúc ca thứ tư nhấn mạnh vai trò của đạo đức đối với nhà thơ.

Trong những lời bàn về vấn đề chung của sáng tạo nghệ thuật, Boileau rất quan tâm đến phẩm chất của người nghệ sĩ. Theo ông, nghệ sĩ trước hết phải có thiên hướng sáng tạo và phải trung thành với lí trí. Ông cũng đồng nhất hóa sự thực do lí trí thiết lập với cái đẹp tự nhiên. Ông ủng hộ thuyết bắt chước thiên nhiên và coi mô phỏng là nhiệm vụ cơ bản, là tiêu chuẩn của mọi giá trị thẩm mĩ. Trong quan niệm của ông, thiên nhiên phải là “đối tượng duy nhất” của sáng tạo. Boileau cũng nhấn mạnh yếu tố tả thực, tái hiện, mô phỏng tự nhiên, tuy vậy thiên nhiên lúc này không còn đóng vai trò quy phạm, mẫu mực nữa, vì vậy Boileau cho rằng phải thanh lọc thiên nhiên khi nó trở thành đối tượng của nghệ thuật, phải giải phóng nghệ thuật ra khỏi tính thô lỗ nguyên sơ của nó bằng hoạt động điều chỉnh của lí trí.

Cái mới mà Boileau đem lại là sự phê phán cái cầu kì, giả tạo, cái dung tục, thô thiển để tìm tới sự đơn giản, trong sáng, rõ ràng. Sự nghiêng về cái đẹp tự nhiên, bênh vực cho cái giống như thực trong sáng tạo, xét đến cùng, theo Boileau, cũng là để nhằm tạo ra cái đẹp cho tâm hồn. Những luận điểm của ông đã đưa Nghệ thuật thơ lên vị trí một mốc lớn, quan trọng trong lịch sử mĩ học nhân loại.

Đối lập với quan niệm về cái đẹp của mĩ học cổ điển là những tư tưởng mĩ học thời Khai sáng. Trong khi mĩ học cổ điển không dám công khai thừa nhận cái đẹp của toàn bộ tự nhiên thì các nhà Khai sáng lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng, đầy hoà điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lí tưởng của con người.

Mĩ học Khai sáng có từ thế kỉ XVIII với đại diện tiêu biểu nhất là Diderot (1713 - 1784). Mặc dù Diderot vẫn đề cao thuyết mô phỏng, nhưng ông đã cách tân và quy mô hóa nội hàm thiên nhiên. Đối với ông, thiên nhiên là tất cả thế giới hiện thực, bao hàm cả giá trị tự nhiên và xã hội. Ông khẳng


định chỉ những cái đẹp nào dựa trên sự liên hệ với những tạo vật của thiên nhiên thì mới sống lâu.

Do xuất phát từ quan điểm triết học duy vật tiến bộ nên các nhà mĩ học Khai sáng, đặc biệt là Diderot đã thừa nhận nguồn gốc của nhận thức là cảm giác và thế giới khách quan đã cung cấp cho con người cảm giác ấy. Nghĩa là, mọi cảm xúc đều có mối quan hệ với ngoại giới.

Bước tiến mới của mĩ học Khai sáng so với mỹ học Phục hưng là ở chỗ đã xác định quan niệm đánh giá cái đẹp trong mối quan hệ cụ thể. Theo Diderot, để tìm vẻ đẹp của đức hạnh thì phải xét những mối quan hệ trong nếp sống, để tìm vẻ đẹp thẩm mĩ phải xem xét những quan hệ trong tác phẩm văn học và nghệ thuật. Còn nếu chúng ta định xem xét quan hệ giữa vẻ đẹp của tự nhiên và vẻ đẹp của chính nó được phản ánh vào trong nghệ thuật, thì chúng ta sẽ tìm thấy cái đẹp do sự bắt chước khéo léo đem lại.

Diderot cũng phân biệt rõ hai lĩnh vực của nhận thức: nhận thức lí tính và nhận thức tình cảm. Từ đó, ông khẳng định cái đẹp thuộc về lĩnh vực tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ là bước khởi đầu của nhận thức thẩm mĩ. Chính sự nhấn mạnh chủ thể nghệ thuật và các khả năng tưởng tượng sáng tạo đã ghi nhận những tìm tòi trong tư tưởng mĩ học của Diderot.

Sự tiến bộ trong tư tưởng mĩ học của Diderot còn thể hiện ở chủ trương văn học nghệ thuật phải phản ánh chân thực cuộc sống, ở quan niệm cái “chân, thiện, mĩ” trong nghệ thuật phải gắn bó chặt chẽ với nhau, ở quan điểm nghệ thuật không thể tách rời cuộc đấu tranh cho tiến bộ xã hội.

Đến thời Khai sáng, với sự nhấn mạnh chủ thể nghệ thuật và các khả năng tưởng tượng trong sáng tạo thì phạm vi của việc tiếp cận vấn đề phản ánh nghệ thuật một cách biện chứng đã được mở rộng.

Sự phản bội lại tất cả, phản bội lại chính mình của giai cấp tư sản đã tạo nên một tâm lí thâm thù xã hội tư sản ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng


chính là lí do khiến “càng về cuối thế kỷ XVIII, mỹ học càng xa rời lý tưởng nhân văn Phục hưng, càng tách khỏi lý tưởng chiến đấu duy vật thời Khai sáng” [33; 49].

Đại diện tiêu biểu nhất cho mĩ học cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII là Hegel (1770 - 1831). Trong công trình Mĩ học, Hegel đã tập trung lí giải một cách hệ thống, chặt chẽ, nhất quán ba vấn đề lớn: ý niệm và lí tưởng; sự phát triển của lí tưởng và sự tách ra của nó thành những hình thức nghệ thuật khác nhau; hệ thống các ngành nghệ thuật.

Hegel không hề phủ nhận cái đẹp của tự nhiên và đã dành cho nó một chương trong số ba chương về nguyên lí cơ bản của cái đẹp. Ông thừa nhận “cái đẹp trong tự nhiên là cái đẹp thứ nhất thuộc về trật tự”[26; 220]. Nhưng vì mĩ học chỉ là triết học của cái đẹp nói chung cho nên theo ông, mĩ học biểu hiện cái đẹp của tự nhiên không phải vì bản thân tự nhiên mà để qua tự nhiên nói lên hoạt động chiếm hữu và sự nhân tính hóa của con người đối với nó. Đó là cơ sở lí thuyết nhân bản của Hegel trong mĩ học. Ông viết: “Cái đẹp trong tự nhiên sở dĩ là đẹp là vì một cái khác, tức là vì chúng ta, vì cái ý thức tiếp nhận cái đẹp”[26; 232]. Trong quan niệm của Hegel, ta thấy tự nhiên đẹp khi ở trong tự nhiên có “tính tất yếu bên trong và mối liên hệ của toàn bộ tổ chức”[26; 241]. Nhưng vì “giữa mối liên hệ này với vật có sự đồng nhất trực tiếp”, cho nên mối liên hệ không toát ra thành khái niệm qua đó là hiểu được con người. Kết quả là cái đẹp của tự nhiên vẫn là “mơ hồ và trừu tượng”[26; 241].

Hegel khảo sát các sự vật của thế giới tự nhiên từ thấp đến cao, từ vật vô cơ đến vật hữu cơ, đến con người và nêu lên quy tắc: tác dụng vật chất càng nhiều, tác dụng tinh thần càng ít thì cái đẹp càng thấp và ngược lại, tác dụng vật chất càng ít, tác dụng của sự sống càng cao thì cái đẹp càng cao. Đống đá không đẹp vì nó thiếu một sự sống làm cho nó thành một chỉnh thể.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí