Thạch Lam Và Những Trạng Thái Sống Mơ Hồ


phổ biến ở nhân vật tiểu tư sản trong tác phẩm của Thạch Lam” [20; 585]. Tuy nhiên, đấy chưa phải là điểm nhấn trong sáng tác viết về người trí thức tiểu tư sản của Thạch Lam. Nét độc đáo của ngòi bút Thạch Lam khi viết về mảng đề tài này là thiên hướng “tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác” (Vương Trí Nhàn).

Nếu người trí thức trong sáng tác của Nam Cao luôn bị trói trong bi kịch “Sống mòn” và phải trải qua những đau đớn, vật vã về tinh thần để hoàn thiện nhân cách, tự thanh lọc tâm hồn, người trí thức trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan bị cái đói, cái nghèo đánh cắp lương tri và nhân phẩm khiến họ thật sự trở nên thảm hại chỉ vì miếng cơm, manh áo thì người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Thạch Lam lại sống với những cảm xúc cảm giác phong phú, phức tạp của chính mình.

Trên hành trình tìm kiếm cảm xúc tâm trạng trong những cảnh huống mỗi người từng trải qua hoặc gặp đâu đó ở ngoài đời, cái nhìn tinh tường của Thạch Lam đã thu nhận được những cung bậc cảm xúc trong cơn đói của người trí thức khi cuộc sống “đủ ăn đủ mặc” vừa rời xa mình. Khác với Nam Cao miêu tả cái đói qua hành động hạ thấp danh dự và nhân phẩm đến nỗi không còn biết nhục nhã, liêm sỉ là gì, Thạch Lam lại chú tâm miêu tả tỉ mỉ cảm giác đói. Giống như những cơn sóng biển, cảm giác đói khi trào dâng mãnh liệt, lúc lại lắng xuống nhưng không thể mất đi khi chưa được thoả mãn. Viết về cảm giác đói, có lẽ khó có ai tài hoa hơn Thạch Lam : “Cơn đói lại sôi nổi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi nhưng không được, cái cảm giác đói đã lấn khắp người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh cái mùi thơm thấu tận ruột gan, như thấm nhuần vào xương tuỷ”. Trong cái nhìn của nhà văn , cảm giác đói giống như một cái


trục tâm lí mà mọi cảm giác của Sinh đều xoay quanh cái trục ấy. Cảm giác đói và nỗi xót thương tràn ngập trong lòng khi “thoáng trông cái thân hình của vợ in rõ trên nền sáng, một cái thân thể mảnh dẻ, gày gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh”. Cảm giác đói và nỗi sung sướng rung động khi cầm gói thức ăn vợ mới mua về. Cảm giác đói và nỗi đau đớn thấm thía sâu xa lúc phát hiện ra sự lừa dối của vợ. Cảm giác đói và nỗi giận dữ, uất ức. Cảm giác đói và nỗi buồn rầu, chán nản vô cùng. Cảm giác đói trở thành đầu mối khơi mở và dẫn dắt những cảm xúc khác ở nhân vật. Là nhà văn tinh tế, trải biết, Thạch Lam đã soi rọi vào trạng thái đói của con người và biểu đạt chân thực , sâu sắc cảm giác rất khó nói ra ấy bằng một văn phong điềm đạm.

Bên cạnh những cảm giác rất thực mang tính chất bản năng, Thạch Lam còn phát hiện và miêu tả những trạng thái tâm lí đặc trưng của người trí thức. Có một người day dứt không nguôi vì đã có hành vi tàn ác làm người khác điêu đứng suốt đời (Một cơn giận ). Người khác những tưởng có tiền là sẽ có hạnh phúc nhưng rồi lại chán nản ghê gớm khi số mệnh “chỉ cho anh có tiền sau khi anh đã cụt một chân” (Cái chân què ). Một người khác “thấy lòng thắt lại” khi nhìn vẻ mệt nhọc của người bạn đang ốm (Người bạn trẻ ). Dưới ngòi bút Thạch Lam, người trí thức tiểu tư sản luôn sống với những cảm xúc của chính mình. Những cảm xúc ấy không chỉ giúp con người hướng tới cái đẹp mà còn xây đắp nền móng của lương tri, tính thiện, phẩm chất người. Ít có nhà văn nào lại có khả năng phát hiện và tái tạo những cảm giác đời thường một cách tinh tế như Thạch Lam. Cứ xem cách Thạch Lam miêu tả cảm giác của một chàng trai khi được làm cha là đủ rõ (Đứa con đầu lòng). Cả một chuỗi cảm xúc được tiếp nối và có sự cộng hưởng, lan toả trong lòng nhân vật, từ sự "nóng ruột như lửa đốt" trong phút giây chờ đợi, đến “cảm tưởng lạ” khi đứa con ra đời; từ nỗi khó chịu trước sự hiện diện của đứa con đến cảm giác “êm đềm và phiền phức... cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu


xa của sự sống”. Những trạng thái tâm lí ở đây được miêu tả theo lớp lang trình tự : hồi hộp, hờ hững, chấp nhận và kết thúc ở trạng thái tâm lí lắng sâu. Nếu không có một trực giác nhạy bén và sự quan sát tinh tế, nhà văn không thể phô diễn một cách thành thật và sâu sắc những “rung động khẽ như một cánh bướm non” như vậy.

Khi viết về người trí thức tiểu tư sản, Thạch Lam đã phơi trải dòng cảm xúc thầm kín, sâu xa đang diễn ra trong thế giới nội tâm phong phú. Những ngày mới của Tân có cội nguồn từ những khoảnh khắc sống êm đềm, thi vị ở chốn thôn quê. Cũng từ nơi in đậm dấu vết cuộc đời, chàng trai ấy đã phát hiện ra bao sợi dây cảm xúc đang rung ngân trong trái tim mình. Có cảm giác “say sưa như men rượu”, có cả sự “khoan khoái như không bận một ý nghĩ gì”... Nỗi sung sướng vui vẻ ấy khiến nhân vật nhận ra “một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng”. Tấm lòng tha thiết yêu thương đối với tạo vật, con người đã giúp nhà văn nâng niu, đón nhận một cách trân trọng tất cả những gì thuộc về sự sống, cho dù là nhỏ bé, đơn sơ. Điều đó lí giải vì sao nhân vật của Thạch Lam luôn là những con người có sự rung động cùng cảnh vật, con người và sự rung động đó đem lại cho họ “cái cảm giác rằng mình sống...” (Những ngày mới ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Dù là trẻ thơ, người dân chốn thôn quê hay người trí thức tiểu tư sản, dù mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng các nhân vật của Thạch Lam đều giống nhau ở tâm hồn đôn hậu, trong sáng, khát khao yêu thương hạnh phúc, ở cảm xúc đằm thắm, thiết tha. Nhà phê bình Nguyễn Hoành Khung đã rất tinh tế khi nhận xét : “Ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi sâu vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác” [43; 298]. Đúng là như vậy.Truyện ngắn nào của Thạch Lam cũng truyền đạt chính xác, chân thực và sâu sắc những trạng thái cảm xúc, cảm giác của con người. Các nhân vật trong truyện ngắn của ông luôn xuất hiện trong mối quan


Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam - 7

hệ giữa con người với con người, trong những trạng thái tâm lí phong phú, phức tạp. Có lẽ vì thế mà Khái Hưng khẳng định : “Ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách rất giản dị cái cảm giác của ông. Cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tư tưởng, vì có cái ta cảm thấy mà ta không thể dùng tư tưởng để mô tả cái cảm giác của ta ra được, dù là một cái cảm giác nhẹ nhàng” [47]. Đây cũng là phương thức chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực thực độc đáo trong phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam.

Như vậy, lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh cùng nỗ lực khám phá vẻ đẹp và diễn tả các dạng tiềm tàng ẩn giấu của tâm hồn con người là sự thể hiện đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam. Bằng cách đó, Thạch Lam đã thể hiện một khuynh hướng tìm tòi sáng tạo, một nỗ lực lớn lao trong việc khám phá và phản ánh hiện thực. Chính điều này đã tạo cho ông một vị trí riêng không dễ lẫn trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

2.2 Thạch Lam và những trạng thái sống mơ hồ

Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, cái tôi của nghệ sĩ xác lập một cách nhìn và cảm thụ thế giới, nó chi phối các nguyên tắc tổ chức một thế giới nghệ thuật độc đáo trong hình thức văn bản nghệ thuật. Và chừng nào cái tôi còn đóng vai trò trung gian giữa thế giới được mô tả và hiện thực khách quan, thì chừng đó trong sáng tạo nghệ thuật cái tôi của người nghệ sĩ “không chỉ là tấm gương mà còn là một thành phần trực tiếp của sự mô tả” [15; 237].

Nói đến cái tôi là nói đến cái bản ngã, cái cá nhân, cái làm nên tính cách, tâm hồn, số phận con người. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh khẳng định con người trong quan niệm của Nho giáo là sự kết giao của âm dương, là sự hội tụ của quỷ thần, là cái khí tốt của ngũ hành. Trong tinh thần đó, cá nhân


hiện diện không phải như hình ảnh của chính bản thân nó, mà trong sự chế định của tự nhiên và xã hội. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, văn học trung đại không dành chỗ đứng cho cái tôi cá nhân. Thảng hoặc, có khi buộc phải nói đến bản thân thì các nhà văn nhà thơ xưa cũng xuất hiện với tư thế của cái ta chung để nhằm nói lên những chân lí phổ biến ngay trong những sáng tác nói chí, tỏ lòng. Như thế, chí hướng, cõi lòng ở đây cũng là những gì tiêu biểu nhất, chung nhất.

Đến thế kỉ XVIII, cái tôi cá nhân bắt đầu cựa quậy trong văn học qua những sáng tác của Hồ Xuân Hương và sau đó là Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ ... Nhưng hồi ấy, cái tôi nghệ sĩ chưa có đủ điều kiện và cũng chưa đủ sức phá vỡ tính quy phạm chặt chẽ của văn chương cổ. Với sự xuất hiện của Tản Đà, cái tôi mới tự khẳng định mạnh mẽ hơn trong hồn thơ phóng túng, tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên, phải đến những năm ba mươi của thế kỉ XX, ý thức cá nhân mới thức tỉnh sâu sắc. Hệ quả tất yếu của nó là cá tính sáng tạo được giải phóng, hàng loạt phong cách trẻ trung tươi mới ra đời: “chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên ... và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu ...”( Hoài Thanh). Những lời tha thiết của Hoài Thanh cho thấy sự lên ngôi của cái tôi đã mở ra một cơ hội để người nghệ sĩ khẳng định tài năng của cá tính sáng tạo. Thạch Lam cũng không ở ngoài trường hợp ấy.

Đi giữa đôi bờ hiện thực và lãng mạn, giữa tự sự và trữ tình, Thạch Lam đã tự mình xác định một khuynh hướng truyện ngắn trữ tình giàu tính nhân bản. Có thể nói, Thạch Lam là người khơi mở dòng truyện ngắn trữ tình mà các nhà văn Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh ... là những người tiếp nối


làm nên dòng phong cách truyện ngắn trữ tình độc đáo trong nền văn học dân tộc trước 1945.

Nét nổi bật của truyện ngắn trữ tình là cách thức phản ánh hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nhưng người nghệ sĩ đã thuộc về hiện thực. Đó là hiện thực không chỉ diễn ra ở bề ngoài mà là hiện thực tâm lí, hiện thực tình cảm, hiện thực trữ tình. Với đặc trưng của truyện ngắn trữ tình, Thạch Lam đã miêu tả đời sống qua cái tôi của mình, xem cái tôi chính là đối tượng của phản ánh nghệ thuật. Và quả thật, “không có một sáng tác nào của Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó” [44; 146].

Đọc truyện ngắn Thạch Lam chúng ta thấy hình ảnh một cái tôi tinh tế, nhạy cảm, dễ rung động trước mọi biến thái tinh vi của cảnh vật và lòng người. Từ mùi hương hoàng lan dịu nhẹ lan tỏa, vương vấn đâu đây đến những rung động đầu đời của các cậu học trò, hay cảm xúc của chàng trai trẻ lần đầu làm cha, những khuất khúc tâm lí... đều được cái tôi Thạch Lam đón nhận với biết bao thân thương, trìu mến. Cái tôi ấy không nhiều lời, không ồn ào hào nhoáng mà kín đáo, bình dị, lắng đọng sâu xa. Với Thạch Lam, đó là một cái tôi trưởng thành, từng trải, thấu hiểu sâu sắc từng động thái diễn ra trong thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của con người, một cái tôi đôn hậu, điềm tĩnh, nhẹ nhàng ngay cả khi đối diện với những cảnh huống dữ dội, những bi kịch và sự sinh tồn. Đó là một cái tôi làm thành cái “tạng” riêng của Thạch Lam: nhỏ nhẹ, tâm tình. Nếu cái tôi của Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu (1941) hồn nhiên mà đau khổ, cái tôi của Xuân Diệu trong Phấn thông vàng (1939) nồng nàn say đắm với đời, cái tôi của Thanh Tịnh trong Quê mẹ (1941) trong trẻo, cái tôi của Hồ Dzếnh trong Chân trời cũ (1942) trĩu nặng nỗi niềm mặc cảm, cô đơn, ... thì cái tôi của Thạch Lam lại là cái tôi nhân bản, cái tôi luôn biến hóa linh hoạt, đa dạng, đa chiều. Lấy cái tôi làm đối


tượng phản ánh, Thạch Lam đã phản ánh thế giới bên trong của chính ông. Đó là ảo ảnh của hiện thực chứ không phải là hiện thực.

Thạch Lam cho rằng điều cốt yếu là nhà văn phải nắm bắt cái diễn ra bên trong sự vật, cái chìm sâu của tâm lí, của cảm xúc, của tư tưởng của nhân vật. Ông viết: “nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào trong tâm hồn mình, tìm những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết” [72; 513]. Những truyện ngắn của Thạch Lam là sự chứng minh hùng hồn cho quan điểm ấy.

Thạch Lam đã lắng nghe dòng cảm giác trôi chảy trong thế giới bí ẩn của tâm linh, khám phá được những khoảng sáng tối riêng trong nội tâm, đó cũng là những trạng thái sống mơ hồ của đời sống con người. Có một thiếu nữ thấy lòng mình bâng khuâng khi ngắm cảnh chiều buông trên phố huyện và đợi chờ khoắc khoải chuyến tàu đi qua trong khao khát về “một cái gì tươi sáng” cho mỗi ngày hằng sống (Hai đứa trẻ). Một cô gái khác luôn mong nhớ một chàng trai đi làm trên tỉnh xa, cứ mỗi độ hoa nở “cô lại giắt hoàng lan trên mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”; một chàng trai luôn có cảm giác “bình yên và thong thả” trong ngôi nhà và mảnh vườn xưa cũ (Dưới bóng hoàng lan)... Trong cái nhìn của Thạch Lam, tâm hồn con người dường như luôn rộng mở “sống toàn thân và thức nhọn giác quan” (Xuân Diệu) để cảm thấy thế giới theo cách của chính mình và qua đó lắng nghe những rung động rất khẽ, rất mơ hồ đang dấy lên trong lòng mình. Đây cũng là lí do khiến cho những ai đến với truyện ngắn Thạch Lam đều cảm thấy có mình trong đó.

Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, việc lựa chọn đối tượng phản ánh sẽ quy định nội dung phản ánh của nhà văn. Do lấy cái tôi làm đối tượng phản ánh, Thạch Lam thường miêu tả tinh tế những cảm giác, những trạng thái tình cảm mong manh, rất khó nắm bắt của nhân vật. Cảm quan hiện thực tâm lí


không chỉ hướng ngòi bút Thạch Lam vào việc khai thác những trạng thái sống mơ hồ của con người mà còn tham gia vào việc xử lí chất liệu nghệ thuật đặc biệt này. Với cái nhìn của một nhà văn tâm lí, Thạch Lam đã miêu tả thật ấn tượng những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, không dễ nhận biết và nắm bắt. Trong truyện ngắn Đứa con đầu lòng, nhà văn dùng trạng thái sống mơ hồ để tạo nên một dòng cảm xúc mong manh, khó nắm bắt của chàng trai trẻ lần đầu làm cha: “và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa mới mẻ chàng chưa từng thấy”. Bằng cách đó Thạch Lam đã mang đến cho trạng thái tình cảm mong manh của nhân vật một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Cách thức phản ánh này góp phần làm nên đặc trưng của thế giới nghệ thuật Thạch Lam, làm cho tác phẩm của ông nói được bằng văn chương những điều quan trọng về nhân sinh một cách hiệu quả nhất.

Trên hành trình khám phá đời sống nội tâm bí ẩn của con người, Thạch Lam cũng luôn quan niệm: “tâm hồn người ta không giản dị như một biểu hiện và bao giờ cũng có một phần bí mật” [72; 522]. Do đó, nhân vật của ông luôn có những điều không thể hiểu hết, có những bí mật mà ngay chính họ cũng không hiểu nổi. Với sự tri ngộ sâu sắc, Thạch Lam như đã nhập hẳn vào tâm trạng của nhân vật để phô diễn những điều “chưa biết nói, chưa được nói, chưa thể nói”. Một cơn giận được mở ra từ rất nhiều bí mật đang dễn ra trong tâm hồn của nhân vật tôi: “có những ngày mà tự nhiên, không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì”. Đúng là một trạng thái tâm lí rất mơ hồ. Cái mơ hồ ấy cho thấy ranh giới giữa thiện và ác, tốt và xấu, rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ trong mỗi con người nhiều khi thật mong manh và rất dễ bị xoá nhoà. Nó có thể thức dậy những cảm xúc nhân bản vốn bị khuất lấp bấy lâu nay ở một người ác nghiệt nhưng cũng có thể làm cho một người tốt có lúc trở nên tàn ác. Tuy viết là “không hiểu sao”, nhưng thật ra Thạch Lam đã đem sự "khó chịu" và "gắt gỏng" để giải thích

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí