không đáy người ta hãi hùng…” [97, tr.207-208]. Trong “Văn học bình dân”, Nguyễn Trúc Phượng có dẫn lời giống lời ca trên, chỉ khác dòng đầu: “Chiếu vua mồng sáu tháng ba” [152]. Còn trong “Tục ngữ phong dao” [123], “Thi ca Bình dân Việt Nam” [110] lại là: “Tháng sáu có chiếu vua ra”. Trong “Xã hội Việt Nam” của Lương Đức Thiệp [176] và “Chuyện cà kê” của Phùng Tất Đắc [44] đều có dòng mở đầu giống với Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ Ca dao Dân ca Việt Nam”: “Tháng Tám có chiếu vua ra”. “Thi ca trào phúng Việt Nam” của Vọng Đông lại là: “Tháng Chạp có chiếu vua ra”. Như vậy, cùng một bài ca dao nhưng lại có nhiều dị bản ở dòng mở đầu với các tháng khác nhau. Tác giả Lương Đức Thiệp cho rằng lệnh cấm đàn bà mặc váy có từ thời vua Tự Đức (1848-1883). Còn Đào Đức Nhuận trong “Tản mạn về Ca dao lịch sử” thì cho rằng việc này xảy ra vào thời vua Minh Mạng (1820-1840) và vào “tháng chín” hay “tháng mười”. Thế nhưng, không có bản nào ghi là “Tháng mười có chiếu vua ra”. Theo các nhà nghiên cứu, có thể là sau khi vua Minh Mạng thấy rằng sắc lệnh tháng mười năm Mậu Tý (1828) không được thực hiện nghiêm nên chín năm sau (tháng chín năm Đinh Dậu 1837) vua đã ra lệnh và xử lý khắt khe hơn, vì thế người dân đã phản ứng bằng lời ca dao trên. Lời ca dao đúng ra phải là: “Tháng chín có chiếu vua ra...”.
Chức năng của dòng mở đầu trong ca dao
Chức năng thứ nhất: Dòng mở đầu ca dao - cũng như các dòng khác – góp phần tạo lập nên tác phẩm ca dao, tạo “đà” để nghệ sĩ dân gian sáng tác các dòng tiếp theo
Dòng mở đầu trong các bài ca dao gồm hai thể thơ với bốn dòng trở lên, các bài ca dao theo thể vãn bốn, vãn năm, sáu âm tiết, bảy âm tiết, tám âm tiết thường được tạo lập bởi các nhóm từ, mỗi nhóm từ có những kiểu kết cấu riêng. Dòng tiếp theo sẽ gồm những nhóm từ song song, tương ứng với dòng mở đầu về vần, cú pháp và ý nghĩa.
Ví dụ:
Caây sanh caây đa Caây cà caây mu
Caây chuộng caây lang Ngaúng côm ngaúng cá (TL.I (1), L. 915- tr.893)
Thể vãn bốn thường được hình thành bằng hai cách: tách nhau hoặc ghép lại với nhau, chủ yếu dựa vào sự liên tưởng. Dịng mở đầu và các dịng tiếp theo trong bài ca dao trên được hình thành bằng cách ghép lại với nhau, do thêm cùng một từ vào cặp từ cùng phạm trù, cùng loại.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Trưng Diễn Xướng Tạo Nên Những Biến Đổi Của Đơn Vị Tác Phẩm Ca Dao
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 7
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 8
- Công Thức Truyền Thống Trong Việc Xây Dựng, Tạo Nên Các Bài Ca
- Vận Dụng Công Thức Truyền Thống Để Tìm Hiểu Mẫu Đề
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 12
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Ví dụ khác:
-Trai năm /gái bảy Trai thời / học chưõ Gái giưõ / nghề buônLấy được / dâu khôn… (TL.I (1), L.316- tr.1519)
Hai cặp từ đối thanh (BB - TT hay TT - BB) ghép với nhau tạo nên các dịng thơ. Từ thứ nhất và thứ ba trong cùng một dịng có khi cùng từ loại, từ thứ hai và thứ tư cũng thế. Các cặp đối thanh: trai năm - gái bảy,
trai thời - học chữ, gái giữ – nghề buôn, lấy được – dâu khôn,…làm cho thể vãn bốn có nhạc điệu riêng. Tuy nhiên, các dòng không nhất thiết gồm những nhóm từ song song từng đôi một vì nếu thế nó sẽ làm cho bài ca dao đơn điệu.
Trong vai trò “kết nối” các cấu trúc, dịng đầu kết nối với dịng tiếp theo của bài ca tương đối ổn định. Ở những bài ca trên hai dịng, mối liên hệ về nghĩa giữa dịng đầu và dịng cuối cĩ khi cĩ phần mờ nhạt. Ví dụ:
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân Nay anh học gần, Mai anh học xa
Lấy anh từ thủơ mười ba Việc cửa việc nhà anh bỏ cho tôi
(TL.I (2), L.34, tr.1910)
Dòng đầu nói về “quả cau”, dường như không liên quan gì đến chuyện “Việc cửa việc nhà anh bỏ cho tôi”.
Dòng mở đầu ca dao rất quan trọng trong việc tạo âm điệu, giọng điệu, trạng thái cảm xúc cho các dòng sau. Ví dụ:
-Bạn ơi có nhớ ta không?
Ta thời nhớ bạn như rồng nhớ mưa
(TL.I (1), L.126, tr234)
“Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn...”. Dòng mở đầu của ví dụ một khơi gợi một nỗi nhớ, gợi kỷ niệm, bâng khuâng. Trong ví dụ hai, dòng mở đầu liệt kê những tháng giáp hạt của một năm, tác giả dân gian có ý kéo dài hơn dòng đầu thường thấy trong các bài ca dao khác, để gợi một hoàn cảnh éo le kéo dài.
Dòng mở đầu thường là bước để dẫn dắt, khai triển, phát triển các ý sau; gợi tứ thơ, gây ấn tượng cho người đọc. Cũng có những trường hợp, dòng mở đầu chỉ có tính chất bắt vần. Dòng mở đầu trong ca dao có tác dụng tạo ra cái cớ, tạo cảm xúc, ý tưởng triển khai tứ thơ – một công việc rất khó và quan trọng. Dịng mở đầu trong ca dao thường nêu hoàn cảnh (thời gian, địa điểm, bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt), bao quát nội dung, tư tưởng tác phẩm. Dịng mở đầu cĩ chức năng quan trọng trong việc tạo lập bài ca dao.
Chức năng thứ hai: Dòng mở đầu trong ca dao - dù tả cảnh hay kể chuyện,...- thường là để gợi chủ đề, nêu nội dung, cảm hứng chính ở những dòng sau
Trong những lời ca dao có hai dòng, nếu dòng mở đầu liên tưởng đến dòng cuối thì dòng cuối là cơ sở để hiểu rõ và tiếp nối ý trong dòng mở đầu. Ví dụ:
-Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chéo áo giống hình phu quân
(TL.I (1), L.20, tr.56)
-Ai làm cái nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
(TL.I (1), L.44, tr.61)
-Bãi dài cát nhỏ, tăm tăm
Phải căn duyên Trời định bấy nhiêu năm anh cũng chờ
(TL.I (1), L.96, tr.228)
Thông thường, trọng tâm lời ca dao tập trung ở dòng cuối vì kho tàng ca dao chủ yếu chỉ gồm hai dòng. Dòng đầu cĩ khi chỉ là cái cớ (gợi thời gian, khơng gian, hoặc để hơ gọi, để làm quen, để dễ bày tỏ tâm trạng, để phù hợp với hoàn cảnh,...), nội dung chính nằm ở dòng cuối. Dòng mở đầu dùng để phát triển ý cho cả bài ca dao, do đó, dòng mở đầu không thể tồn tại độc lập mà phải luôn gắn bó với các dòng sau.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày đặc điểm và chức năng dòng mở đầu trong ca dao. Ca dao ngắn, vì thế, mỗi dòng thơ càng trở nên nhiều ý nghĩa về nội dung, cảm xúc. Việc tìm hiểu dòng mở đầu ca dao là để xem xét cái hay, cái đẹp trong kết cấu ca dao. Dòng mở đầu luôn là “cánh cửa” mở rộng các con đường, các hướng đi tiếp theo của các bài ca dao. Dòng mở đầu của ca dao, qua khảo sát, có những đặc điểm, chức năng, nội dung và hình thức riêng. Dòng mở đầu vừa có đặc trưng dân tộc, vừa thể hiện tính địa phương, đồng thời nó mang dấu ấn của các thời kỳ lịch sử. Dòng mở đầu kết hợp với các dòng tiếp theo, với dòng cuối, sẽ tạo nên đơn vị tác phẩm, tạo nên thế giới bài ca.
Dòng cuối
M.Bakhtin đã nhấn mạnh câu kết thúc là vấn đề then chốt của đặc trưng thể loại. Cịn Maiakôpxki thì nhận xét về câu kết trong thơ như sau: “Kết thúc là một trong những yếu tố hệ trọng của bài thơ, nhất là bài thơ có khuynh hướng, có tính khoa trương rõ rệt. Những câu thơ đạt nhất của bài thơ thừơng được đặt ở phần kết thúc này. Đôi khi phải làm lại toàn bộ bài thơ để biện bạch cho việc đặt câu kết thúc” [dẫn theo Hà Minh Đức, 58, tr.393].
Ca dao thường cĩ hai dịng, dịng mở đầu và dịng cuối. Nếu như dịng mở đầu ca dao dùng để gợi mở, dẫn dắt vấn đề, tình ý thì dịng cuối cĩ chức năng tương tự câu kết thúc trong thơ trữ tình. Nếu như dòng đầu mở ra một tình huống, một sự việc, một vấn đề,…thì dòng cuối làm rõ cảm xúc, sự vật, hiện tượng, tình huống đã được khơi gợi ở dòng đầu. Dòng cuối thường có những bất ngờ, sáng tạo và những cái mới lạ hơn dòng mở đầu. Người xưa đã rất đúng khi cho rằng: cái hay của một tác phẩm thơ ca nói chung thường đọng ở dòng cuối. Các ý trong dòng cuối có khi thu lại, có khi mở ra, tạo nên sự liên tưởng vô tận. Dịng cuối dùng để kết thúc bài ca dao thường sâu xa về ý tứ, “bùng nổ” nội dung, cảm xúc, giải mã tứ thơ, mở ra hướng cảm xúc mới,...tạo nên những liên tưởng rộng rãi nơi người đọc. Do tác động của diễn xướng, dịng cuối để kết thúc ca dao tập trung toàn bộ nội dung lời ca dao. Trong những lời ca dao có hai dòng, nếu dòng mở đầu liên tưởng đến dòng cuối thì dòng cuối là cơ sở để hiểu rõ và tiếp nối ý trong dòng mở đầu. Ví dụ:
-Anh thấy em anh cũng muốn chào Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài
(TL.I (1), L.486, tr.156)
-Bao giờ nón bạc quai vàng
Thì em kết nghĩa với chàng, chàng ơi!
(TL.I (1), L.210, tr.250)
Trong những ví dụ trên, nếu chỉ đọc dịng mở đầu thì khơng thể hiểu rõ nội dung lời ca dao, nội dung chính của các lời ca dao trên tập trung ở dòng cuối. Kho tàng ca dao chủ yếu chỉ gồm hai dòng, dòng đầu thường là cái
cớ (để làm quen, để dễ bày tỏ tâm trạng, để phù hợp với hoàn cảnh,...), nội dung chính nằm ở dòng cuối.
Trường hợp tác phẩm ca dao gồm hai vế đối và đáp thì tình ý chính của hai vế đối đáp nằm ở phần kết thúc của vế đáp (tác phẩm thứ hai) mà cả hai đều hướng tới. Ví dụ:
Chiều chiều bướm đậu vườn hoa Có cho bướm đậu hay lùa bướm đi?
-Bướm đậu ai dám lùa đi
Vườn hoa thêm đẹp, người thì có đôi
(TL.I (1), L.763, tr.503)
Vế thứ 2 (vế đáp) của ví dụ trên là câu trả lời cho vế 1 (vế đối). Tình ý chính của cả hai vế nằm ở dòng cuối của vế đáp.
Dòng cuối có nội dung đa dạng hơn dòng mở đầu. Đây cũng là lý do giải thích tại sao kho tàng ca dao không bao giờ cạn, luôn được bổ sung trong quá khứ cũng như hiện nay (đối với ca dao hiện đại). Nhiều trường hợp dòng mở đầu và dòng cuối có nội dung tương tự nhưng dòng cuối cĩ những ý nhiều khi bất ngờ. Ví dụ:
-Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn, nước mắt và lộn cơm
(TL.I (1), L.796, tr.509)
- Chiều chiều mây phủ Đá Bia Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng
(TL.I (1), L.793, tr.508)
Trong lời ca dao 796, dòng cuối thể hiện tình cảm thương bạn, còn lời 793 dòng cuối lại nói về nỗi đau mất chồng. Do tính chất ứng tác, phải đối
đáp nhanh, ứng khẩu nhanh, những dòng đầu có khi mang tính chất bắt vần, còn những dòng kết thúc lời ca dao nhiều khi mang nội dung khác, không liên quan đến nội dung ở đầu lời ca. Ví dụ:
-Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy.
Dòng 1 và dòng 2 nói về nỗi vất vả của mẹ khi bế con qua sông. Dòng 3 và dòng 4 lại nói về sự biết ơn thầy, cô.
Các lời ca dao dài lại càng thể hiện rõ điều này. Ví dụ: Ai về ai ở mặc ai / Tôi đi dầu đượm bấc dài năm canh / Đầu làng có cái chim xanh / Bay về năm ngạn đón anh bắc cầu /Anh dặn em từ trước đến sau /Mồng mười tháng tám đứng đầu giờ son / Rạng ngày đứng gốc cây bồ hòn / Mặt tuy thấy mặt dạ còn xôn xao / Bắc Đẩu sánh với Nam Tào / Sao Mai sánh với Sao Hôm chằng chằng / Em liệu rằng em trốn khỏi anh chăng / Anh như lưới vét anh quăng giữa trời. Lời ca dao này gồm nhiều lời ngắn liên kết với nhau. Nguyễn Xuân Kính gọi những lời ca dao liên kết với nhau là “bị chắp”, chia ra hai trường hợp: “nhiều lời hoặc nhiều mảnh bị chắp”. Hiện tượng này cho thấy kết thúc của ca dao luôn mở. Các bài hát ru thường được kéo dài phần kết thúc – để ru trẻ ngủ - là minh chứng cho việc thể hiện kết thúc mở. Kết cấu mở này được hình thành nhờ tính truyền miệng, tính tập thể, tính ứng tác của hoạt động diễn xướng.
Tóm lại, quá trình diễn xướng đã tác động đến sự hình thành và đặc điểm của đơn vị tác phẩm ca dao, tác động đến lời ca dao và tạo ra những biến đổi cho nó. Diễn xướng góp phần hình thành nên nét riêng cho ngôn ngữ biểu hiện, cho làn điệu. Những biến đổi lời ca làm cho ca dao luôn phát triển, làm phong phú thêm cho nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.