Công Thức Truyền Thống Trong Việc Xây Dựng, Tạo Nên Các Bài Ca


CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CA DAO XÉT Ở GÓC ĐỘ

CÁC CÔNG THỨC TRUYỀN THỐNG

2.1. Khái niệm công thức truyền thống

Theo ”Từ điển tiếng Việt thông dụng”, công thức (dùng cho các ngành khoa học nói chung) là “các ký hiệu dùng để diễn đạt khái quát một quy tắc, một định luật, nguyên lý”. Công thức cĩ khi được hiểu là “rập khuôn, máy móc, thiếu linh hoạt”. A.Đauy, khi nghiên cứu dân ca Đức, đã cho rằng: “Cần phải đưa vào khái niệm công thức tất cả những gì thường được lặp lại; công thức bao hàm khái niệm về cái tiêu biểu, điển hình đối với thể loại” [dẫn theo Bùi Mạnh Nhị, 139]. Công thức trong ca dao gắn với truyền thống của văn học dân gian và văn hĩa dân gian; mặt khác gĩp phần tơ đậm và luơn phong phú, đa dạng những truyền thống ấy.

Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau, công thức truyền thống được các nhà nghiên cứu chia thành nhiều loại: các cơng thức thời gian, các công thức không gian, công thức về bức tranh thiên nhiên; các công thức về chân dung con người, hành động, tâm trạng con người,

2.2. Đặc điểm của công thức truyền thống

Đặc điểm thứ nhất: Công thức truyền thống được tạo thành bởi những từ, ngữ, hình ảnh giống nhau, lặp đi lặp lại theo một mô hình nhất định

Công thức truyền thống trong ca dao trữ tình được tạo thành từ một từ hay nhóm từ, một dòng thơ hay nhóm dòng thơ và từ các hình ảnh, biểu tượng, từ những cấu trúc diễn đạt cố định, tiêu biểu, điển hình của truyền thống. Những công thức này được đúc kết từ những kinh nghiệm và những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

quan niệm thẩm mỹ của nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình sáng tạo ca dao, những truyền thống nào phù hợp với quan điểm sáng tác, quan điểm thẩm mỹ, với tâm lý của nhân dân và với hồn cảnh ứng tác cụ thể thì sẽ được lưu truyền. Ngược lại, truyền thống nào không phù hợp thì sẽ dần dần bị đào thải.

Ví dụ: Các từ “Ai đem”, Để cho” lặp đi lặp lại theo mô hình “Ai đem Ax / Để cho By”. Từ đĩ mà cĩ các lời ca dao: “Ai đem con sáo sang sông / Để cho con sáo sổ lồng nó bay” và: “Ai đem con sáo qua sông / Để cho con sáo sổ lồng bay xa”,....

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 10

Các từ “Bao giờ”, thì (mới là)” lặp đi lặp lại theo mô hình “Bao giờ...thì (mới là)….” đã tạo thành cơng thức Bao giờ Ax /... thì (mới là) By” qua những lời ca dao: “Bao giờ bánh đúc có xương / Tơ hồng có rễ thì nường lấy ta” và “Bao giờ gạo gánh đến nhà / Lợn kêu ý oét mới là vợ anh”,...

Đặc điểm thứ hai: Công thức truyền thống vừa là yếu tố nội dung vừa là yếu tố hình thức của tác phẩm

Về nội dung, tính truyền thống trong “công thức truyền thống” thể hiện qua việc phản ánh quan niệm, tâm tư, tình cảm truyền thống, phản ánh quan điểm thẩm mĩ truyền thống trong quá trình sáng tác và tiếp nhận của nhân dân. Về hình thức, tính truyền thống trong “công thức truyền thống” biểu hiện qua các yếu tố hình thức quen thuộc mà nhân dân hay sử dụng như: ngôn ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ, các dịng thơ mở đầu ca dao, các biểu tượng, các mô hình, cách thể hiện,...

Đặc điểm thứ ba: Công thức truyền thống vừa cố định tương đối, vừa biến đổi không ngừng


Công thức truyền thống trong ca dao gồm các yếu tố cũ cố định, không thay đổi, các yếu tố cũ được cải tiến và cả các yếu tố mới - được hình thành để phù hợp thời đại mới và thành truyền thống mới. Đĩ là do quá trình sáng tác có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính ứng tác. Tính ứng tác có khi còn tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới. Vì thế, công thức truyền thống đa dạng, phong phú, linh hoạt về hình thức, nội dung, ý nghĩa dung lượng.

Đặc điểm này cũng là đặc trưng của folklore. Folklore nói chung, công thức truyền thống nói riêng có sự cố định tương đối để nó luôn là nó, không biến đổi thành cái khác. Sự ổn định tương đối này do điều kiện lịch sử - xã hội, truyền thống văn hóa tạo nên. Những truyền thống trong folklore không phải là truyền thống cứng nhắc, khép kín, cố định, mà luôn được biến đổi, luôn mở theo yêu cầu của thời đại, của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Ở đâu có folklore, ở đó có cuộc sống nhân dân, có biến đổi và ngược lại.

Ví dụ từ công thức “Rồng – Mây” rất ổn định, ta lại thấy có những biến đổi của công thức này, như “rồng gặp mây”, “rồng xa mây”, “rồng nhớ mây”, “rồng hứa với mây”. Từ công thức “miếng trầu”, có cách gọi tên, cách định danh, cách gọi khác nhau: “trầu tính”, “trầu tình”, “trầu loan”, “trầu phượng”, “trầu vàng”, “trầu xanh”, “trầu tươi”, “trầu héo”, “trầu nhân”, “trầu ngãi”. Từ công thức “con cá”, có những biến đổi như “cá lội”, “cá bơi”, “cá nhảy”, “cá vô lờ”, “cá cắn câu”,...

Đặc điểm thứ tư: Công thức mang đặc trưng thể loại

Thể loại là đơn vị đặc thù của văn học dân gian. Các tác phẩm văn học dân gian, như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, được sáng tác, lưu truyền, lĩnh hội theo đặc trưng thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có những công thức riêng, “quỹ” công thức riêng. Ở góc độ nhất định, có thể nói, công thức truyền


thống giữ vai trò “chìa khóa cho sự diễn xướng”, vì thế, Richard Bauman trong công trình: “Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng như một hình thức diễn xướng” đã viết: “Trên thực tế, các công thức đó là những cái đánh dấu cho những thể loại đặc thù, và chừng nào mà những thể loại đó còn được thực hiện theo thường lệ trong một cộng đồng thì các công thức đó vẫn có thể đóng vai trò chìa khóa cho sự diễn xướng. Công thức có thể có nhiều kiểu...Công thức có thể đề cập đến một quan hệ có tính thông tin giữa người diễn xướng và thính giả” [175, tr.759, 760]. Chính vì thế, qua công thức truyền thống, giữa những nghệ nhân đối đáp ca dao với nhau và người nghe khác có thể hiểu người sáng tác, người sử dụng bài ca nào đó có ý định thể hiện điều gì. Công thức truyền thống chính là vốn sống, vốn văn hóa, vốn dân ca dân tộc, địa phương của nghệ nhân. Càng “dày” lưng vốn ấy, nghệ nhân dân gian càng thuận lợi, càng dễ sáng tạo những bài ca dao mới. Từ tính ổn định, tiêu biểu, điển hình của công thức truyền thống, người sáng tác có thể dễ dàng tái tạo hay sáng tạo ca dao theo truyền thống thị hiếu thẩm mỹ của dân tộc và của nhân dân từng vùng, miền. Các công thức truyền thống chính là những tín hiệu” của đường vào ca dao”.

Ví dụ: nếu có hiểu biết về ca dao, nghe bài ca dao nào có mở đầu bằng nhóm chữ chiều chiều”, sẽ biết ngay bài ca đó thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ; nghe bài ca nào mở đầu bằng nhóm chữ thân em”, có thể cảm nhận được ngay rằng đó là bài ca về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

Đặc điểm thứ năm: Công thức truyền thống gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc


Mỗi công thức truyền thống đều có “căn cước” từ văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc thể hiện qua phong tục, biểu tượng và được thể hiện trong ca dao, trong các công thức truyền thống. Chẳng hạn như các công thức “trầu-cau” gắn bó với tục ăn trầu, mời trầu, dâng trầu; tục cưới hỏi của nhân dân, thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hoá Việt Nam. Công thức “giếng nướcthể hiện tập tục sinh hoạt, lao động của người dân ở làng quê. Công thức “cây đa” gắn với tục lệ thờ cúng Thành hoàng ở các làng xã. Công thức “bến sông”, “con đò”, “chiếc thuyền” gắn với văn hoá sông nước của người Việt,… Vì vậy, khi nghiên cứu các công thức truyền thống phải tìm hiểu truyền thống văn hoá của dân tộc, sự hình thành ý nghĩa của chúng.

Ví dụ: Từ công thức phổ biến, có tính truyền thống: Cây đa cũ, bến đò xưa / Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ” (TL.I (1), L.307, tr.383), mỗi vùng miền có những sáng tạo phù hợp với thị hiếu của nhân dân: Cây đa là cây đa bến cũ, bến cũ là bến cũ đò xưa / Ôâi thôi rồi người khác sang đưa / Thiếp nhìn chàng lưng léo, nước sa xuống như mưa hỡi chàng!”(L.310, tr.383). Hay: Cây đa là cây đa cũ / Bến đò là bến đò xưa / Nay chừ người khác vô đưa / Oan ơi, oan hỡi! Tức chưa bạn tề!” (TL.I (1), L.311, tr.384). Trong “Văn học dân gian Nghĩa Bình”, “cây đa” chuyển thành “cây me”, “bến đò” thành “bến trầu”: Cây me cũ, bến trầu xưa / Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm” [1, tr.36]. Cĩ sự thay đổi đĩ vì người sáng tác một mặt muốn đưa những hình ảnh của quê hương vào, mặt khác muốn lưu giữ những hình ảnh, những kỷ niệm liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn, đĩ là cây me, bến trầu. Như vậy, so với lời ca dao truyền thống trong


“Kho tàng ca dao người Việt” - thể hiện tình cảm đôi lứa - ca dao ở các nơi có những sáng tạo riêng phù hợp với đặc điểm, nét riêng từng vùng, miền. Ca dao được lưu truyền từ nơi này sang nơi khác là quy luật, là truyền thống của văn học dân gian nhưng vẫn thể hiện được nét riêng của từng địa phương.

2.3. Công thức truyền thống trong việc xây dựng, tạo nên các bài ca

G.I. Mansep viết: “Văn bản bài ca được xây dựng từ các công thức” [dẫn theo Bùi Mạnh Nhị, 139]. Bùi Mạnh Nhị nhấn mạnh thêm: “Công thức có chức năng thiết kế các văn bản” [139]. Trong bài báo “Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao trữ tình”, Bùi Mạnh Nhị đã coi công thức truyền thống là “chìa khóa mở ra bí mật đặc trưng cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian”. Tác giả phân tích: “Một mặt, khi được sử dụng trong văn bản, công thức là bộ phận của lời ca, là nhân tố cấu trúc của nó. Mặt khác, công thức là yếu tố của truyền thống, vượt ra ngoài phạm vi của văn bản cụ thể và về mặt bản chất, nó không phải là sở hữu riêng của bất kỳ văn bản nào” [139]. Theo Bùi Mạnh Nhị, “trong hệ thống công thức truyền thống thì các công thức mẫu đề đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Mỗi công thức mẫu đề có một tập hợp các công thức chi tiết thuộc các kiểu loại khác nhau về dung lượng, nội dung và hình thức” [139].

G.I. Mansep và Bùi Mạnh Nhị đã nói về vai trò, chức năng của công thức truyền thống trong việc xây dựng, tạo lập các bài ca. Chúng tôi xin cụ thể hóa thêm về vấn đề này.

Đúng như Bùi Mạnh Nhị nhận xét, mỗi mẫu đề truyền thống là một chỉnh thể tương đối thống nhất. Nó là văn cảnh cụ thể trực tiếp của bài ca.

Ví dụ: mẫu đề “Mười thương” nói về những nét đẹp, nét duyên, nét đáng yêu của con người; hoặc “Năm yêu”, “Bảy yêu”,…là nét đáng yêu về hình


thức, về tâm hồn, về sự lam làm, chịu thương chịu khó. Bất kỳ bài ca nào thuộc mẫu đề “Mười thương” cũng hướng về những nét đẹp đó. Các công thức truyền thống trong các bài ca này thể hiện những vẻ đẹp trên và cấu trúc của các bài ca gồm những công thức này và thể hiện quan hệ của những công thức này.

Một ví dụ khác: mẫu đề “Chí làm trai”. Mẫu đề này hướng tới vẻ đẹp lý tưởng, cần phải có của đấng nam nhi. Đó là những vẻ đẹp về ý chí, nghị lực, sự cứng cỏi, sự từng trải, xông pha, hiểu biết. Bất kỳ bài ca nào thuộc mẫu đề trên cũng bao gồm những công thức truyền thống thể hiện những vẻ đẹp lý tưởng đó.

Chúng tôi xin nói về mối quan hệ giữa mẫu đề với các công thức truyền thống thuộc mẫu đề. Có thể thấy mấy đặc điểm như sau:

Đặc điểm thứ nhất: Mỗi mẫu đề gồm một hệ thống các công thức thuộc mẫu đề đó.

Ví dụ 1: Mẫu đề “Đôi ta là một đôi như đã định”. Mẫu đề này có các công thức sau:

1. Công thức 1: “Đôi ta” (hoặc “Hai đứa mình”)

2. Công thức 2: Từ so sánh (“như”, “như thể”)

3. Công thức 3: Hình ảnh so sánh cặp đôi (“đôi chim”, “đôi tằm”, “nút với khuy”, “thủy với ngư”, “cặp cá ở đìa”)

4. Công thức 4: Những hình ảnh, những gắn bó không thể chia lìa, không thể tách rời nhau:

-Đôi ta như thể đôi tằm

Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong

-Đôi ta như nút với khuy

Như mây với núi, biệt ly sao đành

-Đôi ta như cặp cá ở đìa


Ngày ăn tản lạc, tối về ngủ đôi

-Đôi ta như con một nhà

Như áo một mắc, như hoa một chum Đôi ta như nước một chum

Nước cạn mặc nước, ta đùm lấy nhau.

Ví dụ 2: Mẫu đề “Đôi ta không thỏa nguyện”. Mẫu đề này gồm các công thức sau:

1. Công thức 1: “Đôi ta”

2. Công thức 2: Từ so sánh (“như”)

3. Công thức 3: Hình ảnh so sánh cặp đôi

4. Công thức 4: Nguyên nhân khiến duyên lứa đôi không toại nguyện

- Đôi ta như lúa đòng đòng

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

- Đôi ta như vợ với chồng

Chỉ hiềm một nỗi dây tơ hồng chẳng xe

Qua hai mẫu đề trên, có thể thấy: đây là hai mẫu đề khác nhau. Hai mẫu đề này có ba công thức truyền thống giống nhau. Công thức truyền thống thứ tư khiến hai mẫu đề khác nhau. Rõ ràng, các mẫu đề khác nhau có thể có chung một hoặc một số công thức truyền thống nào đó, nhưng các mẫu đề khác nhau đều phải có một hoặc một số công thức khác nhau. Để sáng tỏ hơn nhận định trên, xin dẫn thêm một số ví dụ.

So sánh hai bài ca dao dưới đây:

Bài 1: Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi.

Bài 2: Ước gì anh hóa ra hoa

Để em nâng lấy rồi mà cài khăn Ước gì anh hóa ra chăn

Để cho em đắp, em lăn em nằm....

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí