Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 8


các lời ca dao Nam bộ, dòng mở đầu thay đổi địa danh từ Nam Vang thành Long Xuyên, Cần Thơ, Gò Công,...

Giải thích điều này, Đinh Gia Khánh viết: “Những giá trị thẩm mỹ của văn hoá dân gian thường được lưu truyền từ địa phương này sang địa phương khác...Nếu như tác phẩm dân gian được tái tạo để thích nghi với từng thời đại thì nó cũng được tái tạo để thích nghi với từng địa phương...Mỗi địa phương có thể vay mượn của các địa phương khác những giá trị văn hoá dân gian nào đó và tái tạo chúng theo yêu cầu của mình...Những sáng tạo của nhiều người, thậm chí của nhiều thời đại, của nhiều địa phương đã kết hợp với nhau một cách tự nhiên theo những quy luật của sự tiếp biến văn hoá”. [197, tr.21, 22]

Đặc điểm thứ tư: Một nhóm từ trong dòng mở đầu hoặc dòng mở

đầu nhiều khi đã thể hiện chủ đề, tình ý của bài ca

Dòng mở đầu được xem là tín hiệu rất quan trọng để tìm hiểu ca dao. Chẳng hạn như những lời ca mở đầu bằng nhóm từ “chiều chiều” thườøng thể hiện chủ đề ”nhớ” (nhớ người yêu, nhớ quê, nhớ mẹ,...). Những lời ca dao mở đầu bằng t“Hôm qua” thì thể hiện chủ đề những ký ức đã qua, những kỷ niệm đáng nhớ giữa nhân vật trữ tình và người đối thoại.

Đặc điểm thứ năm: Dòng mở đầu nêu những tình huống, văn cảnh giống nhau để thể hiện những nội dung, cảm xúc giống (hay khác) nhau

Ví dụ:

-Những lời mình nói với ta Trăm cây cũng gãy, ngàn hoa cũng sầu

(TL.I (2), L.238, tr.1674)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


-Những lời mình nói với ta Sông sâu hoá cạn, đường xa hoá gần.

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 8

(TL.I (2), L.239, tr.1674)

Hai bài ca dao cùng nêu lên một vấn đề giống nhau, đó là “Những lời mình nói với ta”, lời nói của những người yêu thương nhau tác động sâu sắc vào tâm hồn. Những lời nói đó đâu chỉ là lời nói. Nó là duyên, là hương, là day dứt, bồn chồn, nhớ cũng đứt ruột, thương cũng đứt lòng. Tình cảm ấy làm nhân vật trữ tình đứng ngồi không yên”. Dòng cuối trong hai lời có những hình ảnh khác nhau nhưng nội dung giống nhau do xuất phát từ ý tưởng giống nhau.

Cũng cĩ khi, dòng mở đầu trong các lời ca dao lại nêu những tình huống, văn cảnh giống nhau nhưng lại thể hiện những nội dung, cảm xúc, tâm trạng khác nhau:

- Em thấy anh em cũng muốn chào

Sợ anh chồng cũ hắn đứng bờ rào, hắn trông… (TL.I (1), L. 227, tr. 976)

-Em thấy anh em cũng muốn chào Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài…

(TL.I (1), L.228, tr.976)

-Em thấy anh em cũng muốn chào Sợ rằng chị cả giắt dao trong mình!

(TL.I (1), L.229, tr.976)


Ba bài ca dao trên có dòng mở đầu giống nhau, nhưng tâm trạng của người phụ nữ ở ba dòng cuối lại khác nhau hoàn toàn: sợ “chồng cũ”, sợ “bác mẹ”, sợ “chị cả”.

Dòng mở đầu cĩ khi là cái cớ để thể hiện thái độ, tình cảm, ý định, hành động,…trong các dòng tiếp theo:

-Em về thưa với mẹ cha

Cho anh bán tử một nhà cho vui.

(TL.I (1), L. 290, tr. 989)

-Em về thưa với mẹ cha

Mua gỗ sông Bứa làm nhà sông Thao… (TL.I (1), L. 291, tr.989)

-Em về thưa với mẹ cha

Mua trầu chợ Tứ, mua cau lam điền… (TL.I (1), L. 292, tr.989)

Dòng đầu thường nêu hoàn cảnh hay đưa đẩy, còn dòng sau mới chứa đựng thông báo chính, tập trung sự chú ý về nội dung và nghệ thuật.

Đối với những lời ca dao có nhiều dòng, các dòng ở giữa sẽ đảm nhiệm việc cụ thể hóa nội dung lời ca dao. Ví dụ:

Sông sâu sóng bủa láng cò Thương anh vì bởi câu hò có duyên Chưa chồng ở vậy cho nguyên

Đặng anh dọn chiếc thuyền quyên rước về Thấy anh da trắng muốn kề

Hường nhan cũng đẹp sợ bề có đôi


Anh đừng nói vậy anh ôi!

Hình dung yếu điệu có đôi bao giờ”

(TL.I (2), L.206, tr.2027)

Dòng đầu của lời ca dao trên bức tranh thiên nhiên, chưa rõ nội dung, tâm trạng, chỉ là để dẫn dắt vào nội dung chính ở các dòng giữa.

Đặc điểm thứ sáu: Các dòng mở đầu giống nhau khi miêu tả thiên

nhiên

Thiên nhiên gắn mật thiết với cuộc sống con người, xuất hiện trong kết cấu của đa số các lời ca dao dưới dạng thời gian, không gian, cây cỏ, sinh vật, đồ vật,… GS.Chu Xuân Diên đã giải thích hiện tượng này là do: “Tác giả dân gian thường coi thiên nhiên như là một trong những “bệ phóng” quan trọng để cho thi hứng của mình được bay bổng tới những “vùng trời” cao rộng của tâm hồn con người. Đặc điểm đó của cấu tứ trong thơ trữ tình dân gian đã được các nhà nho ta ngày xưa…gọi là thể hứng trong ca dao. Nhưng thiên nhiên không chỉ là “vật gợi hứng” mà còn là một kho nguyên liệu vô tận cho việc xây dựng hình tượng trong ca dao, dân ca Việt Nam.” [153, tr488-489]. Vũ Ngọc Phan thì quan niệm: “Ca dao xưa có tình và có cảnh, cảnh tình gắn bó với nhau mật thiết, cảnh sinh tình, và tác giả mượn cảnh để nói lên nội tâm của mình; do đó ca dao xưa có sức truyền cảm rất mạnh và sống mãi trong lòng nhân dân” [89, tr.41]. Ví dụ:

-Cây đa cũ, bến đò xưa Bây giờ con bóng đương trưa

Buông lời hỏi bạn kén lừa nữa thôi

(TL.I (1), L.319, tr.419)


- Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ

(TL.I (1), L.320, tr.419)

Đặc điểm thứ bảy: Dòng mở đầu của ca dao mang tính địa phương Tùy theo từng địa phương mà kết cấu dòng mở đầu khác nhau. Đinh Gia Khánh đã viết: “Giá trị thẩm mỹ của các tác phẩm chỉ được thể hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn trong khung cảnh nào đó, trong môi trường nào đó...Một bài hát ví chỉ được cảm thụ đầy đủ trong hoàn cảnh đối đáp giữa nam và nữ trên đồng ruộng hoặc ở đầu đình.” [197]. Tính địa phương thể hiện ở địa danh, phong cảnh, sản vật, thời gian, ở con người, ngôn ngữ được nêu trong dòng mở đầu.

Địa điểm diễn xướng hay địa danh xuất hiện trong ca dao Bắc bộ thường là những nơi cố định, linh thiêng, đặc trưng cho Bắc Bộ như: đình làng, chùa (nơi thờ Phật), đền, miếu (thờ Thần, Thành hoàng),....Theo Phan Kế Bính “Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng, và để làm nơi công sở cho dân chúng hội họp.” [8, tr.60]. Còn Đào Duy Anh cho biết: “Làng nào cũng có một cái nhà chung (đình làng) vừa là nơi thờ Thần, vừa là nơi tụ hội của dân. Đối với dân làng, thần Thành Hoàng là biểu hiệu của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chịa.” [6, tr207]. Ví dụ:

- Ai lên Hương Tích chùa Tiên Gặp cô sư bác, anh khuyên đôi lời Đem thân làm cái kiếp người

Tu sao cho trọn nước đời mà tu?


(TL.I (1), L.73, tr.66)

Tên địa danh có khi thể hiện nét riêng về nghề nghiệp, sinh hoạt, phong cảnh của địa phương. Như ở miền Bắc, cứ nói đến tên vùng là người ta có thể hình dung về đặc trưng của vùng đó như: núi rừng, dòng sông hay những sản vật,...:

-Ai đi qua phố Khoa Trường

Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh Dòng sông uốn khúc chảy quanh

Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi

(TL.I (1), L.30, tr.58)

- Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm

(TL.I (1), L.71, tr.66)

- Ai đi qua đò Do mới biết Dòng nước trong, xanh biết là bao

Gái thời da đỏ hồng hào

Mắt đen lay láy người nào chẳng yêu

(TL.I (1), L.29, tr.58)

-Ai đua sông Trước thì đua Sông Sau có miếu thờ vua thì đừng

(TL.I (1), L.33a, tr.59)

Ca dao Nam Bộ và Trung Bộ thường diễn xướng chủ yếu ở môi trường lao động. Tên địa danh biểu hiện trong dòng đầu của ca dao Nam Bộ cũng mang nét riêng vùng miền:


- Kể từ đồn Nhứt kể vô

Liên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô, cửa Hàn Hà Thân,Quảng Cái, Môn Quang

(TL.I (1), L.20, tr.1263)

- Ngó lên Đất Đỏ, nhà cao Thấy vườn cau rậm, muốn vào làm dâu

(TL.I (2), L.310, tr.1653)

-Ngó lên hòn núi Chóp Vung Thấy ba cô gái cùng chung một nhà

(TL.I (2), L.316, tr.1654)

- Ngó lên hòn núi Thiên Thai Thấy đôi chiền chiện ăn xoài chín cây

(TL.I (2), L.318, tr.1654)

Ca dao Nam Bộ có hệ thống dòng mở đầu riêng biệt, mang sắc thái địa phương rõ rệt, lặp đi lặp lại như: “Nước ròng…”, “Hai đứa mình…”,… hay:

-Mù u bông trắng lá quắn nhụy huỳnh…

-Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh (hoặc ông Phó)…

-Ba phen quạ nói với diều…

-Nước mắm ngon dầm con cá đối (hoặc cá hẹ)…

-Phụng hoàng đậu nhánh vòng nem…

-Sông sâu sóng bủa láng cò…

Nguyễn Tấùn Phát trong “Vài nét về nội dung ca dao-dân ca Nam bộ” cũng đã viết: “Nói về tôm cá ở Nam Bộ có những bài ca có chung một câu mở đầu” [139, tr353].


Ca dao Bình Trị Thiên cũng thường diễn xướng trong môi trường lao động nhưng khác ca dao các vùng miền khác ở chỗ: ca dao Bình Trị Thiên ít sử dụng địa danh ước lệ mà chủ yếu là các địa danh có thật ngoài đời – đúng với tính cách người dân Bình Trị Thiên:

- Ngó lên hòn Tháp chợ Dinh

Biết ai có tưởng nghĩa mình hay không? (TL.I (2), L.319, tr.1654)

-Ra về nhớ đến chợ Cuồi

Nhớ làng Thanh Thủy, nhớ người Lệ Sơn

(TL.I (2), L.121, tr.1944)

- Lời thề trên miếu Xuân Lai Dưới đình Phú Nhuận đã hai lời thề

(TL.I (1), L.417, tr.1414)

-Thuyền em cập bến Thuận An Thuyền anh lại vượt lên ngàn anh ơi!

(TL.I (2), L.1067, tr.1811-1812)

Ca dao Trung Bộ cũng có hệ thống các dòng mở đầu riêng:

-Ngó lên hòn núi…

-Đường vô xứ Nghệ (Huế) quanh quanh…

-Núi kia (núi Truồi, non Hồng) ai đắp mà cao…

-Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược…

-Ru em, em théc cho muồi…

Đặc điểm thứ tám: Dòng mở đầu cũng phản ánh thực tiễn xã hội và cách hiểu của người sáng tác

Để nói về sự vô lý của triều đình nhà Nguyễn trong việc cấm đoán y phục, người dân đã sáng tác lời: Tháng chín có chiếu vua ra / Cấm quần

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí