Vài Nét Về Con Người Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Lan Khai


hội nhưng Nguyên Hồng đã làm sống dậy cuộc đời lam lũ, cơ cực, bần cùng của những người lao động nghèo ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm ở thành phố Hải Phòng. Là nhà văn hiện thực luôn nhạy cảm với những vấn đề xã hội nên ông đã thể hiện lòng yêu thương vô hạn, sự đau xót, nhức nhối trước nỗi đau, nỗi khổ của người lao động nghèo. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng chủ yếu là những con người dưới đáy xã hội, từ kẻ lưu manh, gái điếm đến những kẻ ăn mày, ăn xin... phải sống cuộc đời bất hạnh, chịu hết nạn nọ đến nạn kia (Ngọn lửa, Giọt máu, Trong cảnh khốn cùng, Hai mẹ con...). Nguyên Hồng thường sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập như trong các truyện Cô gái quê, Cái bào thai, Nhà bố Nấu, Hai dòng sữa...Có những truyện mang tính chất luận đề rõ rệt và nhiều chi tiết mang ý nghĩa tượng trưng, có những truyện kết cấu dàn trải theo chiều cuộc đời bi thảm của nhân vật.

Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng là những nhà văn tiêu biểu cho thời kỳ đầu của văn xuôi hiện thực phê phán thì Nam Cao lại là ngọn cờ đầu của văn xuôi hiện thực thời kỳ sau. Truyện ngắn Nam Cao tập trung vào hai đề tài là: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Ở đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao làm rõ bi kịch của người nông dân bị hạn hán, lụt lội làm cho chiêm khô mùa thối, nạn thóc cao gạo kém, công xá rẻ mạt đẩy nhiều gia đình đến cảnh ly tán đi kiếm ăn. Nạn cường hào, địa chủ hà hiếp bóc lột khiến cho cuộc đời người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa (Chí Phèo, Một đám cưới, Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo, Một bữa no...). Tiêu biểu là Chí Phèo, một tác phẩm cùng tên đã để lại nhiều nhức nhối trong lòng người đọc. Một anh Chí nông dân, hiền lành, chân chất bị Bá Kiến, một tên lí trưởng của làng Vũ Đại vì ghen tuông đã đẩy anh vào con đường tù tội. Nhà tù thực dân tha hóa, đã biến Chí Phèo thành con quỷ của làng Vũ Đại. Bi kịch của Chí là bi kịch không được thừa nhận là con người mặc dù Chí đã tha thiết trở về con đường lương


thiện. Hiện tượng Chí Phèo được lặp đi lặp lại như một quy luật qua một số nhân vật như Năm Thọ, Binh Chức, Trương Rự, Trạch Văn Đoành. Nam Cao còn phản ánh bi kịch của người trí thức nghèo. Tiêu biểu là các truyện Trăng Sáng, Đời thừa, Quên điều độ, Những truyện không muốn viết...Những người trí thức nghèo luôn có khát vọng làm nên tác phẩm để đời nhưng nỗi lo toan cơm áo gạo tiền cứ ghì sát đất, nhà văn buộc phải cho ra đời những tác phẩm nhạt nhẽo, nghèo nàn để mưu sinh hàng ngày. Họ phải sống trong nỗi tuyệt vọng, đau khổ, chịu cảnh sống dở, chết dở vì đói nghèo liên miên. Đó là tấn bi kịch của người trí thức nghèo. Tấn bi kịch đó mâu thuẫn giữa ý thức về giá trị của sự sống và nhân phẩm, những ước mơ, khát vọng về sự nghiệp và gánh nặng cơm áo, những lo toan tẹp nhẹp đời thường để họ sống trong cảnh "đời thừa". Nhà văn lên án xã hội ngột ngạt, bóp nghẹt cả quyền sống, quyền làm người của nhân vật. Nam Cao còn thể hiện lòng thương yêu, thông cảm sâu sắc đối với những số phận nghèo khổ bế tắc. Điều đó đã tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nam Cao.

Truyện ngắn Tô Hoài mang hương vị đồng quê với những phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân quê vùng ven ngoại thành Hà Nội. Đằng sau màu sắc phong tục đó, ngòi bút hiện thực của Tô Hoài đã phản ánh được một xã hội khốn khổ, cùng quẫn của những người dân nghèo, những thợ dệt bị phá sản, những mối tình dang dở và những cuộc ra đi vì mưu sinh. Ngòi bút Tô Hoài sắc sảo, tinh tế và hóm hỉnh khi miêu tả hiện thực vùng Nghĩa Đô quê ông những năm trước Cách mạng tháng Tám.

Sự đóng góp của các tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài...đã làm nên một khuynh hướng truyện ngắn - truyện ngắn hiện thực phê phán, góp phần tô điểm cho bức tranh chung của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Các khuynh hướng truyện ngắn khác: Nói đến trào lưu văn học lãng mạn, cũng cần điểm qua một số dòng mạch khác như dòng truyện "đường rừng"

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


với những cây bút Thế Lữ, Lan Khai, Tchya; có dòng truyện trinh thám, với những cây bút Thế Lữ, Phạm Cao Củng. Cảm hứng lãng mạn trong trường hợp này lại tìm được hứng thú trong những truyện ma quái ly kỳ, rùng rợn ở chốn rừng thiêng. Ngoài ra còn có dòng truyện lịch sử với những cây bút Lan Khai, Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật... Ở đây, cảm hứng lãng mạn được thêu dệt nên những mối tình lâm ly giữa những tráng sĩ và giai nhân thời phong kiến xa xưa. Lan Khai, Thanh Châu và Ngọc Giao thì viết những truyện tình nhẹ nhàng thi vị của những chàng và nàng tiểu tử sản thành thị, những anh nông phu, những cô thôn nữ, hay những cô gái và chàng trai miền sơn cước.

Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 4

Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực tuy là hai khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau, có những điểm trái ngược nhau, nhưng đấy không phải là sự đối lập dứt khoát, không phải là một ranh giới tuyệt đối mà có mối quan hệ vừa ảnh hưởng vừa đấu tranh với nhau, lại có khi thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Nhiều lúc chúng chỉ là hai phương diện khác nhau của một tâm hồn nghệ sĩ. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao thành công hoặc theo cảm hứng hiện thực; Nguyễn Tuân sáng tác theo cảm hứng lãng mạn thì còn có những cây bút đứng giữa ranh giới của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Đó là những nhà truyện ngắn đầy tài hoa như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Lan Khai...Những tác giả này đã để lại nhiều tác phẩm xuất sắc ở cả hai khuynh hướng. Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám đã dần khẳng định được vị trí riêng của mình trên con đường hiện đại hóa văn học.

1.2. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của Lan Khai

1.2.1. Con người Lan Khai

Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải sinh ngày 24 tháng 06 năm 1906 tại Bản Luộc, xã Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Cha mẹ ông là nhà Nho kiêm lương y, nguyên quán ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.


Cha ông làm nghề dạy học và chữa bệnh cho nhân dân, là một lương y rất nổi tiếng và sống cuộc đời thanh bạch. Nhà Nho ấy là người từng trải, có vốn văn hóa uyên thâm và một tâm hồn phóng khoáng. Thân mẫu Lan Khai là người phụ nữ nhân hậu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh, ngày ngày đi hái thuốc trong rừng sâu, cùng chồng làm nghề cứu nhân độ thế. Bà thuộc nhiều ca dao và truyện cổ dân gian, thích hát Then, hát Lượn. Trong các trang tự truyện, Lan Khai nhiều lần nhớ về người mẹ: "có một dung nhan vô cùng êm ái...với đôi mắt bình tĩnh và thăm thẳm, với cái nụ cười nó làm cho những vật xung quanh như tươi sáng hẳn lên" [62, 11].

Lan Khai sinh ra và lớn lên ở miền rừng núi Chiêm Hóa, sống gần gũi và gắn bó với cộng đồng các dân tộc Việt Bắc như Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Đeo Tiền, Hà Nhì..., cái xứ sở mà Lan Khai cho rằng: "Phần nhân tạo luôn luôn có cơ bị lấn bởi phần thiên nhiên bao bọc tứ phía mà cái màu xanh bất diệt không những thôi cả sang quần áo dân bản thổ lại còn ánh lên cả da mặt kẻ ngụ cư nữa" [58, 15]. Đó là một vùng thiên nhiên trù phú và thơ mộng, nơi có nhiều phong tục, tập quán lâu đời và có nhiều làn điệu dân ca, các truyền thuyết và những sự kiện lịch sử cùng các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thời thơ ấu, Lan Khai lớn lên trong một gia đình yêu cái đẹp và cái thiện cùng với môi trường sinh thái thiên nhiên hào phóng, sống gắn bó với cộng đồng các dân tộc thiểu số nhân hậu, thủy chung. Có thể nói, Lan Khai được sống trong một cái nôi văn hóa đẹp và một không gian chứa nhiều cảm xúc. Đó là những năm tháng đẹp đẽ để lại những kỉ niệm sâu sắc trong tâm hồn người nghệ sĩ Lâm Tuyền Khách.

Năm 1914, Lan Khai theo cha mẹ về sống ở tỉnh lỵ Tuyên Quang bên bờ hữu ngạn sông Lô. Mảnh đất này cũng đã từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử dữ dội trong quá khứ như: cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thế kỷ XIII, chống quân Minh thế kỷ XV, đuổi quân Thanh thế kỷ XVIII, khởi nghĩa của lãnh tụ Nùng Văn Vân chống lại ách sưu cao thuế nặng của triều đình nhà


Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Cuối thế kỷ XIX, đồng bào ở hai bên bờ vực lưu sông Lô và sông Gấm đã từng chịu bao đau thương mất mát do tội ác man rợ của quân giặc Cờ Đen mỗi lần từ biên ải kéo vào...Tất cả đã để lại dấu ấn không phai mờ trong tiềm thức của nhân dân và đã soi vào những trang viết của Lan Khai.

Năm 17 tuổi, Nguyễn Đình Khải theo học trường Bưởi. Đây là bước ngoặt trong cuộc đời của người nghệ sĩ tương lai. Từ một miền rừng núi thâm u phía Bắc, phút chốc người thanh niên Nguyễn Đình Khải hòa nhập với môi trường văn minh đô thị. Đó là cơ hội để Lan Khai tiếp thu kiến thức, phát triển tài năng, mở rộng tầm nhìn về cuộc sống và văn hóa cùng các mối quan hệ xã hội mới.

Năm 1927, ông trở về quê hương và xây dựng gia đình cùng bà Hà Thị Minh Kim, con một gia đình khá giả sống lâu đời ở tỉnh lỵ Tuyên Quang. Bà là người nổi tiếng về nhan sắc, được học hành, thông minh và có biệt tài về trí nhớ, giỏi thêu thùa đan lát, sống nhân hậu thủy chung, được nhiều người trong vùng nể trọng. Bà là người phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến hành trình văn nghiệp của nghệ sĩ Lan Khai. Trong gần 20 năm hoạt động văn học, hai người bạn đời của Lan Khai đã gắn bó và kề vai sát cánh với ông trong những phút hiểm nghèo. Họ đã đùm bọc nhau suốt hơn năm mươi năm kể cả "những lúc lầm than nhất". Bà Nguyễn Thị Duyên lo miếng cơm, hớp nước cho chồng con. Bà Hà Thị Minh Kim vừa lo tổ chức đời sống gia đình vừa là người "trợ bút" đắc lực cho Lan Khai trong nhiều trang viết: "Mỗi khi trái gió trở trời, bệnh hen xuyễn lại hành hạ Lan Khai, song ý nghĩ hiện ra trong đầu anh không đừng được, anh phải vừa nằm vừa nghĩ vừa đọc cho vợ viết" [60, 514]. Trong thời gian sống ở Hà Thành, đôi khi bà lại cùng với chồng tham gia vào vở diễn khi nhà hát cần người. Vì thế, chân dung người vợ thảo hiền này đã xuất hiện trong nhiều trang sách tự truyện của Lan Khai. Bà là người lưu giữ nhiều nhất những kí ức về cuộc đời văn nghiệp của Lan Khai.


Tại quê nhà, Nguyễn Đình Khải vừa dạy học, vừa viết văn, say mê vẽ và bồi đắp kiến thức về y nghiệp, rồi liên tục hành trình trong thế giới sơn lâm. Ông du ngoạn đó đây, vẽ nhiều tranh phong cảnh bằng sơn dầu, thuốc nước và bút sắt, ghi chép nhiều dã sử, sưu tầm sáng tác dân gian và ghi chép tỷ mỉ cuộc sống và lao động của những người phu mỏ. Lan Khai từng tham gia vào tổ chức bí mật chống Pháp do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Tổ chức bị bại lộ, ông bị bắt giam ở Hỏa Lò. Ra tù, ông về quê chuyên chú dạy học, dịch sách, sưu tầm văn học và sáng tác. Do thói quen đam mê đọc sách đến quên ngủ quên ăn nên mắt ông sớm phải mang kính cận. Ông có thú chơi sách nên đã lập thư viện cho gia đình gồm đủ loại sách Đông, Tây, Kim, Cổ. Từ những năm 30 trở đi trên các tờ báo Loa, Ngọ báo, Đông Phương, Đông Tây, Đông Pháp, Văn học tạp chí, Phổ Thông bán nguyệt san, Ích Hữu, Tiểu thuyết thứ bảy, Tao Đàn...bút danh Lan Khai - Lâm Tuyền Khách càng gần gũi với độc giả Hà Thành.

Năm 1934, khi các thành tựu sáng tác đã được khẳng định trên báo giới, Lan Khai về sống ở Hà Nội theo nghiệp văn chương. Là một nhà văn có năng lực sáng tạo dồi dào và vốn kiến thức sâu rộng, lại là một "con người hiền lành nho nhã", Lan Khai được các văn nghệ sĩ Bắc Hà nể trọng và yêu mến. Các nhà văn Tản Đà, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Lưu Trọng Lư, Dồ Dzếnh, Ngọc Giao, Nguyễn Vỹ...lần lượt thành những người bạn văn chương tri kỷ. Họ đã phong tặng cho văn sĩ xứ sở áo chàm này cái tên thân mật "Nhà văn đường rừng". Cảm xúc trước những bức tranh về cảnh trí sơn lâm kèm những vần thơ đề tặng mình, thi sĩ Tản Đà đã gọi người bạn vong niên của mình bằng cái tên thân mật "Anh bạn Lâm Tuyền". Trên văn đàn nhà phê bình Trương Tửu gọi ông là "nghệ sĩ của rừng rú", là "đàn anh trong thế giới sơn lâm", là "cây đa giữa cánh đồng bát ngát"...

Tại căn nhà số 26 phố Châu Long, một thời gian khá dài là địa điểm họp


mặt thường xuyên của nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng, được các nhà văn đặt cho nơi đây cái tên "Vũng Lương Sơn Bạc". Mặc dù cuộc sống vô cùng vất vả và đạm bạc, nhưng Lan Khai là con người chân tình cởi mở, hay nhường cơm sẻ áo cho bạn bè. Ông là trung tâm hòa giải những mối bất hòa trong nội bộ những người cầm bút. Trong gia đình, ông hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu vợ con đằm thắm. Những người thân của ông cho biết, ông có tính tình cương trực nhưng hay xúc động. Lan Khai là nghệ sĩ có khả năng đặc biệt, ông viết và vẽ bằng cả tay phải và tay trái như nhau, trong lao động sáng tạo thường là quên ngủ quên ăn.

Năm 1940, gia đình Lan Khai lâm vào cảnh quẫn bách, sau khi ra tù vì tội viết cuốn Lầm than, bệnh tình của ông trầm trọng. Đến năm 1944, Lan Khai cùng toàn thể gia đình hồi hương. Tại quê nhà, ông mở hiệu sách "Lan Đình" bán nhiều loại sách và tiếp tục cuộc hành trình văn nghiệp. Tiếc thay bộ sách dày 3 tập với nhan đề "Vạn hoa tự điển", tập thơ "Lâm Tuyền Khách" và nhiều tác phẩm khác chưa kịp in ra thì Lan Khai đã vĩnh biệt cuộc đời vào cuối thu năm 1945 tại Tuyên Quang.

1.2.2. Quan điểm sáng tác

Quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn là sự thống nhất của nhiều nhân tố: tài năng và lối sống, tâm hồn và trí tuệ, tư tưởng và văn hóa cùng sự chi phối của thời đại và lịch sử. Năng lực và hoạt động của nhà văn được phản ánh sinh động trong các tác phẩm lý luận và phê bình văn học. Là một người sinh ra ở đường rừng, nhưng sớm hình thành năng khiếu nghệ thuật, lại là người có tâm hồn đa cảm, lớn lên trong một tổ ấm gia đình yêu cái đẹp, cái thiện và được trau dồi toàn diện về tri thức, Lan Khai là người sớm có hoài bão ước mơ. Ông đã từng tâm sự: "Tôi sinh trưởng ở đường rừng nên thường một mình đứng trước thiên nhiên muôn màu nghìn dáng. Những lúc đó, lòng tôi băn khoăn thắc mắc như muốn nói gì rất nhiều" [58, 105]. Lan Khai là một người đam mê, am hiểu cái đẹp sâu sắc và có một năng lực dồi dào trong sáng


tạo, đồng thời có vốn tri thức sâu rộng về các phạm vi: triết học, mỹ học, văn học, khoa học, nhân chủng học, sinh vật học, địa lý, lịch sử, dân tộc học, môi trường và ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tiếng địa phương, biệt ngữ…Đặc biệt là vốn văn nghệ dân gian phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Bắc đã làm nên những hương vị riêng trong nhiều trang viết của ông. Đây cũng là nhà văn có sự thống nhất hài hoà giữa quan niệm nhân sinh và nghệ thuật trong nhiều hình tượng văn học. Về quan niệm nhân sinh ông đề cao chủ nghĩa nhân đạo. Ca ngợi tình yêu và tự do, chủ trương người với người là bạn, đề cao lòng trung thuỷ sắt son, căm ghét sự trả giá và độc ác. Quan niệm đó thấm nhuần trong nhiều trang viết của ông. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai bộc lộ rõ ở hai bình diện nhà văn và văn học trong các bài viết trên báo Loa năm 1935 như: Đẹp, Nguồn cảm hứng của thi nhân Việt Nam và Tính cách Việt Nam trong văn chương (1939), Thiên chức của văn sĩ Việt Nam (1939), Bàn qua về nghệ thuật (1939), Một quan niệm về văn chương (1939) và các cuốn sách nghiên cứu phê bình như Lê Văn Trương (1940), Vũ Trọng Phụng (1941), Cái đẹp và nghệ thuật (1940), Những câu hát xanh (1937)…

Về nhà văn, theo Lan Khai, đó phải là người có tài năng và được học hành rèn luyện, có trách nhiệm cao trong sáng tác, phải tin yêu vào truyền thống văn hiến của tổ tiên, biết phát huy tiềm năng và bản sắc dân tộc, phải là tấm gương sáng về đạo đức, biết trân trọng và làm ra cái đẹp: “Nghệ sĩ là người muốn tạo ra cái phong phú nhiệm màu…Nghệ sĩ là người đem mộng tưởng thêm thắt vào sự thực. Thực trạng lẩn trong màng mộng tưởng ấy, tức là cái đẹp. Thế thì cái đẹp vừa lệ thuộc vào lý tưởng. Vì vậy cái đẹp hay tuỳ người mà thay đổi” [60, 518]. Như vậy cái đẹp (văn chương) là sản phẩm của hư cấu nghệ thuật và phụ thuộc vào nhận thức của con người. Nhà văn là người có trách nhiệm “truyền giao dĩ vãng cho tương lai…nhận chân và phát huy các khả năng của nòi giống tiềm tàng trong mình ta để dùng làm hồ làm vữa tạo nên lớp người sau có thể giúp ích cho nhân loại” [58, 97]. Nhà văn

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí