Các Khuynh Hướng Truyện Ngắn Giai Đoạn 1930-1945


cho truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX phát triển. Truyện ngắn của Nguyễn Bá Học phản ánh xã hội thành thị đang tư sản hóa. Những tác phẩm của ông như: Có chí làm giàu, Câu chuyện gia đình, Câu chuyện của tối tân hôn...nhà văn vừa học tập cách mô tả khách quan, mô tả hiện thực cuộc sống, vừa không dứt bỏ quan điểm văn học cũ, vừa làm quen với cách kể chuyện, mô tả, đối thoại của văn học phương Tây, vừa sử dụng văn biền ngẫu và hình ảnh ước lệ, tượng trưng của văn học truyền thống. Với Phạm Duy Tốn thì các sáng tác của ông đã đạt được trình độ nhất định trong việc thể hiện đặc trưng thể loại. Ông tập trung phơi bày thực trạng thối nát, bất công của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Các tác phẩm tiêu biểu của Phạm Duy Tốn như: Sống chết mặc bay, Câu chuyện thương tâm, Con người sở khanh, Của hồi môn...đã làm xúc động người đọc bằng nghệ thuật mô tả chân thực hiện tượng đời sống mà ông quan sát.

Có thể nói rẳng: "Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học đã có công lao to lớn trong việc xây đắp nền truyện ngắn dân tộc đầu thế kỷ XX. Họ là những người đầu tiên đặt nền móng, mở ra triển vọng của truyện ngắn hiện đại Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ. Những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học mặc dù vẫn còn bị chi phối bởi chủ nghĩa quy phạm, nhân vật chưa có đời sống riêng, ngôn ngữ còn mang tính ước lệ...nhưng rõ ràng đã có một bước tiến khá xa so với truyện ngắn dân tộc ở các giai đoạn trước" [6, 278 - 279].

Truyện ngắn hiện đại Việt Nam thực sự khởi sắc và được mùa trong khoảng thời gian 1930 – 1945, gắn với tên tuổi và sự đóng góp to lớn của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Lan Khai...Không chỉ tăng nhanh về số lượng tác giả, truyện ngắn còn đổi mới từ nội dung phản ánh đến hình thức thể hiện. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thể loại truyện ngắn luôn đóng vai trò xung kích. Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn trở thành thể loại gần gũi với bạn đọc, ngắn


gọn, súc tích, dễ đọc. Bên cạnh đó, truyện ngắn thường gắn liền với hoạt động báo chí nên rất nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội, luôn bắt kịp những vận động của xã hội và tái hiện được mọi biến thái của đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Các cây bút truyện ngắn giai đoạn này đã phản ánh một cách toàn vẹn, sâu sắc bộ mặt xã hội thực dân phong kiến. Đó là một chế độ xã hội đen tối, thối nát, lỗi thời và đầy rẫy những bất công, lừa lọc. Đời sống của nhân dân lao động hết sức khổ cực, lầm than; trong khi giai cấp thống trị thì phè phỡn, hưởng thụ và ra sức bóc lột, đàn áp quần chúng lao khổ.

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không chỉ có những giá trị to lớn về mặt nội dung, xây dựng trên một bức tranh muôn mặt, đa dạng về hiện thực xã hội đương thời, mà còn đạt được những thành tựu to lớn về mặt nghệ thuật. Các cây bút có tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao...đã có nhiều cách tân mới mẻ về mặt thể loại như: kết cấu đa dạng, phong phú; vận dụng linh hoạt các kiểu tình huống; xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn xuôi...

Tính chất năng động của thể loại truyện ngắn đã đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống: "Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong mọi hình thức nhỏ gọn và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có nội khí "một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy" [56, 293]. Truyện ngắn, tuy là thể loại có dung lượng nhỏ nhưng lại có cách phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu cho nên sức chứa của truyện ngắn vẫn rất lớn. Nó có thể trở thành tòa lâu đài chứa đựng tinh thần của thời đại. Nhiều truyện ngắn của các nhà văn bậc thầy như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...đều là những tác phẩm có sức chứa nội tại lớn lao, có thể bao quát toàn bộ đời sống và có được tác dụng nghệ thuật chẳng khác gì một sáng tác đồ sộ khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Truyện ngắn mặc dù bị hạn chế về hiện thực được phản ánh, hạn chế về


Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 3

những vấn đề nhân sinh, hạn chế về số trang, số chữ, thời gian tiếp nhận tác phẩm nhưng truyện ngắn lại có những ưu thế trong việc xoáy sâu vào một điểm quan trọng trong cuộc đời nhân vật để làm sáng rõ tính cách của nhân vật, từ đó làm bật lên một vấn đề nào đó của hiện thực. Truyện ngắn thường là những truyện được kể bằng văn xuôi, ngắn gọn súc tích và hàm nghĩa tiểu thuyết. Truyện ngắn có thể được xác định trên hai bình diện là sự ngắn gọn về dung lượng và sự cô đọng, súc tích trong miêu tả. Vì thế, ở truyện ngắn, tình huống truyện được xem là vấn đề rất quan trọng của nghệ thuật truyện ngắn. Đúng như Tô Hoài nhận xét truyện ngắn là cưa lấy một khúc của đời sống. Hay Bùi Hiển cho rằng truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng nên. Tuy nhiên, cũng có một số truyện ngắn không chỉ miêu tả một khoảnh khắc mà miêu tả cả một đời người như Chí Phèo của Nam Cao, Nhà mẹ Lê của Thạch Lam...Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định, trong khi tiểu thuyết lại chứa nhiều vấn đề, phủ một diện rộng của đời sống.

Vai trò chủ thể sáng tạo in dấu rất rõ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945, vì thế đã tạo nên sự đa dạng về phong cách cũng như bút pháp nghệ thuật thể hiện. Nói đến truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc đến tên tuổi các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nhất Linh...chính họ đã góp sức thúc đẩy thể loại truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả bề sâu lẫn bề rộng. Có thể nói, chưa bao giờ trong đời sống văn học Việt Nam lại xuất hiện cùng một lúc nhiều phong cách đa dạng, phong phú như giai đoạn này. Bởi vậy, truyện ngắn rất có sức hút và trở thành món ăn tinh thần ưa thích của công chúng.

1.1.2.2. Các khuynh hướng truyện ngắn giai đoạn 1930-1945

Những năm 20 của thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam đã có nhiều bước đi táo bạo với sự phát triển của nhiều khuynh hướng văn học. Truyện ngắn viết theo khuynh hướng đạo lí gắn liền với các tên tuổi như Nguyễn Bá Học,


Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Chánh Sắt...Khuynh hướng yêu nước và cách mạng gắn liền với tên tuổi Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc. Khuynh hướng hiện thực có Phạm Duy Tốn và Nguyễn Công Hoan. So với những năm đầu thế kỷ thì truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 phát triển rực rỡ, phong phú hơn. Tư duy hệ tư sản dần dần thắng thế tư tưởng phong kiến. Cái tôi được giải phóng, nhà văn phát huy sức sáng tạo của mình. Vì vậy, thời kì này xuất hiện nhiều cây bút độc đáo. Các khuynh hướng văn học ngày càng phân hóa rõ rệt và đấu tranh ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Truyện ngắn giai đoạn này tập trung ở khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực và một số dòng mạch khác.

Thứ nhất là khuynh hướng truyện ngắn lãng mạn: Văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện như một trào lưu trong thời kỳ 1932-1945 bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào thơ mới. Khuynh hướng lãng mạn, tiêu biểu là dòng truyện ngắn trữ tình. Những sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn là tiếng nói của tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức thành thị đã thoát ly phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Con đường văn chương lúc bấy giờ đối với một số tiểu tư sản trí thức là lối thoát ly trong sạch, nơi gửi gắm tâm sự yêu nước thầm kín, phủ định xã hội đương thời bằng cách thoát ly về quá khứ, vào tình yêu, vào thiên nhiên, khẳng định cái tôi cá nhân, lý tưởng hóa cuộc sống hiện tại. Họ đã tạo nên một thứ văn xuôi giàu chất thơ, đậm chất trữ tình, lãng mạn. Tiêu biểu cho phong cách trữ tình lãng mạn là các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo...

Các truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo trong nhóm Tự lực văn đoàn đều có đặc điểm chung là trong sáng, hướng về những cái đẹp nguyên sơ, thuần phác tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thời kỳ đầu trong văn học Việt Nam. Thạch Lam đã kế thừa và phát huy một cách xuất sắc những thành tích của văn chương Tự lực văn đoàn. Bằng sự tìm tòi, sáng tạo nhà văn đã "kiến tạo nên một loại tự sự trữ tình trong văn học hiện đại". Có thể nói rằng


Thạch Lam là người khơi nguồn, khởi xướng cho dàn đồng ca truyện ngắn trữ tình "Chỉ đến Thạch Lam mới có thể làm cho truyện ngắn trữ tình trở thành một khuynh hướng sáng giá trên văn đàn hiện đại. Sự thành công đó đã tạo ra những âm hưởng có sức lan rộng, vươn xa, tác động mạnh mẽ đến nhiều nhà văn cùng thời: nhiều nhà văn đã bắt nhịp, cộng hưởng làm nên một dòng phong cách truyện ngắn trữ tình đa sắc, đa thanh, đa giọng điệu bao gồm những cây bút trẻ nhưng già dặn về bút pháp nghệ thuật" [65, 229].

Trong các tập truyện Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc và một số truyện khác, ta bắt gặp một Thạch Lam giàu tình cảm nhân đạo. Những truyện viết về tình yêu, tình người, tình quê hương xứ sở đã được nhà văn thể hiện trên từng thiên truyện ngắn một cách đằm thắm, nhẹ nhàng và tinh tế. Là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, Thạch Lam yêu cái đẹp và luôn hướng đến cái đẹp. Cái đẹp luôn hiển hiện trên từng trang viết. Đó là cái đẹp của những giá trị tinh thần, những thuần phong mỹ tục, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cái đẹp của tình người, của những nỗi niềm trắc ẩn. Cái đẹp mà Thạch Lam miêu tả chính là cái đẹp trong tâm hồn con người. Thạch Lam viết truyện với nghệ thuật tinh tế nhất là việc sử dụng tương phản và hài hòa giữa các âm thanh và các vùng ánh sáng. Câu chuyện để lại trong tâm hồn người đọc những dư vị đằm thắm của quê hương và sự cảm thương những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù nhòe đi trong bóng tối của một vùng quê tù đọng. Thạch Lam ít sử dụng cốt truyện giàu kịch tính. Ông nghiêng về những cốt truyện tâm lý, hướng đến thế giới bên trong con người, đặc biệt là thế giới ấn tượng và cảm giác như Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Sợi tóc.

Cũng giống như Thạch Lam, Thanh Tịnh thiên về miêu tả thế giới nội tâm, cảm giác. Truyện ngắn của Thanh Tịnh có sức gợi cảm lớn, thấm sâu vào lòng người đọc. Vì thế, Vũ Ngọc Phan đã xếp Thanh Tịnh vào dòng tiểu thuyết tình cảm và ông nhận thấy "Thứ tình cảm của Thanh Tịnh là thứ tình cảm êm dịu nhẹ nhàng, thứ tình cảm của những người dân quê hồn hậu" [44, 552]. Qua các


truyện ngắn, nhà văn đã khám phá, phát hiện những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống như tình yêu, tình bạn, tình cảm gắn bó giữa con người với quê hương... được ông trình bày nhẹ nhàng, tinh tế. Truyện ngắn của ông thường chỉ có một tình huống. Cái kết bao giờ cũng là một kỉ niệm buồn man mác: kỉ niệm ngày đầu tiên đi học (Tôi đi học), kỉ niệm những ngày ở làng Mĩ Lí (Quê mẹ). Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tha thiết bày tỏ một niềm cảm thông với con người nghèo khổ. Bên cạnh đó, những sáng tác của ông còn giàu chất truyền kỳ, những truyện kinh dị, kỳ bí (Ngậm ngải tìm trầm). Văn Thanh Tịnh mang vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo, gợi cảm, tạo được sức sống lâu bền trong lòng độc giả.

Văn học lãng mạn còn xuất hiện một cái “tôi” độc đáo - Nguyễn Tuân. Do bất hòa với xã hội "ối a ba phèng" ô trọc, ông đã phóng to cái "tôi" của mình lên như một phương tiện để chống trả. Ta bắt gặp "Một Nguyễn Tuân giang hồ và lãng mạn mang cái tôi kênh kiệu và khinh bạc đi lù lù, ngang bướng giữa cuộc đời, xem đó như một vũ khí chống trả lại cái xã hội kim tiền ô trọc, một Nguyễn Tuân tôn thờ cái Đẹp, chắt chiu, trân trọng cái Đẹp trong cuộc sống hàng ngày, trong ngôn ngữ và truyền thống dân tộc" [7, 525]. Suốt đời đi tìm và tôn thờ cái Đẹp, Nguyễn Tuân thành công khi xây dựng các nhân vật tài hoa, tài tử, những thú chơi tao nhã trong văn hóa ứng xử, trong văn hóa ẩm thực. Tập truyện Vang bóng một thời, tác giả đã làm sống dậy nét "đẹp xưa" của một thời phong kiến suy tàn. Thời có những ông Nghè, ông Cử, ông Tú sống nhàn tản với những thú chơi phong lưu, tao nhã. Ông đề cao những thú chơi cổ xưa như uống trà, chơi hoa là thứ nghệ thuật trang trọng, cầu kì (Chén trà trong sương sớm, Thạch Lan Hương). Lối chơi chữ thể hiện khí phách của người quân tử, những con người có tài, có tâm (Chữ người tử tù). Nhân vật của Nguyễn Tuân có cái ngông, lập dị, đều có cái tài hơn người, được lí tưởng hóa, được phóng đại theo thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn. Truyện của Nguyễn Tuân được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, ở ngôi thứ ba. Cái tài của ông là


xây dựng nhân vật, miêu tả những hành động theo những cách riêng hết sức độc đáo.

Tất cả những gương mặt tiêu biểu kể trên đã đóng góp vào dòng truyện ngắn trữ tình, lãng mạn nhiều tiếng nói phong phú đa sắc, đa thanh, tạo nên một dòng truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn đậm bản sắc riêng, làm phong phú diện mạo văn học Việt Nam hiện đại và góp phần hoàn thiện quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Thứ hai là khuynh hướng truyện ngắn hiện thực: Hiện thực cuộc sống đầy biến động của xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã tạo nên những mảng đề tài phong phú khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn nói chung và những người viết truyện ngắn nói riêng. Họ đã tạo nên một thứ văn xuôi phản ánh hiện thực đầy biến động lúc bấy giờ, góp phần hình thành và phát triển một dòng truyện ngắn hiện thực.

Có thể xem thời kỳ này là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa hiện thực, gắn liền với những tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố...Các nhà văn này đã đề cập một cách trực tiếp những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió. Những vấn đề mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp, áp bức bóc lột, sự bất công thối nát trong xã hội, sự bần cùng tha hóa của con người trước sức tấn công của hoàn cảnh ... đã được ngòi bút "tả chân", "tả thực" của các nhà văn miêu tả, trình bày một cách khách quan, đúng như sự tồn tại vốn có của nó với một cảm hứng phê phán mãnh liệt. Chính điều đó đã làm nên sự đa dạng của khuynh hướng văn học hiện thực.

Nguyễn Công Hoan là người đi đầu trong phương pháp hiện thực phê phán và là gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn hiện thực. Ông viết những câu chuyện về con người và xã hội Việt Nam thời bấy giờ, với lối kể chuyện hóm hỉnh, hài hước, có tính chất châm biếm. Thông qua tiếng cười trào phúng,


nhà văn tập trung khai thác và làm nổi bật xung đột giàu - nghèo, sự bất công thối nát của xã hội. Nhà văn thẳng tay đả kích, phê phán những kẻ giàu mà bất nghĩa, những kẻ đầy quyền lực mà bất nhân như Răng con chó nhà tư sản, Kép Tư Bền...là những truyện tiêu biểu cho thấy sự thảm hại của người nghèo trong xã hội coi đồng tiền là trên hết. Người nghèo trong xã hội không những khổ vì đói mà còn khổ vì bị xúc phạm nhân phẩm, bị chà đạp một cách phũ phàng (Bữa no đòn, Chị phu mỏ, Thằng ăn cắp). Nhà văn còn phơi bày bản chất xấu xa, bỉ ổi và tàn ác của tầng lớp quan lại từ ông quan Phụ mẫu đến ông Lý, những ông chủ, bà chủ ở thành trị (Sáu mạng người, Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục...). Qua đó người đọc hình dung một bức tranh xã hội nhố nhăng, đồi bại, đầy sự bất công của xã hội đương thời.

Vũ Trọng Phụng cũng được xem là cây bút tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Ông viêt nhiều thể loại, trong đó có truyện ngắn (khoảng 30 truyện). Truyện ngắn của ông đề cập đến những trạng thái tâm lý khác nhau trong đời sống hàng ngày như sự tha hóa về vấn đề đạo đức, thế thái nhân tình trong xã hội đảo điên, đen tối, đồng thời toát lên sự căm ghét sâu sắc thế lực và sức mạnh của đồng tiền. Đồng tiền biến mọi quan hệ giữa người với người thành quan hệ mua bán hết sức trắng trợn, nó dẫn con người trượt dài trên sự tha hóa (Bộ răng vàng, Bà lão lòa, Trúng số độc đắc, Một cái chết). Vũ Trọng Phụng còn mỉa mai, giễu cợt lối sống rởm đời, buông thả, bê tha, ngông nghênh, vô nghĩa và hết sức lố bịch của con người trong xã hội ấy (Hồ Sê Líu, Từ lý thuyết đến thực hành). Như vậy, trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng bao nhiêu mặt đen tối, những tệ nạn, thói hư tật xấu được phơi bày, phanh phui. Từ đó, toát lên sự đồng cảm của tác giả đối với số phận đáng thương của những người nghèo khổ.

Nguyên Hồng là cây bút truyện ngắn xuất sắc trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Tuy không miêu tả những mâu thuẫn giai cấp, những đối kháng trong xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023