thành từng loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa. Có loại nghiêng về phong tục, có loại thiên về lịch sử và có loại truyền kỳ" [60, 528] và "những truyện ngắn truyền kỳ như Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, người hóa hổ, Gò thần...là những tác phẩm ít nhiều mang dấu vết của truyện cổ dân gian. Đó là những pho truyện đầy màu sắc truyền kỳ và kinh dị, nửa hư nửa thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kỳ của độc giả và kích thích tính tò mò của trẻ thơ, là những tác phẩm nằm ngoài quan niệm tả thực của Lan Khai" [60, 528-529]. Trần Mạnh Tiến còn cho rằng các truyện ngắn lịch sử như Sóng nước Lô giang và Mưu thằng Đợi là những câu chuyện giàu tính hiện thực ở miền núi, mô tả một tình huống oái oăm, hoặc một hành động dũng cảm vì nghĩa lớn" [60, 529].
Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá: "Lan Khai có cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn" [44, 344].Vũ Ngọc Phan nêu ra những truyện Ma thuồng luồng, Gò thần, Người hóa hổ đều là những truyện ghê sợ và cảm động. Ông cho rằng: "Truyện Ma thuồng luồng không khác gì truyện "Ngũ thông thần" trong Liêu Trai; truyện Người hóa hổ cho ta cái cảm tưởng là người với vật có thể trộn cùng nhau". Bên cạnh đó, truyện "Tiền mất lực có cái cốt cách của một truyện dài; truyện thật cảm động, nào lòng hào hiệp, nào sự chung tình, rồi cái kết cục của đôi nhân tình mới oanh liệt làm sao! Rồi trong truyện còn điểm nhiều đoạn đầy thơ mộng. Cả truyện là một bài thơ trường thiên có cái hương vị của núi rừng" [44, 344].
Bên cạnh đó, một số công trình có đề cập đến nhưng cũng chỉ điểm qua vài nét về truyện ngắn của ông như: Trần Mạnh Tiến (2002), Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê bình văn học, Nxb Văn hóa Thông tin, Trần Mạnh Tiến (2004), Lan Khai - Lầm than (tác phẩm và chuyên khảo), Nxb Văn hóa Thông tin.
Nhìn chung, các công trình trên đây đã nghiên cứu Lan Khai ở trên những bình diện khác nhau. Ở đề tài này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu,
khám phá các tác phẩm truyện ngắn của Lan Khai để thấy được nét riêng, nét độc đáo trong phương pháp, bút pháp sáng tác của ông. Trên cơ sở kế thừa ý kiến những người đi trước, chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình đem lại cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về một nhà văn đã từng tạo được dấu ấn riêng trên văn đàn Việt Nam nói chung và nền truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945 nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 1
- Các Khuynh Hướng Truyện Ngắn Giai Đoạn 1930-1945
- Vài Nét Về Con Người Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Lan Khai
- Truyện Ngắn Lan Khai – Một Gương Mặt Lạ Trong Truyện Ngắn Việt Nam Giai Đoạn 1930-1945
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm truyện ngắn Lan Khai trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Trọng tâm khảo sát và nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn, với nguồn tài liệu sau: Trần Mạnh Tiến (sưu tập và tuyển chọn), Lan Khai tuyển truyện ngắn, Nxb Hà Nội, 2010.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Lan Khai.
- Tìm hiểu một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Lan Khai.
- Bước đầu đánh giá vai trò, vị trí của truyện ngắn Lan Khai trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp khảo sát - thống kê
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách có hệ thống đặc điểm truyện ngắn Lan Khai, chỉ ra những đóng góp riêng của nhà văn cho truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai gồm ba chương:
Chương 1. Truyện ngắn Lan Khai trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Chương 2. Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai trên phương diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo
Chương 3. Đặc điểm truyện ngắn Lan khai trên phương diện hình thức nghệ thuật
Chương 1
TRUYỆN NGẮN LAN KHAI TRONG BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
1.1. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Thuật ngữ Truyện ngắn (tiếng Pháp: Nouvelle; tiếng Anh: Short Story; tiếng Trung Quốc: Đoản thiên tiểu thuyết) hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách nhìn, quan niệm khác nhau tuỳ theo chỗ đứng và quan niệm của người nghiên cứu. Truyện ngắn thu hút được mối quan tâm của nhiều tác giả, với các công trình đáng kể như: Vương Trí Nhàn (2011) với Sổ tay truyện ngắn; Nguyễn Thái Hòa (2000) với Những vấn đề thi pháp của truyện...và nhiều bài nghiên cứu, công trình tiểu luận khác. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa và những quan niệm khác nhau về truyện ngắn như sau:
Trong cuốn Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, khi bàn về truyện ngắn. giáo sư văn học người Pháp D. Grojnowski viết: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi không cùng. Nó là một vật viến hoá như quả chanh của Lọ Lem. Biến hoá về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang. Biến hoá về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng tận. Muốn có chất liệu để kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù đó là một thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới của truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt” [7, 79].
K. Pautốpxki - nhà văn Nga, xác định: "Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó, cái không bình
thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường" [7, 129]. Ông nhấn mạnh đến "yếu tố bất bình thường, đột biến". Sự đan xen giữa hai yếu tố này chính là sự đan xen giữa cái hợp lý và phi lý, logic và phi logic trong đời sống, mà bản thân nghệ thuật cũng chứa đựng điều đó.
Tác giả A.Tônxtôi viết: "Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất. Trong các tác phẩm thể tài lớn, chúng ta có thể "dọn" cho độc giả "no nê" với những món sang đại loại như miêu tả cho thật sinh động, đối thoại cho thật sắc mà vị tất đã...Còn như trong truyện ngắn, tất cả như trong bàn tay anh. Anh phải thông minh, như anh đã hiểu biết. Bởi lẽ, hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung không lớn lao" [7, 124]. Có thể thấy A.Tônxtôi đã trả lời câu hỏi truyện ngắn là gì.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan cho rằng: "Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc. Muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy" [7, 15-16]. Trong quan niệm về truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú trọng tới vai trò của chi tiết và chú ý hơn đến tính chủ đề - chỉ là "một vấn đề", một lớp truyện.
Khi quan tâm nhấn mạnh truyện ngắn ở yếu tố tình huống, Nguyễn Kiên viết: "Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp…Trong quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh khoảnh khắc nào đó, một mối quan hệ nào đó được bộc lộ. Truyện màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày. Nhưng nhìn chung, thì vẫn có thể gọi là một trường hợp" [7, 45-46]. Trường hợp theo ý kiến của Nguyễn Kiên chính là tình huống.
Từ góc độ đối sánh truyện ngắn với tiểu thuyết, nhà văn Nguyên Ngọc xác nhận: "Truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết nói chung”, vì thế
“không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn vốn nhiều vẻ. Có truyện viết về cả một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” [54, 27].
Từ điển thuật ngữ văn học xác định truyện ngắn: "Truyện ngắn là loại tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại này bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền mạch, đọc một hơi không ngừng nghỉ" [14, 370].
Theo Từ điển văn học (tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H, 1984), mục từ truyện ngắn: “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến phức tạp. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ, nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề, khắc hoạ nét tính cách nhân vật đòi hỏi nhà văn viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện” [54, 30].
Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả định nghĩa truyện ngắn là: "thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ" [2, 345].
Tuy nhiên, "mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu để phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự truyện ngắn. Trong văn học hiện đại các tác phẩm rất ngắn nhưng lại là truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình thức kể chuyện dân
gian rất ngắn gọn như cổ tích, thần thoại, truyện cười…lại càng không phải là truyện ngắn " [14, 370 - 371].
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện bản chất quan niệm nhân sinh, nó là một khoảnh khắc, một nhát cắt có ý nghĩa. Vì thế, truyện ngắn thường "ít nhân vật và ít sự kiện phức tạp. Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái phụ thuộc của con người" [14, 371].
Từ những định nghĩa và phân tích trên chúng tôi rút ra những điểm chính của thể loại truyện ngắn như sau:
Một là: đó là một thể tài tự sự cỡ nhỏ. Nhỏ có nghĩa là từ vài trang đến vài chục trang, một câu chuyện được kể nghệ thuật nhưng không được phép kể dài dòng, câu chuyện có sức ám ảnh, nghĩa là tạo ra một ấn tượng duy nhất mạnh mẽ đồng thời tạo liên tưởng ở người đọc.
Hai là: Tính quy định về dung lượng và cốt truyện của truyện ngắn tập trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định.
Ba là: Nhân vật truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại.
Bốn là: Chi tiết và lời văn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là chi tiết bởi nó có tính biểu tượng.
Như vậy, truyện ngắn là một thể loại được nhiều nhà văn sử dụng trong tạo dựng sự nghiệp văn chương của mình. Và chính thể loại truyện ngắn đã
góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng về thể loại của văn học Việt Nam.
1.1.2. Thành tựu và các khuynh hướng truyện ngắn giai đoạn 1930-1945
1.1.2.1. Thành tựu truyện ngắn giai đoạn 1930 -1945
Ở Việt Nam, truyện ngắn có dấu hiệu từ thế kỷ XV - XVI dưới hình thức những câu chuyện truyền kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của văn học, truyện ngắn luôn là thể loại chiếm ưu thế và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Truyện ngắn ra đời thực sự là kết quả của quá trình hiện đại hóa văn học. Vào những năm đầu thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn của người cầm bút cũng như công chúng bạn đọc. Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới đã thôi thúc đội ngũ nhà văn, nhà thơ sáng tác. Nhiều thể loại mới đã ra đời. Đến năm 1932 có ba thể loại đạt được những thành công đầu tiên là truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch.
Truyện ngắn là hình thức thể loại khá năng động, nó không đòi hỏi một nội dung quá đồ sộ như tiểu thuyết mà là nhát cắt thời gian mỏng trong cả quãng đời của số phận con người, nhưng lại chứa đựng một dung lượng nghệ thuật lớn. So với tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã thành công sớm hơn. Thời trung đại chúng ta chưa có khái niệm truyện ngắn với tư cách thể loại. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại là sự kết hợp hài hòa giữa cái truyền thống và cái hiện đại.
Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản có thể được coi là truyện ngắn đầu tiên của văn học hiện đại. Với nghệ thuật mới mẻ, người trần thuật ở ngôi thứ nhất, sự miêu tả đan xen với đối thoại, xây dựng tình huống nhân vật sám hối vì tội sát nhân và sự kết thúc tác phẩm bằng cái chết...là những điều mới, đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn là những nhà văn có công đầu mở lối