Truyện Ngắn Lan Khai – Một Gương Mặt Lạ Trong Truyện Ngắn Việt Nam Giai Đoạn 1930-1945


còn được xem là tinh hoa của dân tộc và văn minh của nhân loại được toả sáng bằng tài năng tri thức, cần được tự do sáng tác. Nhà văn (nhất là nhà tiểu thuyết) cần phải am hiểu rộng và “kinh lịch nhiều" nhưng phải không ngừng sáng tạo và lấy tính chân thật làm thước đo cho nghệ thuật: “Văn chương quý nhất ở thành thực! Nhà văn cảm xúc bởi sự vật thế nào cứ viết ra như thế, và như thế nhà văn đã làm chọn cái chức cụ của mình" [58,119]. Lan Khai đã phê phán những cây bút thiếu đào sâu suy nghĩ, mô phỏng lại cổ nhân như “con trâu nhai lại cỏ” và phản đối những kẻ cố tình “nhận lầm mình là văn sĩ” chạy theo lợi nhuận và tiền bạc làm tay sai cho giai tầng bóc lột.

Về văn chương, Lan Khai cho đó là sự biểu hiện tư tưởng và tình cảm của con người và thuộc về một dân tộc nhất định trong cộng đồng nhân loại. Tính dân tộc của văn chương gắn liền với truyền thống độc lập tự do và nền văn hiến lâu đời. Song tính dân tộc cũng không ngừng vận động và biến đổi, nên cần có một nền giáo dục tiến bộ, trong đó văn chương góp phần không nhỏ trong việc hình thành tính cách Việt Nam. Con người là trung tâm của mọi sự sáng tạo nghệ thuật, quan niệm văn học là quan niệm nghệ thuật về con người. Văn chương hay phải thể hiện sở trường riêng của từng nghệ sĩ: “Ví dụ nói đến Nguyễn công Hoan, người ta phải nói đến sự hài hước; nói đến Khái Hưng, người ta phải nhớ đến tình thương và sự vui sống lúc nào cũng dịu dàng; nói đến Vũ Trọng Phụng người ta phải nhắc ngay đến những thiên phóng sự hóm hỉnh và sâu sắc” [58, 114]. Đó thực chất là vấn đề phong cách của người nghệ sĩ, cái làm nên vẻ đẹp muôn màu của văn chương.

Sức hấp dẫn của văn chương còn ở sự hồn nhiên chân thực từ những điều bình thường trong cuộc sống, Lan khai viết: “Trước một cảnh chia phôi của một cặp giai nhân tài tử, trước một cảnh lầm than đói rét, trước tình đời ấm lạnh thất thường, trước không gian thời gian, anh chỉ cần nhận xét và ghi chép những ý tưởng và những xúc động hồn nhiên của tâm trí con người" [58, 114 - 115]. Văn chương hay cần có ngôn ngữ đẹp, Lan Khai hay đề cập đến trách nhiệm của nhà văn trong việc bảo tồn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc, ông quan tâm sâu sắc tới sức sống lâu


dài của nghệ thuật: “Chỉ thứ văn chương nào trau chuốt, lọc lõi, đẹp đẽ là mới có thể sống lâu mà thôi” [58, 115]. Ngôn ngữ đẹp phải thể hiện cái hồn dân tộc, Lan Khai đề cao sáng tác của Tản Đà: “Tôi yêu thích nhất những câu lục bát kiểu phong dao, ấy thực là những câu có tính cách hoàn toàn Việt Nam” [58, 129]. Tính dân tộc đồng thời cũng là kết tinh sự đa dạng về phẩm chất của cả cộng đồng dân tộc, Lan Khai rất đề cao nền văn nghệ dân gian, đặc biệt là công trình Những câu hát xanh của ông cho thấy: Tinh hoa nền văn nghệ Việt Nam còn nằm trong kho tàng văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông tỏ lòng khâm phục vẻ đẹp trữ tình trong thơ ca dân gian của đồng bào Tày Việt Bắc và họ gọi là “các thi gia áo xanh của tôi” và tiếng Thổ (Tày) mà cũng có ý đẹp lời hay đến thế! Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và thuộc về nhân dân, đó là quan niệm xuyên suốt trong hành trình nghệ thuật của Lan Khai.

Như vậy, quan niệm nghệ thuật của Lan Khai hình thành trên cơ sở thống nhất của nhiều nhân tố về tài năng và vốn sống, về tâm hồn và trí tuệ, về tư tưởng và văn hoá, về truyền thống và hiện đại, về sáng tác và thực tiễn, về sở trường sáng tạo và sự am tường sâu sắc chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật của riêng mình …Tất cả những điều đó đã mở đường cho nhà văn đi vào khám phá những nhu cầu của cuộc sống đặt ra cho nghệ thuật. Vì vậy, chúng ta càng hiểu rõ hơn vì sao trong nhiều thể tài sáng tác, nhà văn này luôn giữ vị trí mở đường vào hiện thực. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai là quan niệm của một nhà lý luận phê bình và nghiên cứu văn học hiện đại lấy truyền thống dân tộc làm nền tảng kết hợp với những luồng tư tưởng mới của phương Tây và thế giới dựa trên thực tiễn văn học đương thời.

1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Lan Khai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Lan Khai là một nghệ sĩ có cuộc đời gắn bó với miền núi gần 30 năm, sớm có năng khiếu về nghệ thuật, lại được học hành và trưởng thành bằng con đường tự học. Trước khi trở thành nhà văn ông là một họa sĩ có sở trường về vẽ tranh phong cảnh và ký họa. Ông có trong mình vốn tri thức văn hóa sâu rộng trên cơ sở tiếp thu các thành tựu văn hóa Đông Tây và các di sản văn


Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 5

nghệ dân tộc, đặc biệt là vốn văn nghệ dân gian miền núi. Ông là nhà văn, nhà giáo thông thạo cả Hán văn, Pháp văn và vốn ngôn ngữ của nhiều dân tộc Việt Bắc. Điều đó phản ánh rõ nét qua sáng tác và các công trình nghiên cứu, dịch thuật và sưu tầm của Lan Khai.

Năm 1939, Lan Khai làm tổng thư ký Tạp chí Tao Đàn là tạp chí tiêu biểu nhất trong các ấn phẩm của nhà xuất bản Tân Dân và ông là cây bút chủ lực của nhà xuất bản này. Đồng thời, tên tuổi Lan Khai xuất hiện đều đặn trên các tờ báo: Loa, Ngọ báo, Đông Tây, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông báo nguyệt san...

Với cuộc đời chưa tròn 40 tuổi nhưng có gần hai mươi năm theo đường văn nghiệp, Lan Khai đã để một di sản văn nghệ lớn lên đến hàng trăm tác phẩm, đủ các đề tài và thể loại với những quy mô lớn nhỏ khác nhau như: Truyện đường rừng, Tiểu thuyết lịch sử, Tiểu thuyết Tâm lý xã hội, truyện ngắn, tác phẩm nghiên cứu, lý luận và phê bình, phóng sự, dịch thuật, hồi ký, bút ký, tự truyện, tản văn, sưu tầm văn học dân gian, thơ, câu đối, tản văn cùng một số bức tranh phong cảnh và ký họa với nhiều ghi chép còn nằm trong bản thảo...Hoạt động văn học của ông có ảnh hưởng sâu rộng tới không khí văn học đương thời. Sự nghiệp văn chương của ông nổi bật nhất ở ba lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn và lý luận, phê bình.

Về tiểu thuyết, Lan Khai đặt chân vào làng tiểu thuyết đầu tiên năm 1928 với thể tài tâm lý xã hội, mở màn là cuốn Nước Hồ Gươm đã gây được sự chú ý của độc giả đương thời về thể tài Ái tình tiểu thuyết sau cuốn Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ba năm. Tiếp theo là một loạt tác phẩm Cô Dung (1928 - 1938), Lầm than (1929 - 1934 xuất bản 1938), Liếp Ly (1938), Mực mài nước mắt (1941), Tội và thương (1942), Mưa xuân (1943)...Trong đó mỗi tác phẩm là một bức tranh chân thực và sống động về những con người và từng cảnh ngộ khác nhau bao gồm cả người trí thức, người nông dân, người công nhân. Đặc biệt là tiểu thuyết Lầm than đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc


giả trên cả nước. Cho dù viết về thành thị, nông thôn hay hầm mỏ, cây bút Lan Khai luôn "gắng tìm đường mới" cho nghệ thuật. Song song với mảng đề tài tâm lý xã hội, Lan Khai còn để lại một số lượng tác phẩm khá lớn, với gần 20 cuốn tiểu thuyết lịch sử: Chiếc ngai vàng (1935), Ai lên phố Cát (1937), Gái thời loạn (1938), Đỉnh non thần (1940), Trong cơn binh lửa" (1942)...Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là những bức tranh dài rộng nối tiếp nhau về những biến cố trong tiến trình lịch sử dân tộc. Tác giả không chỉ nhằm tái hiện các sự kiện xảy ra trong quá khứ mà còn gửi gắm những vấn đề thế sự, về cái thiện và cái ác, về tình yêu và hạnh phúc, vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng con người.

Mặc dù viết nhiều loại, nhưng ưu thế làm nên thành tựu đặc sắc trong sự nghiệp văn học của Lan Khai phải kể đến tiểu thuyết đường rừng như: Tiếng gọi của rừng thẳm (1939), Mọi rợ (1939), Hồng Thầu (1940), Tiền mất lực (1940), Suối đàn (1941)...Về tiểu thuyết đường rừng, "Ông đứng hẳn về một phái. Người ta thấy thế Lữ cũng có viết vài truyện, nhưng đọc Lan Khai, người ta thấy nhà tiểu thuyết đưa người ta vào tận rừng thẳm, dắt người ta một cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán và cho người ta thấy những tâm tính dị kỳ" [44, 338]. Đọc tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai, ta thấy rõ những bức tranh đặc sắc về thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính của một nhà văn - họa sĩ tài hoa. Thế giới nhân vật hiện lên chân thực và sống động. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết đường rừng còn ở những bức tranh về phong tục tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Như vậy, trên cả ba thể tài tiểu thuyết Tâm lý xã hội, lịch sử và tiểu thuyết đường rừng, Lan Khai đã chứng minh năng lực sáng tạo hết sức dồi dào của một nhà văn cả về "lượng và phẩm" như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra. Đương thời, Lan Khai được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan xem là một nhà văn đa tài: "Lan Khai là một nhà văn rất tham. Ông đã nhúng tay vào hầu hết các loại tiểu thuyết, rồi ông lại muốn ngả cả về mặt dịch thuật


nữa" [44, 356].

Về truyện ngắn, không chỉ có tập Truyện đường rừng (1940) mà số lượng truyện ngắn của Lan Khai còn lớn hơn. Với trên 50 truyện ngắn cho thấy, cây bút Lan Khai đã tạo nên một chỗ đứng riêng trên văn đàn thuở ấy. Truyện ngắn của Lan Khai rất đa dạng. Loại đường rừng như tập Truyện đường rừng (1940) và các truyện Pàng Nhả (Ngọ báo, 1933), Dưới miệng hùm (Đông Phương, 1934); Chiếc xe trên đường, Tiếng sáo đêm thu, Đêm ấy, Đào Mai Trang (Đông Pháp, 1934), Giữa rừng (Ngọ báo, 1934), Khảm khắc, Bến rừng xuân (Đông Pháp, 1936), Đào rụng (Đông Pháp, 1939), Người hóa beo (Đông Pháp, 1941). Loại lịch sử như Sóng nước Lô giang (Loa, 1935), Mưu thằng Đợi (1941). Loại tâm lý - xã hội như tập Lẩn sự đời (1934), Nơi ước hẹn (Đông Phương, 1934), Anh xẩm, Thằng Gầy, Cái của nợ, Cô Bụt, Khóc thông reo (Ngọ báo, 1934), Kiếp con tằm, Khổ tình, Chung tình (Loa, 1935), Ngày qua (Đông Pháp, 1935), Lyđêan (Đông Pháp, 1936)...Nghệ thuật trong truyện ngắn Lan Khai rất phong phú, tập trung ở hai loại kỳ ảo và hiện thực. Truyện ngắn Lan Khai là những mảnh hiện thực khác nhau, nhưng lại chứa những vấn đề nhạy cảm nhất của con người. Đằng sau những lời thuật lạnh lùng là một bầu tâm sự chứa chất những nỗi niềm căm uất trước những cái đẹp và cái thiện bì vùi dập. Mỗi câu chuyện ít nhiều đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Bên cạnh công việc sáng tác, Lan Khai còn khẳng định được chỗ đứng của một nhà lý luận và phê bình văn học bằng một loạt bài viết đăng trên Tạp chí Tao Đàn (1939) và nhiều sách báo khác như: Tính cách Việt Nam trong văn chương, Thiên chức của văn sĩ Việt Nam, Cái nguy mất gốc, Bàn qua nghệ thuật, Một quan niệm văn chương, Lê Văn Trương (1940), Vũ Trọng Phụng (1941), Hồ Xuân Hương (1941)...Tất cả các quan niệm về nghệ thuật và nhân sinh của ông thể hiện đa dạng trong các bài viết và chuyên luận, có khi đan xen trong tiểu thuyết. Đó là hệ thống quan niệm về văn nghệ của Lan


Khai, trong đó nổi bật nhất là vấn đề tính dân tộc trong văn học với vai trò của người nghệ sĩ trước nhân dân và thời đại cùng vấn đề xây dựng một "tân văn hóa" Việt Nam trong tương lai. Có thể nói, chỉ riêng những thành tựu về nghiên cứu, lý luận và phê bình, cũng chứng tỏ Lan Khai là một tác gia xuất sắc trên lĩnh vực hoạt động này. Sự xuất hiện cây bút Lan Khai trên trường văn nghệ thời kỳ 1930 - 1945 là sự xuất hiện của một người hoạt động văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh hoạt nghệ thuật đương thời. Thành tựu nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học của Lan Khai rất có giá trị, đã góp phần làm cho gương mặt nền lý luận phê bình hiện đại Việt Nam thêm phong phú.

Việc nghiên cứu các di sản của Lan Khai không thể tách rời các quan niệm nghệ thuật của ông, có tác động tới thực tiễn văn nghệ dân tộc trong thời kỳ hiện đại hóa nền văn nghệ Việt Nam thế kỷ XX. Toàn bộ sự nghiệp văn học của ông đã lưu lại trong tâm trí bạn đọc chân dung một cây bút từng vang bóng một thời trên văn đàn cả nước.

1.3. Truyện ngắn Lan Khai – một gương mặt lạ trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Vào những năm ba mươi trên các tờ báo như: Loa, Ngọ Báo, Đông Pháp, Đông Tây, Phổ thông bán nguyệt san,... xuất hiện những bài bút ký, truyện ngắn, những bản dịch và những bài sưu tầm dân ca với các bút danh: Lan Khai, Thục Oanh, Lâm Tuyền Khách, Lô Giang Khách. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Lan Khai có cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc" [44, 344]. Phải chăng cây bút "tài tình" và "rất tham" này muốn dồn hết tâm lực để trở nên "lão tướng trong làng tiểu thuyết?". Trong thực tế, Lan Khai muốn dồn tâm trí của mình nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết song truyện ngắn của ông cũng không kém phần hấp dẫn. Cùng thế hệ những người cầm bút với Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Lưu Trọng Lư, Thế


Lữ, Nam Cao,...Lan Khai và các nhà văn tuy chênh nhau về tuổi tác, nhưng họ đều là những nghệ sĩ sinh ra và lớn lên trong suốt chặng đường dài đen tối và bão táp của lịch sử dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Nhưng mỗi cây bút đã chọn cho mình một con đường riêng trong nghệ thuật, để có được những di sản tinh thần phong phú đến hôm nay. Sự xuất hiện cây bút Lan Khai trên văn đàn 1930 - 1945 là một hiện tượng khá đặc biệt từ nguồn gốc xuất thân cho đến hoạt động văn chương.

1.3.1. Về nội dung

Lan Khai viết nhiều thể loại nhưng ưu thế làm nên thành tựu đặc sắc trong sự nghiệp văn học của Lan Khai phải kể đến các Truyện đường rừng của ông. Truyện đường rừng trong văn học Việt Nam nói chung xuất hiện khoảng từ những năm ba mươi của thế kỷ XX với những tên tuổi nổi tiếng như Lan Khai, Tchya, Thế Lữ, Lý Văn Sâm...Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cách hiểu khái niệm truyện đường rừng. Nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy đưa ra ý kiến: "Truyện đường rừng - khoảng trống về lý luận"; "Truyện đường rừng là một khái niệm mở. Nó được dùng không thống nhất, có thể bị thay thế bằng những cách gọi khác nhau, đôi khi ở cùng một người viết" [24, 143].

Đến văn bản Văn học sử thời kháng Pháp (1858 - 1945), Lê Văn Siêu có dành một mục mang tên Dòng quái đản để nói tới sáng tác của Tchya, Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Lan Khai, Bùi Huy Phồn. Ông gọi tác phẩm của những nhà văn này là truyện rùng rợn quái đản, nhưng đôi lúc Lê Văn Siêu lại gọi đó là truyện trinh thám, truyện đường rừng.

Chúng tôi thấy hầu như các nhà nghiên cứu chưa có một quy định chung về cách hiểu khái niệm truyện đường rừng. Cũng như Bùi Quang Huy nhận định: "Tuy chưa ai định danh rõ ràng cho truyện đường rừng nhưng tất cả các tác giả dường như có quy ước ngầm khi nói đến những sáng tác thuộc nhóm này. Đó là những sáng tác văn xuôi lấy rừng núi, thiên nhiên hùng vĩ làm bối


cảnh. Ở đó con người sống lẫn với ma quái và có những hành động hết sức dị thường. Song quy ước này là rất lỏng lẻo. Vì thế, trong thực tế luôn có sự lẫn lộn, thậm chí tùy tiện trong việc định danh thể tài cho các tác phẩm" [23, 194].

Phần lớn các nhà văn Đái Đức Tuấn, Thế Lữ, Lý Văn Sâm đều viết loại truyện đường rừng. Trong những câu chuyện viết về đề tài này, dường như sự sống của con người hoàn toàn chìm khuất giữa núi rừng. Tác giả viết về truyện đường rừng không nhiều và cách viết của mỗi người khác nhau, có sự đa dạng về phong cách. Truyện đường rừng của Thế Lữ rùng rợn, ghê người. Các nhân vật của Thế Lữ tìm đến thế giới rừng núi để phiêu lưu hay làm những truyện kinh thiên động địa. Thế Lữ kích thích trí tò mò của độc giả, khiến họ hồi hộp, lo sợ khi miêu tả thiên nhiên bí hiểm: "Trong trí tưởng tượng của người Thổ thì cửa hang Thần trông như mồm con yêu hay con hổ quái gở. Cái mồm ấy phun ra những hơi độc làm thành dịch tễ, gió bão để phá hủy các làng. Trước cửa hang Thần, người thì bảo có toàn đầu lâu, người thì bảo có đủ các thứ rắn rết. Lại có người khoe rằng đã nằm mơ vào tận trong hang xem" [52, 196]. Hay miêu tả cái chết cũng đầy bí hiểm, khác thường: "Ngực ông ưỡn lên, hơi thở càng ngắn càng tức tối. Hai mắt ông trợn ngược nhìn về phía cửa hang là phía ông quay đầu vào. Mồm thì há cứng đờ, thỉnh thoảng như muốn hớp lại. Một dòng máu từ mũi chảy ra, đen và loãng, lẫn vào bọt dãi ở hai bên mép, rồi cùng chảy xuống cái cổ xanh xám, đầu ngoặt ra đằng sau" [52, 210].

Với những truyện của Tchya, bạn đọc như được lẫn mình vào thế giới cổ tích, thần thoại mà trong đó nhiều tình tiết được khoác lên chiếc áo hoang đường, kỳ ảo, từ đó gợi ra không gian chứa bao điều hư thực, một cuộc sống huyền bí của thế giới đại ngàn. Vì có tài kể chuyện ma quái nên Vũ Ngọc Phan đã phong cho hai tập Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya của Tchya là những tập "Liêu trai Việt Nam" [44, 363]. Nếu người đọc ghê sợ những cái

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí