Những Phong Tục Tập Quán Của Người Miền Núi Việt Bắc Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng.


Một kiểu xung đột thế sự đời tư khác trong các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết của Vi Hồng là kiểu xung đột giữa con người với hoàn cảnh sống. Kiểu xung đột này xuất hiện không nhiều và còn khá mờ nhạt trong sáng tác của ông. Trong Người trong ống bi kịch của Tú trước hết là do mâu thuẫn, xung đột giữa bản thân anh với hoàn cảnh xã hội mà anh đang sống. Là một thanh niên thông minh, học giỏi, Tú thi vào đại học Y, đạt điểm tối ưu, Tú được đi học nước ngoài, thế nhưng bởi bố Tú không chịu vào hợp tác xã, tất cả mọi dự định tương lai của Tú đều không thể thực hiện được. Biết tin Tú được đi học ở nước ngoài, “cả ông chủ nhiệm, ông bí thư Đảng uỷ xã, ông chủ tịch xã kéo thẳng lên ban tuyển sinh tỉnh đề nghị không được cho một đứa con của một kẻ phá hoại hợp tác xã đi học, nhất là đi học nước ngoài…ngày ấy không vào hợp tác xã là tội tày đình, cho nên Tú không được đi học ở đâu cả. Tú sống như một cái bóng giữa bản mường. Ban quản trị cấm không cho mọi người, nhất là những đứa con trai con gái cùng lứa tuổi chơi với Tú”.[18. Tr 104] Mâu thuẫn, xung đột của Tú và người bố với chính quyền xã chính là mâu thuẫn giữa những con người mới, tiến bộ với hoàn cảnh xã hội bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của con người. Tú và ông bố không thể thay đổi được hoàn cảnh, thế nên giải pháp duy nhất mà Tú (và cũng chính là Vi Hồng) có thể thực hiện chính là đi tìm một hoàn cảnh sống, một bầu trời mới để Tú có thể thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Dẫu không thể thay đổi được hoàn cảnh thế nhưng khi Tú thực hiện được ước mơ trở thành bác sĩ rồi làm giám đốc bệnh viện Lục Khê ở quê hương thì rò ràng hoàn cảnh sống cũng không thể huỷ hoại được Tú. Khác với kết thúc có hậu của Tú, Hoàng trong Tháng năm biết nói lại có một cái kết buồn hơn rất nhiều. Cũng vẫn là sự mâu thuẫn giữa cá nhân với hoàn cảnh, thế nhưng cậu bé Hoàng đã phải khuất phục trước nó, hay ít nhất là chấp nhận nó để có thể thực hiện ước mơ của mình. Giống như Tú, Hoàng cũng là một chàng trai thông minh, học giỏi, Hoàng luôn nuôi ước mơ được theo đuổi việc học mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhà lại chỉ có hai mẹ con. Hoàng đã phải chấp nhận lấy một cô vợ xấu xí, đanh đá lại lớn hơn mình gần chục tuổi, rồi lại chấp nhận phải “yêu” vợ để cô vợ có thể đỡ đần công việc gia đình, chăm sóc mẹ già cho anh có thời gian và yên tâm


xa nhà đi học. Có thể thấy rằng, mặc dù kiểu mâu thuẫn, xung đột giữa hoàn cảnh với con người xuất hiện chưa nhiều trong sáng tác của Vi Hồng những đây rò ràng là một bước phát triển của Vi Hồng so với các cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số đi trước và cùng thời. Đây cũng là một minh chứng cho nét hiện đại trong những sáng tác của Vi Hồng thuộc thể loại tiểu thuyết.

Như vậy, qua tìm hiểu những kiểu xung đột trong tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng ta nhận thấy: Vi Hồng đã phản ánh chân thực, sinh động, phong phú hiện thực cuộc sống miền núi. Chính vì vậy mà phạm vi hiện thực đã được ông mở rộng ra rất nhiều. Không chỉ so sánh với những cây bút tiểu thuyết đi trước là Nông Minh Châu, Y Điêng, mà ngay cả khi so sánh với Ma Trường Nguyên, chúng ta cũng thấy rất rò đóng góp của Vi Hồng trong việc mở rộng phạm vi phản ánh của hiện thực. Trong khi Ma Trường Nguyên trong 7 tác phẩm tiểu thuyết chỉ tập trung chủ yếu vào 2 mảng hiện thực lớn là: tình yêu đôi lứa và vẻ đẹp của văn hoá dân tộc miền núi; thì cái mà nhà văn Vi Hồng quan tâm lại là hết thảy những gì đang diễn ra với tất cả sự bề bộn, ngổn ngang, phức tạp của nó. Qua đó, Vi Hồng giúp người đọc nhận thức những vấn đề nổi cộm còn tồn tại trong xã hội miền núi. Đó không phải chỉ là cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, của cái văn minh với cái cổ hủ, lạc hậu mà còn là vấn đề phát triển một đội ngũ trí thức trẻ tài năng, tâm huyết với bản mường như là một điều kiện thiết yếu thúc đẩy cho xã hội miền núi phát triển. Bên cạnh việc đề cao vai trò tiên phong, quan trọng của đội ngũ trí thức trẻ, Vi Hồng còn chỉ rò ra một thực tế nhằm thức tỉnh không ít tầng lớp thanh thiếu niên miền núi đương thời rằng: trong quá trình nhận đường, tìm đường để đưa miền núi thoát khỏi lạc hậu đói nghèo, tầng lớp trí thức trẻ phải rất tỉnh táo tìm cho mình một hướng đi đúng đắn nếu không chính bản thân họ sẽ tìm sai đường, đi sai hướng. Như đôi bạn trẻ Chim Ca và Hạ Chi trong Mùa hoa Bióoc Loỏng là một ví dụ. Cả Chim Ca và Hạ Chi đều là những trí thức của mường Khoang Đông, họ đều tốt nghiệp đại học và rất tâm huyết với quê hương, cho nên họ rất đau lòng khi thấy những người dân của bản mường còn chìm trong u mê, lạc hậu. Hủ tục ma gà đã làm hại biết bao số phận của những người con trai con gái đẹp của bản mường. Với quyết tâm giúp cho


những người dân thoát khỏi hủ tục mê tín dị đoan, Chim Ca và Hạ Chi đã hi sinh tình yêu, hạnh phúc cá nhân mình để gắn bó cuộc đời với Mi Tráng và Thu Lạ - hai người con trai, con gái bị mang tiếng là ma gà của mường Khoang Đông. Thế nhưng, cả bốn người họ đều không thể tìm thấy cho mình hạnh phúc thật sự, nhất là đối với Hạ Chi. Sau khi kết hôn với Mi Tráng - chàng trai ma gà - Hạ Chi, một cô giáo dạy văn với tâm hồn mơ mộng mới nhận ra rằng cô không thể hoà hợp với một người chồng chỉ với trình độ văn hoá phổ thông. Sự khác biệt đó không phải chỉ trong quan niệm làm giàu giữa hai vợ chồng, khi mà Hạ Chi chỉ coi làm giàu là một phần, là một phương diện của hạnh phúc thì Mi Tráng lại coi đó là tất cả, sự khác biệt của hai ngưòi còn thể hiện nhiều khi qua những chi tiết rất nhỏ trong cuộc sống, như việc Hạ Chi muốn chồng có những bộ quần áo đi làm và quần áo ngủ riêng biệt vì cô không thể chịu được mùi mồ hôi ngựa lúc nào cũng có trên người chồng. Tất cả những sự khác biệt ấy đã khiến cuộc hôn nhân của hai người đi vào bế tắc. Sự sai lầm trong cách chọn hướng đi của Hạ Chi và Chim Ca cũng được hai người nhận thức rò khi họ gặp nhau trong lễ hội của mường Khoang Đông năm ấy:

“- Anh thấy rằng cái việc chúng mình và giới trí thức của mường nói chung bàn về những cách đánh phá con ma gà có gì sai lầm không?

- Điều đó mình cũng tự hỏi mình và trao đổi với bạn bè. Có lẽ chúng ta đã mắc sai lầm ở một điểm. Đó là gắn tình yêu và hạnh phúc riêng tư với công việc đánh phá con ma gà là việc lớn.

- Em cũng thấy thế!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Ta sửa sai đi!

- Có thể!” [28. Tr 343]

Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 7

Rò ràng Vi Hồng đã rất trăn trở trong việc tìm một hướng đi đúng đắn cho tầng lớp trí thức trẻ trong con đường phát triển quê hương miền núi của mình. Qua đó chúng ta thấy rất rò sự gắn bó, tình yêu sâu nặng của nhà văn dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Đây cũng chính là nét đáng quý của một cây bút miền núi như Vi Hồng.


2.1.2 Những phong tục tập quán của người miền núi Việt Bắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Phong tục “là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo” [44. 143]. Cùng với thời gian, các phong tục tập quán đã thấm sâu vào máu thịt, vào đời sống sinh hoạt của một cộng đồng người và tạo nên giá trị văn hoá tinh thần ổn định. Nó chi phối mọi hành vi ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội và nó làm nên bản sắc văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc.

Vi Hồng là một nhà văn dân tộc thiểu số, lại yêu thương gắn bó sâu nặng với quê hương miền núi, cho nên đọc tiểu thuyết của Vi Hồng chúng ta có cảm giác như được bước vào một thế giới khác, một không gian khác: không gian của người miền núi với những phong tục tập quán rất độc đáo, kì lạ. Không có cuốn tiểu thuyết nào của Vi Hồng mà chúng ta không bắt gặp ở đó một, vài phong tục, tập quán của người Tày. Trong mỗi cuốn tiểu thuyết của mình, dường như Vi Hồng luôn có ý thức đem giới thiệu với độc giả một phong tục mới, cho nên gần như không có phong tục nào được nhà văn giới thiệu một cách kĩ càng hai lần trong hai cuốn tiểu thuyết khác nhau. Các phong tục tập quán ấy được Vi Hồng giới thiệu một cách vô cùng sống động và phong phú.

Phong tục của quê hương trong sáng tác của Vi Hồng trước hết hiện lên qua những ngày lễ hội. Trong những ngày hội của người Tày có lẽ ngày hội to nhất, vui nhất chính là ngày hội Lồng Tồng (ngày hội Xuống đồng). Có đọc Mùa hoa bióoc loỏng của Vi Hồng ta mới thấy hết không khí rộn ràng, tưng bừng của nó; ta mới biết trong ngày hội Lồng Tồng ngoài phần hội còn có cả phần “lễ”, chính là lễ mời “Nàng Hai” (nàng trăng) vào ngày cuối cùng; ta mới có điều kiện tìm hiểu nét đặc sắc trong cách làm những quả còn của người mường Khoang Đông so với các mường khác ở cả Việt Bắc, Tây Bắc và thậm chí là ở cả Tây Nguyên xa xôi. Quả còn đối với những người con gái mường Khoang Đông giống như những “bà mai, bà mối”, giúp họ tìm đến với những chàng trai mà họ thấy ưng ý. Trong ngày hội Lồng Tồng còn có rất nhiều những cuộc thi, những trò chơi và những món ăn độc


đáo dành cho tất cả mọi người. Đó là cuộc thi bơi cá nhân, rồi bơi mảng nhiều người, thi tung chài xem ai bắt được con cá to nhất của phát chài đầu tiên, rồi thi bắt vịt trên sông, thi đua ngựa và đặc biệt là cuộc thi lượn “đối miệng, đối lời” của hai người: một chàng trai và một cô gái lượn giỏi nhất mường, được ban tổ chức lễ hội mời từ trước. Đó là trò chơi cờ người với từng “quân cờ có một cô gái đẹp ngồi dưới chân”, là trò chơi của “các chị, các bà trung niên tay cầm những cây mía to đánh phết những quả mác cấu. Một bên giữ hố mác cấu như giữ khung thành bóng đá. Một bên thì đánh những quả cầu lắt léo cho nhau với tốc độ càng nhanh càng tốt để cầu thủ có thể lăn quả mác cấu xuống hố mác cấu thì thắng cuộc.”. Đó còn là những trò chơi của riêng những đứa trẻ nhỏ như trò bịt mắt cắn câu, trò tập leo đuôi hổ hay như chơi những cái “tò loóng” - những cái trống nhỏ phết bằng giấy, có xâu hai quả pắt tươi bằng chỉ để mỗi khi xoay cán thì đánh vào hai mặt trống bằng giấy kêu lên loong coong…Ngày hội Lồng Tồng còn có rất nhiều món ăn ngon dành cho mọi lứa tuổi. Đó là món bánh phở các loại, món trứng nhuộm màu xanh đỏ, là những con mò, xu héc làm bằng bột nếp dẻo quẹo trộn với đường, với mật hay là món bánh áp chao với nhân thịt vịt vàng óng, thơm phức, ngon ngọt. Niềm vui và hạnh phúc trong ngày hội xuống đồng hiện rò trên khuôn mặt rạng rỡ của từng người tham dự: “Ở Khoang Đông với những ngày hội xuống đồng, trai thanh gái lịch, trai nụ gái hoa, trai non gái trẻ mặt sáng như gương, mắt long lanh như mắt hoạ mi, môi đỏ như cánh hoa mạ, như quả nhót chín mọng…”. Không chỉ những người con của mường Khoang Đông, mà ngay cả chúng ta, những độc giả của Vi Hồng cũng thấy lòng mình rộn ràng không kém khi đọc những trang văn như thế.

Nét đặc sắc trong văn hoá của người Tày không chỉ được thể hiện qua lễ hội mà còn được phản ánh rất đậm nét qua những phong tục, tập quán trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Đó không chỉ là phong tục ăn bữa “lòng sốt” hôm hai mươi tám tết (họ thường chỉ ăn lòng tươi chứ không ăn lòng luộc như những nơi khác), tục làm người “khai vài sân” (mừng trâu xuân) chúc tết của người Tày; mà còn là nét văn hoá độc đáo trong cách cán bông, kéo sợi, dệt vải, và đặc biệt là cách nhuộm chàm để may áo. Người con gái Tày phải tự dệt vải may quần áo, để có một


tấm vải nhuộm chàm thật đẹp thì phải mất sáu tháng. “Nhuộm lại giặt, giặt lại nhuộm. Bao giờ tấm vải chuyển từ màu xanh sang màu đen, bắt đầu hãm nâu, hãm một lần, hãm hai lần…Muốn được tấm vải óng ánh “sánh cánh ong bầu” phải hãm đến lần thứ năm. Không phải ai cũng nhuộm được tấm vải sánh cánh ong bầu mà phải là người biết nhìn bọt nổi ở vại chàm, biết ngửi mùi vại chàm, phải biết cho thêm vào đấy bao nhiêu men, bao nhiêu vôi nữa…”[13. Tr 81] Chắc chắn khi viết những trang văn như thế của Vi Hồng đã cảm thấy rất tự hào về một nét đẹp văn hoá của quê hương.

Trong việc tổ chức hậu sự cho người đã chết, người Tày cũng có không ít phong tục độc đáo. Họ cho rằng hồn ma có những sức mạnh siêu nhiên ghê gớm, có thể phù hộ hoặc làm hại những người còn sống. Và để tránh sự quấy nhiễu của linh hồn người đã chết, họ có phong tục: nhét vàng vào miệng người chết. Nếu như người chết là người bị ám hại, và người còn sống sợ bị hồn của người chết ám ảnh thì họ bắt buộc phải “tìm bằng được một đồng tiền bằng bạc hay vàng hoặc một mẩu kim loại bạc vàng nhét vào mồm người sắp chết. Miệng người chết mãi mãi ngậm vàng bạc những người có mối quan hệ khi còn sống đã cho mình. Hồn của người chết sẽ mãi mãi không cất được tiếng đòi hỏi hay vòi vĩnh những người thân còn sống ở dương thế. Như vậy cũng có nghĩa là nhờ có mẩu vàng bạc cho người chết ngậm, hồn người chết sẽ mãi mãi không làm cho những người có quan hệ còn sống phải ốm đau. Hơn nữa linh hồn ngậm vàng bạc ở trong miệng mãi mái biết ơn người còn sống, mãi mãi sẽ bảo vệ, phù hộ cho hồn những người còn sống được mát mẻ khoẻ mạnh.” [23. Tr266]. Cách tổ chức đám ma của người Tày so với người miền xuôi cũng thật cầu kì: “trong đám ma thường có ba, bốn cây nhà táng. Cái cây úp lên quan tài gọi là cây linh xa cao chừng hai mét rưỡi. Cây đi trước cây linh xa khi phát tang là cây minh tinh, thường cao chừng năm sáu mét. Cây đi trước cây minh tinh là một cây nhỏ, cao chừng một thước, gọi là cây đuốc linh hồn.” [23. Tr 266] Cây linh sa, mỗi cây ba tầng hình dáng như cái lầu con rực rỡ. Tầng một - phần úp lên quan tài có cửa chính thông vào ngăn giữa – ngăn để bát hương, bài vị, những thức cúng chính, nải chuối, mâm bánh chay…Xung quanh mười một cửa phụ


với mười một ngăn nhỏ, bát hương, đèn thắp…Tầng hai chín cửa chín ngăn, tầng ba bảy cửa bảy ngăn. Trên cùng bốn mái giấy bốn màu sắc khác nhau, xen kẽ từng đường như đường mái ngói. Mỗi tầng đều có diềm lượn bằng giấy. Mỗi buồng đều có tua rèm. Xung quanh giấy cắt nhiêu hình. Trong cây linh sa là những mâm lễ. Đủ các thứ bánh, hoa quả xếp lên nhau, tiếp nối. Giữa mâm lễ, một con lợn đã cạo sạch lông, phanh bụng, doãng bốn chân. Đầu lợn phủ hai tấm mỡ lưới của con lợn đó. Cây minh tinh được kết giấy xanh, đỏ, tím, vàng. Trên cùng bốn mái xoè rộng…Và đặc biệt, người Tày ở mường Nặm Khao còn có phong tục nằm mả để cho những đứa con thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ. Cho nên ở phần mộ của người đã chết thường có nhà che mả khá rộng. Có cái giường tạm bợ bằng giát mai, tre để sau khi chôn bố mẹ những người con đến thắp đèn và dâng cơm cúng trọn một trăm ngày. Vào những đêm mưa gió, giông bão hay những đêm gió bấc thổi về, lạnh thấu ruột đá, ruột cây, người con trai phải ra nằm cạnh mả cho bố mẹ được ấm. Và nếu như ở miền xuôi, sau khi cúng cơm cho người chết, phần cơm cúng vẫn được ăn thì người Tày những phần cơm cúng đó không ai dám ăn cả. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong những phong tục của người Tày khi tổ chức hậu sự cho người chết vẫn còn tồn tại không ít mặt tiêu cực, bất cập như sự cầu kì, tốn kém thế nhưng không phải là không có yếu tố đáng trân trọng, đó chính là việc đề cao đạo hiếu như một yếu tố đạo đức hàng đầu của con người.

Phong tục của người Tày trong hôn nhân cũng là một nét văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Trai gái người Tày không có quyền tự do quyết định hôn nhân mà hoàn toàn phụ thuộc vào hai bên gia đình. Chính điều đó đã gây nên không ít bi kịch cho những đôi trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau bởi vấp phải sự phản đối của cha mẹ, họ hàng. Như những đôi trai gái bất hạnh của mường Nặm Đáo: “Họ tự buộc nhau bằng máu, gửi tin máu cho nhau. rồi cùng nhảy xuống thác Nặm Đáo hay ăn lá ngón. Ngày xưa khổ nhất là những người con gái. Đã chết rồi mà họ vẫn không được nằm yên dưới đất. Họ bị cắm chông lên mộ để yểm hồn, để kiếp sau không bao giờ theo đường cũ nữa. Những người con trai ít tự tử hơn. Nhưng người con trai sống đằng sau cái lưng người yêu đã chết thì


không mất hồn cũng bị con chó ăn quả tim (ngớ ngẩn) có người suốt đời không lấy vợ, suốt đời chỉ thắp hương, làm cỏ, đắp cao mộ cho người yêu. Có những người thì cũng lấy vợ vì bị thúc ép, nhưng những cặp vợ chồng ấy thường thành vợ chồng của khỉ của vượn”.[ 15. Tr 141].

Theo phong tục, người Tày không nói gả con như người Kinh mà nói bán (khai) con gái. Thịt, gạo, tiền, rượu là những vật định giá bán của người con gái. Lễ dẫn cưới của nhà trai mang sang nhà cô gái là do hai bên gia đình thoả thuận dựa trên sắc đẹp của người con gái. Đó có thể là lễ “hai hai”, “ba ba”, hay “bốn bốn” và cao nhất là lễ “sáu sáu”. Lễ “hai hai” gồm hai con lợn, hai gánh gạo nếp, hai gánh gạo tẻ, hai vò rượu to. Lễ vật cứ thế mà được nhân lên…Lễ cưới thường được tổ chức rất to, linh đình, thức ăn trong đám cưới bao giờ cũng nóng và đầy bát đĩa, nếu vơi là thay, những người tiếp rượu, cái chum có vòi và có quai xách không bao giờ rời khỏi tay trong khi khách khứa đang ăn. Vòi chum rượu bao giờ cũng chảy. Một nét văn hoá nổi bật khác trong hôn nhân của người Tày chính là tục ở rể. Nếu nhà gái không có con trai thì bố mẹ cô gái sẽ xin người con trai ở rể. Lão Pá Ngạn trong Đoạ đày, khi quan phủ Xu Đai hỏi Thu Ly - con gái của Pá Ngạn cho con trai của mình thì Pá Ngạn đề nghị: “Nếu con gái của tôi được làm con dâu của đại quan thì đó là một điều vinh hạnh cho gia đình tôi. Chẳng khác gì hòn ngọc to, bông hoa tiên trên trời rơi vào cửa nhà tôi vậy. Nhưng thưa ông, tôi có một người con gái duy nhất. Tôi phải lấy rể về nhà mình. Ông cũng thấy hợp lí chứ?”

Đặc biệt trong Người trong ống, Vi Hồng còn cho người đọc biết một phong tục rất lạ của người Miao bên mường Hai Nước. Người con gái của người Miao khi muốn yêu ai thì cứ bảo bố mẹ, bố mẹ họ sẽ thuận lời và sắm quà để người con gái đi hỏi người mình yêu, xem có yêu mình hay không. Đặc biệt, trong quá trình đôi trai gái tìm hiểu nhau, nếu đó là tình cảm một phía thì người yêu đơn phương ấy có quyền đề nghị được tiến hành lễ “Xăm ràng” - lễ chung giường tại nhà người con gái. Trước mặt bố mẹ họ hàng, người con gái sẽ phải tuyên bố rò ràng là mình không yêu anh ta nhưng xin phép bố mẹ được tiến hành lễ xăm ràng để thử thách lòng mình. Bố mẹ họ hàng chỉ là người chứng kiến cho cuộc lễ xăm ràng chứ họ chẳng bao giờ đồng ý hay phản đối, sau đó bố hay ông người con gái sẽ thắp hương

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí