Những Xung Đột Chủ Yếu Của Xã Hội Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Vi Hồng.


mà ông còn đưa vào những trang viết của mình cách diễn đạt, lối nói giàu hình ảnh, ví von so sánh rất đậm phong vị Tày. Lối nói ấy xuất hiện đậm đặc đến mức đã có một số ý kiến cho rằng Vi Hồng đã lạm dụng nó. Nhà nghiên cứu Lâm Tiến nhận định: “Người vận dụng văn hoá, văn học dân gian thành công phải kể đến Vi Hồng… Vi Hồng là nhà văn rất có ý thức tự giác để thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc trong tác phẩm của mình. Nhưng đôi khi ông dùng quá đậm, có khi lặp lại làm cho câu chuyện có phần đơn điệu.” và “Đối với Vi Hồng thì cái nguồn văn học dân gian luôn lôi kéo “tôi trở lại” để làm nên vẻ riêng trong sáng tác. Nên tác phẩm của ông chính là sự kết hợp chất trữ tình đậm đà của dân ca Tày với huyền thoại bay bổng trong truyện cổ tích, thần thoại. Ngôn ngữ thường ví von so sánh giàu hình ảnh. Nhưng vì dùng quá nhiều lối ví von nên thường làm chậm lại hành động truyện, dòng truyện.” Thế nhưng Vi Hồng vẫn một mực khẳng định một suy nghĩ rất riêng, một cách viết rất riêng: “Mình là người Tày, nếu mà viết giống người Kinh thì đừng viết. Văn chương cũng không phải là thứ đèm đẹp, khéo tay để trang sức. Cái cốt lòi của văn chương là phải phản ánh được tâm hồn Tày.” [45. Tr 21] Theo Vi Hồng, “ Một dân tộc dù nhỏ bé đến đâu, họ vẫn có một tâm hồn rất riêng mà chỉ có những con đẻ rất thông minh và nhạy cảm của dân tộc mình mới có cơ may khám phá và phát hiện được. Cái thế giới tâm hồn rất riêng, rất đặc trưng của mỗi dân tộc có thể coi như vùng phát sáng của tâm hồn dân tộc họ.”, ông cũng khẳng định: “Chỉ có nhà văn dân tộc mới có cơ hội đột nhập vào vùng phát sáng của dân tộc mình”. [11.Tr 65] Quan niệm này của nhà văn là hoàn toàn đúng đắn, bởi nếu không được tắm mình trong dòng chảy của truyền thống văn hoá dân tộc, không có được những kỉ niệm máu thịt thắm đượm tâm hồn dân tộc thì không thể có tác phẩm mang bản sắc dân tộc đó. Với ý nghĩa đó, nhà văn Gorki cũng nói: “không ai biết rò căn nhà hơn bốn bức tường của nó”. Bởi vậy, một tác phẩm của nhà văn người Kinh viết về đề tài miền núi có một khoảng cách rất lớn đối với một tác phẩm được chính nhà văn dân tộc thiểu số viết nên. Thực tế này cũng từng được nhà văn Tô Hoài, một người đã có không ít tác phẩm khá thành công viết về đề tài miền núi, chỉ ra. Ông cho rằng những tác phẩm của mình, hay của Nguyên Ngọc (


Đất nước đứng lên), của Mạc Phi (Rừng động), của Ma Văn Kháng ( Đồng bạc trắng hoa xoè), “mới chỉ là những tác phẩm phác thảo, chưa thể nên sơn dầu, sơn mài được, mặc dù tôi tha thiết mong muốn”.[47. Tr 92]

Có thể nhận thấy rằng ít có một nhà văn dân tộc thiểu số nào lại có ý thức và đạt được không ít thành công trong việc đưa bản sắc dân tộc vào trong những sáng tác của mình như nhà văn Vi Hồng. Đọc tác phẩm của Vi Hồng không ai không nhận ra đó là của người dân tộc thiểu số viết. Tính dân tộc trong sáng tác của Vi Hồng được thể hiện một cách nhất quán và đậm nét từ nội dung đến hình thức, từ cảm hứng sáng tác, thế giới nhân vật đến ngôn ngữ và phương thức diễn đạt.

Sinh thời Vi Hồng đã từng rất khiêm tốn tự nhận rằng: “Chúng tôi, những người viết văn là người dân tộc thiểu số biết rằng mình còn phải học nhiều, phải học mãi như đàn ong mật luyện hương nhuỵ trăm hoa để thành mật. Chúng tôi luyện mãi mà chưa thành mật bao nhiêu. phải chăng vì chúng ta còn ít tài quá”. [12. Tr8] Thế nhưng với tất cả những gì ông đã làm được và đã thể hiện, Vi Hồng có thể ngẩng cao đầu tự hào. Bởi thứ mật mà ông luyện được, dẫu chưa phải là thứ mật ngọt ngào nhất nhưng thứ mật ấy lại mang một hương vị rất riêng, khiến cho những ai đã một lần nếm thử đều không thể dễ dàng quên lãng .


CHƯƠNG 2

HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

2.1 Hiện thực cuộc sống miền núi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

2.1.1. Những xung đột chủ yếu của xã hội miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng.

2.1.1.1 Xung đột dân tộc, giai cấp.

Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 5

Bắt đầu cầm bút sáng tác từ đầu những năm 80, lại chủ yếu xây dựng bối cảnh xã hội miền núi những năm trước 1975, cho nên việc xuất hiện kiểu xung đột giai cấp, dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng là một điều tất yếu. Kiểu xung đột dân tộc, giai cấp xuất hiện trong một số tác phẩm như Đất bằng, Thung lũng đá rơi, Núi cỏ yêu thương, Đoạ đày và Dòng sông nước mắt. Kiểu xung đột này thường được nhà văn đề cập, phản ánh thông qua sự xuất hiện còn khá mờ nhạt của những ông quan Tây và quan ta. Dẫu là quan ta hay quan Tây thì chúng đều mang cùng một bản chất tham lam, độc ác, hám lợi và dâm bôn, luôn tìm cách lợi dụng, bóc lột, hãm hại những người dân lương thiện, hiền lành thấp cổ bé họng. Trong Thung lũng đá rơi, kiểu xung đột này được phản ánh có phần đậm nét hơn cả so với những cuốn tiểu thuyết khác của nhà văn. Trong những trang đầu của tác phẩm, khi tái hiện lại hồi ức, quá khứ của ông già Đội, kiểu xung đột này được nhà văn nhắc thoáng qua trong khoảng mươi dòng: “Khi mới thành cái đồn, chỉ có hai tiểu đội lính An Nam. Bọn Tây tưởng dân ở đây cũng như các vùng khác, không biết dân ở đây cứng cổ. Bọn Tây cướp mất ruộng để làm đồn, làm bãi tập. Dân ức, ban đêm vác cái niềm cắt cỏ ngựa – cái cán là một cái sào bằng hóp già, dài có thể với tới ngọn tre để giựt cỏ ngựa – rình ngoài đồn. Người ta thò cái niềm cắt cỏ ngựa cắt đầu. Đầu thằng Tây lăn như quả bí đứt cuống.” [ 16. Tr16]. Đặc biệt, xung đột này được tập trung phản ánh qua nhân vật thằng quan Tây trẻ tuổi Ò Pông. Ò Pông là một kẻ máu lạnh, độc ác. Nhờ có bố của Lót, hắn mới tìm thấy mỏ quặng thiếc, thế nhưng, chẳng những Ò Pông không cho bố Lót đồng xăng căng nào mà còn bắt ông phải phạt tù ba tháng, làm mọi việc trong đồn, rồi đánh đập bố Lót khiến ông bị


chết. Trước khi tháo chạy về nước, Ò Pông còn nhẫn tâm giết chết bốn mươi người cu li hắn đã thuê đào chôn các hố quặng thiếc khổng lồ đem giấu để làm ma giữ của cho nó. Ò Pông là một quan Tây nhưng hắn lại đặc biệt thích lối sống xa hoa, phú quý như kiểu vua chúa. Vì vậy trong nhà của hắn chẳng những trang hoàng như cung vua, phủ chúa, có kẻ hầu người hạ mà hắn còn có đến “một lũ vợ” mà hắn gọi là các “ái phi”. Không chỉ có thế, hắn còn bệnh hoạn đến mức hoạn ông già Đội khi đó còn rất trẻ để biến ông thành quan hoạn “phục dịch các ái phi” của hắn.

Hình ảnh những tên quan Tây xuất hiện trong sáng tác của Vi Hồng còn là những kẻ tham lam, bỉ ổi đứng đằng sau “sui nguyên giục bị”, kích động để gây lên mâu thuẫn, tranh chấp, chia rẽ giữa các dòng họ. Điều này được phản ánh khá rò trong Đất bằng Núi cỏ yêu thương. Sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai họ Sầm với họ Nông trong Đất bằng và họ Đàm với họ Hoàng trong Núi cỏ yêu thương đều xuất phát một phần không nhỏ từ những ông quan Tây. Đây là cái cách quan Tây xử kiện về vụ tranh chấp nước ruộng giữa hai họ Sầm - Nông: “Quan Tây bảo việc này không cần xét, bên nào mạnh thì bên ấy được. Quan Tây còn nói thêm với quan châu: hai cái họ Nông họ Sầm ấy thương yêu nhau lắm, lại giàu có…chúng nó làm mắt tao mọc gai từ lâu”. Sau đó quan Tây còn nhắn riêng với họ Nông rằng: “họ Nông có vò nghệ cao, sao không đánh chết hết họ Sầm đi”, trong khi “ngài” cũng không quên nhắn kín với họ Sầm: “họ Sầm nhiều chữ, nhiều tiền, cứ đem theo nhiều tiền kiện lấy hết ruộng đất của họ Sầm dễ như không”. Còn lão quan Tây trong Núi cỏ yêu thương lại xử vụ kiện giữa hai họ Đàm - Hoàng bằng một thứ luật pháp của riêng hắn như thế này: “ Tao là người Tây đến đây cai trị chúng mày. Tao chưa kịp đặt quan An Nam thì nay tao xử thay. Tao không biết trời đất Nặm Đáo là của ai. Ai có nhiều vàng lót móng cho ngựa thì người ấy được.” Không chỉ có quan Tây mới tham lam, độc ác mà không ít những ông quan ta cũng sẵn sàng vì lòng tham của mình mà làm không biết bao điều ác. Lão quan phủ Xu Đai trong Đọa đày là một minh chứng tiêu biểu. Xu Đai không chỉ liên kết với tảo Pá Ngạn trong các vụ vu khống bịa đặt cho người này người khác để chia nhau tiền thưởng mà hắn còn muốn liên kết với cả lão Ca Đai để nấu cao hổ giả kiếm lời. Đặc biệt,


qua một chi tiết dù là rất nhỏ nhưng Vi Hồng đã vạch trần, lột rò bản chất tham lam đến tận cùng cùng lão quan phủ Xu Đai. Đó là khi lão Xu Đai đề nghị với Ca Đai để lão mua xương hổ, xương gấu nấu cao với cái lí do rất đạo đức rằng: “mày không nên đi bẫy hổ, săn gấu đâu vất vả và nguy hiểm lắm. Cứ để tao mua xương hổ, xương gấu…thế là đủ sung sướng rồi.” Thế nhưng cái lòng tốt, sự giả nhân giả nghĩa ấy của lão lại có một nguyên do rất chính đáng là bộ xương hắn mua cho Ca Đai đắt gấp đôi hoặc ba lần những bộ xương Ca Đai tự mua. Cái bản chất ăn bẩn, tham lam đến tận cùng của Xu Đai đã bị nhà văn vạch trần không khoan nhượng!

Khác với các nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong các cuốn tiểu thuyết khác của Vi Hồng, quan tuần phủ Trần Hồi trong Dòng sông nước mắt lại được nhà văn tập trung bút lực lột tả bản chất dâm bôn đáng khinh bỉ. Ngoại hình của nhân vật này với cái bụng như bà chửa đến tháng đẻ làm chúng ta nhớ đến nhân vật Đoác trong Vào hang, một kẻ cũng dâm chẳng thua gì “ngài” quan tuần phủ đây. Trần Hồi không chỉ lợi dụng việc hắn là người duy nhất bán thuốc kí ninh giúp cắt cơn sốt rét để ép Thu Khoan cho hắn “ xâu hoa xiên nụ ỡm ờ nguyệt nọ hoa kia”, mà hắn còn nhận Lệ Hà làm con nuôi để dễ bề đi lại với cô bồ trẻ, qua mắt được thiên hạ và nhất là qua mắt được bà vợ hay ghen của hắn. Thậm chí sau khi cùng cô “con gái” của mình lập mưu cướp đoạt phần lớn tài sản của Kin Xa, hắn và cô con gái nuôi của mình còn điềm nhiên giở trò bỉ ổi ngay trên giường cuả vợ chồng Kin Xa, dẫu cả hai con người sa đoạ đó đều biết Kin Xa đang đứng ngoài và điên cuồng tìm cách phá cửa phòng để vào trong. Có thể thấy rằng những nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong sáng tác của Vi Hồng đã phần nào phản ánh được bản chất tiêu biểu của tầng lớp này trong hiện thực cuộc sống. Đó là sự tham lam, độc ác, dâm bôn, bỉ ối. Và hầu hết trong các tác phẩm của mình, người dân miền núi, những nạn nhân của chúng đều nhận thức rất rò bản chất của chúng và coi chúng là kẻ thù, như lời ông tổ họ Đàm trước khi chết căn dặn lại con cháu của mình: “Họ Hoàng không phải kẻ thù chính của ta. Chúng nó chỉ là đồ tham ăn bụng hẹp, lấy đuôi hổ kê đít ngồi, lấy hơi gấu bắt nạt kẻ yếu, kẻ thù của ta là con hổ mũi nhọn, mắt mưng mủ (mắt xanh màu mủ) kia” [15. Tr 17]. Cùng với những tên quan


ta và quan Tây là những tên tay sai phong kiến, bọn chúng tiếp tay làm hại biết bao dân lành, nhất là những người hoạt động cách mạng. Châu Đoàn Pàng trong Tháng năm biết nói là một tên tay sai tham lam, tàn bạo. Trước cách mạng, hắn đã giết biết bao người đi làm cách mạng trong đó có cả bố và ông của Hoàng. Vì lòng tham mà hắn “giết người để lấy vàng bạc hoặc để báo lên quan Tây lĩnh thưởng”. Thậm chí vì lòng ghen ghét ích kỉ, hắn còn muốn giết Hoàng chỉ với lí do rất vô lí: “Người ta nói rằng Hoàng là con nhà của giống chim công, chim cúc. Nghĩa là vừa đẹp người đến mức tuấn tú lại tài giỏi hơn đời. Nếu để Hoàng sống thì họ trở nên dốt nát, đần ngu…Cứ để chim cúc xoè lông múa vũ điệu thiên sơn thì những con cuốc, con cút còn có ai nhìn, ai đoái nghiêng con mắt” [23. Tr 47]. Thật đáng sợ khi những kẻ như vậy với sự che giấu tài tình mà chúng vẫn sống đàng hoàng giữa bản mường và làm hại biết bao người dân lương thiện.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu kiểu xung đột giai cấp, dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi nhận thấy: do cả lí do khách quan và chủ quan mà tất cả các cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng đều được sáng tác sau năm 1975 và do cá tính sáng tạo của nhà văn cũng như việc thiếu đi những hiểu biết thực tiễn về vấn đề này mà kiểu xung đột dân tộc, giai cấp còn xuất hiện với tần số thấp và rất mờ nhạt. Kiểu xung đột này dường như cũng chưa được nhà văn đẩy lên đến mức gay gắt, quyết liệt để đấu tranh loại trừ nhau. Ngay cả ở cuốn mà kiểu xung đột dân tộc, giai cấp được phản ánh đậm nét hơn cả là Thung lũng đá rơi, chúng ta cũng nhận ra rằng sự xuất hiện của nó vẫn còn rất mờ nhạt, chưa được tác giả khai thác một cách triệt để, cho nên mâu thuẫn chưa được đẩy lên cao đến mức đỉnh điểm, gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết như trong những sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết của hai nhà văn dân tộc thiểu số đi trước là Nông Minh Châu và Y Điêng. Hay như trong Đoạ đày, xung đột giai cấp, dân tộc cũng được nhà văn đề cập đến. Thế nhưng bản chất của những tên quan Tây và quan ta lại chỉ được nhà văn phản ánh khá mờ nhạt, nếu không muốn nói chúng còn hiện lên rất nhân nghĩa, đạo đức, tốt đẹp. Chẩu mường Đào Tha Đát bị tảo Pá Ngạn và tên tua khỏi La Đăm Đông lập mưu hãm hại bằng một mớ truyền đơn viết bằng thứ chữ “Cuốn dây sắn, xoắn dây thừng” (chữ quốc ngữ) đến mức bị tù đày,


mất hết gia sản. Thế nhưng những ngày bị ở tù, Tha Đát đã “rất may mắn” gặp được những vị quan “nhân nghĩa”, cho nên các vị quan ấy đều thấy ông là người hiền lành nên không ai nỡ khép ông tội chết mà chỉ giam ông một thời gian rồi tha cho ông về nhà. Không chỉ có vậy, trước khi thả Tha Đát, ông quan đứng đầu phủ Nặm Khao còn vừa đe nẹt vừa cảnh cáo Pá Ngạn, Đăm Đông rằng: “Nay Tha Đát về quê, hai ông không được ức hiếp. Hai ông có phận sự phải theo dòi mọi hành động, việc làm có tính chất phản động là liên hệ ngang dọc với giặc. Nhưng phải là những việc làm cụ thể nhận tiền. Tuyệt đối cấm chỉ không được lên đây mách lẻo nhà Tha Đát buôn lậu thuốc phiện hay nấu rượu lậu hay là có sách báo khuyến khích dân chúng làm loạn”. [27.Tr 202] Có thể thấy đây cũng là một hạn chế trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

2.1.1.2 Xung đột thế sự, đời tư

Đây là kiểu xung đột chủ yếu trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của kiểu xung đột này là một minh chứng cho sự hiện đại trong tiểu thuyết của Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi miền núi nói chung. Khi tìm hiểu cách thức tổ chức xung đột thế sự đời tư trong tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy Vi Hồng thường tổ chức xung đột theo nguyên tắc chia đôi, phân cực các mặt đối lập trên cơ sở của logic hình thức như thiện với ác, chính với tà, xấu với tốt, trung với nịnh, khôn ngoan với ngu đần…Cho nên, kiểu xung đột thế sự đời tư cơ bản nhất trong tiểu thuyết của Vi Hồng là mâu thuẫn, xung đột đạo đức: giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu. Kiểu xung đột này xuất hiện trong tất cả các tiểu thuyết của nhà văn với các mức độ đậm, nhạt khác nhau. Có những tác phẩm, xung đột đạo đức xuất hiện một cách rò nét, được nhà văn tập trung xoáy sâu phản ánh và trở thành xung đột chính, chủ yếu, thậm chí là duy nhất của tác phẩm. Trong những trường hợp này, xung đột giữa cái thiện với cái ác, giữa cái tốt với cái xấu thường diễn ra một cách gay gắt, quyết lịêt đến mức loại trừ nhau. Xung đột trong các cuốn Vào hang, Người trong ống, Đọa đày là những minh chứng tiêu biểu cho kiểu xung đột này. Trong Vào hang, xung đột giữa cái thiện với cái ác, giữa cái tốt và cái xấu được đặt ra một cách rò nét qua xung đột gay gắt, quyết liệt giữa những con người tốt bụng, nhân hậu, cao cả, hết lòng lo cho bản mường như lão Tạp Tạng,


ông Nhân, ông Nghiệp và lớp thanh niên trẻ tuổi có học thức, một lòng lo cho sự phát triển của quê hương như On, Lạ, Lạng… với những kẻ tham lam, độc ác, ngu dốt, dâm bôn như Đoác, Tiếm, Lanh… Có thể nói cùng với sự phát triển của cốt truyện thì xung đột của tác phẩm càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Xung đột trong tác phẩm mới đầu chỉ diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ, khi những người tốt như ông Nghiệp, vốn là đồng đội của hắn, chỉ dám dòi theo chân cái ác và tội lỗi của nó; như lão Tạp Tạng chỉ thể hiện thái độ của mình qua những câu chuyện lão kể để mua vui cho mọi người; như Nọi, Thảnh và Lạ phải giả chết để tránh sự nguy hiểm. Để rồi khi kết thúc tác phẩm, cuộc đấu tranh ấy diễn ra một cách quyết lịêt và trực diện, khi mọi người dám đứng lên tố cáo mọi tội ác của Đoác với cấp trên, với Bộ.

Trong Lòng dạ đàn bà, xung đột đạo đức giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu lại diễn ra trong phạm vi một gia đình chứ không phải ở phạm vi xã hội rộng lớn như trong Vào hang nữa. Đó là sự xung đột giữa những người nhân nghĩa, giàu lòng thương người như Thu Lả, bà mẹ của Nghít với thằng con nuôi vô ơn bạc nghĩa Ngô Khang Sa và cô con dâu thứ hai tráo trở Mã Thả An. Chắc chắn là người nhân hậu như bà mẹ Nghít không thể ngờ được rằng khi bà rủ lòng thương cứu một “thằng bé ghẻ lở, gầy gò, sốt rét nằm trong một cái hang đá”, bỏ không ít tiền của chữa bệnh cho nó, nuôi dạy nó trở thành người thì cũng là lúc bà mang tai hoạ về cho gia đình của mình. Để rồi hơn mười năm sau, cái thằng con nuôi trời đánh ấy đã nhẫn tâm đánh thuốc độc giết anh nuôi của mình để cướp gia sản, cướp vợ của anh, rồi đuổi cả bà mẹ nuôi và hai đứa cháu còn thơ dại ra khỏi nhà một cách không thương tiếc. Ngay cả Thu Lả, cô cũng không thể nghĩ được rằng cái ngày cô bỏ ra bốn chỉ vàng chuộc Mã Thả An, nhận nó làm em nuôi, chăm sóc nó, giúp nó từ “một đứa trẻ từ còi tăm tối nhem nhuốc trở lại làm một con người vừa xinh đẹp vừa tốt đẹp”, cũng là ngày cái gia đình hạnh phúc của cô có nguy cơ bị đổ vỡ, khi mà đứa em gái tráo trở ấy đã tự nguyện, chủ động hiến dâng cho anh rể, cho chồng nàng để rồi nàng phải gửi mình cho hà bá thuồng luồng của dòng sông Nước Trong…

Khác với Vào hang Lòng dạ đàn bà, mâu thuẫn giữa thiện - ác trong

Người trong ống lại diễn ra giữa những con người là trí thức của vùng cao. Họ là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022