Con Người Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng


Trong bức tranh thiên nhiên bốn mùa, Vi Hồng đặc biệt dành nhiều ưu ái cho mùa xuân, mùa xuân trở thành đối tượng được ông miêu tả nhiều nhất, vẻ đẹp của nó cũng hiện lên qua nhiều dáng vẻ nhất. Đây là vẻ đẹp thơ mộng của mường Nặm Khao vào những tháng mùa xuân ngập tràn sắc xanh: “Mùa này tháng ba của Nặm Khao, trời trong xanh, nước trong xanh, mái rừng xanh. Những đàn bướm bay ngập trời sông Nặm Khao và bắc cầu màu sắc giữa hai bờ sông, giữa các thung lũng” [27. Tr 37] và “Những làn gió mùa xuân khẽ nâng những vầng nắng tháng riêng như tơ, ngọt như mật ong lăn mình qua đám cỏ gianh…tiếng hàng ngàn con chim reo vui đua nhau hót trào dâng khắp các thung lũng, đầy ắp mọi cánh rừng”. [23. Tr 152] Vẻ đẹp của Việt Bắc trong ngày xuân còn được tạo nên bởi muôn ngàn sắc hoa rừng: “ cây mác bát trắng toát một màu tinh khiết. Đầu dốc bên kia cây bồ quân mỗi lá non đỏ như nhuộm máu.”…“từng cây, từng vạt rừng đào đang đổ hồng như khoác lên những cánh rừng, những mảnh đất, những vạt sườn những tấm vóc đại hồng. Những cây mận, rừng mận cũng đổ hết màu trắng nòn nà, trắng loá cả ánh nắng mùa xuân.” [23. Tr 134] Và “những bông hoa bióoc loỏng trắng đến nòn nà, mịn màng hơn cả da thịt của những người con gái mịn màng nhất. Bề mặt của những cánh hoa bióoc loỏng đọng một lớp phấn mịn. Cái màu của lớp phấn ấy mới trắng trong, trắng mịn làm sao. Cái màu trắng của phấn làm cho bông hoa trắng ngời ngời, trắng lung linh…nổi bật giữa đại ngàn xanh thẫm.” [28. Tr 44].Có thể nói, với những trang miêu tả tinh tế như thế, Vi Hồng đã thực sự lưu dấu được hình ảnh thiên nhiên vùng cao trong tâm hồn người đọc.

Hình ảnh ánh trăng cũng được Vi Hồng miêu tả rất nhiều trong sáng tác của mình và cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí độc giả. Đây là ánh trăng trong Lòng dạ đàn bà: “Ánh trăng tràn ngập khắp núi rừng…Trăng đổ ánh sáng vàng rực xuống mái nhà lá giữa thung lũng sâu, rừng rậm.” Đây là ánh trăng trong Chồng thật vợ giả: Trăng xanh rười rượi đổ tràn lênh láng xuống thác. Trăng dát vàng trên sóng. Sóng réo rắt ôm lấy những vầng trăng vàng nuột”. Còn đây là ánh trăng trong Núi cỏ yêu thương: “Trăng theo nước đi lên đồng, vào trong bản mang theo vị ngọt mát rượi và hương hoa rừng ngào ngạt. Dưới vực những con cá to đớp bọt nước ùm ụp làm vỡ tan,


đung đưa đến chóng mặt, trăng soi xuống nước, ánh trăng hắt lên mặt người, người cũng lung linh cùng trăng”. Tất cả đều góp phần làm nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, đầy màu sắc tươi sáng trong sáng tác của Vi Hồng nói riêng và của văn xuôi miền núi nói chung. Những bức tranh thiên nhiên ấy giống như những nốt nhạc vui điểm xuyết thêm vào cuộc sống của con người Việt Bắc.

Nói đến thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng, không thể không kể đến những trang văn miêu tả những loài chim độc đáo của núi rừng Việt Bắc. Nào là loài chim anh tài, sam péc, nào là loài chim lưỡi búa, nào loài chim ngói, chim tang ló, nào là loài chim cô ơi, chim hoa…Mỗi một loài chim mang một vẻ đẹp khác nhau nhưng có lẽ đẹp nhất chính là loài chim anh tài, sam péc rực rỡ: “Những con anh tài, sam péc mỏ đỏ chót, lông cổ óng ánh, lông ức lông đuôi, cánh màu đen điểm trắng vàng tươi...hết đàn này đến đàn khác như những làn sóng màu sắc rập rờn…nhìn sam péc bay mà ngỡ nàng tiên trong truyện cổ đang múa lưởn trên trời đầy nắng rực rỡ.” Và những con chim hoa nhỏ bé: “Chim hoa rất đẹp. Đôi mắt chỉ bằng nửa hạt đỗ đen nhưng long lanh như một mảnh gương. Những đàn chim hoa bay đến đâu cả một vùng rực rỡ như bồn hoa trăm màu đang chuyển động.” Trong Đất bằng, Vi Hồng cũng có những đoạn văn miêu tả các loài chim của quê hương ông rất độc đáo: “Hai căn nhà vắng tanh, ừng đàn chim lửa tíu tít đậu vào cửa sổ. Cái mỏ chim nhỏ tí, lông vàng mượt, đầu to bằng hạt nhãn. Con đầu đen, vàng, trắng... đàn chim vô vàn màu sắc. Mỗi bộ cánh hoa sặc sỡ đều mượt mà. Nhưng nổi bật giữa đàn vẫn là những con chim đực, cánh lông đỏ như lửa, ức hở một khoảng lông trắng phau, đầu và đuôi đen ánh. Những con chim đực hót hay nhất: chiu lá, cái đầu nhỏ tí nghiêng ngó tìm mồi. Những con sâu nhỏ tí nó mới ăn được. Đặc biệt, nó thích hút mật hoa. Nó bám vào những cuống hoa bióoc loỏng khiến những bông hoa hơi trĩu xuống, hoa bióoc loỏng trắng muốt thơm ngào ngạt cả vùng. từng con chim lửa đủ màu sắc, nhỏ tí bám vào cuống hoa, trèo lên một cánh hoa, rúc đầu vào bông hoa rồi lại rút ra. Nó ngửa cổ, dựng mỏ lên trời uống say sưa. Chim lửa vốn dạn người. Đi trong rừng những con chim lửa cách người một sải tay mà không bay, vẫn hót nhay tí tách, xoè cánh, xoè đuôi...” [13. Tr 68].


Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, thiên nhiên nhiều khi còn có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với con người. Thiên nhiên và con người hoà làm một, soi chiếu lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Nhà văn thường lấy thiên nhiên làm thước đo, làm đối tượng so sánh với con người, nhất là khi nhà văn miêu tả ngoại hình các nhân vật. Như nàng Ai Hoa trong Người trong ống: “Ai cũng bảo Ai Hoa đẹp từ khuôn mặt đẹp đi, đẹp từ cái móng chân móng tay đẹp lại, đẹp từ mười ngón tay đẹp về...khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh như một đứa trẻ bụ bẫm, thật mịn màng, đang ửng hồng

như một trái đào đang độ ương chín, cặp môi không son phấn như một quả nhót

chín mọng. Ai Hoa không đánh phấn. Vì Tú nhìn thấy rò từng sợi lông tơ trên hai cặp má cuả nàng chưa kịp rụng. Đôi mắt của nàg cũng tròn, đen ánh, lóng lánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

như trời thu.Và “Nàng ngồi như một con công đẹp hay như một bông hoa lớn thần

tiên trăm hương trăm sắc trong các truyện cổ người Tày.Còn nàng Quỳnh The trong Đoạ đày thì được miêu tả như “một nàng tiên rực rỡ, như một đoá hoa tiên hoa thánh nơi vách đá, bốn mùa tắm gội giữa mây trời”. Và Mi Tráng trong Mùa hoa bióoc loỏng lại được nhà văn ví “khoẻ như một con gấu ngựa”.

Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 9

Thiên nhiên cũng trở thành một biểu tượng cho con người. Bông hoa bióoc loỏng trở thành loài hoa gắn với tình cảm con người. Điều đặc biệt ở loài hoa bióoc loỏng chính là ở mùi hương của nó. Bởi mỗi người lại cảm nhận mùi hương ấy theo một cách khác nhau. “Người bình thường hàng ngày lên nương, lên rừng chỉ ngửi thấy cái mùi thơm của hoa bióoc loỏng thoang thoảng, hơi ngòn ngọt như cái hương cái vị của những chùm nhãn chín kĩ. Những đôi bạn kết thân tình với nhau như bạn “tồng”, bạn “khoả”, anh em kết nghĩa thân thiết mặn mà thì ngửi thấy mùi hoa bióoc loỏng có cái hương khác – cái hương của nếp ngon thơm đồ cùng hoa bióoc phón - một mùi vị vừa thơm vừa bùi như mùi lạc rang giã mịn. Nếu hai người yêu nhau tha thiết ngửi hương bióoc loỏng thì sẽ thấy đó là cái hương, cái vị của những giọt sữa non mà chỉ riêng từng cặp mới cảm nhận hết ý nghĩa của cái mùi vị đặc trưng của tình yêu say đắm đó.” [27.Tr150] Rò ràng, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên đã trở thành mật thiết, dường như thiên nhiên và con người có sự chan hoà làm một, và thấu hiểu sâu sắc. Còn trong Tháng năm biết nói, hình ảnh


cây hoa mạ đỏ và đẹp rực rỡ nhưng không bao giờ có quả lại là loài hoa tượng trưng cho nỗi buồn, cho số phận nhân vật Hoàng. Bởi người con trai tuấn tú nhưng bất hạnh ấy của bản mường trong mắt họ “chẳng khác gì một cây mạ mọc ngang vách đá cao…hoa mãi mãi chỉ là hoa, hoa mạ chẳng bao giờ có quả. Vì vậy hoa mạ tuợng trưng cho nỗi buồn. Nhân gian càng nhìn những đoá hoa mạ to …càng thấy tan nát cả còi lòng”. Và Hoàng cho dù đã lấy mụ Tẹo xấu người, xấu nết nhưng trong mắt bản mường “anh chưa có vợ nhưng có lẽ mãi mãi không lấy được vợ”.

Mối quan hệ gắn bó mật thiết của người dân miền núi với thiên nhiên trong tiểu thuyết Vi Hồng còn được thể hiện qua phong tục “trả cây” của người Dao trong Đất bằng. Người dân miền núi đặc biệt quý rừng, quý cây, thế nên cây đối với họ không phải là một vật vô tri vô giác mà là vật có linh hồn, cũng biết đau, biết buồn. Nhiều người miền núi quan niệm rằng “giọt sương từ ngọn cây rơi xuống khi ta chặt cây là nước mắt của cây”. Có lẽ vì vậy mà người miền núi, nhất là những người Dao mới có phong tục “trả cây”: cứ mỗi khi chặt đổ một cây thì họ lại chặt một cành nhỏ của cây ấy, cắm vào gốc hoặc giữa tim của gốc nó và khấn khứa. Phong tục độc đáo và ý nghĩa này đã thể hịên rất rò sự gắn bó mật thiết, tình yêu của người miền núi với thiên nhiên, núi rừng. Cũng chính tình yêu đối với rừng đã đưa Hoan - anh kĩ sư tốt nghiệp loại ưu ở nước ngoài ngành lâm nghiệp về với vùng đất Nặm Đáo và khiến anh “thấy lòng quặn đau như ruột bị hơ trên lửa” khi chứng kiến cảnh những cây gỗ quý bị người dân tàn phá. Và cũng chính sự gắn bó với thiên nhiên cũng là một nhân tố quan trọng làm nên tình yêu quê hương sâu đậm của On, Lạ trong Vào hang, của Hoàng trong Tháng năm biết nói, khiến họ quyết tâm trở về quê hương phục vụ sau khi đã học xong. Đặc biệt, đối với những người dân miền núi, thiên nhiên còn là hình ảnh phản chiếu cuộc sống của con người. Bởi vậy cho nên, sau bao nhiêu năm chinh chiến xa quê, ngày có dịp trở lại quê hương, hình ảnh con suối Lóng Lánh xác xơ đã nói với Thoong biết bao điều: “Thoong nhìn ra giữa thác, chỗ nước chảy khá xiết để tìm những đàn cá xỉnh cá thân nghiêng những mảng lườn trắng như hoa láp ăn ghét đá nhưng chẳng thấy con nào, chỉ thấy màu đá mốc màu bùn. Anh biết dòng suối mười năm qua đã hết cá. Nếu còn cá thì dù không


thấy cá ăn, những tảng đá giữa thác cũng đen bóng hoặc xanh mướt - những tảng đá đã hết ghét vì bị cá ăn.” [17. Tr 253] Và chỉ nhìn con suối Lóng Lánh ấy Thoong đã phần nào thấy được sự xác xơ thê lương ảm đạm, đói khổ của quê hương.

Có lẽ biểu hiện cao nhất trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng chính là ở mối quan hệ nhân quả tuy nó mới chỉ được nhà văn chạm đến chứ chưa được khai thác sâu và triệt để như trong sáng tác của mảng văn học miền núi ở giai đoạn sau. Mối quan hê nhân quả ấy được nhà văn phản ánh thông qua số phận của nhân vật lão Ca Đai trong Đoạ đày. Ca Đai vốn sống bằng nghề nấu cao hổ, cao gấu, lão chuyên đi săn hổ, gấu và mua xương về để nấu cao bán kiếm lời. Có lẽ chính vì vậy mà lão phải chịu một cái chết đau đớn. Lão chết vì bị hổ vồ trong một lần vào rừng săn hổ. “Con hổ to thoắt quay lại, nhanh như tia chớp vồ được Ca Đai. Nó cắn chết ông và hút lấy máu ông uống ừng ực.” Và cái chết của lão Ca Đai không mấy gây ngạc nhiên đối với dân bản bởi “lão Ca Đai đi rình hổ, bẫy hổ lâu nay bị hổ cắn chết” dường như là một sự quả báo mà người ta có thể đoán trước.

Trong nhiều trường hợp, thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng còn góp phần quan trọng vào việc khắc hoạ tâm trạng, tính cách và số phận nhân vật. (Phần này chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở mục 3.2.3 Khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên)

Qua tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong sáng tác của Vi Hồng chúng ta thấy rằng đây cũng là một vấn đề được nhà văn có ý thức khai thác dù chưa thật phong phú và sâu sắc. Qua đó nhà văn không chỉ thể hiện một quan niệm sống gắn bó hoà hợp với thiên nhiên của người miền núi mà còn muốn mọi người có ý thức hơn trong việc sống hài hoà với thiên nhiên. Ngày nay, trước vấn đề ô nhiễm môi trường của trái đất được đặt ra như một nhu cầu thiết yếu của toàn cầu, chúng ta càng hiểu rò hơn tính đúng đắn và thời sự của quan niệm ấy. Đặc biệt, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên được Vi Hồng đề cập có tính chất tiên phong trong mảng văn xuôi miền núi sau này được các nhà văn lớp sau kế thừa và phát triển một cách sâu sắc, toàn diện.


2.2 Con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng

2.2.1 Con người với số phận bi kịch

Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, người ta sẽ rất dễ dàng nhận ra rằng dường như không có bất cứ một nhân vật chính nào trong sáng tác của ông không phải trải qua những mất mát, đau thương, không phải gánh chịu một vài bất hạnh, vấp ngã trong cuộc đời. Mặc dù tác phẩm của Vi Hồng thường kết thúc có hậu, các nhân vật thường được hưởng hạnh phúc, đúng như những cái kết của những câu chuyện cổ tích. Thế nhưng để có được cái kết viên mãn ấy các nhân vật của Vi Hồng đã phải trải qua biết bao những gian nan, thách thức nhiều khi là rất nghiệt ngã của số phận, cuộc đời. Đàng trong Vãi Đàng là một cô gái chịu một số phận bi kịch, đáng thương. Cô là một thiếu nữ xinh đẹp nổi tiếng khắp các bản mường thế nhưng bất hạnh lại cứ liên tiếp dồn dập đổ xuống cuộc đời của cô. Gia đình cô vốn giàu có nhất nhì Tổng Rì, thế nhưng chỉ vì nghiện thuốc phiện, ông bố Đàng đã bán hết gia sản và nhẫn tâm bán luôn cả cô con gái của mình. Đàng bị ép gả cho lão phó Tổng Vọi, một lão già đã ngoài 60, đáng tuổi cha cô. Không thực hiện được dục vọng đen tối của mình, phó Tổng Vọi vu cho nhà Đàng có ma gà. Lời vu vạ độc ác ấy chẳng khác gì một bản án tử hình đối với một cô gái như Đàng. Bởi vậy gia đình Đàng phải từ bỏ quê hương, làng bản trong nỗi đau khổ, sợ hãi và oan ức. Nhưng trốn chạy khỏi bàn tay phó Tổng Vọi, Đàng lại rơi vào nghịch cảnh khác bởi số phận bi kịch chưa buông tha cho một người con gái xinh đẹp như cô. Cô buộc phải làm lẽ Tổng Nhự. Những tưởng rằng cô sẽ thoát khỏi bất hạnh, thế nhưng ngày đứa con của Đàng đầy tháng tuổi cũng chính là ngày hai mẹ con cô bị thả bè trôi sông. Vơi tất cả những biến cố, bất hạnh liên tiếp, dồn dập ấy, thử hỏi có mấy người con gái có đủ nghị lực để vượt qua? Nàng Thu Khoan trong Dòng sông nước mắt cũng phải chịu không ít đắng cay. Nỗi bất hạnh đầu tiên trong cuộc đời người con gái xinh đẹp, nhân hậu ấy chính là bi kịch tình yêu không thành. Thu Khoan bị gia đình ép gả cho anh chàng Kin Xa thô lỗ, nghiện ngập khiến nàng phải gánh chịu hết đau khổ này đến đau khổ khác: khi nàng vẫn chưa hết nguôi ngoai nỗi đau phải chia tay mối tình đầu say đắm với Kim Công thì nàng đã vấp phải nỗi bất hạnh vì phải chịu đựng một người chồng vũ phu, nghiện


ngập đến mức bán hết cả gia sản rồi bán luôn cả chính người vợ của mình. Hạnh phúc tưởng như mỉm cười với Thu Khoan khi nàng được trở lại trong vòng tay yêu thương của Kim Công, trở thành vợ chàng và sinh được cô con gái Hoa Nước xinh xắn. Thế nhưng Kin Xa vẫn cứ đeo bám cuộc đời nàng như một bóng ma và mang đi tất cả những hạnh phúc nhỏ bé mà nàng đang có. Để cứu Kin Xa thoát khỏi cơn sốt rét, Thu Khoan đã không chỉ đồng ý bỏ ra một số tiền lớn mà nàng thậm chí còn đánh đối cả tiết hạnh của mình ngủ với tên tuần phủ Trần Hồi để có được những viên thuốc kí ninh. Khi cứu Kin Xa về từ bàn tay thần chết, có lẽ không bao giờ Thu Khoan có thể hình dung được rằng cô đang cứu một tên hung thần trong cuộc đời của mình. Bởi chính Kin Xa bằng tiền thắng bạc của hắn đã lôi kéo Kim Công và tiếp tay làm tha hoá cô con gái Hoa Nước vốn rất thực dụng của Thu Khoan. Cái gia đình hạnh phúc nhỏ bé mà Thu Khoan ra sức giữ gìn ấy bỗng chốc đổ vỡ tan tành. Chồng Thu Khoan chết vì “ngã ngựa” khi đang ở cùng cô gái làng chơi, cô con gái Hoa Nước thì hoàn toàn bị tha hoá bởi tiền bạc, giàu sang, chấp nhận trở thành vợ của Kin Xa, một người đáng tuổi bố mình. Có nỗi đau nào bằng nỗi đau của Thu Khoan khi vừa phải gánh chịu nỗi đau mất chồng vừa phải gánh chịu nỗi đau khi tận mắt chứng kiến đứa con gái của mình ngày càng trượt dài trên nấc thang đạo đức mà không thể làm gì cứu con mình thoát ra khỏi vũng bùn đen tối đó?

Không chỉ các nhân vật nữ mới phải gánh chịu số phận bi kịch mà ngay cả những chàng trai trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng phải trải qua không ít những gian truân, thử thách. Tú trong Người trong ống không chỉ phải chịu nỗi đau mất mẹ, nhìn mẹ chết một cách đau đớn, oan ức vì một tên lang băm, mà anh còn phải chịu nỗi đau khi nhìn ước mơ của mình bị vùi dập một cách oan uổng mà không thể làm khác đi được: anh không được đi học vì bố anh không vào hợp tác xã. Chấp nhận rời xa gia đình, quê hương để đi tìm chân trời mới, chàng thanh niên giàu nhiệt huyết ấy lại phải trải qua nỗi đau chứng kiến cô gái mình yêu từ từ đi vào còi chết mà nguyên nhân của nó lại chính vì anh cương quyết không chấp nhận tình yêu của nàng khi anh chưa đạt được ước mơ. Nỗi đau ấy sau này sẽ còn đeo đẳng anh cho đến hết cuộc đời cùng với một ngón tay không bao giờ còn đủ đốt. Khi trở thành sinh viên trường Y đúng như giấc mơ hồi trẻ, Tú lại không thể dành hết tâm huyết cho ước mơ ấy khi gặp phải


những người thầy nhỏ nhen, ích kỉ, không có chuyên môn như Ba, như ông Hoàng. Chính Ba và Hoàng đã tìm cách đẩy Tú vào chiến trường để trừ đi cái gai trong mắt họ. Có thể nói cuộc đời của Tú thực sự đã vấp phải rất nhiều gian truân, thử thách. Không chỉ có Tú mà hàng loạt những nhân vật khác như ông già Đội trong Thung lũng đá rơi, Hoàng trong Tháng năm biết nói, Ki Eng trong Đi tìm giàu sang, Ki Nọi trong Đoạ đày…đều phải trải qua những gian nan, thách thức của cuộc đời.

Tìm hiểu nguyên nhân cho kiểu nhân vật này của Vi Hồng, chúng tôi thấy rằng trước hết là nguyên nhân khách quan từ hoàn cảnh lịch sử. Những sáng tác của Vi Hồng thuộc thể loại tiểu thuyết chủ yếu viết sau đổi mới. Không khí cởi mở, dân chủ đã cho phép nhà văn đi sâu khai thác những góc khuất, những bi kịch trong cuộc sống, trong số phận của cá nhân mỗi con người. Bên cạnh đó, chính số phận bản thân nhà văn cũng phải trải qua không ít những đau khổ, mất mát, nhất là bi kịch trong cuộc sống riêng khiến nhà văn nhìn nhận số phận con người một cách không hề đơn giản, xuôi chiều. Đó chính là nguyên nhân thứ hai và cũng là nguyên nhân chủ quan của quan niệm về con người bi kịch trong sáng tác của Vi Hồng.

Có thể thấy rằng với việc để cho các nhân vật của mình phải hứng chịu những số phận bi kịch, phải trải qua không ít những đắng cay đau khổ Vi Hồng đã giúp các nhân vật có điều kiện bộc lộ rò vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất của mình. Đặc biệt ông cũng minh chứng với bạn đọc một sức sống bền bỉ, một nghị lực sống mãnh liệt của con người miền núi quê hương ông. Chính sức sống ấy, nghị lực sống ấy là động lực, là cội nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua được những chông gai, thách thức trong cuộc sống mà nhiều khi người ta lầm tưởng rằng họ không thể vượt qua. Mặt khác với việc xây dựng những nhân vật với số phận bi kịch, Vi Hồng còn thể hiện một quan niệm tích cực. Người xưa đã có câu “lửa thử vàng gian nan thử sức”, con người phải trải qua những vấp ngã, những khó khăn mới chứng tỏ được bản lĩnh, nghị lực của mình bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Chính vì vậy, nhà văn như muốn nhắc nhở chúng ta: Trước những khó khăn, vấp ngã con người không nên chùn bước mà phải luôn cố gắng vượt qua. Đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có nhưng ranh gíới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.” (Mùa lạc)

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí