Văn Chương Phải Có Nhiệm Vụ Đề Cao, Khẳng Định Cái Thiện, Cái Đẹp, Đấu Tranh Loại Bỏ Cái Ác, Cái Xấu.


loại mà ông từng thử sức trong sự nghiệp cầm bút của mình, muộn hơn 30 năm so với thể loại thơ, 29 năm so với thể loại kịch và 21 năm so với thể loại truyện ngắn. Thế nhưng, đây lại là thể loại mà Vi Hồng sáng tác được nhiều tác phẩm nhất. Với 17 năm (tính từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên 1980 đến năm nhà văn qua đời 1997), Vi Hồng viết được mười lăm cuốn tiểu thuyết. Có những năm nhà văn còn cho ra đời vài ba tác phẩm. Với số lượng mười lăm cuốn tiểu thuyết, Vi Hồng đã chứng tỏ với mọi người niềm đam mê, sự tận tuỵ và sức sáng tạo không mệt mỏi của một nhà văn giàu tâm huyết. Và tính cho đến nay chưa có một nhà văn dân tộc thiểu số nào vượt được Vi Hồng về số lượng các cuốn tiểu thuyết.

Vậy cơ duyên nào, con đường nào đã đưa Vi Hồng đến với thể loại tiểu thuyết và tại sao tiểu thuyết lại là thể loại giúp đưa Vi Hồng đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp cầm bút của mình?

Như chính nhà văn đã từng tâm sự, nguyên nhân đầu tiên và có lẽ cũng là nguyên nhân quan trọng nhất đưa nhà văn đến với văn chương và nhất là đến với thể loại tiểu thuyết chính là nỗi buồn, nỗi bất hạnh trong cuộc đời riêng : “Cái buồn có sức mạnh cảm thông với văn chương hơn thì phải? Xúc cảm của văn chương cũng từ đâu đó dồn về theo mọi ngả buồn... Với riêng tôi thì gần hai chục tiểu thuyết của tôi đều bắt đầu từ một nỗi buồn nào đó, một nỗi khổ đau nào đó. Nỗi buồn là ngọn nguồn tạo nên những tiểu thuyết của tôi.”[12.tr7] Nhà văn dường như muốn dùng văn chương để giãi bày tấm lòng mình, thể hiện tâm tư tình cảm của mình như là một cách giúp ông có thể tạm quên đi nỗi buồn. Và thử hỏi liệu có còn thể loại nào lại có thể giúp người viết giãi bày tâm tư của mình tốt hơn được thể loại tiểu thuyết? Nếu như nguyên nhân đầu tiên, thứ nhất đưa Vi Hồng đến với văn chương và với tiểu thuyết là nỗi buồn thì niềm vui, những hạnh phúc ngọt ngào (dẫu không nhiều) của cuộc đời lại là nguyên nhân thứ hai. Sau những năm tháng chiêm nghiệm bằng chính cuộc đời mình, ông đã nhận ra rằng: “Tình yêu và hạnh phúc gia đình chính là đôi cánh rất khoẻ cho tâm hồn nghệ sĩ.” Và: “Các bà vợ đáng yêu của các văn sĩ, thi sĩ đóng một vai trò rất quyết định trong việc bắc nối hai bến bờ của tâm hồn và sáng tạo. Ít nhất cũng đúng với riêng tôi.” [12. Tr 8] Rò ràng, Vi Hồng


đã “nuôi dưỡng” văn chương và nhất là những tác phẩm tiểu thuyết của mình bằng cảm xúc, ông cũng coi những trang tiểu thuyết là những “chiếc túi thần kì” chứa đựng cảm xúc. Cho nên đọc tiểu thuyết của Vi Hồng không bao giờ độc giả thấy khô khan mà luôn cảm thấy cảm xúc, tình cảm của nhà văn đong đầy trong từng câu chữ. Chính vì khi đến với tiểu thuyết Vi Hồng luôn xuất phát từ những cảm xúc, những rung cảm chân thành nhất trong tâm hồn nên những tác phẩm của ông cũng rất dễ đi vào lòng độc giả. Bởi đúng như ai đó đã từng nói: những gì xuất phát từ trái tim thì cũng đi đến trái tim.

Vi Hồng am hiểu một cách tường tận những di sản văn hoá, văn học của dân tộc Tày. Ông cũng yêu và gắn bó sâu nặng với thiên nhiên, cảnh vật, cuộc sống và con người của vùng đất Cao Bằng quê hương. Vì vậy, Vi Hồng đặc biệt có ý thức đưa những hình ảnh của quê hương, dân tộc vào trong những sáng tác của mình, và chẳng có thể loại nào lại cho phép ông có thể thoả sức miêu tả, tái hiện một cách tỉ mỉ hơn thể loại tiểu thuyết.

Như vậy, việc Vi Hồng đến với tiểu thuyết và có thể đạt được thành công ở thể loại này là điều hoàn toàn có thể lí giải, nó bắt nguồn từ chính cá tính, phong cách sáng tạo riêng của nhà văn. Tiểu thuyết đã trở thành thể loại mang đậm nét dấu ấn phong cách sáng tác của Vi Hồng và cũng là thể loại đưa ông lên đỉnh cao trong sự nghiệp cũng như khẳng định được vị trí của ông trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Những tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của Vi Hồng:

1. Đất bằng, NXB Tác phẩm mới, 1980.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

2. Núi cỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 1984.

3. Thung lũng đá rơi, NXB Văn hoá dân tộc, 1985.

Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 4

4. Vào hang. NXB Thanh niên, 1990.

5. Người trong ống, NXB Lao động,1990.

6. Gã ngược đời, NXB Văn hoá dân tộc, 1990.

7. Lòng dạ đàn bà, NXB Thanh niên, 1992.


8. Dòng sông nước mắt, NXB Hội Văn học nghệ thuật Bắc Thái, 1993.

9. Ái tình và kẻ hành khất, NXB Hội Văn học nghệ thuật Bắc Thái, 1993.

10. Tháng năm biết nói, NXB Văn hoá dân tộc, 1993.

11. Chồng thật vợ giả,NXB Thanh niên, 1994.

12. Phụ tình, NXB Văn hoá dân tộc, 1994.

13. Đi tìm giàu sang, NXB Văn hoá dân tộc, 1995.

14. Đoạ đày, NXB Văn hoá dân tộc, 1997.

15. Mùa hoa biooc loỏng, NXB Thanh niên, 2006.

1.2.3 Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Vi Hồng

Vi Hồng đến với văn chương một cách tự nhiên, xuất phát từ những lí do chủ quan và khách quan. Và cũng như các nhà văn khác, ông có quan điểm sáng tác riêng của minh. Quan điểm ấy chi phối tới toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng từ nội dung đến hình thức, từ chủ đề, đề tài, tư tưởng đến kết cấu, bố cục, hệ thống hình tượng, các phương tiện nghệ thuật ... Có thể nhận thấy, quan điểm sáng tác của Vi Hồng thể hiện qua những lời tâm sự của ông về nghề nghiệp trong các bài viết hoặc qua chính tác phẩm của nhà văn. Quan điểm sáng tác của Vi Hồng được thể hiện ở một số vấn đề nổi bật như sau.

12.3.1 Văn chương phải có nhiệm vụ đề cao, khẳng định cái thiện, cái đẹp, đấu tranh loại bỏ cái ác, cái xấu.

Quan điểm này của Vi Hồng được thể hiện trong lời bộc bạch của nhà văn về sứ mệnh cao cả của người cầm bút: “Các trang viết của tôi là những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người cao đẹp, cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác. Trừ khử kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ” béc kha cải”( đại nịnh hót) khinh bỉ lũ yếu hèn. Tôi cũng cho rằng đây là sứ mệnh cao cả và muôn đời, của mọi nhà văn trên thế giới”. [45.Tr 23]

Suy cho cùng, quan điểm sáng tác trên đây của Vi Hồng là sự kế thừa quan điểm truyền thống của cha ông ta xưa, quan điểm ấy đã xuất hiện từ rất lâu đời


trong các sáng tác dân gian. Dẫu là một bài ca dao, một câu dân ca hay bất cứ một câu chuyện cổ tích nào cũng đều dạy cho chúng ta đấu tranh để loại bỏ cái xấu cái ác, hướng tới cái thiện, cái đẹp, cái cao cả.

Toát lên từ những trang viết của Vi Hồng là bức thông điệp đầy tính nhân văn: Hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người cao đẹp, cao cả. Cảm hứng yêu thương trân trọng ngợi ca cái đẹp của thiên nhiên và con người là nguồn cảm hứng bất tận trong trái tim nhà văn. Nhiều hình tượng nhân vật với những phẩm chất cao đẹp, có khi đến thánh thiện đã hiện lên trong các sáng tác của Vi Hồng; nhiều bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống con người mang vẻ đẹp vĩnh hằng, vĩnh cửu và cả vẻ đẹp thường nhật cũng đã hiện lên dưới ngòi bút chứa chan yêu thương của người nghệ sĩ ngôn từ Vi Hồng. Nhưng Vi Hồng không viết chỉ để yêu thương, ca ngợi, chủ nghĩa nhân đạo của Vi Hồng không phải là thứ nhân đạo mù sương, nhân đạo đến yếu hèn, thủ tiêu đấu tranh. Trái lại, cũng như Đồ Chiểu năm xưa, Vi Hồng có chung một trái tim “ bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”. Ông càng ngợi ca, trân trọng cái đẹp, cái cao cả bao nhiêu thì lại càng căm ghét cái xấu, cái ác bấy nhiêu. Vi Hồng đã “đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác, trừ khử những kẻ phản bội trăng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót)”, khinh bỉ lũ hèn yếu”. Với quan niệm ấy, Vi Hồng đã tái hiện một loạt chân dung những kẻ xấu xa, bỉ ổi cả về nhân hình và nhân tính. Nhà văn đã dồn hết sự căm giận, khinh bỉ lên đầu ngọn bút để từ đó xây dựng chân dung một số nhân vật phản diện dẫu chưa đạt đến mức độ điển hình những cũng khiến cho người đọc không dễ gì quên được.Vi Hồng đã luồn lách lưỡi dao phê phán của mình vào tận ngóc ngách tâm hồn, tận tim đen của bọn người này để phơi bày tất cả sự đen tối và tội ác xấu xa của chúng. Và cũng đúng như Vi Hồng quan niệm, yêu thương cái đẹp và căm ghét cái ác, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và đấu tranh tiêu diệt cái ác không chỉ là nghĩa vụ cao đẹp của bất cứ nhà văn nào, mà đây còn là “sứ mệnh cao cả và muôn đời của mọi nhà văn trên thế giới”.

1.2.3.2. Nhà văn phải biết đau nỗi đau của đồng loại và chỉ viết khi có sự thôi thúc của trái tim.

Vi Hồng quan niệm trái tim của nhà văn phải biết đập cùng nhịp đập trái tim của đồng loại, nhất là trước những khổ đau bất hạnh của con người. Có lẽ những khổ


đau bất hạnh trong đời tư đă giúp cho Vi Hồng nhạy cảm hơn trước nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Trong khổ đau của cá nhân mình Vi Hồng càng thấm thía đồng cảm với nỗi đau của bao kiếp người. Có thể nói, ban đầu đến với văn chương, Vi Hồng chỉ muốn tìm ở đó sự cứu rỗi cho tâm hồn mình, để quên đi bầu trời buồn thảm trong cuộc sống hôn nhân của chính mình. Trong “Ngả văn chương”, Vi Hồng tự bạch: “Tôi thấy chỉ còn văn chương là có thể làm cho tôi tạm quên đi bầu trời buồn thảm kia. Tôi quyết định trốn vào lâu đài văn chương...”, “Với riêng tôi thì nỗi buồn là động lực chính thôi thúc tôi sáng tác- lúc đầu tôi cũng coi đó như là một việc làm mình có thể say mê, để có thể quên đi bầu trời buồn thảm trên đầu, có thể ẩn náu mỗi khi nỗi khổ trào dâng”. [12. Tr 7] Nhà văn cũng nhận thấy: “Tuy tôi chưa viết được bao nhiêu nhưng văn chương bao giờ cũng là một chiếc phao trong những năm tháng tôi ngoi ngóp giữa biển cả khổ đau của riêng mình. Văn chương với riêng tôi bao giờ cũng là một cánh quạt trong chuỗi dằng dặc những ngày tháng oi bức”. [12. Tr 7] Tuy đến với văn chương như là một cách làm dịu nỗi đau tâm hồn nhưng Vi Hồng lại không coi văn chương là “một tháp ngà kiên cố” để trốn tránh cuộc đời, mà ngược lại, với bản tính đôn hậu và trái tim giàu tình cảm, từ nỗi buồn đau của riêng mình, Vi Hồng lại càng mở rộng trái tim mình để mà cảm thông, đồng cảm và hoà cùng nhịp đập với nỗi đau của muôn trái tim đồng loại. Có lẽ đó cũng chính là câu trả lời cho điều mà nhà văn lúc sinh thời chưa lí giải được: “Riêng với tôi- tôi chưa thật hiểu tại sao những khi tôi buồn nhất thì tôi lại thấy thương thật nhiều, yêu thật nhiều về những nỗi khổ đau của bạn bè, người quen và của con người nói chung. Buồn cho mọi số kiếp bất hạnh, thế là tôi bắt tay vào viết tiểu thuyết”[12. Tr 7] . Với cội nguồn cảm hứng và quan niệm nhân văn ấy, Vi Hồng đã sáng tác một loạt tiểu thuyết nói về những kiếp người bất hạnh, kiếp sống khổ đau. Trái tim của nhà văn đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với biết bao số phận cuộc đời, đặc biệt là số phận cuộc đời của những người phụ nữ.

Một điều rất đáng lưu ý là: những tình cảm, cảm xúc, tình thương trong các sáng tác của Vi Hồng hoàn toàn không phải là những xúc cảm hời hợt, thoáng qua, lại càng không phải là thứ tình thương ban phát theo kiểu bề trên thương hại, mà đó


là những tình cảm chân thành, xuất phát từ chính trái tim nhạy cảm và tâm hồn rộng mở của nhà văn. Nhà văn đau nỗi đau của những kiếp người và cảm nhận nỗi đau đó như chính bản thân mình là ngưòi trong cuộc. Bởi thế, Vi Hồng đã từng tâm sự: “Theo tôi không phải cái gì nghe thấy, nhìn thấy đều thành văn chương cả. Mọi điều, mọi cái, mọi sự chỉ trở thành văn chương khi nó đã trở thành kỉ niệm của bạn, trở thành nỗi nhớ thương cuả bạn- ít nhất là của riêng bạn” [12. Tr 8] Và Vi Hồng khẳng định: “Chúng ta có thể nói thêm với nhau là nếu chưa có nỗi đau thì cũng không nên viết văn hoặc chưa nên viết văn” [12. Tr 8]. Phạm vi nỗi đau mà nhà văn đề cập đến, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ nỗi đau của riêng mình mà nên hiểu nỗi đau ở đây còn là nỗi đau của nhân thế, nỗi đau của đồng loại, là những trăn trở xót xa trước những khổ đau ngang trái của cuộc đời. Và phải chăng trong những lời tâm sự này, cố nhà văn còn muốn nói tới quan niệm của mình về tính chân thực trong sáng tác văn chương. Bởi vì khi Vi Hồng khẳng định như thế cũng có nghĩa là Vi Hồng khẳng định nhà văn chỉ nên viết những gì là chân thực, xuất phát từ những cảm xúc chân thành của bản thân mà thôi.

Rò ràng quan niệm sáng tác này của Vi Hồng không phải hoàn toàn là một quan niệm mới mẻ, chính nhà văn cũng từng nói: “Tôi bắt chước cụ Đôxtôievxki nói đó thôi”. Bởi cụ Đôx có trả lời một người tập viết văn như thế này: “Anh hãy viết cái mà anh đau nhất”. Và ngay cả nhà văn Nam Cao cũng từng thông qua nhân vật Điền thể hiện quan niệm trên trong truyện ngắn Giăng sáng: “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời.” Có thể hiểu đây chính là tuyên ngôn nghệ thuật, quan niệm sáng tác của Vi Hồng, và dẫu cho đó không phải là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ thì nó vẫn rất đáng để cho chúng ta trân trọng, bởi trong suốt cả cuộc đời cầm bút Vi Hồng đã luôn dùng chính những sáng tác của mình để minh chứng cho quan niệm đó.


1.2.3.3 Tác phẩm văn chương phải mang tính sáng tạo và phản ánh được tâm hồn dân tộc.

Nếu như nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm: “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa) thì Vi Hồng cũng thể hiện một quan niệm sáng tác tiến bộ không kém, nhà văn cho rằng: “Văn chương cũng không phải là thứ đèm đẹp khéo tay để trang sức”. Muốn có được sự sáng tạo trong văn chương, nhà văn phải thực sự được tự do, tức là phải có trình độ, năng lực văn hoá và tư duy phân tích hiện đại, không chỉ bằng lòng với kiểu tư duy trực giác truyền thống. Thế nhưng tự do sáng tạo trong văn chương lại không có nghĩa là có thể viết bất cứ cái gì, phản ánh bất cứ điều gì một cách tuỳ tiện. Bởi sự tự do sáng tạo của nhà văn, cá tính, bản lĩnh của nhà văn, đúng như Lâm Tiên đã nhận định, “ Phải đặt trong cá tính, bản lĩnh của dân tộc”. Và riêng đối với một nhà văn dân tộc thiểu số thì cái “bản lĩnh dân tộc” lại càng được chú ý hơn nữa. Raxun Gamzatốp rất có lí khi viết rằng: “Bút pháp của con, cách viết của con, tức là cá tính, bản lĩnh của con phải đứng ở hàng thứ hai trong thơ. Phải đặt lên hàng đầu cá tính bản lĩnh của dân tộc mình.Trước hết con phải là một người dân miền núi; một người Avar đã, rồi hãy là Raxun Gamzatốp. Con người trong thơ con nhiều chỗ không giống người miền núi chút nào. Còn nếu những bài thơ của con xa lạ với đồng bào miền núi, với tính chất của họ thì cuối cùng cách viết của con chỉ là kiểu cách, những bài thơ sẽ biến thành nhữg trò chơi đẹp, cho dù có thể là lí thú... Nếu không có quy luật chung hàng ngàn đời nay của nhân dân thì làm sao có những quy luật riêng của con được.” [46. Tr 98] Chính vì vậy, ngay khi khẳng định vai trò của sự sáng tạo, Vi Hồng cũng đã đồng thời khẳng định một nguyên tắc của sáng tạo, một trong những cái đích của sáng tạo văn chương là phản ánh được tâm hồn dân tộc: “Cái cốt lòi của văn chương là phải phản ánh được tâm hồn Tày” [45. Tr21]

Là một người con ưu tú của dân tộc Tày, của núi rừng Việt Bắc lại mang trong mình niềm đam mê với truyền thống văn hóa văn học quê hương, cho nên


ngay từ những ngày đầu đến với văn chương, Vi Hồng đã xác định cho mình một quan niệm sáng tác rất rò ràng “là phải phản ánh được tâm hồn Tày”. Các tác phẩm của Vi Hồng mang đậm bản sắc dân tộc, dấu ấn và phong vị Tày. Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất bằng, Vi Hồng đã đem trình với làng văn một bút pháp rất riêng, rất độc đáo, khác lạ. Cách viết ấy, dẫu chưa cần bàn tới cái được và cái chưa được thì cũng đã đủ để những văn sĩ đương thời- nhất là với những ai quan tâm tới mảng văn học các dân tộc thiểu số phải chú ý. Vậy nên khi mới chỉ đọc bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay ấy, Nguyên Ngọc, một nhà văn nổi tiếng đã từng có những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài miền núi (Đất nước đứng lên-1954; Rừng xà nu- 1965), đã có nhận xét: “Khi suy nghĩ về sự phát triển của tiểu thuyết ta hiện nay, tôi nghĩ không thể không tính đến những kinh nghiệm, những vấn đề do cách viết cuốn tiểu thuyết Đất bằng của Vi Hồng… Tôi nói cách viết bởi tôi thấy hình như cách viết của anh rất khác với cách viết của ta- hay ít ra là của tôi- vẫn thường quen thuộc...Cách viết, bao gồm cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn tình tiết, tập trung chú ý tình tiết này hơn tình tiết kia... cho đến kết cấu, bố cục tả người, tả cảnh, tả tình, đặt câu chọn từ...” [Báo nhân dân, ngày 19/4/1980]. Cái khác trong cách viết của Vi Hồng chính là cái khác được tạo nên từ chính cốt cách của dân tộc Tày, bởi Vi Hồng quan sát, tư duy, nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo cách mà những người dân Tày vẫn quan sát, nhìn nhận, đánh giá từ nghìn đời nay. Tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng được thể hiện một cách đậm đặc. Thời gian đầu, nhà văn còn sử dụng tiếng Tày để sáng tác, về sau khi đã sử dụng tiếng Việt như một xu thế tất yếu của thời đại, người đọc vẫn nhận ra những nét rất đặc trưng của một nhà văn dân tộc. Lâm Tiến đã từng nói: “Bản sắc dân tộc là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hoá của dân tộc trong điều kiện lịch sử nhất định.”[47.Tr 57] Cho nên đọc những sáng tác của Vi Hồng, nhất là những cuốn tiểu thuyết, ta thấy Vi Hồng không chỉ đưa vào tác phẩm những hình ảnh của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, những phong tục tập quán của người Tày, những vấn đề nổi cộm của cộng đồng dân tộc Việt Bắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022