Con Người Lí Tưởng – Con Người Tận Thiện.


2.2.2 Con người lí tưởng – con người tận thiện.

Hình ảnh những con người tốt bụng, những con người nhân nghĩa, đạo đức thì thời nào và trong sáng tác của bất cứ nhà văn nào cũng có. Thế nhưng có lẽ chỉ trong những cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng mới có những con người mang một vẻ đẹp nhân cách hoàn thiện đến thế, tốt đẹp đến thế. Họ tốt đến mức, hoàn hảo đến mức tưởng chừng như phi lí. Họ đẹp từ dáng vẻ ngoại hình cho đến nội tâm. Họ không chỉ tốt bụng mà thậm chí còn dám hi sinh cả bản thân mình cho hạnh phúc của người khác. Họ không bao giờ làm bất cứ một việc xấu xa nào, dẫu chỉ là trong ý nghĩ. Đó là hình ảnh nhân vật Đán trong Núi cỏ yêu thương rất trọng tình trọng nghĩa. Sau khi Cốc - người bạn thân của Đán chết, anh không hề ngần ngại lấy Slao

- vợ Cốc, giúp cô vượt qua nỗi đau và chăm sóc cho cô cùng đứa con hai tháng trong bụng của cô vì lời hứa với người bạn thân trước khi anh ta chết. Đó là ông lão Tạp Tạng trong Vào hang. Lão vốn chẳng phải là một ông lão đơn độc không nơi nương tựa. Dẫu cho vợ lão đã mất nhưng những đứa con trai, con dâu của lão lại rất hiếu thảo, chúng không muốn cho người bố của mình tiếp tục cái nghề bắt gấu mạo hiểm, mà chỉ muốn bố ở nhà để chúng phụng dưỡng, chăm sóc. Vậy mà lão vẫn muốn sống một mình, tự đi làm thuê làm mướn để nuôi thân và cũng là để giúp đỡ mọi người trong bản. Lão đối xử với tất cả mọi người dân lương thiện của vùng đất Ba Mái với một tình yêu thương kì lạ. Lão có thể sẵn sàng dành phần cơm nguội của mình cho mẹ con On để giúp hai mẹ con anh vượt qua cơn đói. Không những thế, khi mang cơm cho On, lão còn không quên mang theo cả mật gấu để On xoa bóp vì biết On bị Đoác đánh đập. Lão đã rỏ không biết bao nước mắt khi nghĩ đến cảnh những người dân trong bản phải chịu đói, chịu khổ dưới sự “lãnh đạo” của Đoác, nhất là khi lão nhớ đến bi kịch của một gia đình mà bố mẹ phải tự giết chết đàn con gồm bảy đứa của mình bằng thuốc sâu sau đó tự tử để khỏi phải nhìn thấy chúng chết dần chết mòn, chết khổ chết sở vì đói. Chính lão cùng là người luôn động viên On mỗi khi On gặp khó khăn, là người đã giúp Thảnh vượt qua mặc cảm tội lỗi vì đã phản bội chồng để tiếp tục sống và sau này lão cũng là người cứu sống chồng cô khi anh bị rơi xuống hang sâu (rù rằng). Và khi quê hương ông chìm trong


những ngày đau khổ, đói khát vì Đoác, Tạp Tạng sẵn sàng sắm vai một ông lão gàn dở chuyên đi kể những câu chuyện cười để mong tiếng cười có thể giúp mọi người giảm đi một phần bất hạnh. Tạp Tạng đã đấu tranh không mệt mỏi để vạch trần bản chất xấu xa của Đoác, thậm chí lão đã phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình. Khi cấp trên tỏ ra hoài nghi sự tố cáo của người dân về tội ác của Đoác, Tạp Tạng đã không kìm nén được mình: “Tạp Tạng nhảy vào chính giữa trước bàn chủ toạ. Ông quay mặt lên bàn chủ toạ, ông quan bộ hãy còn chưa kịp ngồi.

- Sự thật! Sự thật trăm phần trăm! Thằng Đoác là kẻ độc ác trăm phần trăm! Các ngài tìm sự thật ư? Đến nông nỗi này rồi mà các ngài còn không tin dân ư? Trời ơi!...Sự thật đây… đây…- ông Tạp Tạng phẫn uất đấm hai tay vào ngực. Máu ông bỗng trào ra mũi…Ông Tạp Tạng ngã xuống với một khát khao duy nhất: cái ác cần được trừng trị, cái thiện cần được sống yên lành”[ 17. Tr 311 - 312]. Tạp Tạng chết trong sự thương tiếc của tất cả dân bản. Hình ảnh lão Tạp Tạng là hình ảnh một con người vì nghĩa lớn: ông sống cho mọi người và khi chết, cái chết của ông cũng là vì mọi người.

Hình ảnh bà cháu Nọi Lai trong Đoạ đày cùng là hình ảnh của những con người tốt bụng hiếm có. Ngay từ những ngày đầu, vốn không hề quen biết, bà Nọi Lai đã dặc biệt chú ý đến cậu bé Eng Háo bởi nỗi buồn luôn thường trực trên khuôn mặt thông minh của cậu ta. Khi biết được hoàn cảnh của Eng Háo, bà không ngần ngại giúp đỡ cậu. Không chỉ dạy cậu hoc chữ, dạy cậu những kinh nghiệm sống, bà còn sẵn sàng giúp cậu thực hiện ước mơ làm giàu của mình khi Eng Háo rời bỏ thân phận người ở kẻ khó trong gia đình Nhình Hỉ. Bà Nọi Lai còn không hề mảy may suy tính thiệt hơn, cứu mạng sống nàng Nhình khi nàng bị cả gia đình chồng và mẹ đẻ bỏ rơi vì cho rằng nàng bị căn bệnh hủi nan y và ghê gớm. Bà còn bỏ ra số tiền lớn để đưa nàng về Tràng An khám bệnh, giúp nàng yên tâm làm lại cuộc đời. Còn nàng Nọi, cháu bà, cũng không ngần ngại sắm vai một cô gái xinh đẹp, dùng tình yêu giúp bố Eng Háo cai thuốc phiện, trở thành một người đàn ông chân chính lương thiện. Hình ảnh của bà cháu Nọi Lai khiến không ít người trong chúng ta liên tưởng đến hình ảnh những bà tiên, cô tiên trong những câu truyện cổ tích luôn xuất


hiện đúng lúc để giúp đỡ những con người tốt bụng khi họ gặp những điều bất hạnh trong cuộc sống. Hình ảnh nàng Thu Lả trong Lòng dạ đàn bà cũng giống như vậy. Khó ai có thể hình dung được rằng một người phụ nữ gặp hoàn cảnh như Thu Lả lại có thể cao thượng và vị tha đến thế. Từ ngày về làm vợ Thang Nghít, Thu Lả luôn sống hết lòng vì chồng con, yêu thương chồng con hết mực. Thế nhưng chồng nàng đã phản bội lại lòng tin của nàng. Người chồng phản bội và đứa em gái vô ơn đã rất nhiều lần “làm eo” trước mặt nàng, khiến nàng đau khổ tột cùng mà đi đến quyết định gửi thân mình cho hà bá thuồng luồng. Khi số phận để cho nàng được sống, Thu Lả vẫn không nguôi nghĩ về người chồng phản bội và gia đình của nàng. Nàng vẫn âm thầm đi theo những bước chân của chồng để bảo vệ chồng khi biết anh ta có thể gặp nguy hiểm. Để rồi khi hắn ta gặp nạn, chính nàng đã hết lòng chăm sóc hắn trong ba năm, lại sẵn sàng tự nguyện đánh đổi một con mắt của mình để giúp anh ta có lại được ánh sáng. Có thể thấy rằng lòng vị tha, cao thượng chính là đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách của Thu Lả, là ánh sáng trong nhân cách của cô, giúp lưu giữ hình ảnh, ấn tượng về cô trong tâm trí độc giả. Nhân vật Rằng Xao trong Chồng thật vợ giả cũng để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng chúng ta bởi đức tính cao thượng. Giống như Thu Lả, Rằng Xao cũng bị vợ phản bội đi theo Cháp Chá nhưng anh vẫn độ lượng vị tha không muốn để vợ phải đau đớn dằn vặt về hành vi tội lỗi của mình, anh đã giả bị hủi để Ngàn La về làm vợ Cháp Chá. Không chỉ có vậy, khi Ngàn La bị Cháp Chá bỏ rơi, chính anh cũng lại là người ra tay cứu vớt vợ mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Hình ảnh những nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng không hiếm những người mang một vẻ đẹp nhân cách toàn diện đến mức hoàn hảo. Đó là Tú, ông Hồi, bác sĩ Huy trong Người trong ống, là Hà Thế Quản trong Gã ngược đời… Và nhân vật ấn tượng nhất có lẽ chính là Tú trong Người trong ống. Hiếm có ai có thể có một nghị lực, một sức phấn đấu ghê gớm như Tú trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Mẹ Tú vốn chết một cách đau đớn và oan uổng vì một tay lang băm trẻ tuổi trong sự xót xa, bất lực của cha con Tú. Chính nỗi đau ấy đã trở thành động lực mạnh mẽ để anh quyết tâm thực hiện ước mơ của mình: trở thành một bác sĩ giỏi. Lòng kiên định và nghị lực phi thường đã giúp Tú vượt qua những


Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 10

“cám dỗ”, thử thách mà những chàng trai khác khó có thể vượt qua. Đó là tình yêu của Ai Hoa - một cô gái đẹp và giàu có nhất mường Hai Nước. Lễ xăm ràng với Ai Hoa là một thử thách không hề dễ dàng mà Tú phải trải qua và đã vượt qua được. Nhân cách cao đẹp của Tú càng được khẳng định khi trên đỉnh núi Ngai Vua, Tú từ chối lời đề nghị của Ai Hoa khi muốn anh lấy mất đời con gái của mình. Bởi Tú quan niệm rằng: anh “không thể giày vò một đoá hoa một khi chưa thuộc về mình”. Và Tú sẵn sàng chấp nhận chặt đi một đốt ngón tay chỏ vì sự lựa chọn đó. Rò ràng sự lựa chọn của Tú trong trường hợp này không đơn giản chỉ là sự lựa chọn giữa một bên là tình cảm với một bên là ước mơ, là lí trí nữa mà nó đã trở thành sự lựa chọn cho việc có hay không có nhân cách của một con người chân chính.

Có thể thấy rằng, thật hiếm có những tác phẩm nào lại xuất hiện những con người tận thiện, tận mĩ, tốt đẹp đến mức hoàn hảo như trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Với hình ảnh những con người lương thiện, lí tưởng ấy, Vi Hồng không chỉ thể hiện niềm tự hào về bản chất tốt đẹp của con người quê hương mà qua đó ông còn khẳng định một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp của nhân cách con người.

2.2.3 Con người xấu xa- con người tận ác

Bên cạnh những hình tượng nhân vật tận thiện, lý tưởng, Vi Hồng còn xây dựng không ít những hình tượng xấu xa độc ác, bỉ ổi. Nếu như cái thiện được đẩy lên đến tận cùng thì cái ác cũng được ông đấy xuống đến tận cùng. Hiếm có tác phẩm văn học nào, nhất là những sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số, lại có thể có những nhân vật xấu xa như kiểu nhân vật Đoác trong Vào hang, như Ba trong Người trong ống, như Hỷ trong Gã ngược đời…Điển hình nhất cho kiểu nhân vật này là Đoác. Hắn là một kẻ ác từ trong trứng, là một người được sinh ra từ hòn máu ác, từ một dòng họ độc ác. Dòng họ Lương của hắn vốn là một dòng họ chuyên hút xách nghiện ngập, cờ bạc, ăn cắp, ăn trộm. Thế nhưng có lẽ Đoác là người vượt xa hơn hẳn tổ tiên dòng họ của hắn về mức độ xấu xa, độc ác, bỉ ổi, dâm bôn. Mặc dù chỉ có trình độ lớp bốn nhưng với những thủ đoạn nham hiểm Đoác càng ngày càng leo cao trong nấc thang danh vọng. Có thể nói rằng những địa vị mà Đoác có được đều được đánh đổi bằng mạng sống, bằng nỗi bất hạnh của những


người xung quanh hắn. Hắn có thể thẳng tay giết chết đội trưởng Đàm Vinh để cướp công, có thể sẵn sàng bắn gãy tay một đồng nghiệp khác của hắn để che giấu tội ác, có thể dùng vợ như một “món quà” để biếu không cấp trên khi muốn thăng chức, có thể phản bội lại lòng tin, trở thành một kẻ vô ơn bội nghĩa lập mưu vu oan cho ông chủ tịch để lên thế chân ông. Đoác còn ích kỉ nhỏ nhen đến mức không cho On - người của dòng họ Đàm được đi học đại học, thậm chí còn muốn giết chết On chỉ với ý nghĩ rằng: “Cái thắng On họ Đàm nó học giỏi, nếu cho nó đi đại học thì nó thành người hơn hẳn tất cả mọi người họ ta.” Không chỉ có vậy, để thoả mãn lòng tham của mình Đoác luôn tìm cách lợi dụng chức vụ để vơ vét của cải bất chấp điều đó đã đẩy những người dân lương thiện của vùng đất Pác Nặm vào đói nghèo đau khổ. Đặc biệt, Đoác là một con quỷ dâm dục. Để thoả mãn cơn khát dục vọng của mình Đoát không từ thủ đoạn nào. Từ việc dụ dỗ, cưỡng đoạt cho đến việc dùng đồng tiền để mua bán ái tình, ít ai có thể ngờ rằng hắn có thể bỏ ra một cây vàng mười chỉ để mua một cô gái trong một tháng. Dẫu đã có người vợ rất xinh đẹp là Nọi, Đoác vẫn tìm cách dụ dỗ Thảnh – là người bạn thân của vợ mình, đồng thời cũng là người phụ nữ đã có chồng. Sau khi đã chiếm đoạt được Thảnh và khiến cô có bầu, Đoác còn nhẫn tâm đến mức tẩm thuốc độc vào thức ăn để giết Thảnh và đứa con trong bụng cô. Không chỉ độc ác với người ngoài mà ngay với cả vợ và con hắn, Đoát cũng không buông tha. Để có thể lấy Lanh, một cô gái bằng tuổi con gái hắn, Đoác cũng dùng thuốc độc để giết vợ và con. Sự dâm bôn đến mức bệnh hoạn của hắn được Vi Hồng lột tả một cách thẳng thừng qua chi tiết khi On chứng khiến một “pha tình ái” của vợ chồng Đoác - Lanh: “ Phòng ngủ của giám đốc Đoác và người vợ trẻ của hắn trang hoàng rực rỡ lộng lẫy. Phòng ngủ thắp đèn màu sắc rất thích hợp vừa gợi tình hư ảo như ở một thế giới thần tiên. Xung quanh là những bức tranh, bức ảnh, mới nguyên… đều là những tranh ảnh đàn bà khoả thân, những pha tình ái đủ các kiểu, những dạng thức biểu hiện của ái tình hiện đại nhất… Một bức hoạ to, choán gần hết một đầu tường ở đầu giường hai vợ chồng là một con sư tử. Hai vợ chồng vần vũ nhau trên giường với đệm chăn sang trọng mà On ít thấy. Thằng chồng y như con lợn đã qúa thời xuất chuồng đỏ hỏn nhầy nhầy, ánh lên


màu mỡ dưới ánh điện kỳ ảo. Con vợ thì trắng nòn nà, cặp má phấn son đã loang lổ vì Đoác hôn hít. Hai cơ thể không có một mảnh vải dính trên người đang vật lộn rúc rích, khúc khích với nhau. Hình như sự hú hí đã đủ độ, con vợ hất hàm về bức tranh sư tử. Thằng chồng nhổm dậy giật cái dây tòng teng thòng xuống mép bức tranh, lập tức bức tranh hất ngược lên hiện ra lồ lộ, màu sắc, tươi như máu đang chảy…Đó là hai vợ chồng đang làm trò ân ái, là Đoác và Lanh! On thấy buồn mửa cho cái thằng nào đó được lão thuê vẽ” [17. Tr 293-294]. Hình tượng nhân vật Đoác ít nhiều khiến chúng ta nhớ tới nhân vật Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng về bản chất xấu xa, bỉ ổi, dâm bôn.

Hay như nhân vật Ba trong Người trong ống cũng là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng. Là một kẻ có học, lại rất khôn khéo nham hiểm, Ba đã rất khéo léo che giấu không ít tội ác của mình trong biết bao nhiêu năm. Từ khi hắn còn là học sinh lớp sáu phổ thông đến khi hắn vào đại học, làm giảng viện, viện trưởng rồi trở thành hiệu phó… không mấy ai có thể biết hết tội ác của y cả. Ít ai có thể nghĩ rằng khi mới chỉ là một học sinh lớp sáu hắn đã biết dùng mánh khoé lấy lòng thầy cô giáo để có thể tiến thân, để được điểm cao. Những mánh khoé ấy từ sự khôn ngoan vặt vãnh không làm hại ai như đi lao động chăm chỉ, tích cực để được tuyên dương; giúp thầy hiệu trưởng cuốc vườn, làm cỏ, bỏ phân, vớt cái gầu đứt dây, biếu thầy hiệu trưởng giỏ cua to và thầy chủ nhiệm giỏ cua nhỏ vào những ngày hè nắng gắt, lại còn giúp thầy chủ nhiệm trồng ít rau đay, rau ngót, mùng tơi…vì thầy không quen trồng trọt… Đến những hành vi nham hiểm, mưu mô như ăn cắp tiền chữa bệnh của mẹ đem nộp cho nhà trường để được tuyên dương, ăn cắp ví của ông trưởng ty rồi trả lại để được tặng bằng khen và vào thẳng lớp tám. Dần dần Ba đã không từ thủ đoạn độc ác nào để đạt được mục đích, dẫu cho nó đã hại không biết bao người: hại đứa con chưa đầy một tuổi của thầy trưởng ty bị bệnh hiểm nghèo đến thối da thối thịt bằng thứ thuốc của người miền núi rồi ra tay cưú để thầy trưởng ty phải chịu ơn; đẩy con thầy hiệu trưởng xuống sông rồi nhày xuống cứu, châm lửa đốt nhà bếp của thầy rồi giả liều mình lao vào cứu. Vì sự ghen tuông ích kỉ Ba đã lợi dụng quyền hạn của mình, biến cái chân của anh bộ đội Hánh trở thành tật


nguyền, đi không đi được, đến chống nạng cũng phải lê từng bước chỉ sau một ca mổ. Không chỉ có thế, trước khi chuyển công tác, Ba còn nhẫn tâm kết luận Hánh bị bệnh hiểm nghèo HIV khiến cho anh phải sống lẩn tránh như một bóng ma trong một khu nhà bỏ hoang...Khi xây dựng những hình tượng nhân vật như thế, Vi Hồng không che giấu thái độ căm ghét sâu sắc của mình. Việc dựng lên những hình tượng như thế là một cách để nhà văn phê phán, vạch trần cái ác để mọi người nhận diện và đấu tranh loại trừ nó, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

2.2.4. Con người bản năng

Con người bản năng xuất hiện trong sáng tác của Vi Hồng tuy không nhiều nhưng cũng đã để lại một dấu ấn nhất định trong những sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết của văn xuôi dân tộc thiểu số. Thìm trong Tháng năm biết nói là một nhân vật bản năng điển hình. Thìm được sinh ra trong một dòng họ xấu xí, thất học dốt nát, chuyên trộm cắp và hắn cũng nối nghiệp ông cha hắn làm một kẻ thất học, trộm cắp. Thìm không hề xấu hổ với sự dốt nát của mình mà còn cùng với đám cháu hát nghêu ngao mấy câu hát nhảm nhí một cách rất khoái chá: “Dốt chữ dốt nghĩa bồ chặt thóc. Giỏi chữ giói nghĩa bồ rỗng tuếch”. Thìm sống một cách rất “hồn nhiên”, dường như chưa bao giờ hắn động não để suy nghĩ. Hắn có một ngoại hình xấu xí: “nước da đen bóng…nó càng đen bao nhiêu thì mắt răng nó càng trắng bấy nhiêu, lợi lưỡi môi càng đỏ bấy nhiêu…Nó trở thành kẻ để các bậc bố mẹ hù doạ con nít.” Và mặc dù chẳng được chăm sóc gì nhưng nó không ốm, càng lớn càng khoẻ mạnh. Hắn sống hoàn toàn tuân theo bản năng tự nhiên với mục đích sống là “ ăn ngon và tìm nỗi sung sướng ở nơi khác giống”. Để được ăn ngon, Thìm đi ăn cắp của hấu hết mọi nhà trong bản. Để có thể có được “nỗi sung sướng ở nơi khác giống” thằng Thìm đi vồ đàn bà: “nó vồ con gái hai ba lần gì đó, nhưng không được, nó khoẻ như vậy nhưng chẳng làm gì được trước sự tự vệ của những người con gái…Không vồ được con gái thì nó vồ những người đàn bà đã có vài con, có lần nó vồ được có lần không. Nhưng nó lại bị đánh roi đau, có những ông chồng, vợ bị thằng Thìm làm nhục đã đánh nó bằng gậy, nó nằm liệt giường mấy ngày. Nhưng nó vẫn chứng nào tật ấy. Nó thấy mình vồ con gái không được, vồ những bà có chồng thì có ngày chết.


Nó vồ những người đàn bà đã goá chồng, nó nghĩ những người đàn bà ấy sẽ không ai làm gì nó. Nó làm loạn cả mường những quãng đường vắng, những buổi đêm, đàn bà con gái một mình không dám đi nữa.” [23. Tr 116] Thậm chí khi bà già lão Châu đoàn đến nhà chửi hắn vì tội hắn ăn cắp gà thì thằng Thìm “bỗng ôm ghì lấy, hai cánh tay như hai thanh gỗ nghiến kẹp lấy bà như người ta kẹp những quả mận thả giấm chua. Hắn hiếp bằng được bà già.” Tính bản năng trong Thìm còn bộc lộ đến mức hắn còn “quan hệ với trâu cái”, và thấy rằng thực sự thích thú. Ngay cả sau này, khi nghiễm nhiên trở thành chồng của mụ Tẹo, hắn vẫn còn làm cái việc quái gở ấy. Bởi hắn thấy rằng: “ Làm trâu cũng thích lắm chứ, cái thích nó khác với ngủ với vợ thằng Hoàng, còn bà Châu đoàn thì tao thích lắm nhưng phải gặp dịp có khi hàng mấy tháng tao mới được ngủ với bà ta một lần”. Không chỉ có vậy, thằng Thìm thậm chí còn thấy ghen với cả con trâu đực khác. Cho nên hắn đã giết chết một con trâu đực vì sự ghen tuông ấy của mình. Thằng Thìm cùng không hề xấu hổ hay ngần ngại khi thừa nhân điều đó với mọi người. Rò ràng với những gì hắn đã thể hiện, Vi Hồng đã thực sự chứng minh với người đọc tính bản năng của Thìm, ở hắn phần “con” đã thực sự lấn át cái phần “người”. Có lẽ chính vì vậy thằng con trai của hắn với mụ Tẹo dường như không còn là con người nữa. Thằng Tren Trô con hắn chỉ có thể nói được hái tiếng “tren trô” là còn có vẻ giống tiếng người, dẫu cho hai tiếng ấy cũng chẳng hề có nghĩa, còn lại tất cả những gì mà nó có thể nói, thậm chí là nói một cách rành rẽ chính là tiếng kêu của những con gia súc, cầm thú. Nếu so sánh nhân vật Thìm của Vi Hồng với nhân vật Lìn của Triều Ân, cũng là một nhân vật bản năng, thì có thể thấy rằng kiểu nhân vật, con người bản năng trong tiểu thuyết của Vi Hồng để lại dấu ấn sâu đậm hơn rất nhiều.

Theo chúng tôi phần bản năng trong con người miền núi còn được Vi Hồng thể hiện ở một số nhân vật khác, tuy phần bản năng ấy không còn rò nét và đậm đặc như ở nhân vật Thìm. Như nàng Quỳnh The trong Đoạ đày khi bị lão tảo Pá Ngạn sai lão Ca Đai giết chết trong rừng, trước khi chết nàng còn đề nghị lão Ca Đai, một người bằng tuổi bố mình, cho mình biết “cái vị đời của con người”: “Ôi sao khi sắp chết cháu lại muốn sống đến thế. Bác là đàn ông là con trai. Bác hãy ôm lấy cháu

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí