ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THIỀU THỊ PHƯƠNG NGA
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VI HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 2
- Tiểu Thuyết Trong Sự Nghiệp Sáng Tác Của Vi Hồng.
- Văn Chương Phải Có Nhiệm Vụ Đề Cao, Khẳng Định Cái Thiện, Cái Đẹp, Đấu Tranh Loại Bỏ Cái Ác, Cái Xấu.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Thái nguyên năm 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THIỀU THỊ PHƯƠNG NGA
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VI HỒNG
Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học 1 : PGS. TS Đào Thuỷ Nguyên
Người hướng dẫn khoa học 2 :TS. Cao Thị Hảo
Thái nguyên năm 2011
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Bố cục của đề tài 6
CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT VI HỒNG TRONG DÒNG CHẢY CỦAVĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 7
1.1 Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 7
1.2 Vài nét về nhà văn Vi Hồng. 14
1.2.1 Quê hương, gia đình, bản thân 14
1.2.2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng 19
1.2.3 Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Vi Hồng 23
CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG 31
2.1 Hiện thực cuộc sống miền núi. 31
2.1.1. Những xung đột chủ yếu của xã hội miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng 31
2.1.2 Những phong tục tập quán của người miền núi Việt Bắc trong tiểu
thuyết của Vi Hồng. 48
2.1.3 Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng 58
2.2 Con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng 66
2.2.1 Con người với số phận bi kịch 66
2.2.2 Con người lí tưởng – con người tận thiện. 69
2.2.3 Con người xấu xa- con người tận ác 72
2.2.4. Con người bản năng 75
2.2.5 Con người tha hoá 77
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG 80
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện. 80
3.1.1 Cốt truyện 80
3.1.2 Yếu tố ngoài cốt truyện. 92
3.2. Nhân vật 96
3.2.1. Khắc hoạ nhân vật qua yếu tố ngoại hình. 97
3.2.2 Khắc hoạ nhân vật qua tính cách, nội tâm 101
3.2.3 Khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên. 107
3.3 Nghệ thuật ngôn từ 115
3.3.1 Hệ thống từ ngữ gắn với cuộc sống và con người miền núi. 115
3.3.2 Ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ 118
KẾT LUẬN 122
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
1. Lí do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, mảng văn học các dân tộc thiểu số tuy chiếm một tỉ lệ khiêm tốn nhưng lại có một vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo phong phú của nền văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu mảng văn học miền núi là một việc làm cần thiết khi dựng lại bức tranh toàn cảnh văn hoá, văn học Việt Nam, nhất là trong thời kì hiện đại.
1.2 Trong đội ngũ nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Vi Hồng là một cái tên được nhiều người biết đến. Tác phẩm của ông không chỉ được khẳng định ở trong nước mà giá trị của nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia (tác phẩm Vãi Đàng của Vi Hồng được dịch ra tiếng Nga in trong “Tuyển tập chọn lọc 6 nhà văn châu Á” được ấn hành tại Liên Xô cũ). Tính từ tác phẩm đầu tay năm 1959 đến lúc nhà văn qua đời năm 1997, Vi Hồng đã sáng tác được một số lượng tác phẩm không nhỏ, ở nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình, nghiên cứu văn học, kịch. Trong đó, thể loại để lại dấu ấn sâu đậm nhất và cũng thể hiện rò phong cách của Vi Hồng nhất là thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về thể loại tiểu thuyết trong sáng tác của Vi Hồng. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết của Vi Hồng là việc làm cần thiết có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. Công trình sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho cán bộ và sinh viên khoa Ngữ văn nói riêng và cho những người yêu thích văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
1.3. Là một sinh viên trưởng thành từ ngôi trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – nơi nhà văn Vi Hồng công tác suốt một thời gian dài, việc thực hiện đề tài này đối với chúng tôi còn là sự tri ân của thế hệ học trò đối với một người thầy, một nhà văn tiêu biểu của quê hương mình.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1980, cuốn tiểu thuyết đầu tay - Đất Bằng của Vi Hồng được ấn hành. Đây là một cái mốc quan trọng đánh dấu và khẳng định sự nghiệp văn chương của Vi Hồng. Đọc bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay này, nhà văn Nguyên Ngọc đã có nhận xét : “Tôi thấy cách viết của anh rất khác đối với cách viết của ta - hay ít ra là của tôi - vẫn thường quen thuộc…Cách viết, bao gồm cách hình dung về nhân vật,
xây dựng nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn tình tiết, tập trung chú ý tình tiết này hơn tình tiết kia… cho đến kết cấu, bố cục tả người, tả cảnh, tả tình, đặt câu chọn từ…” [Báo Nhân dân ngày 19/4/1980]. Có thể coi đây là ý kiến đáng chú ý đầu tiên của một nhà văn có uy tín đánh giá về văn chương Vi Hồng. Từ những nhận xét bước đầu của Nguyên Ngọc đến nay đã có một số bài viết về tiểu thuyết của Vi Hồng được đăng tải trên báo chí, kỉ yếu hội nghị khoa học và một số luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học đáng chú ý như:
1. Hoàng Văn Huyên (2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng.
Luận văn thạc sĩ.
2. Ma Thị Ngọc Bích (2004), Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn thạc sĩ.
3. Phạm Mạnh Hùng (2006), Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tác phẩm Vi Hồng, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 4.
4. Phạm Mạnh Hùng, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng, tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2.
5. Ngô Thu Thuỷ (2006), Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
6. Lâm Tiến (2006), Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng, tạp chí Non nước Cao Bằng số 3.
7. Phạm Mạnh Hùng (2006), Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng, đề tài nghiên cứu KH cấp bộ.
8. Vũ Tú Anh (2006), Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
9. Nguyễn Long (2006), Người trong ống của Vi Hồng, kỉ yếu HTKH khoa Ngữ văn trường ĐHSPTN.
10. Dương Thị Xuân (2007), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, luận văn thạc sĩ.
11. Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng, luận văn tốt nghiệp đại học.
12. Phạm Duy Nghĩa (2009), Đặc điểm văn xuôi Vi Hồng, tạp chí Hội Nhà văn Việt Nam.
................
Những công trình nghiên cứu về nhà văn Vi Hồng kể trên đã chú ý và phát hiện được một số phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn.
Về nội dung:
Phương diện được nhiều tác giả chú ý nghiên cứu nhất chính là hình ảnh con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Tuy nhiên các tác giả mới chủ yếu nghiên cứu phương diện này trong sự chi phối của tính dân tộc đến tính cách nhân vật. Tác giả Hoàng Văn Huyên trong Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng đã chỉ ra 3 đặc điểm cơ bản của con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng là: con người giàu sức sống, con người bộc trực thật thà và con người giàu khát vọng tình yêu, chung thuỷ. Phạm Mạnh Hùng trong công trình Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng lại sử dụng tiêu chí thành phần trong xã hội để phân chia hình ảnh con người trong tiểu thuyết của Vi Hồng thành 2 loại: người trí thức và người lao động. PGS Phạm Mạnh Hùng khi nghiên cứu về hình ảnh con người trí thức cũng đã chạm đến vấn đề đạo đức, lối sống của người cán bộ vùng cao trong giai đoạn cách mạng mới. Qua đó tác giả nhận định: “Sáng tạo nhân vật trí thức với sự đan xen giữa những con người thánh thiện và những kẻ xấu xa bẩn thỉu, Vi Hồng thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những người trí thức có tài năng, nhân cách và sự căm phẫn, lên án những kẻ bất tài, bất nhân, bất nghĩa.” [32. Tr 52] Tuy nhiên sự nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng còn chưa thật sâu sắc và khái quát bởi vấn đề này chỉ được ông đặt ra trong phạm vi rất hẹp (chủ yếu trong tác phẩm Người trong ống và trong khuôn khổ hơn 1 trang của công trình nghiên cứu mà thôi). Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ nghiên cứu hình ảnh con người ở diện khái quát, toàn diện hơn, đặt hình ảnh con người trong tiểu thuyết của Vi Hồng trong thế đối sánh với hình ảnh con người trong tác phẩm của những nhà văn miền núi khác để chỉ ra nét riêng có, độc đáo của Vi Hồng mà không chỉ bó hẹp cái nhìn con người trong phạm vi tính dân tộc hay thành phần xã hội.
Phương diện phong tục, tập quán và hình ảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng mới chỉ được nghiên cứu rải rác trong một vài công trình và bài viết chứ chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Và nhất là các tác giả mới chỉ ra được đóng góp chứ chưa đề cập đến những hạn chế của các phương diện này trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Đó sẽ là phần mới và cũng là đóng góp chúng tôi trong công trình nghiên cứu này.
Về nghệ thuật:
Hai phương diện được các tác giả đi trước chú ý nghiên cứu là ngôn ngữ và nghê thuật xây dựng nhân vật.
Về phương diện ngôn ngữ: Các tác giả (nhất là tác giả Nguyễn Thu Hương trong khóa luận tốt nghiệp đại học Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vi Hồng) đã nghiên cứu các phương thức tu từ và nghiên cứu trên 2 cấp độ của ngôn ngữ trong tác phẩm là từ ngữ và lời văn. Từ đó chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Có thể nói đây là phương diện nghệ thuật được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc nhất trong tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng. Chính vì vậy trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ dành một dung lượng nhỏ viết về phương diện này trên cơ sở kế thừa và cố gắng phát hiện thêm một vài yếu tố mới khi đặt Vi Hồng trong thế đối sánh với ngôn ngữ tiểu thuyết của Triều Ân và Cao Duy Sơn để làm rò thêm đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết của Vi Hồng.
Phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng đã được Phạm Mạnh Hùng chú ý đến. Tuy nhiên tác giả chỉ nhấn mạnh tới những tới những thành công của Vi Hồng ở nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình và ngôn ngữ mà chưa khai thác những mặt hạn chế (dù không nhiều) về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Các phương diện được tác giả công trình nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và khá sơ sài (nghiên cứu phương diện miêu tả ngoại hình, tác giả chỉ dừng lại ở chưa đầy một trang viết). Trong công trình của mình, chúng tôi không chỉ đi sâu nghiên cứu các phương diện ngoại hình, nội tâm mà còn phát hiện ra một đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của Vi Hồng là miêu tả, khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên. Đồng thời, bên cạnh việc khẳng định những nét độc đáo, đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn xuôi miền núi nói chung và của thể loại tiểu thuyết nói riêng, chúng tôi cũng chỉ rò những hạn chế trong cách xây dựng nhân vật của Vi Hồng.
Nhà nghiên cứu Lâm Tiến đã chỉ ra một số nét riêng trong cách viết tiểu thuyết của Vi Hồng ở các phương diện: nhân vật, kết cấu...[50]. Nhưng nhìn chung đó mới chỉ là những nhận xét khái quát, chung chung mà chưa được phân tích làm rò.