Tiểu Thuyết Trong Sự Nghiệp Sáng Tác Của Vi Hồng.


Nhận diện về văn học thiểu số Việt Nam hiện – đương đại, có thể chỉ ra ba đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất về khu vực sáng tác, chúng ta thấy rằng văn học thiểu số bắt đầu ở miền núi phía Bắc và ngày càng có sự mở rộng đội ngũ sáng tác ở các khu vực phía Nam (Tây Nguyên với các tác phẩm của Hlinh Niê, Kim Nhất và miền Trung với các tác phẩm của La Quán Miên, Kha Thị Thường) với sự tham gia sáng tác của rất nhiều dân tộc thiểu số như dân tộc Hoa, dân tộc Chăm, dân tộc Nùng, dân tộc Thái…Tuy nhiên, có thể nhận định rằng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam phát triển nhất ở miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở vùng Việt Bắc – Cao Bằng với sự xuất hiện của những nhà văn có vai trò tiên phong, mở đường như Nông Minh Châu, Vi Hồng và cả những tên tuổi đỉnh cao như Cao Duy Sơn.

Thứ hai về đề tài, chủ đề thì ngày càng có sự mở rộng. Các nhà văn ngày càng đi sâu khám phá những vấn đề phức tạp của đời sống miền núi nhất là khai thác vấn đề số phận cá nhân. Chính vì vậy, chất tiểu thuyết cũng như tinh thần nhân văn, nhân bản ngày càng trở nên đậm nét trong các sáng tác của văn học thiểu số.

Thứ ba, chất lượng nghệ thuật ngày càng được nâng cao với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tác phẩm có dấu hiệu mới trong cách nhìn và cách tư duy nghệ thuật, với cái nhìn sâu vào mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, chú ý soi chiếu nhân vật ở góc độ đời tư, tính cách nhân vật khá rò nét và dần có xu hướng đa diện phức tạp. Ngôn ngữ cũng ngày càng đậm chất văn xuôi, tiểu thuyết.

Qua việc tìm hiểu khái quát diện mạo văn xuôi dân tộc thiểu số hiện đại, chúng ta nhận thấy rằng văn xuôi dân tộc thiểu số dẫu còn tồn tại một số hạn chế về cả nội dung và hình thức nhưng cũng không thể phủ nhận rằng bộ phận văn học này đang trên đà phát triển và ngày càng đạt đến trình độ hiện đại. Văn xuôi các dân tộc thiểu số đã thực sự khẳng định được vị trí của mình và góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện mạo phong phú của nền văn học Việt Nam trong thời kì hiện đại.

Trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, nhất là ở thể loại tiểu thuyết, Nông Minh Châu, Vi Hồng và Cao Duy Sơn là ba cái tên giữ vai trò


quan trọng. Nếu như Nông Minh Châu là người mở đường, người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho tiểu thuyết các dân tộc thiểu số với Muối lên rừng thì Vi Hồng là người có công đầu trong việc khẳng định giá trị, vị trí của thể loại này với gần hơn mười cuốn tiểu thuyết, và Cao Duy Sơn chính là cây bút đã đưa tiểu thuyết dân tộc thiểu số hội nhập cùng xu thế hiện đại của nền văn học nước nhà.

1.2 Vài nét về nhà văn Vi Hồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.2.1 Quê hương, gia đình, bản thân

Vi Hồng (tên đầy đủ là Vi Văn Hồng) sinh ngày 13/7/1936 tại bản Phai Thin xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng trong một gia đình nông dân nghèo, dân tộc Tày.

Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng - 3

Quê hương Cao Bằng của Vi Hồng là miền đất địa đầu Tổ quốc, có từ thời kỳ Thục Phán An Dương Vương thế kỉ II trước công nguyên. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Cao Bằng đã có một bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá rất đáng tự hào và trân trọng. Cao Bằng là một vùng văn hoá đa dạng, phong phú bởi sự giao hoà văn hoá của nhiều dân tộc anh em. Các dân tộc tiêu biểu ở Cao Bằng bao gồm Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Mông và dân tộc Hoa. Trong đó dân tộc Tày chiếm ưu thế (khoảng 42%). Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hoá truyền thống độc đáo của riêng mình. Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong làn điệu lượn, hát then, lượn slương, lượn cọi, lượn ngạn, múa slông, múa chẩu, cây đàn tính, phướng lị. Những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất Cao Bằng, đặc biệt là những nét văn hoá của dân tộc Tày dường như đã ăn sâu vào máu thịt của Vi Hồng, được nhà văn say mê từ ngày còn thơ bé. Nó vừa là động lực, vừa là ngọn nguồn cảm hứng trong những sáng tác của Vi Hồng, góp phần làm nên tính dân tộc và một phong cách rất riêng trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn, nhất là trong thể loại tiểu thuyết.

Cao Bằng cũng là vùng đất của những sản vật nổi tiếng như hạt dẻ Trùng khánh vừa to vừa bùi, lê Đông Khê với vị ngọt thanh mát... và đặc biệt là món bánh trứng kiến rất độc đáo. Đây cũng là vùng đất của những thảo dược quý như chè


đắng, chè dây và mật ong thơm ngon thơm hương vị hoa rừng và đặc biệt rất giàu chất dinh dưỡng. Những món ăn, những sản vật của vùng đất quê hương ấy sau này đã xuất hiện không ít trong những trang văn của Vi Hồng và làm nên một nét cuốn hút rất riêng cho sáng tác của nhà văn. Rò ràng, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của quê hương đến những sáng tác của Vi Hồng. Điều này chỉ có thể được lí giải bằng tình yêu sâu đậm của nhà văn với quê hương, với dân tộc mình chứ không phải chỉ dựa vào hoàn cảnh sống giữa một vùng đất giàu truyền thống văn hoá.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, thế nhưng Vi Hồng lại là người rất hiếu học. Con đường học tập của Vi Hồng là một con đường đầy chông gai gian khổ. Có thể nói ông là một tấm gương về sự tự nỗ lực học tập vươn lên. Năm lên bảy tuổi Vi Hồng đã học chữ Hán và chữ Quốc ngữ từ những người thân trong gia đình, đặc biệt là học cùng với người bác cả giỏi cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Thương đứa cháu sớm mồ côi mẹ lại thông minh, hiếu học, người bác cả đã dành cho Vi Hồng nhiều sự quan tâm, chăm sóc. Sau này, việc học hành của ông hầu hết đều được người bác cả lo liệu, giúp đỡ. Do hoàn cảnh gia đình,Vi Hồng phải tự học đến năm 14 tuổi mới được thi vào lớp 3 của trường tiểu học và đến khi hoà bình lập lại, Vi Hồng cùng một số rất ít học sinh Cao Bằng vượt con đường hơn 200 cây số đầy “gian nan, vất vả và cả nguy hiểm” xuống Thái Nguyên học tại trường phổ thông cấp III Lương Ngọc Quyến. Hành trình trên con đường về với “Mẹ chữ Lương Ngọc Quyến” được nhà văn tái hiện một cách chân thực và xúc động qua truyện ký Đường về với Mẹ chữ sáng tác năm 1994.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Vi Hồng vào học Trường Đại học Sư phạm. Năm 1960 ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lên công tác tại Ty giáo dục Hà Giang (bây giờ là sở giáo dục Hà Giang). Sau đó Vi Hồng lại trở về làm cán bộ giảng dạy khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tháng 10/ 1966, trường Đại Học Sư phạm Việt Bắc được thành lập, Vi Hồng lên Thái Nguyên và trở thành một trong những giáo viên đầu tiên của khoa Ngữ văn- trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là trường Đại học Sư phạm Thái


Nguyên). Từ năm 1966 đến khi nhà văn qua đời (1997), Vi Hồng là cán bộ giảng dạy và là chủ nhiệm bộ môn Văn học dân gian của khoa Ngữ Văn.

Nhìn vào những gì Vi Hồng đã đạt được, là giảng viên một trường đại học, là chủ nhiệm một bộ môn, lại là một trong số không nhiều nhà văn dân tộc thiểu số đương thời có tên tuổi, không ít người cho rằng ông là một người may mắn. Thế nhưng rất ít người biết rằng cuộc đời riêng của cố nhà văn phải chịu không ít bất hạnh, khổ đau. Và những gì mà ông đạt được thực sự là những thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực không mệt mỏi của nhà văn cho đến tận những năm tháng cuối của cuộc đời. Ngay từ ngày thơ bé, Vi Hồng đã sớm phải gánh chịu nỗi đau tinh thần lớn lao, mẹ ông mất khi ông chỉ mới 7, 8 tuổi. Cha ông sau này lấy 3 người vợ nhưng không có người vợ nào chăm sóc cho gia đình cả. Hai người em của ông cũng lần lượt qua đời khi còn rất nhỏ. Trở thành người con trai độc nhất, nên năm mười hai tuổi Vi Hồng đã bị người cha và họ hàng bắt phải lấy vợ để có người trông nom việc nhà và sớm có con nối dòi tông đường. Từ đây một nỗi bất hạnh mới lại đè xuống cuộc đời ông và sẽ bám theo, ám ảnh ông suốt cuộc đời. Khi đi xem mặt, người vợ mà ông sẽ cưới chừng mười lăm tuổi, “đẹp như tiên sa”. Thế nhưng đó chỉ là sự lừa đảo. Người vợ thật mà Vi Hồng phải lấy lại là một người đàn bà hơn ông đến tám tuổi, xấu xí, dốt nát, học chữ quốc ngữ mười năm mà không hề biết đọc, biết viết. Đó là một sự thật “khắc nghiệt như đá”. Đến khi trưởng thành, chàng trai Vi Hồng hiểu được thế nào là tình yêu, là hạnh phúc lứa đôi thì sự thật kia lại càng trở nên nghiệt ngã. Với ông nhìn vào cuộc sống gia đình là cả “một bầu trời buồn thảm, một biển cả khổ đau và một dòng sông nước mắt”. Có lẽ Vi Hồng chỉ thực sự biết đến niềm hạnh phúc của mái ấm gia đình khi ông đến với người vợ thứ hai, một người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu kém ông gần 20 tuổi, người đã yêu đã gắn bó và sẵn sàng nâng đỡ tâm hồn cho ông từ chính sự đồng cảm sâu sắc. Người phụ nữ dịu dàng, giàu đức hi sinh ấy đã tự nguyện gánh trên đôi vai gày gò nhỏ bé cả một gánh nặng gia đình với cơm áo gạo tiền và người chồng- thầy giáo văn sĩ ốm yếu. Bà đã thực sự trở thành chỗ dựa cho Vi Hồng trong cuộc sống, nhất là trong mười năm cuối của cuộc đời khi mà nhà văn bị căn bệnh hiểm nghèo tâm phế mãn hành hạ khiến mọi sinh


hoạt cá nhân đều phải dựa vào bà. Những năm tháng ấy bà còn sẵn sàng nghỉ việc ở nhà (bà là một giáo viên dạy Địa) để chăm sóc chồng và trở thành người “thư kí đắc lực”, hàng ngày cần mẫn gò máy chữ giúp nhà văn ghi lại những sáng tác của mình. Nếu như không có bà, chắc chắn chúng ta sẽ không có cơ hội tiếp cận với rất nhiều sáng tác của Vi Hồng, nhất là ở mảng tiểu thuyết. Có lẽ với người vợ thứ hai của mình, Vi Hồng sẽ là người hơn ai hết thấm thía câu nói rất nổi tiếng rằng: đằng sau sự thành công của mỗi người đàn ông đều có bóng dáng của một người phụ nữ. Đối với riêng ông, bà thực sự trở thành chiếc cầu “nối hai bến bờ của tâm hồn và sáng tạo” (Vi Hồng), là động lực, là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo, người mà cho đến những năm tháng cuối đời ông vẫn trân trọng gọi là “đuông thang”, là bông hoa út của đời ông.

Không chỉ có những mất mát về tinh thần, Vi Hồng còn chịu không ít khó khăn về vật chất. Sau này, dù đã trở thành giảng viên đại học, lại là một nhà nghiên cứu, một nhà văn, xong Vi Hồng vẫn phải sống rất chật vật. Vợ cố nhà văn kể lại: “Lương của thầy chỉ đủ sống một cách tằn tiện trong nửa tháng, còn lại thầy phải cố viết để kiếm thêm thu nhập. Những lúc trong nhà không còn tiền để mua thức ăn thì thầy đi đánh cá. Thời bao cấp, dù cuộc sống khó khăn nhưng mặc cho người khác tranh giành, thầy không bao giờ màng tới, đợi đến lúc cuối cùng, còn cái gì thì thầy nhận cái đấy. Nhiều lúc, có người thương còn phải đấu tranh để lấy phần cho thầy”. Mặc dù gặp không ít những khó khăn, bất hạnh nhưng cái đáng trân trọng của Vi Hồng là những khổ đau, những bất hạnh trong cuộc đời riêng lại được nhà văn biến thành động lực để sống và nhất là để sáng tác. Nhà văn tâm sự: “Với riêng tôi thì nỗi buồn là động lực chính thôi thúc tôi sáng tác - lúc đầu cũng coi như đó là một việc làm mình có thể say mê, để có thể quên đi bầu trời buồn thảm trên đầu, có thể ẩn náu mỗi khi nỗi khổ trào dâng. Tuy tôi chưa viết được bao nhiêu nhưng văn chương bao giờ cũng là một chiếc phao trong những năm tháng tôi ngoi ngóp giữa biển cả khổ đau của riêng mình.” Chính nghị lực và nhất là cái cách mà nhà văn dùng để vượt qua nỗi đau đã làm nên một nét đẹp trong nhân cách của nhà văn miền núi Vi Hng.

Vi Hồng là một người luôn hết lòng tận tuỵ với công việc. Dẫu ở cương vị nào, là một người thầy, một nhà văn hay một nhà nghiên cứu văn học dân gian, ông


cũng luôn dồn hết tâm sức của mình vào đấy. Với cương vị của một giảng viên đại học, Vi Hồng đã làm tốt chức trách của một người thầy tận tuỵ, yêu nghề, hết lòng vì học sinh, dẫu cho cuộc sống riêng của cố nhà văn không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi. Có lẽ cũng vì vậy mà người thầy Vi Hồng đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng các thế hệ sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Việt Bắc những năm 1966- 1997. Trong kí ức của họ sẽ còn lư giữ mãi hình ảnh một người thầy “có dáng đi đạo mạo khác người: lưng thẳng, đầu hơi nghiêng, tay cắp cặp da, bút máy giắt ngực” và “cho đến hàng chục năm sau này khi ra trường công tác, học trò vẫn nhớ nhất là những bài giảng về Foklre của thầy Vi Hồng” (nhà thơ Dương Thuấn). Với cương vị là một nhà văn, Vi Hồng luôn miệt mài sáng tác, như một người nông dân cần mẫn trên thửa ruộng của mình. Cho đến nay chưa có một nhà văn miền núi nào có thể vượt Vi Hồng về số lượng những đầu sách đã xuất bản.

Là người con của dân tộc Tày, người con của núi rừng Việt Bắc, Vi Hồng đặc biệt say mê và có ý thức tìm hiểu những di sản văn hoá, văn học của quê hương mình. Ngay từ những ngày còn thơ bé, khi mới năm tuổi, cậu bé Vi Hồng đã bộc lộ thiên hướng, niềm say mê đặc biệt này. Vi Hồng theo ông nội lên núi chăn trâu chỉ với mục đích là được nghe kể chuyện cổ, vì ban đêm ông nội kể thì cậu hay ngủ khì. Chiều chiều, trong khi trâu bò mải mê gặm cỏ, mặc cho các bạn bè cùng trang lứa khác chơi đủ trò, hò hét trên các sườn núi thì Vi Hồng lại trở thành thính giả tí hon duy nhất cùng với ông nội ngồi nghe các già bản, già mường kể chuyện “đời già, đời cũ kĩ” dưới gốc cây xoà ô lưng núi. Đến năm lên 10, 11 tuổi, cậu bé Vi Hồng lại say sưa học các điệu lượn với bà nội và bà bá cả. Bà nội và bá cả của Vi Hồng có cả một kho tàng dân ca Tày.

Vi Hồng còn được bà nội dạy hát then- một thể loại dân ca Tày đặc sắc. Đặc biệt người bá cả của Vi Hồng còn là người chuyên làm then, làm bụt. Cho nên đối với hoạt động văn hoá tâm linh này của dân tộc mình, Vi Hồng đặc biệt hiểu rất rò và trong các trang tiểu thuyết của mình sau này, không ít lần nhà văn đã được dịp tái hiện lại một cách sinh động...Năm 13, 14 tuổi, ông đã đọc và học được rất nhiều truyện thơ của dân tộc mình như Nam Kim- Thị Đan, Lương Quân – Bjoóc lạ, Kim Quế, Tần Chu... Tình yêu đối với di sản văn hoá, văn học quê hương của cậu bé


Hồng cứ lớn dần theo năm tháng và trở thành một phần máu thịt, con người của nhà văn, trở thành nguồn nuôi dưỡng không bao giờ cạn trong sự nghiệp sáng tác của ông. Dẫu cho sau này, vì điều kiện công tác, Vi Hồng ít có dịp trở về quê hương nhưng ông vẫn luôn hướng về vùng đất Cao Bằng và những di sản văn hoá của quê hương vẫn luôn sống trong kí ức, trong những trang văn của ông như là một cách giúp ông nguôi đi nỗi nhớ và cũng như là để nhà văn “trả nợ” cho những gì đã nuôi dưỡng tâm hồn ông từ thuở còn bé thơ.

Qua tìm hiểu về cuộc đời của nhà văn Vi Hồng, ta có thể thấy rằng quê hương, gia đình là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp sáng tác của ông. Thế nhưng cái làm nên con người Vi Hồng với một nhân cách đáng trân trọng, làm nên một phong cách rất riêng của một nhà văn miền núi lại chính là yếu tố tự thân, là nghị lực và sự cố gắng không mệt mỏi của chính nhà văn trong suốt cuộc đời mình.

1.2.2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng.

1.2.2.1 Khái niệm tiểu thuyết.

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.” [42. Tr 387]

1.2.2.2 Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng.

Có thể nói Vi Hồng bắt đầu sáng tác từ rất sớm, dẫu không phải là sáng tác một cách chuyên nghiệp. Năm 13 tuổi Vi Hồng đã tập làm thơ và thường làm thơ tình yêu 7 chữ (phong slư) bằng tiếng Tày hộ cho những đàn anh đàn chị đến nhờ. Dù hầu hết những bài thơ ông làm đều không được đăng tải trên báo hay tạp chí nào, có chăng chỉ là trên tờ báo tường của học sinh nhưng Vi Hồng vẫn dồn hết tâm huyết của mình vào từng bài thơ. Có những đêm nằm, ông nghĩ ra những câu hay, ý hay rồi vùng dậy thắp đèn lên ghi lại.


Lớn hơn chút nữa, đến những năm đầu của thập kỉ năm mươi thế kỉ XX, Vi Hồng đã sáng tác một vài vở kịch thơ để đấu tranh với những hiện tượng xấu trong xã hội như thói ích kỉ lười biếng trong lao động, thói hách dịch quan liêu của cán bộ. Đó là hai vở kịch: Tha vằn toóng táng (Mặt trời đâm cửa sổ) năm 1951 và Lục slao thua khao (Con gái đầu bạc) năm 1952.

Mặc dù rất tâm huyết với thơ và kịch song với cả hai thể loại này Vi Hồng đều không đạt được kết quả mong muốn, chỉ đến khi chuyển sang thể loại truyện ngắn ông mới đạt được những thành công nhất định. Cái mốc đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng là truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh Phja Hoàng (1959). Tác phẩm này được tặng Giải nhì của Tổng Hội sinh viên Việt Nam. Sau tác phẩm này, Vi Hồng tiếp tục sáng tác thêm một vài tập truyện ngắn, truyện vừa và cả truyện dài. Trong thể loại này nhà văn còn đặc biệt dành nhiều ưu ái cho các em nhỏ, không ít những tác phẩm được nhà văn viết riêng cho thiếu nhi.

Vi Hồng còn viết nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá, văn học dân gian của dân tộc Việt Bắc, và hàng chục bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí trung ương và địa phương. Tiêu biểu là các công trình: Khảm hải; sli lượn- dân ca trữ tình Tày Nùng; Thầm thì dân ca nghi lễ. Đặc biệt, công trình sli lượn- dân ca trữ tình Tày Nùng do NXB Văn Hoá phát hành năm 1979 được coi là công trình nghiên cứu thơ ca Tày Nùng có giá trị nhất từ xưa đến nay. Những công trình nghiên cứu khoa học của Vi Hồng đã phản ánh khá rò tài năng, tâm huyết của tác giả đối với di sản văn hoá, văn học dân gian của dân tộc.

Có thể thấy, Vi Hồng đến với văn chương từ rất sớm và bản thân nhà văn cũng đã thử qua không ít thể loại, từ thơ, kịch đến truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài và cả nghiên cứu phê bình, tiểu luận. Bản thân Vi Hồng cũng đã bước đầu khẳng định được tên tuổi của mình với thể loại tryuện ngắn. Thế nhưng Vi Hồng chỉ thực sự phát huy được hết tiềm năng, cá tính của mình, chỉ thực sự được chú ý và chiếm được cảm tình của độc giả khi ông đến với thể loại tiểu thuyết. Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất bằng (1980), Vi Hồng đã tự khẳng định được mình với một phong cách rất riêng, độc đáo. Vi Hồng đến với tiểu thuyết muộn nhất trong các thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022