Chương 4 BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi đã phỏng vấn được 6701 trẻ 13-14 tuổi đang học lớp 7-8 của 2 quận Thanh Xuân và Long Biên Hà Nội, trong đó có 3118 trẻ là học sinh quận Thanh Xuân và 3583 trẻ là học sinh quận Long Biên, tỉ lệ nam/ nữ là 1,1/1.
4.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản
Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen ở quận Thanh Xuân là 4,3% và quận Long Biên là 3,5%, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ được chẩn đoán hen ở trẻ em giữa 2 quận (p>0,05). Tỉ lệ đã được chẩn đoán mắc hen ở trẻ 13-14 tuổi của các nghiên cứu khác ở Việt Nam cùng phương pháp điều tra theo ISAAC như sau:
Thành phố Cần Thơ năm 2007 tỉ lệ 1,4% Huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2010 tỉ lệ 2,6% Quận Long Biên, Hà Nội năm 2012 tỉ lệ 3,5% Quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2012 tỉ lệ 4,3%
Như vậy có sự khác biệt về tỉ lệ được chẩn đoán hen ở trẻ em giữa các địa phương của nước ta. Theo kết quả điều tra tỉ lệ mắc hen ở người trưởng thành vào năm 2010 các tác giả cũng có nhận xét, ở nước ta tỉ lệ mắc hen không giống nhau giữa các vùng, nơi có tỉ lệ mắc cao nhất là Nghệ An và thấp nhất là Bình Dương [9]. Tuy nhiên tỉ lệ được chẩn đoán hen ở trẻ của 2 quận mà chúng tôi tiến hành điều tra lại không có sự khác biệt mặc dù chúng tôi chọn 2 quận vào nghiên cứu vì có sự khác nhau về vị trí địa lí và mức độ đô thị hóa.Chúng tôi cho rằng ngoài ảnh hưởng của yếu tố địa lý có thể tỉ lệ được chẩn đoán hen ở trẻ tại 2 quận trong nghiên cứu của chúng tôi còn chịu tác động của những yếu tố khác.
Không có sự khác biệt về tỉ lệ được chẩn đoán hen giữa hai nhóm tuổi 13 và 14 tuổi nhưng nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ mắc hen ở nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với nhận xét của rất nhiều tác giả, tỉ lệ mắc hen bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính, nam mắc bệnh cao hơn nữ [60]. So sánh giữa 2 quận Thanh Xuân và Long Biên, chúng tôi thấy trẻ được chẩn hen của hai quận có sự tương đồng nhau về các đặc điểm tuổi và giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Tỉ Lệ % Trẻ Khò Khè Nặng Được Chẩn Đoán Hen
- Hiệu Quả Của Can Thiệp Bằng Giáo Dục Sức Khỏe
- Ảnh Hưởng Của Giáo Dục Sức Khỏe Đến Tỉ Lệ % Trẻ Đạt Kiểm Soát Hen Tốt
- Đặc Điểm Của Các Trẻ Bị Hen Trước Can Thiệp
- Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 13
- Hiệu Quả Đối Với Chất Lượng Cuộc Sống Của Trẻ
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Đối chiếu với kết quả điều tra của ISAAC giai đoạn 1994-1995 tỉ lệ được chẩn đoán hen ở nhóm 13-14 tuổi trên toàn thế giới dao động từ 1,6%- 28,2% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ 13-14 tuổi của hai quận ở Hà Nội có tỉ lệ được chẩn đoán hen ở mức thấp.
Tìm hiểu về triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen là khò khè theo nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ trẻ từng bị khò khè ở quận Thanh Xuân là 15,3% và ở quận Long Biên là 16%, không có sự khác biệt giữa hai quận với p>0,05. Nghiên cứu thực hiện ở huyện Thanh Trì Hà Nội năm 2010 tỉ lệ trẻ từng bị khò khè là 29,5% [7], cũng áp dụng phương pháp điều tra của ISAAC nhưng ở nhóm trẻ 6-11 tuổi của Hà Nội theo tác giả Nga NN tỉ lệ này là 24,9% [88].
Sự xuất hiện triệu chứng khò khè và khò khè nặng chứng tỏ đang có biểu hiện tình trạng tăng đáp ứng đường thở ở người bệnh. Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì 8,0% trẻ ở quận Thanh Xuân đang có biểu hiện khò khè trong vòng 12 tháng qua, tỉ lệ này thấp hơn so với quận Long Biên (10,3%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05, ở Thành phố Cần Thơ, qua nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải có 5% trẻ 13-14 tuổi đang khò khè [8], biểu hiện có triệu chứng giống hen ở trẻ 5-15 tuổi tại Thành Phố Đà Lạt là 3,4% theo ghi nhận của Sỹ DQ [108]. Như vậy có sự khác nhau về tỉ lệ đang khò khè ở trẻ giữa các vùng ở nước ta.
Theo tiêu chuẩn của ISAAC, trẻ có biểu hiện khò khè nặng nếu có khò khè trong 12 tháng qua từ 4 lần trở lên hoặc phải thức dậy vào ban đêm ≥ 1 lần/tuần hoặc nói ngắt quãng từng từ một [67]. Biểu hiện khò khè nặng của trẻ ở quận Thanh Xuân và Long Biên tương đương nhau (lần lượt là 3,8% và 3,9%), nghiên cứu ở huyện Thanh Trì, Hà Nội tỉ lệ này là 6,0% [7]. Trên thế giới tỉ lệ khò khè nặng ở trẻ em giữa các vùng cũng khác nhau: ở Pune, Ấn Độ tỉ lệ rất thấp chỉ 0,1% trong khi Costa Rica rất cao tới 16% [77], theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ khò khè nặng ở trẻ của 2 quận nghiên cứu ở mức thấp.
Trẻ có khò khè liên quan đến gắng sức nếu biểu hiện khò khè xuất hiện trong hoặc sau khi tập thể dục, tỉ lệ này ở quận Thanh Xuân là 3,6% cao hơn so với quận Long Biên (3,3%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chúng tôi cho rằng khò khè liên quan đến gắng sức là một dấu hiệu quan trọng ở trẻ bị hen lứa tuổi học đường. Nhiều trường hợp biểu hiện khò khè liên quan đến gắng sức là lí do khiến trẻ lứa tuổi này đi khám bệnh và được phát hiện mắc hen.
Không có sự khác biệt giữa trẻ nam và nữ về các biểu hiện từng bị khò khè, đang khò khè, khò khè nặng và khò khè liên quan đến gắng sức trong nghiên cứu của chúng tôi.
Khò khè tái phát nhiều lần trong năm là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh hen mặc dù vậy, theo một số chuyên gia thì ở nhiều người bệnh lại không có biểu hiện này mà triệu chứng ho là triệu chứng duy nhất [60] [95]. Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì 8,4% trẻ quận Thanh Xuân có biểu hiện ho khan vào ban đêm, cao hơn so với quận Long Biên (6,3%), nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ có 2,4% trẻ ho khan vào ban đêm [8]. Ho không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh hen nên những trường hợp này thường sẽ không được chẩn đoán mắc hen và có thể không có mặt trong các nghiên
cứu điều tra dịch tễ học nếu chỉ áp dụng phương pháp phỏng vấn để xác định ca bệnh [95].
Gần đây các chuyên gia dịch tễ học trên thế giới đều nhất trí rằng khò khè trong 12 tháng qua được xem là một tiêu chí quan trọng trong các nghiên cứu dịch tễ học về bệnh hen ở cả trẻ em và người lớn [95] do vậy hầu hết tất cả các nghiên cứu dịch tễ học đều đã áp dụng phương pháp phỏng vấn về dấu hiệu này để xác định người bệnh có biểu hiện triệu chứng của bệnh hen. Kết quả thu được từ các nghiên cứu về bệnh hen của cả trẻ em và người lớn ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ đang khò khè giữa các nước và các địa điểm trong một nước [115], [117]. Sự khác biệt về tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi dao động giữa các vùng trên thế giới có thể lên đến 15 lần [29]. Theo tổng kết của Patel tỉ lệ đang khò khè cao nhất được báo cáo ở Anh, Úc, Niu-di-lân (trên 30%) và thấp nhất ở Albani, Trung Quốc, Ethiopia, Indonesia và Thổ Nhĩ Kì (chỉ dưới 2%) [92]. Đối chiếu với bản đồ tỉ lệ đang khò khè của trẻ 13-14 tuổi theo kết quả điều tra giai đoạn I của ISAAC trên thế giới năm 1994-1995 [29] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với khu vực màu xanh lá cây tức là tỉ lệ từ 5-<10%. Như vậy tỉ lệ đang khò khè ở trẻ tại 2 quận của Hà Nội ngang bằng với các nước thuộc khu vực như Thái Lan, Singapore và một số địa điểm của Trung Quốc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen thấp hơn tỉ lệ trẻ đang có biểu hiện khò khè. Tổng kết các kết quả nghiên cứu của hơn 1000 tác giả trong 16 năm (giai đoạn từ 1990 đến 2005) trên toàn thế giới Patel cũng thấy tỉ lệ trẻ đang khò khè thu được trong các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn điều tra dịch tễ học bệnh hen của ISAAC luôn cao hơn tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen [92].
Có ý kiến cho rằng việc sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để xác định tỉ lệ mắc hen có thể sẽ bỏ sót một số trường hợp bệnh nhưng theo tác giả
Pakkenan khi điều tra tỉ lệ mắc hen trong cộng đồng trước hết nên áp dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, sau đó tiến hành các thăm khám chuyên sâu như: khám lâm sàng, xét nghiệm, đo chức năng hô hấp... và các thăm khám chuyên sâu phải áp dụng cả cho người mắc bệnh và không mắc bệnh do đó điều tra theo cách này là rất tốn kém và mất quá nhiều thời gian [95].
Khoảng gần một phần ba trẻ bị hen ở mỗi quận trong nghiên cứu của chúng tôi có biểu hiện khò khè trong hoặc sau khi tập luyện. Theo các chuyên gia về bệnh hen, ở một số trẻ cơn hen bắt đầu xuất hiện vào lứa tuổi học đường do trẻ có những hoạt động thể lực mạnh mẽ hơn [18]. Trẻ bị hen liên quan đến gắng sức khi tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt ở trường có thể khiến cho cơn hen xuất hiện bất cứ lúc nào và có thể gây nguy hiểm cho trẻ, những trẻ này cần được nhà trường quan tâm hơn.
Giải thích nguyên nhân gây ra sự khác biệt về tỉ lệ mắc hen và triệu chứng khò khè giữa các địa điểm nhiều tác giả trên thế giới đưa ra các ý kiến bàn luận.
Trước hết, các nhà dịch tễ học cho rằng sự khác biệt về tỉ lệ mắc hen giữa các vùng có thể do sự khác nhau về phương pháp điều tra sử dụng trong các nghiên cứu [95]. Theo hướng dẫn của ISAAC, khi tiến hành điều tra tỉ lệ hiện mắc hen ở trẻ em trong cộng đồng thì địa điểm nghiên cứu được chọn trước, sau đó các trường học thuộc địa điểm nghiên cứu là đơn vị mẫu sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên hoặc toàn bộ tùy thuộc vào khả năng của nhà nghiên cứu và tất cả trẻ 13-14 tuổi của các trường được chọn sẽ được phỏng vấn [67]. Tại 3 địa điểm của Hà Nội chúng tôi tiến hành điều tra là huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân và quận Long Biên cách chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu được thực hiện đúng theo hướng dẫn của ISAAC trong khi ở Cần Thơ tác giả lấy đơn vị mẫu nghiên cứu là lớp chứ không phải là trường học,
đó có thể là một trong những lí do góp phần khiến cho tỉ lệ mắc hen trong nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả không giống nhau.
Phương pháp xác định ca bệnh cũng có thể là một yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen [95]. Tại Việt Nam, nghiên cứu trước đây của Phạm Lê Tuấn thực hiện ở Hà Nội áp dụng phương pháp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm test lẩy da khi điều tra tỉ lệ mắc hen trong cộng đồng, kết quả tỉ lệ mắc hen ở trẻ em lứa tuổi học đường từ nghiên cứu này khá cao (nội thành Hà Nội là 12,56% và ngoại thành là 7,52%) [23], rõ ràng tỉ lệ này khác của chúng tôi.
Tỉ lệ mắc hen và khò khè có thể liên quan đến việc sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn. Khi nghiên cứu về tỉ lệ đang khò khè của trẻ 13-14 tuổi ở Canada kết quả là có nơi tỉ lệ này là 30,6% nhưng ở nơi khác chỉ có 5,1%, vì thế Patel có phỏng đoán, sự khác biệt về tỉ lệ trẻ đang khò khè ở Canada có thể liên quan đến việc dịch từ “wheezing” trong bộ câu hỏi sang ngôn ngữ địa phương vì ở nước này có nơi sử dụng câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh nhưng cũng có nơi sử dụng bộ câu hỏi dịch sang tiếng pháp [92]. Tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi của huyện Thanh Trì mà chúng tôi điều tra vào năm 2010 là 15,1% [7]. Chúng tôi có nhận xét ở cả 3 địa điểm của Hà Nội mà chúng tôi tiến hành điều tra đều sử dụng câu hỏi phỏng vấn của ISAAC đã được dịch sang tiếng việt, chúng tôi thấy trẻ 13-14 tuổi ở 3 địa điểm này không gặp khó khăn với việc hiểu từ “khò khè” trong mẫu phiếu phỏng vấn [7].
Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen của mỗi vùng đó là mức cảnh báo hen trong cộng đồng [95]. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy chỉ có gần 30% trẻ đang bị khò khè ở mỗi quận đã được chẩn đoán mắc hen, tương tự tỉ lệ trẻ có biểu hiện khò khè nặng được chẩn đoán mắc hen cũng thấp (chỉ khoảng 30%). Theo các chuyên gia, khò khè là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh hen nhưng có thể gặp do nhiều nguyên nhân
khác nhau, do vậy các thày thuốc cần phải nghĩ đến bệnh hen nếu người bệnh có biểu hiện khó thở, thở khò khè, ho, nặng ngực từ 3 lần trở lên trong 1 năm [60]. Như vậy, khò khè là một dấu hiệu hết sức quan trọng và nếu người bệnh có biểu hiện khò khè, họ cần được thăm khám bởi các chuyên gia để từ đó các thày thuốc chuyên khoa quyết định thực hiện các thăm khám chuyên biệt nhằm chẩn đoán bệnh hen. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dù tỉ lệ đang khò khè ở quận Long Biên cao hơn quận Thanh Xuân nhưng tỉ lệ trẻ đang khò khè và khò khè nặng được chẩn đoán hen ở cả 2 quận tương đương nhau có thể là lí do khiến cho tỉ lệ được chẩn đoán hen của 2 quận không có sự khác biệt.
Các yếu tố về môi trường có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen đã từng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu [60]. Nghiên cứu của Wang đã chứng tỏ tỉ lệ mắc khò khè bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường khi tác giả phát hiện được những trẻ Trung Quốc sống định cư hoàn toàn ở Vancouver, Canada có tỉ lệ mắc khò khè cao hơn những trẻ có thời gian định cư tại đây dưới 7 năm [112].
Chúng tôi lựa chọn 2 quận để điều tra dựa vào sự khác biệt về yếu tố môi trường (vị trí địa lí và mức độ đô thị hóa), theo kết quả phỏng vấn về một số yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài nhà của trẻ thì có sự tương đồng nhau về các đặc điểm môi trường trong nhà giữa 2 quận. Với các yếu tố môi trường bên ngoài, các em học sinh của cả 2 quận đều cho rằng môi trường bên ngoài của chúng đều có bị ảnh hưởng (quận Long Biên gia đình các em bị ảnh hưởng bởi khói từ bên ngoài nhà nhiều hơn hơn so với các trẻ ở quận Thanh Xuân (50,8% và 35,6%; p<0,05) và ngược lại trẻ ở quận Thanh Xuân cho rằng trường học của các em bị ảnh hưởng nhiều bởi khói bụi, mùi hóa chất hơn so với trẻ ở quận Long Biên (43,6% và 29,4%; p<0,02). Chưa có điều kiện đến nhà các em để khảo sát nhưng khi đến các trường học của 2 quận chúng tôi có nhận xét các trường học của quận Thanh Xuân thường nằm vị trí
trong các khu tập thể đông dân cư hoặc gần các đường giao thông lớn ví dụ trường THCS Phương Liệt nằm cạnh đường Giải Phóng trong khi các trường THCS quận Long Biên thường có vị trí gần các khu đất rộng rãi và xa các trục đường gia thông chính hơn. Một số trường của quận Thanh Xuân đang được xây mới (trường Phương Liệt và Việt Nam – An Giê Ri) và các em vẫn học tại các phòng học cũ của trường ngay cạnh công trường xây dựng trường học mới nên các em học sinh quận Thanh Xuân đánh giá trường học bị ảnh hưởng bởi khói bụi, mùi hóa chất là có cơ sở.
Vì thế, theo chúng tôi môi trường bên ngoài của các em ở cả 2 quận đều có bị ảnh hưởng bởi khói bụi và mùi hóa chất có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc hen của trẻ ở 2 quận nghiên cứu không có sự khác biệt.
Chúng tôi cũng phỏng vấn những trẻ bị hen về địa điểm đi khám chữa bệnh, có 28,4% trẻ bị hen ở quận Thanh Xuân cho biết các em đã đến khám và điều trị tại các bệnh viện có phòng khám tư vấn hen, tỉ lệ này chỉ bằng một nửa so với quận Long Biên (52,4%). Theo tìm hiểu của chúng tôi thì trên địa bàn quận Thanh Xuân tập trung nhiều bệnh viện của các bộ ngành: bệnh viện Bộ xây dựng, bệnh viện Hàng không, bệnh viện Y học cổ truyền quân đội, bệnh viện 103. Những bệnh viện này đều là nơi trẻ đăng kí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Vì lí do thuận tiện, rất nhiều trẻ đã đăng kí khám và chữa bệnh tại đây. Nhìn chung trẻ và gia đình có xu hướng lựa chọn nơi khám bệnh gần nhà và là nơi đăng kí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu mà chưa cân nhắc lựa chọn các cơ sở y tế có phòng khám chuyên khoa về hen. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chỉ có khoảng 30% trẻ có biểu hiện khò khè và khò khè nặng được chẩn đoán hen trong nghiên cứu này.
Phát hiện các yếu tố làm xuất hiện cơn hen hoặc làm cho bệnh hen nặng hơn là việc quan trọng đối với cả thày thuốc và người bệnh hen. Có