Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Học Sa Sút Trí Tuệ Ở Người Cao Tuổi Tại Hai Quận, Huyện Hà Nội


phòng, chống trong một mô hình dự phòng sa sút trí tuệ thích hợp cho người

cao tuổi tại bốn xã, phường thuộc khu vực Hà Nội.

Hiện nay các nghiên cứu trong nước về người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu ở khu vực nông thôn [18], hoặc ở khu vực thành thị [52], hoặc trên lĩnh vực lâm sàng và điều trị [2], [4]. Nghiên cứu của chúng tôi đã nêu lên các số liệu về ngưởi cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ở cả hai khu vưc nông thôn và thành thị của Việt Nam, là cơ sở để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi toàn diện hơn.

4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

4.2.1. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ (Bảng 3.5 và biểu đồ 3.4) cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ở cả hai khu vực nội và ngoại thành là 4,24%; trong đó, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở hai xã (Thanh Xuân và Minh Trí) là 5,06% cao hơn so với hai phường (Phương Mai và Kim Liên) là 3,56%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tại hai xã ngoại thành của huyện Sóc Sơn (5,06%) tương đương so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa tại huyện ngoại thành Ba Vì, Hà Nội (4,6%; 95%CI=4,03-5,12) [18]. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tại hai phường nội thành của quận Đống Đa (3,56%) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt tại hai phường thuộc thành phố Thái Nguyên (4,7%) [52].

Yamada M. và cộng sự [233] nghiên cứu trên 637 nam và 1.585 nữ từ 60 tuổi trở lên trong khuôn khổ Nghiên cứu Sức khoẻ người trưởng thành tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cho thấy, tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ (7,2%) của tác giả cao hơn so với kết quả nghiên cứu này (4,24%). Tuy nhiên, các tác giả tiến hành chẩn đoán sa sút trí tuệ bằng sử dụng tiêu chuẩn DSM III/R hơi khác với chúng tôi đã sử dụng tiêu chuẩn DSM IV.


Dartigues JF và cộng sự [91] tiến hành nghiên cứu thuần tập PAQUID nghiên cứu 1.461 người trên 75 tuổi. Kết quả cho thấy 17,8% đối tượng mắc sa sút trí tuệ, 38,5% số này sống trong các trung tâm dưỡng lão. Kết quả của tác giả cao hơn của chúng tôi, tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, để xác định tỷ lệ hiện mắc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang và đối tượng nghiên cứu là những người từ 60 tuổi trở lên. Prencipe M. và cộng sự [182] nghiên cứu 1.147 người trên 65 tuổi cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 8% cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. Còn Hofman A [116] và Launer LJ nghiên cứu trên 7.528 người từ 55 đến 106 tuổi thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 6,3% cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi (4,24%). Tuy nhiên, các đối tượng nghiên cứu của các tác giả này là từ 65 tuổi trở lên, khác với đối tượng của chúng tôi là từ 60 tuổi trở lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại khu vực ngoại thành Hà Nội khá tương đồng với kết quả của Ferri CP và cộng sự nghiên cứu 750 người trên 60 tuổi sống tại cộng đồng ngoại ô thành phố Madras, miền Nam Ấn Độ với tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 3,5%. Các tác giả cũng nhận định kết quả khu vực nông thôn cao hơn các vùng thành thị. Tuy nhiên, Ferri CP sử dụng thang điểm đánh giá trạng thái tâm trí MSS (Mental State Schedule) khác với chúng tôi dùng thang điểm đánh giá MMSE, là thang điểm đang được sử dụng nhiều hiện nay. Zhang My và cộng sự [235] nghiên cứu trên 5.055 người trên 65 tuổi tại Thượng Hải cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 4,6%. Kết quả này khá tương đồng với kết quả của chúng tôi, nhưng đối tượng của chúng tôi là từ 60 tuổi trở lên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại hai xã ngoại thành cũng tương đồng với nghiên cứu của Wang W và cộng sự [220] tiến hành tại một vùng nông thôn Bắc Kinh trên 5.003 người trên 60 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc toàn bộ sa sút trí tuệ là 2,68% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (4,24%).

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 12


So sánh với các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước [91], [182], [116], [220], [233], [235] về tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ, chúng tôi thấy rằng: mặc dù tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ trong nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu hầu hết cao hơn so với của chúng tôi, nhưng đối tượng nghiên cứu của các tác giả đều từ 65 tuổi trở lên, các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập.

Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với nhận định của một số tác giả ở châu Á. Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả châu Á đều triển khai ở nông thôn, còn nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả hai khu vực nội thành (thành thị) và ngoại thành (nông thôn).

4.2.2. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi

Người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao, cứ sau độ 5 - 10 năm tuổi thì tỷ lệ tăng lên 1,5 đến 2 lần (Bảng 3.6). Nhận định này của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Ngọc Hoà trong kết quả nghiên cứu tại huyện Ba Vì, Hà Nội [18], và Nguyễn Kim Việt tại Thái Nguyên [52]. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Hòa chỉ nghiên cứu ở khu vực ngoại thành nông thôn, còn Nguyễn Kim Việt chỉ thống kê ở khu vực thành phố. Nghiên cứu của chúng tôi ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

Nhận định khi độ tuổi càng cao thì tỷ lệ sa sút trí tuệ càng cao cũng đã được Hannien T [111], Ikeda M [120], Kumar R [137] và Qui CJ [184] khẳng định. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của Ferri CP [101] và Tesvos và cộng sự [215]: cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ mắc của sa sút trí tuệ lại tăng lên gần gấp đôi, cụ thể tăng từ 0,6% ở độ tuổi 60-64 lên tới 25,0% ở độ tuổi từ 90 trở lên.

Theo Hofman A [116], tỷ lệ mắc thay đổi theo tuổi từ 0,4% ở nhóm tuổi 55-59 lên 43,2% ở nhóm tuổi trên 95. Tuy nhiên, độ tuổi của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là từ 60 tuổi trở lên khác với độ tuổi của đối tượng trong nghiên cứu của các tác giả hầu hết từ 65 tuổi trở lên.


4.2.3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính

Nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.7) cho thấy: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nữ giới là 4,8% cao hơn so với nam giới là 3,6%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Nhận định tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính này tương đương với kết quả của Nguyễn Ngọc Hoà [18], Nguyễn Kim Việt và cộng sự [52]. Tương tự như tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi, hiện nay hầu như chưa có tác giả nào trong nước tiến hành nghiên cứu về người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ theo giới tính tại khu vực nội thành là khu vực .

Yamada M. và cộng sự [233] cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ do mạch máu là 1,8% ở nữ giới thấp hơn không đáng kể so nam giới (2%). Brenner DE [78], Li G và cộng sự [146] nhận định không có sự khác nhau về giới tại thời điểm khởi phát bệnh. Prencipe M. và cộng sự [182] cũng nhận định: không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Trong khi đó, nghiên cứu của Wang W và cộng sự [220] cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng tăng theo tuổi, nữ giới mắc nhiều hơn nam, nhưng sự khác biệt không rõ với sa sút trí tuệ do mạch máu. Woo JI và cộng sự [230] cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 9,5% (sự chênh lệch giữa nam và nữ chưa có sự khác biệt: 8,8% ở nam và 9,9% ở nữ).

Như vậy, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi theo giới tính không có sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước.


4.2.4. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi giảm dần khi trình độ học vấn càng cao (Bảng 3.8). Tỷ lệ mắc cao nhất ở trình độ học vấn thấp nhất là biết đọc - biết viết chiếm 10,9% sau đó giảm dần theo các trình độ học vấn cao hơn. Tỷ lệ thấp nhất ở nhóm có trình độ học vấn cao (từ đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp trở lên) chiếm 1,8%.

Nhận định này của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Hoà [10], Nguyễn Kim Việt và cộng sự [52].

Nghiên cứu tiến cứu của Brenner DE và cộng sự [78] và Li G và cộng sự [146] cho thấy: học vấn càng cao thì liên quan mắc bệnh Alzheimer càng giảm. Prencipe M. và cộng sự [182] nhận định: những người học vấn thấp có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người học vấn cao.

Zhang My và cộng sự [235] nghiên cứu tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy: học vấn thấp là các yếu tố nguy cơ độc lập của sa sút trí tuệ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về học vấn của người cao tuổi sa sút trí tuệ cũng phù hợp với các tác giả, nhưng tỷ lệ sa sút trí tuệ trong nghiên cứu của chúng tôi khác với tỷ lệ của các tác giả nêu trên.

Lý giải điều này, chúng tôi cho rằng có một điểm khác biệt là độ tuổi của đối tượng nghiên cứu: người cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, độ tuổi nghiên cứu của các tác giả từ 65 tuổi trở lên.

4.2.5. Về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nghề nghiệp và điều kiện kinh tế

Thực tế điều tra cho thấy, ở hai xã ngoại thành, sa sút trí tuệ hay gặp nhiều nhất ở người cao tuổi làm ruộng; ở hai phường nội thành hay gặp nhiều nhất ở người cao tuổi trước đây là cán bộ, viên chức nhà nước và hiện nay nghỉ hưu tại địa phương. Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng chưa thấy người cao tuổi có điều kiện kinh tế nghèo mắc sa sút trí tuệ.


Keskinoglu P, Giray H và cộng sự [131] nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ ở người già sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém ở Izmir thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy 91% người không được đến trường, 54,6% sống dưới mức nghèo và tỷ lệ sa sút trí tuệ là 22,9%. Kết quả này cao hơn các nghiên cứu khác ở châu Âu, châu Mỹ. Các tác giả cho là do tỷ lệ thất học cao, nghèo đói ở nghiên cứu này cao hơn và chưa khẳng định điều kiện kinh tế có mối liên quan thực sự với sa sút trí tuệ.

Về vai trò của điều kiện kinh tế, Keskinoglu P, Giray H và cộng sự

[131] gợi ý có thể một phần là do tỷ lệ thất học cao, nghèo đói ở nghiên cứu này cao hơn. Tuy nhiên, các tác giả chưa khẳng định liệu sa sút trí tuệ có thực sự liên quan với điều kiện kinh tế hay không?

Như vậy, vấn đề nghề nghiệp, điều kiện kinh tế liên quan với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, đặc biệt tại khu vực thành thị cần có nghiên cứu sâu thêm.

4.2.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh lý

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhóm có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao nhất có tiền sử bản thân mắc tai biến mạch não với tỷ lệ sa sút trí tuệ là 20,8%, trong khi nhóm người không có tiền sử bệnh này có tỷ lệ thấp hơn rõ rệt là 3,5% (Bảng 3.10). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fujishima M và Kiyohara Y [106] cho thấy tiền sử tai biến mạch não là yếu tố nguy cơ đối với sa sút trí tuệ mạch máu.

Đối với nhóm mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử giảm trí nhớ (bảng 3.12) cho thấy: người cao tuổi có tiền sử giảm trí nhớ và gia đình có người giảm trí nhớ chiếm tỷ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm không có tiền sử này. Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về tiền sử giảm trí nhớ chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, một số tác giả đã đánh giá về tiền sử gia đình có người sa sút trí tuệ. Kết quả của Nguyễn Ngọc Hoà cho thấy tỷ lệ hiện


mắc theo nhóm tiền sử này là 28,0% cao hơn rõ rệt so với nhóm tiền sử bình thường (3,8%) tới 9,8 lần [18].

Về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tăng huyết áp, Bảng 3.9 cho thấy: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân tăng huyết áp cao hơn người không có tiền sử này.

Nghiên cứu về huyết áp của Whitmer [222] cho thấy tăng huyết áp ở tuổi trung niên phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ. Moore TL và cộng sự [159] cũng nhận định tăng huyết áp có liên quan đến các dấu ấn thoái hoá thần kinh trong não, gợi ý rằng tăng huyết áp mạn tính có thể có vai trò trong bệnh sinh của bệnh Alzheimer. Ở nhóm tuổi đại lão, yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp không rõ, trong khi huyết áp thấp dường như lại báo trước khả năng mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Kết quả nghiên cứu dọc của Prince M và cộng sự [183] khẳng định sự tham gia của huyết áp thấp ở tuổi già và giảm tưới máu não trong sự phát triển của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Nguyễn Ngọc Hòa [18] khi nghiên cứu ở khu vực ngoại thành Hà Nội nhận định tăng huyết áp không có mối liên quan với sa sút trí tuệ. Các tác giả trên thế giới và trong nước còn có các quan điểm khác nhau và chưa khẳng định thực sự những người có tiền sử tăng huyết áp có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn những người không có tiền sử này.

Về tiền sử bản mắc bệnh tim mạch: Nghiên cứu của Carmichael OT và cộng sự [83] cho thấy bệnh tim-mạch phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, đặc biệt ở những người có bệnh mạch ngoại vi, gợi ý rằng vữa xơ động mạch ngoại vi lan toả là một yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ. Ngoài ra, suy tim và rung nhĩ có thể có mối liên quan độc lập với tăng liên quan sa sút trí tuệ.

Báo cáo của dự án Kungsholmen [185] cũng cho thấy suy tim làm tăng

80% liên quan mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng việc sử dụng các


thuốc hạ huyết áp có thể bù lại một phần sự tăng liên quan này. Nhận định của các tác giả cho thấy vấn đề tiền sử mắc bệnh tim mạch liên quan với sa sút trí tuệ còn mang tính gợi ý và có những quan điểm khác nhau trong kết quả của chúng tôi tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử và không có tiền sử về bệnh này chênh lệch không đáng kể (Bảng 3.11).

Về tiền sử đái tháo đường với sa sút trí tuệ: Kết quả nghiên cứu của Amaiz E và cộng sự [63], Biessel GJ và cộng sự [71] cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có tăng liên quan cả sa sút trí tuệ do mạch máu lẫn do thoái hoá.

Theo Qui C và cộng sự [185], đái tháo đường giới hạn và giảm dung nạp glucose cũng phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Hòa [18] chưa thấy mối liên quan giữa tiền sử đái tháo đường với sa sút trí tuệ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Hòa (Bảng 3.13).

Về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử tăng lipid, nghiên cứu của Refolo LM [189] và Signoret JL [206] cho thấy chỉ mang tính gợi ý về sự phối hợp giữa giữa tăng lipid máu với tăng liên quan sa sút trí tuệ, đặc biệt là nhóm không mắc bệnh Alzheimer, trong khi nghiên cứu của Dufouil C và cộng sự [97] cho thấy chưa có sự phối hợp này, thậm chí thấy có mối liên quan ngược giữa rối loạn lipid với sa sút trí tuệ. Như vậy, về vấn đề này, quan điểm của các nhà khoa hoc còn khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thấy có sự chênh lệch đáng kể vể tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử tăng lipid máu và người không có tiền sử này (Bảng 3.14).

Về mối liên quan giữa một số yếu tố tiền sử bệnh lý với sa sút trí tuệ, một số tác giả cho rằng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người có họ hàng gần với người mắc sa sút trí tuệ. Theo báo cáo của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh Alzheimer, những người mắc hội chứng Down có tỷ lệ tiến triển bệnh ở tuổi trung niên cao hơn. Điều này có thể do sự khác biệt về gien. Một số nghiên cứu tìm ra một số yếu tố tiền liên quan trên nhiễm sắc thể 1, 14, 21 [23]. Con

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí