Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 13


với trước can thiệp (giảm từ 14,3% xuống còn 10,8% sau 12 tháng), trong khi đó ở quận chứng tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm không giảm so với ban đầu, thời điểm sau 12 tháng tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm ở quận chứng là gần 25% (so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 20,6% thì tỉ lệ này còn cao hơn).

So sánh sự thay đổi tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm giữa 2 quận chúng tôi thấy, tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm ở quận can thiệp đã giảm dần và mức giảm so với quận chứng có ý nghĩa với p<0,05. Điều này chứng tỏ biện pháp giáo dục sức khỏe mà chúng tôi áp dụng cũng đã có tác dụng làm giảm được tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm.

Cũng áp dụng mô hình tổ chức các khóa hướng dẫn GDSK về bệnh hen tại trường cho trẻ Gacinuno có nhận định những trẻ nhận được can thiệp đã giảm số cơn hen hơn so với nhóm chứng [58], trong nghiên cứu của Boyd số lần nhập viện cấp cứu vì hen ở trẻ được giáo dục sức khỏe cũng giảm hẳn [36].

Theo tổng kết của Coffman chỉ có 5 trong số 11 nghiên cứu can thiệp GDSK đã có tác động làm giảm triệu chứng ban ngày cho trẻ một cách rõ rệt còn 6 nghiên cứu khác có kết quả ngược lại, GDSK không làm giảm được triệu chứng ban ngày. Trong 4 nghiên cứu can thiệp đề cập đến ảnh hưởng của GDSK đến việc giảm triệu chứng ban đêm của trẻ thì chỉ 2 nghiên cứu cho kết quả tích cực, 1 nghiên cứu nhận thấy GDSK không có tác động đến triệu chứng ban đêm và 1 nghiên cứu cho kết quả ngược lại, triệu chứng ban đêm đã tăng ở nhóm trẻ nhận được can thiệp GDSK hơn so với nhóm chứng. Qua nghiên cứu của Coffman có thể thấy, mặc dù GDSK chứng tỏ đây là biện pháp can thiệp có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh hen cho trẻ tuy nhiên ảnh hưởng lâu dài của GDSK đối với triệu chứng bệnh hen của trẻ vẫn chưa thực sự rõ rệt và cần phải được tiếp tục nghiên cứu do vậy giáo dục sức


khỏe cho các trẻ bị hen tại trường là công việc cần phải được duy trì trong nhiều năm.

Đánh giá điểm kiểm soát hen của trẻ theo quan sát của chúng tôi sau 12 tháng dõi điểm kiểm soát hen của trẻ ở quận can thiệp đã tăng so với trước can thiệp và mức tăng là nhanh hơn so với nhóm trẻ không được can thiệp GDSK một cách có ý nghĩa (p<0,05), chúng tôi cũng thấy tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen tốt ở nhóm can thiệp được cải thiện hơn so với trước can thiệp (tăng từ 88,7% lên 94,6%) và mức tăng là có ý nghĩa so với nhóm chứng sau 12 tháng (p<0,05). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ, giáo dục sức khỏe cho trẻ bị hen đã có tác động giúp nâng cao điểm kiểm soát hen cho trẻ và làm tăng tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen tốt sau thời gian 1 năm.

Theo Ngô Thị Xuân, theo dõi bệnh bằng trắc nghiệm kiểm soát hen là cách rất đơn giản và thuận tiện, đa số trẻ bị hen và gia đình trong nghiên cứu của tác giả thấy có thể tự mình đánh giá được mức độ ổn định của bệnh hen bằng trắc nghiệm kiểm soát hen mà chỉ mất ít thời gian, nhưng họ cho rằng câu 5 của trắc nghiệm kiểm soát hen là câu khó đánh giá nhất [24]. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kiểm soát hen như một công cụ để các em học sinh bị hen, nhân viên y tế và giáo viên của các trường học biết cách đánh giá và theo dõi mức độ kiểm soát hen cho trẻ tại trường học để từ đó có thái độ xử trí đúng đối với từng trẻ bị hen đang học tại trường. Vào các thời điểm tháng 9, 10 và 11 năm 2012 các nhân viên y tế và giáo viên nhà trường là người phỏng vấn trắc nghiệm kiểm soát hen cho các em và sử dụng kết quả mà họ phỏng vấn được để trao đổi thông tin về bệnh hen của các em trong 1 tháng qua từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp cho các em. Theo dõi các buổi giáo dục sức khỏe, chúng tôi nhận thấy trắc nghiệm kiểm soát hen là công cụ rất đơn giản và phù hợp giúp các thày cô giáo và nhân viên y tế trường học đánh giá được bệnh hen của trẻ và theo dõi các em một cách chặt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

chẽ. Wheeler cũng khuyên rằng trường học nên tập trung xử trí những trẻ bệnh hen khó kiểm soát hơn là cố gắng chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hen [113]. Khi nghiên cứu về tình hình kiểm soát hen của trẻ em ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tác giả Wong có nhận định, trắc nghiệm kiểm soát hen là công cụ giúp các nhà lâm sàng đánh giá được mức kiểm soát hen của trẻ và dễ dàng điều chỉnh thuốc chữa hen phù hợp cho trẻ [114]. Như vậy trắc nghiệm kiểm soát hen là công cụ cần thiết và phù hợp, nên được dùng một cách phổ biến trong công tác quản lý hen ở các trường học.

- Hiệu quả đối với tình trạng nghỉ học vì hen

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 13

Bệnh hen có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của trẻ lứa tuổi học đường. Tại Mĩ người ta thấy bệnh hen là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ phải nghỉ học. Theo kết quả thống kê năm 2009 một nửa số ngày nghỉ học của trẻ em Mĩ là nghỉ học vì hen [41] và khoảng 1/2 trẻ bị hen đã phải nghỉ học ít nhất 1 ngày trong năm. Việc phải nghỉ học sẽ ngăn cản trẻ tiếp thu kiến thức ở trường, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự tiến bộ của trẻ. Theo nghiên cứu của chúng tôi ở quận can thiệp tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen đã giảm từ 11,3% trước can thiệp xuống còn 2,3% vào thời điểm 12 tháng sau can thiệp trong khi ở quận chứng tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen không giảm theo thời gian mà còn tăng (8,7% lúc ban đầu lên 9,8% sau 12 tháng theo dõi). So sánh giữa 2 quận thì rõ ràng mức giảm tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen ở quận can thiệp so với quận chứng là có ý nghĩa (p<0,05). Như vậy giáo dục sức khỏe cho trẻ đã có tác động làm giảm tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu của Levy, hướng dẫn GDSK hàng tuần cho trẻ đã giúp giảm số ngày nghỉ học vì hen hơn so với nhóm chứng chỉ được nhận chăm sóc sức khỏe bình thường như trước đây [79]. Theo tổng kết của Coffman thì có 5 trong số 17 nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có thể làm giảm số ngày nghỉ học của trẻ, các nghiên cứu


còn lại ghi nhận không có sự khác biệt về số ngày nghỉ học giữa nhóm nhận được GDSK và nhóm chứng [50].

Mặc dù việc áp dụng hình thức GDSK cho các em học sinh về bệnh hen ở các trường học của 2 quận nghiên cứu không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh tật của trẻ mà còn đảm bảo cho các em có được cuộc sống học tập, vui chơi bình thường như những bạn khác nhưng chúng ta cũng biết rằng cơn hen sẽ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố làm xuất hiện cơn hen. Trong nghiên cứu này gần 80% trẻ bị hen phát hiện được yếu tố làm xuất hiện cơn hen của chúng trong 12 tháng qua, đặc biệt khoảng 50% thấy không phải chỉ có một mà thậm chí rất nhiều yếu tố làm cơn hen của chúng xuất hiện hoặc làm bệnh hen nặng hơn. Các chuyên gia còn cho rằng việc kiểm soát một số yếu tố làm xuất hiện cơn hen không dễ dàng, thậm chí đôi khi là không thể thực hiện ví dụ các yếu tố thời tiết như gió bão, chuyển mùa… [60]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thay đổi thời tiết là yếu tố thường gặp nhất làm xuất hiện cơn hen ở trẻ, vì vậy mặc dù GDSK ở trường đã có tác động cải thiện được các triệu chứng ban ngày cũng như ban đêm của trẻ, giảm được tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen, nâng được điểm kiểm soát hen cho trẻ nhưng với đặc điểm khí hậu miền bắc Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, thay đổi bốn mùa chắc chắn sẽ là yêu tố khiến cho các tác động can thiệp nhằm đạt được và duy trì kiểm soát hen cho người bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

- Hiệu quả đối với kiến thức về bệnh hen

Hiểu biết của người bệnh có vai trò quan trọng giúp đạt được mục tiêu kiểm soát hen. Theo hướng dẫn của GINA, trước khi tiến hành chữa hen người thày thuốc cần phải giải thích thấu đáo để người bệnh hiểu được bệnh hen cũng như mục đích chữa hen; thày thuốc chỉ được kê đơn cho người bệnh dùng thuốc chữa hen khi người bệnh đã được tư vấn về bệnh cũng như ý nghĩa của việc thực hiện đầy đủ các bước để kiểm soát hen [60].


Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì các trẻ nhận được GDSK có điểm kiến thức tăng cao hơn một cách rõ rệt so với trước can thiệp (tăng từ 8,0 điểm lên 12,5 điểm sau 12 tháng) trong khi ở quận chứng điểm kiến thức chỉ thay đổi rất nhỏ (từ 8,3 điểm lên 9,0 điểm sau 12 tháng), như vậy mức độ tăng điểm kiến thức ở quận can thiệp nhanh hơn so với quận chứng một cách có ý nghĩa (p<0,05), tương tự tỉ lệ trẻ có hiểu biết tốt về bệnh hen ở quận can thiệp đã tăng gấp khoảng 6 lần (từ 2,3% lên 13,9% sau 12 tháng) và mức tăng này cao hơn so với nhóm chứng (p<0,05), điều này chứng tỏ giáo dục sức khỏe cho trẻ bị hen có tác động nâng cao hiểu biết về bệnh hen cho trẻ. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy đường biểu diễn điểm kiến thức của nhóm trẻ ở quận can thiệp vào các thời điểm t2 và t3 tức là khi đã ngừng can thiệp thì không tiếp tục tăng nữa, chứng tỏ GDSK cho người bệnh nhất thiết phải được tiếp tục duy trì trong suốt thời gian theo dõi và quản lí bệnh hen. Khi tiến hành GDSK cho các bà mẹ có con bị hen đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương Nguyễn Thị Thúy cho biết GDSK đã làm thay đổi hiểu biết của các bà mẹ rất nhiều, từ chỉ có 4,3% bà mẹ có mức kiến thức tốt trước can thiệp đã tăng lên 38% sau can thiệp [21].

Theo rất nhiều tác giả, GDSK cho trẻ bị hen là biện pháp thực sự có hiệu quả giúp nâng cao hiểu biết về bệnh hen của trẻ [51;64], những trẻ nhận được can thiệp GDSK trong nghiên cứu của Horner đã có hiểu biết về bệnh hen tốt hơn hẳn so với nhóm chứng [65]. Nghiên cứu của Nishioka chứng minh được bằng GDSK cho gia đình trẻ đã giúp các gia đình kiểm soát các yếu tố môi trường trong nhà và hiệu quả là làm giảm số cơn hen ở trẻ, giảm lượng thuốc cắt cơn trẻ phải sử dụng một cách rõ rệt [89].

Coffman cho biết, nâng cao kiến thức về bệnh được cho là một chỉ số đánh giá đầu ra tức thì của các tác động can thiệp và khác với kết quả thu được từ nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe đối với triệu


chứng bệnh hen và tình trạng nghỉ học vì hen thì tất cả các nghiên cứu can thiệp đến kiến thức đều thu được kết quả rất tích cực, đó là giáo dục sức khỏe đã giúp nâng cao rõ rệt kiến thức về bệnh cho trẻ. Tác giả gợi ý việc tham gia nhiều khóa huấn luyện có thể giúp trẻ đạt được hiệu quản tốt hơn trong quản lý hen, các hình thức giáo dục sức khỏe đa dạng cần phải được khuyến khích triển khai nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng chống hen cho trẻ em lứa tuổi học đường [50].

Mặc dù qua theo dõi trong 12 tháng chúng tôi đã thấy những ảnh hưởng tích cực của GDSK đến triệu chứng bệnh hen và tình trạng nghỉ học của trẻ nhưng có một tỉ lệ khá cao các gia đình chưa kiểm soát các YTXH cơn hen trong nghiên cứu lại khiến chúng tôi lo ngại rằng nếu không được tiếp tục hướng dẫn và quản lí chặt chẽ có thể những kết quả đạt được sẽ không thể duy trì được lâu dài.

- Hiệu quả đối với chất lượng cuộc sống

Đối với các bệnh mạn tính như hen phế quản thì GDSK không chỉ trang bị kiến thức cho người bệnh nhằm tăng cường các biện pháp dự phòng không để tình trạng hen nặng xảy ra, giúp người bệnh biết cách tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng mà còn giúp người bệnh ổn định tâm lí và hưởng cuộc sống khỏe mạnh kéo dài [60].

Theo quan sát của chúng tôi điểm CLCS lĩnh vực hạn chế của trẻ trong nghiên cứu này đã tăng lên so với trước can thiệp tuy nhiên sự tăng điểm CLCS lĩnh vực hạn chế hoạt động ở nhóm can thiệp lại không cao hơn so với nhóm chứng (p>0,05).

Trong khi đó chất lượng cuộc sống lĩnh vực triệu chứng của các em học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đã bị ảnh hưởng vì bệnh hen nhưng qua theo dõi 1 năm thì điểm CLCS lĩnh vực triệu chứng ở cả 2 quận đều tăng và mức độ tăng điểm CLCS lĩnh vực triệu chứng của trẻ ở quận được can


thiệp cao hơn quận chứng một cách có ý nghĩa (p<0,05). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của GDSK lên triệu chứng bệnh hen, GDSK đã làm giảm tỉ lệ trẻ có triệu chứng vào ban ngày và ban đêm. Như vậy biện pháp giáo dục sức khỏe mà chúng tôi áp dụng không chỉ giúp giảm triệu chứng cho trẻ mà còn nâng cao CLCS lĩnh vực triệu chứng cho trẻ. Trong nghiên cứu của Wade thì giáo dục sức khỏe cho các trẻ 12-16 tuổi cũng đã cải thiện được chất lượng cuộc sống lĩnh vực triệu chứng cho trẻ [111].

Theo dõi CLCS lĩnh vực cảm xúc và CLCS chung của trẻ chúng tôi ghi nhận cũng có sự tăng điểm CLCS theo thời gian ở cả 2 quận can thiệp và chứng nhưng sự thay đổi CLCS ở quận can thiệp so với quận chứng là chưa rõ rệt (p>0,05).

Như vậy biện pháp giáo dục sức khỏe mà chúng tôi áp dụng chỉ có hiệu quả nâng cao CLCS lĩnh vực triệu chứng mà không cải thiện được CLCS lĩnh vực hạn chế hoạt động, lĩnh vực cảm xúc và CLCS chung của trẻ. Chúng tôi cũng nhất trí với ý kiến của một số tác giả khi cho rằng nâng cao CLCS cho người bệnh hen là một nhiệm vụ rất khó khăn [58].

Trong nghiên cứu của Cicutto thì chương trình GDSK về bệnh hen cho trẻ trong các trường học đã có tác động đến CLCS cho trẻ bị hen đang học lớp 2-5 ở các trường tiểu học (mức chênh lệch điểm CLCS vào thời điểm sau can thiệp 2 tháng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng được cho là có ý nghĩa với p<0,05), trong đó lĩnh vực hạn chế hoạt động được cải thiện nhiều nhất [49]. Mục đích của điều trị hen cho trẻ em là giúp trẻ kiểm soát bệnh để có thể học tập và sinh hoạt bình thường như các bạn khác. Việc GDSK cải thiện được tình trạng hạn chế hoạt động của trẻ bị hen là một thành công của chương trình GDSK cho trẻ tại trường mà Cicutto áp dụng.

Gacinuno tiến hành đánh giá hiệu quả của GDSK cho các trẻ 9-13 tuổi bị hen ở Tây Ban Nha nhận thấy: GDSK có tác dụng nâng cao kiến thức về


bệnh hen cho trẻ, cải thiện các chỉ số về tình trạng bệnh tật của trẻ, còn với CLCS của trẻ tác giả nhận thấy ở cả nhóm được GDSK và nhóm chứng thì điểm chất lượng cuộc sống đều tăng so với trước can thiệp nhưng cũng giống với kết quả của chúng tôi việc tăng điểm CLCS ở nhóm can thiệp không cao hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa [58].

Theo kết quả nghiên cứu của Patterson, GDSK cho các em học sinh bị hen của các trường tiểu học có thể cải thiện được kĩ năng xử dụng bình xịt nhưng không thể nâng cao CLCS và chức năng hô hấp cho trẻ [93]. Tác giả Shaw giải thích về lí do không có sự tăng điểm CLCS ở những trẻ được GDSK là do thời gian theo dõi của nghiên cứu chỉ 3 tháng là quá ngắn [100]. Qua nghiên cứu, Gacinuono cũng nhận định thời gian theo dõi 6 tháng là chưa đủ dài [58], còn chúng tôi đã theo dõi trẻ trong 12 tháng nhưng cũng chưa thấy ảnh hưởng tích cực của GDSK với CLCS của trẻ ngoại trừ tác động lên lĩnh vực triệu chứng và chúng tôi cũng cho rằng thời gian như thế là chưa đủ.

Để giải thích sự hạn chế của các tác động can thiệp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tác giả Juniper đã tiến hành nghiên cứu và có kết luận: các chỉ số đầu ra của các can thiệp lâm sàng trên người bệnh hen có thể qui thành 4 yếu tố riêng biệt đó là yếu tố chất lượng cuộc sống (gồm tất cả các chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống); yếu tố kích thước đường dẫn khí (gồm các chỉ số đo lường kích thước đường dẫn khí); những dấu hiệu lâm sàng ban đêm của bệnh và những dấu hiệu lâm sàng ban ngày của bệnh [73].

Theo Juniper, mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giữa CLCS của người bệnh hen và tình trạng bệnh tật của họ có mối liên quan với nhau, nghĩa là những bệnh nhân mắc hen nặng hoặc có mức kiểm soát hen thấp thì cũng có CLCS thấp hơn so với những người mắc hen nhẹ và có mức kiểm soát hen tốt nhưng CLCS là một thành tố riêng rẽ trong số các thành tố đo lường tình trạng sức khỏe ở người bệnh hen nên không thể đo lường được CLCS của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022