Đặc Điểm Của Các Trẻ Bị Hen Trước Can Thiệp


khoảng 70% trẻ ở mỗi quận mà chúng tôi nghiên cứu đã phát hiện được yếu tố làm xuất hiện cơn hen của mình trong 12 tháng vừa qua, đặc biệt gần 50% trẻ bị hen thấy rằng không chỉ có một mà nhiều yếu tố làm bệnh hen của chúng xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi thay đổi thời tiết là yếu tố làm xuất hiện cơn hen thường gặp nhất, các em đều nhận khi thời tiết chuyển mùa, bắt đầu vào mùa đông là thời điểm mà bệnh hen của chúng trở nên nặng hơn. Theo nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai thay đổi thời tiết là yếu tố gây khởi phát cơn hen cho trên 70% trẻ bị hen ở Thái Nguyên và là yếu tố gây khởi phát cơn hen thường gặp đứng thứ hai sau các bệnh nhiễm trùng [15]. Gắng sức cũng là một yếu tố làm xuất hiện cơn hen thường gặp ở những trẻ mà chúng tôi nghiên cứu, điều này cho thấy các em học sinh có thể sẽ gặp trở ngại trong học tập hoặc thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không biết cách xử trí hen gắng sức hoặc không được hỗ trợ xử trí đúng ngay tại trường.

Qua phỏng vấn chúng tôi cũng phát hiện được khoảng 40% những trẻ phát hiện lông súc vật là yếu tố làm xuất hiện cơn hen trong 12 tháng qua nhưng những gia đình các em này vẫn nuôi chó mèo. Có nhiều bằng chứng cho thấy trong số các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen thì các yếu tố môi trường trong nhà như khói bụi, vật nuôi, tình trạng ẩm mốc.... có ảnh hưởng rõ rệt đến sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh hen ở trẻ [118]. Các yếu tố này hoàn toàn có thể kiểm soát được, khi các yếu tố môi trường trong nhà được kiểm soát có thể làm giảm được tỉ lệ mới mắc bệnh hen [89]. Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi cho rằng trẻ và gia đình ở 2 quận mà chúng tôi nghiên cứu vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố làm xuất hiện cơn hen trong quá trình chữa bệnh hen.


4.3 Hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe

Để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe về bệnh hen cho các em học sinh trong nghiên cứu này mỗi trẻ bị hen được chúng tôi theo dõi trong một năm, từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013. Sau 12 tháng theo dõi, vào tháng 9 năm 2013 (đầu năm học mới) đã có 7 trẻ bị hen ở cả hai quận chuyển trường vì thế chúng tôi không thu thập được thông tin của những trẻ này vào thời điểm cuối cùng trước khi kết thúc nghiên cứu.

4.3.1 Đặc điểm của các trẻ bị hen trước can thiệp

- Đặc điểm tình trạng bệnh hen của trẻ

Tìm hiểu về tình trạng bệnh hen của trẻ vào thời điểm trước can thiệp chúng tôi thấy ở cả 2 quận đều có những trẻ được chẩn đoán hen đang có biểu hiện bệnh dù các em vẫn đến trường học tập. Ở quận Thanh Xuân có 25,6% trẻ đang có triệu chứng bệnh vào ban ngày và 15% trẻ có triệu chứng bệnh vào ban đêm trong khi đó ở quận Long Biên tỉ lệ này lần lượt và 35,7% và 20,6%, không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày và có triệu chứng ban đêm giữa hai quận Thanh Xuân và Long Biên (p>0,05). Trước can thiệp cũng không có sự khác biệt về điểm kiểm soát hen của trẻ ở hai quận (p>0,05) và tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen tốt của quận Thanh Xuân và Long Biên cũng tương đương nhau (Thanh Xuân 88,7% và Long Biên 86,5%, p>0,05). Như vậy những trẻ bị hen ở hai quận nghiên cứu có sự tương đồng nhau về các đặc điểm tình trạng bệnh hen vào thời điểm trước khi tiến hành can thiệp.

- Đặc điểm về tình trạng nghỉ học vì hen

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bệnh hen làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh và một trong những lí do khiến cho bệnh hen trở thánh gánh nặng của người bệnh, gia đình và xã hội đó là người bệnh phải nghỉ làm, nghỉ học vì hen. Theo kết quả điều tra của tác giả Lai ở 8 quốc gia thuộc khu vực châu Á


Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 12

Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam thì tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen là 36,5% [76]. Chúng tôi cũng nhận thấy bệnh hen đã làm 11,3% trẻ quận Thanh Xuân và 8,3% trẻ ở quận Long Biên phải nghỉ học (p>0,05) và như vậy có sự tương đồng giữa hai quận nghiên cứu về đặc điểm này.

- Đặc điểm kiến thức về bệnh hen của trẻ

Theo kết quả phỏng vấn trước can thiệp, hiểu biết về bệnh hen của trẻ ở cả hai quận còn rất thiếu hụt. Chỉ có khoảng 20% trẻ mỗi quận biết hen là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp. Biết hen là bệnh VMT rất quan trọng vì đây cũng chính là một trong những lí do khiến bệnh hen trở nên nghiêm trọng: bệnh hen sẽ có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí với một số người bệnh kéo dài cho đến suốt đời, việc theo dõi và điều trị do vậy phải liên tục, không thể bỏ giữa chừng. Nghiên cứu kiến thức về bệnh hen của các bà mẹ có con đến khám tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2009 cho thấy chỉ khoảng 50% các bà mẹ biết hen là bệnh VMT đường hô hấp [5], điều này chứng tỏ việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe về hen trong cộng đồng chúng ta chưa cao.

Gần 30% trẻ mỗi quận biết cần phải chữa hen bằng cách kiểm soát bệnh. Ở Thái Nguyên, chỉ có 3,4% trẻ bị hen biết hen kiểm soát được [15]. Trẻ và người bệnh cần phải hiểu chữa hen bằng cách kiểm soát bệnh nghĩa là người bệnh sẽ phải thực hiện hàng loạt các bước chứ không phải chỉ mỗi việc dùng thuốc để chữa hen. Theo Nguyễn Thị Thúy chỉ có 56,5% các bà mẹ của trẻ bị hen đưa con đến khám ở bệnh viện Nhi trung ương biết bệnh hen có thể kiểm soát được [21]. Việc vẫn còn một tỉ lệ lớn cả cha mẹ và trẻ cùng không biết bệnh hen có thể kiểm soát được và chỉ có thể chữa hen bằng kiểm soát bệnh hen chứng tỏ công tác phổ biến kiến thức về bệnh hen trong cộng đồng ở nước ta cho đến hiện nay là chưa tốt.

Có khoảng gần 50% trẻ mỗi quận biết các biểu hiện thường gặp của bệnh hen và các yếu tố làm xuất hiện cơn hen. Với những người chưa được


chẩn đoán mắc hen, việc biết các triệu chứng thường gặp của bệnh sẽ giúp người bệnh đi khám và phát hiện bệnh sớm, còn với người đã mắc hen biết các triệu chứng thường gặp của bệnh và những yếu tố làm xuất hiện cơn hen của mình sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm thời điểm cơn hen xuất hiện và xử lí kịp thời. Đây cũng chính là một trong những cách rất hữu ích giúp giảm tỉ lệ người bệnh hen phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Một trong số các công việc cần thực hiện để kiểm soát bệnh hen là phát hiện và kiểm soát yếu tố làm xuất hiện cơn hen và nếu đã phát hiện được yếu tố nào làm xuất hiện cơn hen người bệnh cần phải tránh không tiếp xúc hoặc phải biết làm gì khi không thể tránh được [60]. Trong nghiên cứu này chỉ khoảng 40% trẻ biết cần phải phát hiện và kiểm soát YTXH cơn hen. Điều này phù hợp với kết quả trả lời phỏng vấn trước đó, có gần 50% trẻ bị hen trong nghiên cứu phát hiện lông súc vật là yếu tố làm xuất hiện cơn hen của mình nhưng gia đình vẫn đang nuôi chó mèo.

Để chữa hen có hai loại thuốc quan trọng nhất được dùng đó là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Mặc dù đã được chẩn đoán mắc hen nhưng có rất ít trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi biết thuốc để cắt cơn hen là thuốc giãn phế quản (18,1 % quận Thanh Xuân và 16,7% ở quận Long Biên) và nhớ được tên thuốc cắt cơn là ventolin. Với những trẻ 13-14 tuổi thì việc biết thuốc cắt cơn hen là thuốc giãn phế quản và nhớ được tên thuốc cắt cơn sẽ có ích cho trẻ trong trường hợp cần phải dùng thuốc khi cơn hen xuất hiện nhưng không có cha mẹ bên cạnh. Khi đang ở lớp, nếu nhớ được tên thuốc dùng để cắt cơn hen trẻ có thể nhận được sự hỗ trợ của các bạn mắc bệnh giống mình hoặc có thể hỗ trợ các bạn mắc bệnh hen khác trong các tình huống khẩn cấp. Nghiên cứu thực hiện năm 2009 chỉ khoảng 50% các bà mẹ có con bị hen biết chọn thuốc giãn phế quản là thuốc cắt cơn hen [5], cũng tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2010 trên 80% các mẹ cho biết đã cho con dùng kháng sinh


khi em bé có cơn hen [21]. Theo hướng dẫn điều trị hen của GINA, khi có cơn hen thì thuốc giãn phế quản phải được lựa chọn đầu tiên, kháng sinh là một trong các thuốc không nên dùng để điều trị cơn hen trừ khi có bằng chứng rõ ràng người bệnh có nhiễm khuẩn kèm theo [60].

Có khoảng 30% trẻ ở mỗi quận biết rằng có hai loại thuốc chính để chữa hen là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Khi được phỏng vấn, cũng chỉ khoảng 10% các bà mẹ có con bị hen biết những thuốc quan trọng cần để chữa hen là thuốc giãn phế quản và corticoids [5]. Nhìn chung trẻ và các bà mẹ vẫn cho rằng kháng sinh và thuốc ho là một trong những loại thuốc quan trọng để chữa hen. Nghiên cứu ở Thái Nguyên cho thấy, có 64,9% trẻ bị hen biết thuốc cắt cơn hen nhưng chỉ có 1,9% trẻ biết tên thuốc dự phòng [15].

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh hen nhất thiết phải phân biệt được thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen và phải sử dụng đúng 2 loại thuốc này. Việc nhầm lẫn cách dùng 2 loại thuốc chữa hen quan trọng này có thể khiến cho việc kiểm soát hen không đạt kết quả [18] thêm vào đó sử dụng thuốc chữa hen không hợp lí không chỉ khiến cho việc kiểm soát hen trở nên khó khăn hơn mà còn khiến cho giá thành chữa hen tăng cao, làm tăng gánh nặng chi phí kinh tế cho cả người bệnh và cộng đồng. Với kết quả của các nghiên cứu về kiến thức của người bệnh hen ở nước ta có thể hiểu vì sao hiện nay vẫn có quá ít trẻ em bị hen nước ta được điều trị dự phòng và tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen vẫn còn quá thấp.

Gắng sức được đánh giá là yếu tố làm xuất hiện cơn hen thường gặp ở các em trong nghiên cứu của chúng tôi nhưng chỉ có khoảng 50% các em biết cách xử trí cơn hen do gắng sức đó là ngừng hoạt động gắng sức và dùng thuốc cắt cơn ngay, có 30% trẻ bị hen nhưng không biết cần phải mang theo thuốc cắt cơn khi ra khỏi nhà. Việc không biết tên thuốc cắt cơn và không biết cần phải mang theo thuốc cắt cơn hen khi ra khỏi nhà chứng tỏ sự thiếu hiểu


biết về xử trí hen gắng sức của trẻ và điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các em.

Đi khám hen định kì là một trong những bước phải thực hiện để giúp cho việc kiểm soát hen thành công nhưng chỉ 55% trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi biết cần phải đi khám định kì, số còn lại cho rằng chỉ cần đi khám hen khi có biểu hiện khò khè hoặc khi bệnh nặng hơn. Để đảm bảo việc theo dõi hen thường xuyên người bệnh cần được khám lại 1-3 tháng sau lần khám đầu tiên và mỗi 3-12 tháng cho những lần khám sau, đối với các trường hợp vào viện vì hen nặng người bệnh cần được khám lại 1 tuần sau đó, các lần thăm khám sau sẽ được hẹn dựa vào tình trạng bệnh của người bệnh [61]. Theo ý kiến của các bà mẹ có con bị hen thì 50% trong số họ cho biết thời gian chữa hen cần được thực hiện theo hẹn của thày thuốc, còn lại các bà mẹ cho rằng sẽ không đưa con đi khám tiếp nếu thấy bệnh của con đã đỡ [5]. Người bệnh không biết hoặc không tuân thủ đúng việc đi khám và chữa hen định kì sẽ dẫn đến hậu quả tỉ lệ bỏ điều trị cao và hiệu quả kiểm soát hen trong cộng đồng là rất thấp.

Dưới 50% trẻ của mỗi quận trong nghiên cứu của chúng tôi cho biết đã từng đi khám hen và nhớ được tên các phòng tư vấn hen mà trẻ đến khám. Việc đi khám hen định kì là hết sức quan trọng, nhưng người bệnh cần phải biết lựa chọn địa điểm khám chữa hen phù hợp mới có thể nhận được những hướng dẫn điều trị thích hợp. Hiện nay các phòng tư vấn hen phế quản của Hà Nội đã được triển khai tại các bệnh viện tuyến thành phố và một số trung tâm y tế quận huyện. Năm 2009 chúng tôi cũng đã khuyến cáo do ở huyện Thanh Trì tỉ lệ trẻ mắc khò khè cao nên việc triển khai một phòng khám tư vấn hen tại đây là cần thiết [7]. Trên địa bàn quận Thanh Xuân có rất nhiều các bệnh viện của các bộ ngành và là nơi trẻ lựa chọn để đăng kí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, tại các cơ sở y tế này cũng chưa triển khai phòng tư vấn


hen phế quản. Sự tồn tại một tỉ lệ lớn cả trẻ và mẹ cho rằng cần sử dụng kháng sinh khi bị bệnh hen, rất ít trẻ và mẹ biết về các loại thuốc quan trọng để chữa hen, cần đi khám hen định kì để kiểm soát bệnh hen qua các nghiên cứu ở nước ta chứng tỏ người bệnh hen nhất thiết phải được thăm khám, tư vấn và theo dõi bởi các thày thuốc chuyên khoa đã được đào tạo về hen phế quản.

Như vậy, kết quả phỏng vấn tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu cho thấy không thấy có sự khác biệt giữa hai quận về hiểu biết của trẻ đối với bệnh hen (điểm kiến thức của trẻ về bệnh hen ở quận Thanh Xuân và Long Biên là 8,0 ± 4,0 và 8,3 ± 3,6; p>0,05), tỉ lệ trẻ có kiến thức tốt về bệnh hen ở cả hai quận (Thanh Xuân 2,3% và Long Biên 0,8%; p>0,05) đều rất thấp.

- Đặc điểm về chất lượng cuộc sống của trẻ

Khảo sát ảnh hưởng của bệnh hen đến chất lượng cuộc sống của trẻ vào thời điểm trước can thiệp chúng tôi nhận thấy CLCS ở từng lĩnh vực: hạn chế hoạt động, triệu chứng, cảm xúc và CLCS chung cả 3 lĩnh vực của trẻ bị hen ở hai quận Thanh Xuân và Long Biên đều bị giảm và mức độ giảm CLCS của trẻ ở 2 quận vào thời điểm trước can thiệp là tương đương nhau (sự khác biệt được so sánh với p>0,05).

Theo Osman và Leynart thì điểm CLCS của người bệnh sẽ bị giảm đáng kể nếu người bệnh có bất cứ triệu chứng nào của bệnh hen [80] [90] kể cả khi triệu chứng bệnh xuất hiện trước đó và không còn xuất hiện vào thời điểm phỏng vấn [90]. Ở hai quận mà chúng tôi nghiên cứu vào thời điểm trước can thiệp đều có một tỉ lệ trẻ bị hen đang có triệu chứng bệnh vào ban ngày, ban đêm và phải nghỉ học vì hen do vậy CLCS của trẻ đã bị suy giảm là điều dễ hiểu.


4.3.2 Hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe đối với trẻ

- Hiệu quả đối với tình trạng bệnh hen

Sau 12 tháng theo dõi chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày ở quận can thiệp đã giảm ở tất cả các thời điểm sau can thiệp (từ 25,6% trước can thiệp còn 21,5% ở thời điểm 12 tháng sau can thiệp), trong khi đó ở quận chứng tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày không giảm mà tăng cao hơn so với thời điểm ban đầu.

Quan sát sự thay đổi tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày ở quận chứng có thể nhận thấy có sự thay đổi theo các mùa trong năm: ở thời điểm t2 tức là tháng 12 bắt đầu mùa đông tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày cao trên 40% sau đó giảm thấp nhất xuống dưới 30% vào thời điểm t3 tức là vào tháng 5, mùa hè nhưng đến tháng 9 của năm sau tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày lại tăng trên 40%. Rõ ràng sự xuất hiện triệu chứng ban ngày của trẻ bị hen ở quận chứng có liên quan đến yếu tố thời tiết, trong năm vào những tháng bắt đầu vào mùa lạnh và tháng mùa đông tỉ lệ trẻ có triệu chứng bệnh là cao nhất (tháng 9 và tháng 12), điều này phù hợp với kết quả phỏng vấn trước đó về yếu tố làm xuất hiện cơn hen của trẻ, trẻ nhận thấy thay đổi thời tiết là yếu tố làm xuất hiện cơn hen thường gặp nhất, vào mùa đông bệnh hen của các em có biểu hiện nặng hơn mùa hè.

So sánh sự thay đổi tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày theo thời gian giữa hai quận kết quả cho thấy, ở quận can thiệp tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày đã giảm hơn so với quận chứng, mức giảm có ý nghĩa với p<0,05. Điều này chứng tỏ biện pháp can thiệp bằng giáo dục sức khỏe cho trẻ bị hen mà chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu đã có tác động làm giảm tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày.

Số liệu điều tra cũng cho thấy có sự giảm tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm ở quận can thiệp tại tất cả các thời điểm sau can thiệp (từ t1, t2 và t3) so

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí