Rêu lưỡi dính, mạch hoạt (đàm thấp bên trong).
3.2.2. Nhóm chứng hư
3.2.2.1 Phế khí hư: thường gặp ở những bệnh hen phế quản mạn tính, tâm phế mạn tính,... của YHHĐ.
- Ho, khó thở, tiếng nói nhỏ như yếu, càng vận động các triệu chứng bệnh càng tăng lên (phế chủ về hô hấp).
- Hay tự ra mồ hôi (Phế hợp với da lông, nên Phế khí hư dẫn đấn vệ khí không chặt chẽ).
- Da mặt không vinh nhuận làm sắc mặt trắng bệch ra (khí hư thì huyết hư). Khí hư còn biểu hiện mệt mỏi, lưỡi đạm, mạch hư nhược.
3.2.2.2. Phế âm hư: thường gặp ở những bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, thời kỳ hồi phục của bệnh viêm phổi, viêm màng phổi do lao, viêm thanh quản mạn tính...
- Ho khan, hay ít đờm, đờm dính, ngứa họng, tiếng nói khàn, mạch nhỏ, chất lưỡi đỏ, ít rêu (Phế âm hư, tân dịch bị giảm).
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 1
- Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 2
- Phân Loại Phế Quản Và Các Biểu Hiện Bệnh Lý Khi Tổn Thương
- Sơ Đồ Cơ Chế Đáp Ứng Với Kháng Nguyên Hít Vào
- Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 6
- Bệnh Viêm Gan Được Yhct Mô Tả Trong Chứng Hoàng Đản
Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.
- Nếu âm hư nặng, tân dịch bị giảm sút nhiều dẫn đến hư hỏa bốc lên gây sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát nước, trong đờm có lẫn máu, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
3.2.2.3. Phế tỳ hư
- Ho lâu ngày có nhiều đờm, dễ khạc (Phế hư mất chức năng tuyên giáng, tỳ hư vận hóa thủy cốc dở dang sinh ra đàm).
- Ăn kém, bụng đầy, ỉa lỏng (Tỳ khí hư vận hóa thất thường).
- Mệt mỏi vô lực.
- Phù, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi đạm, mạch tế nhược (thủy thấp đình trệ).
3.2.2.4. Phế thận dương hư
- Triệu chứng giống như chứng Phế khí hư kèm thêm những triệu chứng của Thận dương hư như đau lưng mỏi gối, liệt dương, tay chân lạnh, sợ lạnh, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế nhược.
- Ho, đờm nhiều, ngực sườn đầy trướng, miệng khát mà không muốn uống nước, nôn. Lưng và tay chân lạnh, hoa mắt, chóng mặt, thở ngắn, hồi hộp, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng trơn.
4. ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC
4.1. Điều trị
4.1.1. Thể phong hàn
- Pháp trị: phát tán phong hàn và hóa đàm (tán hàn tuyên Phế, ôn Phế tán hàn). Các vị thuốc thường dùng là: Ma hoàng, Tía tô, Bạch chỉ, Cát cánh... Các bài thuốc thường dùng là: Hạnh tô tán, Chỉ thấu tán, Tô tử giáng khí thang.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài Tô tử giáng khí thang: Bán hạ 12g, Hậu phác 8g, Tiền hồ 8g, Chích thảo 4g, Nhục quế 4g, Tô tử 16g, Đương quy 12g, Sinh khương 3 lát, Trần bì 8-12g.
Bài Chỉ thấu tán (Y học tâm ngộ): Kinh giới 16g, Bách bộ 16g, Tử uyển 16g, Trần bì 8g, Bạch tiền 16g, Cam thảo 6g, Cát cánh
Công thức huyệt sử dụng gồm: Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Phong long.
4.1.2. Thể phong nhiệt
- Pháp trị: phát tán phong nhiệt, sơ phong thanh nhiệt, trừ đờm (thanh nhiệt tuyên Phế).
- Các vị thuốc thường dùng để chữa là: lá Dâu tươi, Bạc hà, Hoa cúc,... Các bài thuốc thường dùng để chữa như: Ngân kiều tán, Ma hạnh thạch cam thang, Tang cúc ẩm, Vĩ kim thang.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài Tang cúc ẩm gia giảm: Tang diệp 20g, Cát cánh 16g, Cúc hoa 10g, Cam thảo 8g, Hạnh nhân 16g, Lô căn 16g, Liên kiều 12g, Bạc hà 8g.
Công thức huyệt sử dụng gồm: Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Phong long, Khúc trì, Hợp cốc.
4.1.3. Thể khí táo
- Pháp chữa: thanh Phế, nhuận táo.
- Các vị thuốc thường dùng là: Tô tử, Lá hẹ, Thiên môn, Sa sâm, Mạch môn,... Các bài thuốc thường dùng là: Tang cúc ẩm, Thanh táo cứu phế thang...
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
Bài Hoàng liên giải độc thang (dùng khi mới mắc bệnh): Hoàng liên 30g, Hoàng cầm 20g, Hoàng bá 20g, Chi tử 20g.
Bài Thanh táo cứu phế thang: Tang diệp 20g, A giao 8g, Thạch cao 16g, Mạch môn 12g, Nhân sâm 5g, Hạnh nhân 6g, Cam thảo 8g, Tỳ bà diệp 8g, Ma nhân 8g.
- Công thức huyệt sử dụng: Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Phong long, Khúc trì, Hợp cốc.
4.1.4. Thể đàm nhiệt
- Pháp trị: thanh hỏa nhiệt đàm và nhuận táo hóa đàm (tuyên Phế hóa đàm nhiệt, thanh Phế hóa đàm).
- Các bài thuốc thường dùng: Nhị trần thang gia thêm Bối mẫu, Tri mẫu; Tiểu hãm hung thang; Sinh lịch tử đại táo tả phế thang; Nhuận phế thang; Tư âm thanh phế thang; Bách hợp cố kim thang; Bối mẫu qua lâu thang...
Bài Bách hợp cố kim thang: Sinh địa 12g, Thục địa 18g, Bách hợp 12g, Mạch môn đông 12g, Bối mẫu 10g, Thược dược 10g, Huyền sâm 8g, Cát cánh 8g, Sinh cam thảo 10g
4.1.5. Thể đàm thấp
- Pháp trị: táo thấp hóa đàm chỉ khái, ôn hóa thấp đàm.
- Các vị thuốc thường dùng: hạt Cải trắng, Bán hạ chế, Trần bì, Tô tử, Cát cánh, Bạch tiền... Các bài thuốc thường dùng là: Nhị trần thang, Lục quân tử thang, Lý trung hóa đàm hoàn...
Bài Nhị trần thang gia vị: Trần bì 10g, Thương truật 8g, Bán hạ 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 10g, Cam thảo 10g, Hạnh nhân 12g, Sinh khương 6g.
Bài Lục quân tử thang: Nhân sâm 10g, Cam thảo (chích) 6g, Bạch truật 9g, Trần bì 9g, Phục linh 9g, Bán hạ 12g. Được dùng khi Tỳ hư không chế được thấp, không vận hóa được thủy cốc, dịch ngưng tụ lại mà thành đàm.
Công thức huyệt sử dụng gồm: Tỳ du, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Hợp cốc, Tam âm giao.
4.1.6. Thể phế khí hư
- Pháp trị: bổ ích Phế khí.
- Các vị thuốc thường dùng: Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ,... Các bài thuốc thường dùng là:
Bảo nguyên thang, Ngọc bình phong tán, Quế chi gia hoàng kỳ thang,...
Bài Ngọc bình phong tán gồm: Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong
Bài Bảo nguyên thang gồm: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Nhục quế, Cam thảo.
4.1.7. Thể phế âm hư
- Pháp trị: tư dưỡng Phế âm, tư âm, giáng hỏa.
- Các vị thuốc thường dùng: Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Ngọc trúc, Đan bì, Bách hợp... Các bài thuốc thường dùng là: Nhất âm tiễn, Lục vị hoàn…
Bài Nhất âm tiễn gia giảm gồm: Bạch thược 8g, Địa cốt bì 4g, Sinh địa 8g, Cam thảo 3g, Mạch môn 12g, Thục địa 20g, Tri mẫu 4g.
Công thức huyệt sử dụng: Thái uyên, Thiên lịch, Tam âm giao, Phế du, Thận du.
4.1.8. Thể phế tỳ đều hư
- Pháp trị: kiện Tỳ, ích Phế.
- Các vị thuốc thường dùng là: Đảng sâm, Phục linh, Ý dĩ, Bạch truật,... Các bài thuốc thường dùng là: Sâm linh bạch truật tán, Bổ trung ích khí thang...
Bài Sâm linh bạch truật tán: Bạch truật 8g, Hạt sen 8g, Sa nhân 8g, Biển đậu 8g, Nhân sâm 8g, Sơn dược 8g, Cát cánh 8g, Phục linh 12g, Ý dĩ 12g, Chích thảo 4g
Công thức huyệt sử dụng gồm: Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Khí hải, Đản trung, Tam âm giao, Phế du, Thận du, Tỳ du, Mệnh môn, Phục lưu.
4.1.9. Thể phế thận dươnghư
- Pháp trị: ôn Thận nạp khí, bổ Phế khí
- Các vị thuốc thường dùng Phụ tử chế, Nhục quế, Đảng sâm, Hoàng kỳ... Các bài thuốc thường dùng là: Hữu quy ẩm gia giảm, Bát vị quế phụ gia giảm,...
Bài Hữu quy ẩm: Thục địa 32g, Nhân sâm 8g, Nhục quế 4g, Đỗ trọng 12g, Cam thảo 4g, Hoài sơn 16g, Kỷ tử 8g, Phụ tử chế 2g, Sơn thù du 8g.
Công thức huyệt sử dụng gồm: Thái uyên, Thiên lịch, Trung phủ, Quan nguyên, Khí hải, Đản trung, Tam âm giao, Mệnh môn, Phế du, Thận du, Tỳ du, Phục lưu.
4.2. Tập luyện dưỡng sinh
Được chỉ định trong những trường hợp viêm phế quản mạn. Có thể tự tập luyện mọi động tác dưỡng sinh không hạn chế và tùy theo sức khỏe của cơ thể, nhưng cần nhất là các động tác sau:
- Luyện thở sâu.
- Luyện thở ra tới đa: thở 3 thì, thổi chai.
- Luyện thở: thở 4 thì và có kê mông.
- Xoa tam tiêu.
HEN PHẾ QUẢN
MỤC TIÊU
1. Nêu được định nghĩa và đặc điềm dịch tễ học bệnh hen phế quản.
2. Mô tả được nguyên nhân, bệnh sinh, của hen phế quản theo y học cổ truyền và y học hiện đại.
3. Nêu được các thể lâm sàng của Hen phế quản theo YHHĐ và YHCT.
4. Trình bày được việc điều trị Hen phế quản theo YHCT.
5. Giải thích được cơ sở lý luận của việc điều trị hen phế quản theo YHCT.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Định nghĩa của OMS (1974)
Hen phế quản (HPQ) là bệnh có những cơn khó thở do nhiều nguyên nhân khác nhau, kèm theo dấu hiệu lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hay một phần phế quản, có thể phục hồi được giữa các cơn. Tình trạng tắc nghẽn do tăng đột ngột những cản trở đường hô hấp có liên quan hoặc không liên quan đến cơ chế miễn dịch.
1.1.2. Định nghĩa của Hội Phổi học Mỹ (1975)
Hen phế quản là bệnh có đặc điểm tăng tính phản ứng đường hô hấp do nhiều nguyên nhân.
1.1.3. Định nghĩa của Charpin (1984)
Hen phế quản là một hội chứng của những cơn khó thở về đêm, hội chứng thắt nghẽn và tăng tính phản ứng của phế quản do nhiều yếu tố kích thích và đặc biệt do acetylcholin.
1.1.4. Định nghĩa của chương trình Quốc gia giáo dục HPQ Mỹ (1991)
Hen phế quản là một bệnh hô hấp có 3 đặc điểm:
- Hội chứng co thắt.
- Viêm đường hô hấp.
- Tăng tính phản ứng đường hô hấp.
Vậy có thể định nghĩa hen phế quản là: Một hội chứng biểu hiện bằng những cơn khó thở rít kịch phát, xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, thường về ban đêm, kèm theo tiếng thở rít do phế quản co thắt, ho và khạc đờm nhầy dính; có thể hoàn toàn hồi phục sau đó.
Về phương diện chức năng có biểu hiện hội chứng tắc nghẽn, một sự tăng hoạt tính toàn bộ các phế quản khi chúng bị các yếu tố kích thích khác nhau tác động, đặc biệt là các chất trung gian tiết cholin.
1.2. Đặc điểm dịch tễ học
1.2.1. Tình hình mắc bệnh
Hen phế quản hay gặp ở nhiều nước, mọi lứa tuổi.
Tỷ lệ hen phế quản trung bình chiếm 5 - 6% dân số, trong đó 5% ở ngườilớn và 10% trẻ em dưới 15 tuổi.
- Ở trẻ em dưới 15 tuổi: tỷ lệ hen ở con trai là 1-2%, ở con gái là 0,5-1%.
- Về tuổi bắt đầu mắc hen: ở nam giới 90% mắc trước 35 tuổi và 80% trước 15 tuổi. Trong khi ở nữ 75% là trước 35 tuổi và chỉ có 40% trước 15 tuổi.
- Số nam giới mắc hen sau 35 tuổi chiếm 10% tổng số bệnh nhân và ở nữ là 25%.
- Ở Việt Nam tỷ lệ nói chung là 6% cho cả trẻ em và người lớn.
Theo Phạm Khuê (1980) thống kê với hơn 14000 người trên 14 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh hen là 1,7%; ở 10000 người cao tuổi, tỷ lệ là 2,3%.
Theo Lê Văn Thi (1986): tỷ lệ hen đã gặp là 5,1% ở thành phố; 3,3% ở nông thôn đồng bằng và 1,7% ở nông thôn miền núi. Qua nhiều thống kê thấy rằng tình hình mắc hen đang có xu hướng tăng lên.
1.2.2. Lý do xu hướng tăng bệnh hen
- Vì số bệnh nhân thực tế có tăng lên.
- Vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn.
- Do bản thân việc điều trị hen, các thuốc chữa ngày nay tuy có tốt hơn nhưng cũng có nhiều phản ứng phụ hơn.
Tại hội nghị quốc tế Boston năm 1990 có nêu khả năng của một số nguyên nhân sau đây:
Do ô nhiễm môi trường.
Do sử dụng bừa bãi thuốc, hóa chất.
Nhịp sống căng thẳng, stress.
Khí hậu nóng và ẩm.
Do yếu tố sai lầm trong chẩn đoán.
Theo Woolcock (1989), một chuyên gia hen học ngườiAustralia cho rằng trong các căn nguyên mắc hen thì khí hậu có ảnh hưởng rất rõ rệt. Cũng theo tác giả để nhận định chính xác hơn về dịch tễ học bệnh hen hiện nay có 3 vấn đề cần nên tìm hiểu là: số bệnh nhân mới mắc bệnh hàng năm, tính chất nguy kịch của bệnh và các yếu tố nguy cơ.
1.3. Phân loại hen phế quản
- Dựa vào nguyên nhân gây bệnh:
Hen ngoại lai.
Hen nội tại.
- Dựa vào tính chất của cơn hen:
Mức độ hen.
Bậc hen.
1.4. Quan niệm của YHCT về Hen phế quản
Dựa trên các biểu hiện về triệu chứng học, cơn khó thở của hen phế quản cũng được miêu tả trong các chứng hen suyễn, háo suyễn của YHCT.
Sách Y học chính truyền nói: “Suyễn là nói về hơi thở, thở gấp gáp, khi nặng thì há miệng so vai. Hen nói về âm thanh phát ra từ cổ họng, có tiếng cò cưa phát ra khi thở”.
Nhưng thông thường hay gọi chung là chứng hen suyễn hoặc chứng háo suyễn.
Trong chứng suyễn có suyễn thực do có tà khí xâm nhập và suyễn hư do có nguyên khí hư suy mà sinh ra bệnh.
Chứng hen: khi hít thở khí ra vào sinh ra tiếng khò khè, cò cưa hoặc rít. Trong hen có hen hàn do có dương khí hư suy lại cảm phải ngoại tà và hen nhiệt do có đàm nhiệt tắc trở.
Chứng hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng suyễn, nhưng chứng suyễn khi phát ra có thể không kèm theo chứng hen.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
2.1. Nguyên nhân: Có hai nhóm nguyên nhân gây HPQ:
2.1.1. Hen phế quản không do dị ứng
- Di truyền
- Rối loạn tâm thần
- Rối loạn nội tiết
- Gắng sức
- Aspirin và thuốc chống viêm không steroid.
2.1.2. Hen phế quản do dị ứng
2.1.2.1. Hen phế quản dị ứng không nhiễm trùng
- Bụi sinh hoạt: bụi nhà, bụi đường phố
- Phấn hoa cây, cỏ
- Lông vũ
- Biểu bì lông súc vật (chó, mèo, ngựa…)
- Thực phẩm (trứng, cá, sữa…)
- Thuốc (penicillin, piperazin…).
2.1.2.2. Hen phế quản dị ứng nhiễm trùng
- Vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, Klebsiella, Neisseria)
- Virus (Arbovirus…..)
- Nấm mốc (Aspergillus, Cladosporiom….). Nhiễm khuẩn hay gặp nhất là nhiễm virus từ nhỏ, là yếu tố thuận lợi hình thành hen và tính dễ bị kích thích phế quản khi trưởng thành.
Hình 1. Các nguyên nhân gây Hen phế quản
2.2. Cơ chế sinh bệnh
2.2.1. Yếu tố tăng mẫn cảm
Ở bệnh nhân hen phế quản, phế quản thường có tính mẫn cảm mạnh hơn so với người không mắc bệnh, tức là dễ phản ứng bất thường hơn khi gặp một kích thích đặc hiệu (dị nguyên) hoặc không đặc hiệu.
Trong lâm sàng người ta chia ra 2 loại hen chủ yếu:
- Ngoại lai: thấy rõ do một kháng nguyên bên ngoài gây nên.
- Nội tại: khi không chứng minh được rõ do kháng nguyên bên ngoài gây nên, và trong hen “nội tại”, nồng độ IgE bình thường hoặc thấp, bệnh xuất hiện ở người lớn, thường ở tuổi trung niên, bệnh mang tính chất mạn tính với những cơn liên tục, ít có tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình.
2.2.1.1. Cơ chế gây HPQ của yếu tố tăng mẫn cảm
- Kháng thể trong hen gọi là reagin (ký hiệu là IgE - một globulin miễn dịch): IgE do lympho B và tương bào tổng hợp, nhưng hoạt động đáp ứng d−ới sự kiểm soát của lympho T hỗ trợ và các lympho ức chế.
- Khi tiếp xúc kháng nguyên, phức hợp IgE - kháng nguyên sẽ hình thành và gắn vào bề mặt các tế bào ưa base, chủ yếu là dưỡng bào và đại thực bào; một loạt phản ứng sẽ xảy ra, các hóa chất trung gian sẽ hình thành, histamin, các yếu tố hóa ứng động ưa eosinophil gây co thắt phế quản và tập trung các tế bào ưa eosin. Các hóa chất trung gian gây viêm sẽ sinh ra phù nề và thâm nhiễm ở các thành phế quản. Các chất độc và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu sẽ gây tổn thương các tế bào biểu mô.
- Các hóa chất trung gian gây phản ứng được nghiên cứu nhiều là histamin, các yếu tố hóa ứng động, các prostaglandin và leucotrien (sinh ra do chuyển hóa của acid arachidonic từ màng tế bào), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu và các kinin.