Biến Thể Ngôn Ngữ, Biến Thể Chuẩn Và Phi Chuẩn


kiểu thức nói năng khá nhau sẽ thuộc các nhóm xã hội khác nhau. Từ đó, “kiểu thức nói năng” là phương ngữ xã hội và chúng có thể biến động theo sự biến động của xã hội. Vì thế, chúng thường không thật ổn định.

Trong luận án, chúng tôi sử dụng quan niệm này để nghiên cứu tiếng lóng như là một phương ngữ xã hội của nhóm đối tượng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Chúng tôi tán đồng ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Khang khi chorằng cùng với ngôn ngữ mạng, tiếng lóng là hai loại phương ngữ xã hội đặcthù [35].

Như vậy, Có thể lí giải tiếng tiếng lóng là phương ngữ xã hội như sau:

- Thứ nhất: tiếng lóng trong đó có từ ngữ lóng do một nhóm xã hội cụ thể tạo ra và được nhóm này sử dụng giao tiếp. Đồng thời, thông qua đó các thành viên có thể nhận diện nhóm

Thông thường, các cách nói lóng mới xuất hiện và sử dụng thời gian đầu đều “chưa bị lộ” do phạm vi sử dụng của nó rất hạn hẹp và các thành viên trong nhóm đó đều có ý thức giữ bí mật để đảm bảo quyền lợi thiết thực của chính mình. Nhưng dần theo thời gian dưới tác động của các nhân tố xã hội đã tác động đến các thành viên trong nhóm. Theo đó, tiếng lóng không còn là của riêng nhóm đó. Chẳng hạn, nhóm xã hội không tồn tại hoặc có thành viên của nhóm rời khỏi nhóm, có khi bị bắt hoặc bị người ngoài nhóm khai thác,v.v...và có thể gọi đó là các nhân tố xã hội tác động đến tiếng lóng.

- Thứ hai: tiếng lóng thường chỉ có giá trị xã hội trong phạm vi nhóm xã hội hạn hẹp và phần nhiều đều thay đổi theo hoàn cảnh xã hội. Như vậy, tiếng lóng vừa là công cụ giao tiếp riêng của từng nhóm xã hội nhất định vừa là “tín hiệu” cho mỗi thành viên trong nhóm xã hội “nhận ra nhau”, “tìm đến nhau” hay tìm được “sự đồng nhất xã hội” trong mỗi nhóm.

- Thứ ba: như đã nêu, các nhóm xã hội không phải tồn tại vĩnh viễn, ổn định vĩnh viễn mà thường là tự thành lập rồi tự tan rã. Thứ nữa, các thành viên trong nhóm cũng không phải cố định mà có sự thay đổi (có người rời nhóm lại có người tham gia vào nhóm). Tất cả các nhân tố xã hội này tác


động mạnh mẽ đến tiếng lóng. Hệ quả là: nhóm xã hội giải thể thì tiếng lóng của nhóm đó cũng kết thúc (và tiếng lóng đã có có thể mất hoặc được/bị “xã hội hóa); sự “di chuyển địa điểm” của nhóm xã hội cũng làm thay đổi tiếng lóng; mỗi thời điểm khác nhau thì tiếng lóng cũng thay đổi (nhân tố thời gian chi phối); v.v...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

1.2.1.2. Biến thể ngôn ngữ, biến thể chuẩn và phi chuẩn

Khi bàn về phương ngữ xã hội không thể không nói đến biến thể ngôn ngữ, biến thể chuẩn và phi chuẩn, một sự khác biệt dưới tác động của nhân tố xã hội.

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 4

Trong cuốn, An introduction to Sociolinguistics, Wardhaugh Ronal (2006) có nhắc đến biến thể ngôn ngữ và cho rằng: đơn vị của ngôn ngữ học xã hội chính là biến thể ngôn ngữ và vì thế, biến thể được biểu hiện bằng các hình thức cụ thể, có thể xác định được chúng, nhân diện được chúng trong thực tế [94]. Tác giả đã phân tích, chỉ ra mối quan hệ giữa biến thể với các nhân tố xã hội như: giới tính (gender), giai tầng (social-class membership), tuổi tác (age), dân tộc (ethnicity), v.v...

Nguyễn Văn Khang cho rằng “biến thể ngôn ngữ là các hình thức tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ, là các biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau” [35]. Như vậy, biến thể ngôn ngữ chính là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội. Biến thể ngôn ngữ có các hình thức biểu hiện hết sức phong phú với các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ lớn, biến thể ngôn ngữ có thể là phong cách nói năng thậm chí là phương ngữ. Ở cấp độ nhỏ, biến thể ngôn ngữ có thể là một từ, một âm vị cụ thể. Biến thể trong Ngôn ngữ học xã hội là hình thức ngôn ngữ có sự phân bố xã hội, đồng thời có thể biểu đạt ý nghĩa và phân biệt chức năng xã hội một cách rõ rệt. Chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu luận án trên cơ sở quan điểm của Wardhaugh về biến thể ngôn ngữ và biến thể xã hội. Đối tượng nghiên cứu về từ ngữ lóng được sử dụng bởi các nhóm xã hội trộm cắp, mại dâm, ma túy và buôn lậu trong luận án


được xem như là một biến thể ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ chuẩn mực toàn dân từ hình thức tồn tại đến phương thức biến đổi và phát triển.

Liên quan đến biến thể, có một khái niệm gọi là biến hay biến tố(variable). Trong nghiên cứu, biến được coi là đại lượng có thể nhận các giátrị khác nhau. Các nhà nghiên cứu thường đưa ra hai loại biến là biến độc lậpvà biến phụ thuộc, để kiểm tra các mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, trongđó biến độc lập là nguyên nhân. Trong ngôn ngữ học xã hội, có biến ngôn ngữvà biến xã hội. Biến xã hội được coi là các nhân tố (như tuổi tác, giới tính,nghề nghiệp,…) tác động, chi phối tới việc sử dụng ngôn ngữ [ 35]. Chúng tôitán đồng quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Khang:

Biến (variable) là đại lượng có giá trị biến đổi trong quá trình được xét. Trong ngôn ngữ học, biến được xem là một đại lượng có giá trị ngôn ngữ hay xã hội nào được đưa vào để xem xét, nghiên cứu với điều kiện đại lượng có giá trị này phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Biến có thể quy về hai loại là biến độc lập (independent variables) và biến phụ thuộc (dependent variables). Biến độc lập (independent variables) là biến được lựa chọn khi xem xét tác dụng của nó đối với biến tố phụ thuộc. Biến phụ thuộc (dependent variables) là biến chịu sự tác động của biến độc lập. Vì thế, biến độc lập còn gọi là biến kích thích (stimulus) hay đầu vào (input); biến phụ thuộc gọi là biến phản ứng (response) hay đầu ra (output)” [ 35, tr.40] .

Có thể thấy, tiếng lóng trên phương diện nhất định chính là biến thể ngôn ngữ theo biến tuổi tác, giới tính, tầng bậc và những nhân tố khác của người sử dụng. Những nhân tố này tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Bởi vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi có chú ý đến mối quan hệ giữa biến xã hội tuổi tác, giới tính, nhóm xã hội, trình độ học vấn với tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Nói đến biến thể không thể không nhắc đến chuẩn bởi giữa chúng hình


thành một cặp không tách rời nhau: chuẩn và biến thể. Chuẩn hay chuẩn mựctrong ngôn ngữ là ngôn ngữ được cộng đồng thừa nhận, chấp nhận (thườngquen gọi là “đúng”, “chính xác” ):

“Chuẩn mực, nói một cách khái quát là cái đúng. Đó là cái đúng cótính chất chung, tính chất bình thường được mọi người trong một cộng đồngngôn ngữ chấp nhận, ở một giai đoạn nhất định trong một quá trình pháttriển lịch sử của ngôn ngữ. Cái đúng ấy được xác định theo một tập hợpnhững quy tắc nhất định thuộc các phạm vi phát âm, viết chữ, dùng từ, cấutạo từ mới và đặt câu” [ Hoàng Tuệ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1980].

Tác giả Hoàng Phê sử dụng từ “mẫu mực” để nói về chuẩn. Theo tác giả,điều kiện để chuẩn mực trong ngôn ngữ là phải được đa số người trong cộngđồng công nhận. Trong đó, đáng chú ý là sự thừa nhận của những người có uytín, có ảnh hưởng trong cộng đồng. Cũng theo ông, trái ngược hay đối lập vớichuẩn là “lệch chuẩn”, “ phi chuẩn”. Tuy nhiên, phải thận trọng xem xét cáctrường hợp này, nhất là lí do tại sao chúng là phi chuẩn nhưng lại được cộngđồng sử dụng, thậm chí trong thời gian rất dài.

Cũng cùng quan điểm trên, nhưng tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh thêmrằng, chuẩn không phải là thứ bất biến mà với tư cách là công cụ giao tiếp,chuẩn ngôn ngữ không ngừng vận động, biến đổi [8].

Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, “biến thể chuẩn được xây dựng trên cơ sở một phương ngữ địa lí và được hình thành, phát triển nhờ quá trình chuẩn hóa. Phương ngữ mà biến thể chuẩn lấy làm cơ sở thường là phương ngữ của vùng ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội” [35, 206].

Khi bàn về các biến thể ngôn ngữ, tác giả L. Bloomfield đã phân biệt 5 biến thể của ngôn ngữ: (1) Biến thể tiêu chuẩn văn học (literary standard): dùng chủ yếu trong văn viết, được những người có học sử dụng; (2) Biến thể tiêu chuẩn hội thoại (colloquial standard): biến thể phi chính thức ở giai cấp quyền thế; (3) Biến thể tiêu chuẩn cấp tỉnh (province standard): biến thể tương đương với ngôn ngữ được giai cấp trung lưu ở Mỹ sử dụng; (4) Biến


thể phi tiêu chuẩn (sub - standard): ngôn ngữ của tầng lớp trung - hạ lưu, khác biệt rất rõ ràng với ba loại trên; (5) Biến thể tiêu chuẩn địa phương (local standard): ngôn ngữ dùng ở tầng lớp thấp nhất hoặc chỉ dùng trong phạm vi gia đình, người ngoài thường nghe không hiểu. [35]

Như vậy đến nay, mặc dù còn có các ý kiến tuy chưa thật thống nhất nhưng các tác giả đều khẳng định rằng, trong ngôn ngữ phải có chuẩn (với sự thừa nhận, chập nhận của cộng đồng và có sự vận động biến đổi theo từng giai đoạn) và phi chuẩn (hay lệch chuẩn). Nhưng cần nhấn mạnh rằng, lệch chuẩn, phi chuẩn không hoàn toàn trùng với “sai”, “không đúng”. Vì thực tế cho thấy, nhiều trường hợp cách nói lệch chuẩn hay phi chuẩn ở giai đoạn này lại trở thành chuẩn của gia đoạn khác; cũng vậy, thói quen ngôn ngữ có thể làm cho không ít trường hợp lệch chuẩn trở thành thường dùng, quen dùng và trở thành chuẩn. “ Lỗi của hôm qua trở thành chuẩn hôm nay và lỗi hôm nay sẽ là chuẩn ngày mai” [ Claude Hagège; Dẫn theo 35]. Vậy nên, trong nhiều trường hợp rất khó để phân định rạch ròi như đúng và sai trong ranh giới giữa chuẩn và phi chuẩn, lệch chuẩn.

Trong phạm vi luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát tiếng lóng với cách là biến thể. Luận án hướng đến làm sáng tỏ các đặc trưng tiêu biểu của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Chúng tôi cho rằng vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong thực tế của nhóm đối tượng không phải chỉ đơn thuần là chuyện đúng - sai, chuẩn - không chuẩn mà là cách dùng riêng biệt với các mục đích nhất định, thậm chí có thể đổi mới, sáng tạo cho ngôn ngữ những hiện tượng mới mẻ, từ đó biến chúng trở thành quy luật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

1.2.1.3. Cộng đồng giao tiếp

Cộng đồng giao tiếp (community of speech; còn dịch là: cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng ngôn từ, cộng đồng nói năng) là một thuật ngữ trong ngôn ngữ học xã hội học và nhân học ngôn ngữ được sử dụng để mô tả một


nhóm người có cùng ngôn ngữ, đặc điểm lời nói và cách diễn giải giao tiếp.

Các cộng đồng lời nói có thể là các khu vực rộng lớn như một khu vực thành thị với một giọng nói chung, riêng biệt hoặc các đơn vị nhỏ như gia đình và bạn bè. Chúng giúp mọi người xác định mình là cá nhân và thành viên của cộng đồng. Theo Wardhaugh Ronal (2006) cộng đồng giao tiếp vừa là tài sản của cá nhân vừa là tài sản của xã hội và ranh giới “cộng đồng” nhiều khi không rõ ràng tức là có “độ mờ” (fuzziness) [96].

Theo Nguyễn Văn Khang, cộng đồng giao tiếp (Speech community; Community of speech) được xem như là “phạm vi giới hạn nghiên cứu của biến thể, có thể được hiểu là một thể tập hợp giữa những người có một số nguyên tắc xã hội chung khi sử dụng một ngôn ngữ hay hình thức ngôn ngữ nào đó. Mức độ to nhỏ của cộng đồng giao tiếp tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu cũng như mức độ trừu tượng. Theo cách nhìn nhận này, giữa các cộng đồng giao tiếp có thể có những phần trùng nhau và một cá thể giao tiếp có thể không chỉ thuộc về một cộng đồng giao tiếp nhất định” [35].

Leonard Bloomfield sử dụng cộng đồng giao tiếp để nhấn mạnh tính phức tạp của việc phân định giữa ngôn ngữ và phương ngữ. Theo Leonard Bloomfield, trong cộng đồng ngôn ngữ khác nhau tồn tại những “trình độ giao tiếp khác nhau” [35].

Như vậy, có thể hiểu cộng đồng giao tiếp là một cộng đồng xã hội dân cư sử dụng chung một ngôn ngữ hoặc hình thức ngôn ngữ nhất định nào đó. Theo đó, ngôn ngữ sử dụng chính là sợi dây nối kết các thành viên trong cộng đồng. Như vậy, có thể thấy các nhân tố xã hội (như giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, quyền lực, vùng miền, tôn giáo, thu nhập, v.v.) sẽ là cơ sở hay điều kiện để hình thành cộng đồng giao tiếp. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi xác định từ ngữ lóng nói riêng, tiếng lóng nói chung thuộc các nhóm xã hội khác nhau.

1.2.1.4. Lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ


Cùng với chức năng là công cụ của tư duy, giao tiếp là một trong hai chức năng quan trọng nhất.

Muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp thì người nói - viết phải sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với bối cảnh giao tiếp. Đây chính là sự lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp. Vì thế, Nguyễn Văn Khang có lí khi cho rằng: “Lựa chọn được coi là một trong những bản chất của việc sử dụng và lí giải ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn ngữ được tiến hành ở bất cứ tầng diện nào của ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng... bởi chỉ cần một sự biến đổi nhỏ ở trong một tầng diện sẽ tạo nên một ý nghĩa dụng học sâu sắc” [35].

Trong quá trình giao tiếp, con người phải tiến hành lựa chọn ngôn ngữ vì ngôn ngữ tự nhiên có những đặc trưng về: tính dị biến, tính thương lượng và tính thích nghi .Tính dị biến được xem là tính đa khả năng trong cách biểu đạt của các ngôn ngữ với các hình thức biểu hiện khác nhau ở các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ ph5táp của ngôn ngữ. Tính thương lượng được dựa trên nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của người sử dụng ngôn ngữ. Trên cơ sở quyền và nghĩa vụ mà tạo ra nguyên tắc thương lượng nhằm giúp làm cho có sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. Tính thích nghi làm cho người giao tiếp có thể lựa chọn ngôn ngữ theo cách thương lượng. [35].

Mã và sự lựa chọn mã để tiến hành giao tiếp chính là cơ sở để lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong đó, “Mã (codes) là một thuật ngữ trong thông tin với nghĩa là hệ thống các từ, chữ cái, kí hiệu... đại diện cho những cái khác dùng cho những thông báo mật hoặc để trình bày hoặc ghi lại thông tin một cách vắn tắt” [35]. Bằng việc đưa ra và phân tích các quan niệm, nhận định và minh chứng của Basil Bernstein, Nguyễn Văn Khang nhận định rằng, chính công việc đã dần dần tạo nên không những thói quen do ảnh hưởng của nghề nghiệp mà còn cả thói quen về ngôn ngữ: tầng lớp tri thức thích nói theo kiểu triết lí, quen dùng từ ngữ trừu tượng, các câu vòng vo; công nhân thì


luôn nghĩ gì nói nấy (nghĩ thẳng và nói thẳng)” [35].

Trong bất kì một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ nào, mỗi nhân vật giao tiếp đều có ý thức và nhu cầu lựa chọn mã ngôn ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Vì vậy, dưới tác động của nhân tố mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp lựa chọn mã ngôn ngữ sao cho phù hợp. Thậm chí, họ có thể chuyển đổi các mã giao tiếp. Có hai cách lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp là chuyển mã và trộn mã.

Việc lựa chọn một mã nhất định ở thời điểm bắt đầu một cuộc giao tiếp được gọi là chọn mã. Khi tiến hành giao tiếp mỗi người đều có ý thức và nhu cầu chọn mã ngôn ngữ phù hợp nhất với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các cơ chế thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là “code- switching” (chuyển mã), “code - mixing” (trộn mã) hay “borrowing” (vay mượn từ vựng). Tuy nhiên, về các hiện tượng này các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Trong đó, lý thuyết nổi bật nhất về hình thái cú pháp của chuyển mã chính mô hình chuyển mã của nhà ngôn ngữ Poplack Shana. Theo đó, ông tập trung vào phân biệt chuyển mã với vay mượn mà không chủ trương đi sâu vào phân tích làm rõ sự khác biệt giữa chuyển mã và trộn mã. Poplack Shana cho rằng “mixing” (trộn) là cách người đa ngữ trộn hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau vào trong phát ngôn [89]; “borrowing” (vay mượn) lại là hiện tượng xảy ra trong hệ thống từ vựng, trong khi chuyển mã lại xảy ra ở mức độ cú pháp. Để chứng minh điều này, tác giả cho rằng điều kiện diễn ra chuyển mã ở cấu trúc ngữ pháp là giữa các ngôn ngữ có điểm tương đồng về cấu trúc ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp. Tức là, giữa chúng có hình thái cú pháp tương đương. Nếu giữa chúng không có điểm tương đồng như vậy thì không thể chuyên mã được. Tuy nhiên , đây chỉ là một góc nhìn mà chưa nhận được sự ủng hộ của nhiều người, vì khi áp dụng vào thực tế cho thấy xuất hiện không ít trường hợp ngoại lệ.

Khung ngôn ngữ ma trận (Matrix Language - Frame) của Myers -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022