Scotton là một trong những nghiên cứu điển hình về lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. Myers - Scotton trong khung ngôn ngữ ma trận này đã mô tả chi tiết về “Matrix Language” (Ngôn ngữ ma trận) và “Embedded Language” (ngôn ngữ nhúng), qua đó nhận định quá trình chèn ngôn ngữ, nhúng vào ngôn ngữ ma trận được gọi là quá trình chuyển mã ngôn ngữ. Trong quá trình này, ngôn ngữ nhúng là các thành phần tham gia không chiếm ưu thế và không đóng vai trò quan trọng trong khi ngôn ngữ ma trận lại chiếm vai trò trọng yếu. Do đó, khung hình thái cú pháp của ngôn ngữ ma trận thông thường sẽ có trước khi chèn các mã ngôn ngữ nhúng vào, bởi vậy mà ngôn ngữ ma trận luôn đóng vai trò quyết định. Đồng thời, “The Blocking Hypothesis” (Giả thuyết ngăn chặn) trong nghiên cứu cũng khẳng định, trong sự kết hợp giữa ngôn ngữ nhúng với ngôn ngữ ma trận có một bộ lọc nhằm sàng lọc các thành phần của ngôn ngữ nhúng. Khi đó, nếu những thành phần này sẽ bị loại bỏ nếu không đáp ứng được các tiêu chí của ngôn ngữ ma thuật [88]. Có thể thấy với cáchtiếp cận này, Myers - Scotton dường như tập trung vào chuyển mã, hay nói cách khác là không phân biệt giữa chuyển mã.
Trong khi đó, Fasold Ralph (1990) lại cố gắng đi phân biệt giữa chuyển mã và trộn mã. Theo tác giả, sự khác nhau cơ bản giữa hai loại này là cơ chế. Chuyển mã chú trọng vào việc người giao tiếp lựa chọn ngôn ngữ sử dụng. Trộn mã, người giao tiếp dường như chỉ sử dụng một ngôn ngữ, còn ngôn ngữ kia chỉ là thêm vào một số yếu tố hay là các mảnh nhỏ (pieces) [84]. Thông thường, các mảnh nhỏ ngôn ngữ lấy từ một ngôn ngữ khác có thể là cụm từ hoặc các đơn vị lớn hơn nữa.
Qua thực tiễn nghiên cứu đúng như tác giả Fasold đã nhận xét giữa chuyển mã và trộn mã có nhiều điểm tương đồng nhưng giữa chúng cũng tồn tại những điểm khác biệt một cách tinh tế. Trong đó, trộn mã là hiện tượng khi sử dụng một mã ngôn ngữ để giao tiếp, có chêm xen thêm các “mảnh nhỏ” (pieces) của một mã ngôn ngữ khác. Do số lượng các từ tố chêm xen này
chiếm số ít và chiếm thế yếu, lại chịu áp lực của ngôn ngữ chính đang dùng nên chúng mất đi nét nguyên dạng và sự chuẩn xác vốn có của mình. Tức là, trong trộn mã chỉ có một mã đang dùng còn thành phần của mã kia được dùng lệch chuẩn theo mã thứ nhất. Trộn mã có thể xem là kết quả của việc giao lưu trao đổi, phức hợp văn hoá. Trong khi đó, chuyển mã là việc người đa ngữ sử dụng đồng thời hai hay nhiều ngôn ngữ để giao tiếp và mã nào cũng phải được đảm bảo tính trọn vẹn cũng như cần phù hợp nguyên tắc của bản thân nó, không bị pha trộn, ảnh hưởng bởi mã khác.
Khi bàn về vấn đề chuyển mã, trộn mã, Nguyễn Văn Khang trong công trình “Ngôn ngữ học xã hội” cho rằng:
“Chuyển mã (Code switching) là việc sử dụng hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ trong một lần đối thoại” [35]. Đồng thời, tác giả cũng đã phân loại chuyển mã thành hai loại: thứ nhất, chuyển mã tình huống và chuyển mã ẩn dụ; thứ hai, chuyển mã không đánh dấu, chuyển mã đánh dấu và chuyển mã thăm dò.
Còn chuyển mã được tác giả quan niệm như sau:
“Trộn mã (codes mixing, MIX) là hiện tượng giao tiếp khi thành phần mà ngôn ngữ A ở một mức độ nhất định “trộn” vào mã ngôn ngữ B. Mã ngôn ngữ B đóng vai trò chủ đạo, còn mã ngôn ngữ A chỉ đóng vai trò thứ yếu có tính chất bổ sung và đương nhiên nó phải chịu ảnh hưởng (áp lực) của A. Theo đó, nó không còn được chuẩn xác như chính nó.” [35, tr. 383].
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 2
- Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 3
- Biến Thể Ngôn Ngữ, Biến Thể Chuẩn Và Phi Chuẩn
- Sơ Đồ Tam Giác Nghĩa Của Đỗ Hữu Châu
- Mối Quan Hệ Giữa Tiếng Lóng Với Các Khái Niệm Liên Quan
- Đặc Điểm Chung Về Cấu Tạo Từ Ngữ Lóng Tiếng Hán
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Có thể rút ra nhận xét như sau: về lí thuyết có phân biệt chuyển mã vàtrộn mã:
- Chuyển mã khi giao tiếp: Hai ngôn ngữ khi được dùng để chuyển mã thì không ngôn ngữ nào chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ nào. Còn khi nào diễn ra chuyển mã thì phụ thuộc vào bối cảnh giao tiếp.
- Trộn mã khi giao tiếp: Có một ngôn ngữ là chính, chủ đạo. Các yếu tố (mảnh nhỏ) của các ngôn ngữ kia là phụ vào ngôn ngữ chính. Vì là phụ thuộc
vào cho nên các yếu tố này phải chịu áp lực của ngôn ngữ chính, theo đó có những thay đổi cần thiết ( như phát âm, hình thái, v.v...).
- Tuy nhiên, việc phân biết này không phải lúc nào cũng rành mạch, rõ ràng.
1.2.1.5. Thái độ ngôn ngữ
Như trên đã nêu, giao tiếp là một sự lựa chọn ngôn ngữ. Theo đó, việc lựa chọn ngôn ngữ hay hình thức ngôn ngữ nào lại phụ thuộc vào người giao tiếp (hay người sử dụng). Điều này gắn với thái độ ngôn ngữ (languege attitude).
Trước hết cần hiểu khái niệm “thái độ”: “Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài ( bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc với đối với sự việc nào đó” [“Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê chủ biên].
Thái độ ngôn ngữ (languge attitude) có thể được hiểu một cách khái quát là phản ứng đánh giá đối với các biến thể ngôn ngữ. Có thể tóm tắt quan điểm của Marko Dragojevic như sau:
- Thái độ ngôn ngữ là phản ứng đánh giá đối với các biến thể ngôn ngữ khác nhau.
- Thái độ ngôn ngữ được sắp xếp theo hai khía cạnh đánh giá là trạng thái (ví dụ: thông minh, học thức) và đoàn kết (ví dụ: thân thiện, dễ chịu). Nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc ghi lại thái độ đối với các biến thể ngôn ngữ chuẩn và không chuẩn.
+ Biến thể tiêu chuẩn là những biến thể tuân thủ các quy tắc được hệ thống hóa xác định cách sử dụng chính xác về ngữ pháp, cách phát âm và từ vựng.
Biến thể phi chuẩn là các biến thể khác với các tiêu chuẩn đó theo một cách nào đó (ví dụ: cách phát âm).
+ Các biến thể tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn gợi ra các phản ứng đánh giá khác nhau dọc theo trạng thái và các khía cạnh liên đới.
+ Các các biến thể tiêu chuẩn có xu hướng liên quan đến các nhóm người sử dụng có kinh tế xã hội thống trị trong một xã hội nhất định, những
người nói tiêu chuẩn thường được quy cho có địa vị cao hơn những người nói không chuẩn. Sự đoàn kết có xu hướng dựa trên lòng trung thành trong nhóm.
- Ngôn ngữ là một biểu tượng quan trọng của bản sắc xã hội và mọi người có xu hướng gắn bó hơn với các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ của họ, đặc biệt khi cộng đồng đó được đặc trưng bởi sức sống cao hoặc ngày càng tăng (tức là địa vị, nhân khẩu học, hỗ trợ thể chế). Các biến thể ngôn ngữ không chuẩn đôi khi có thể có uy tín bí mật trong cộng đồng lời nói mà chúng là chuẩn mực lời nói.
- Thái độ ngôn ngữ được xã hội hóa sớm trong cuộc sống. Ví dụ, trẻ em thích sử dụng ngôn ngữ tiêu chuẩn hơn là không đạt tiêu chuẩn trong những năm đầu tiên của giáo dục.
- Thái độ ngôn ngữ có thể được xã hội hóa thông qua các tác nhân khác nhau, bao gồm các nhà giáo dục, bạn bè đồng trang lứa, gia đình và các phương tiện truyền thông.
- Thái độ ngôn ngữ có thể thay đổi để đáp ứng với những thay đổi trong quan hệ giữa các nhóm và chính sách ngôn ngữ.
Theo Nguyễn Văn Khang, có ba loại thái độ ngôn ngữ: 1/ Trung thành ngôn ngữ (trân trọng, bảo vệ và duy trì ngôn ngữ/ hình thức ngôn ngữ của mình/ cộng đồng mình ); 2/ Tự ti ngôn ngữ (tự cho ngôn ngữ/ hình thức ngôn ngữ của mình/ cộng đồng mình là thấp kém và có thể chuyển sang sử dụng ngôn ngữ khác); 3/ Kì thi ngôn ngữ (đề cao ngôn ngữ/ hình thức ngôn ngữ của mình và xem thường ngôn ngữ của người khác/ cộng đồng khác).
Như vậy có thể thấy, thái độ ngôn ngữ là một vấn đề nghiên cứu phức tạp, luôn ở trạng thái “động”, chịu sự chi phối trực tiếp và gián tiếp của nhiều nhân tố khác nhau.
1.2.2. Một số vấn đề về từ, ngữ và nghĩa của từ
1.2.2.1. Từ, ngữ
a) Từ
- Khái niệm: Từ là một đơn vị quan trọng của ngôn ngữ và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích và phương diện tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra các quan niệm khác nhau về từ.
Theo quan điểm của Hoàng Bá Vinh (黄伯荣 - Huang Borong) và, Liêu
Tự Đông (廖序东 - Liao Xudong) trong “Tiếng Hán hiện đại” (黄伯荣、廖序东.现代汉语(增订三版)) thì từ là đơn vị ngôn ngữ ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng vận dụng độc lập [115]. Từ là đơn vị ngữ pháp được cấu tạo bởi từ tố (hay hình vị trong tiếng Việt) và ở cấp độ cao hơn từ tố. “Vận dụng độc lập” ở đây có nghĩa là có khả năng “được nói độc lập” tức “độc lập thành câu”; hoặc “vận dùng độc lập” tức có khả năng “trở thành thành phần độc lập của câu hoặc độc lập đảm nhận chức năng thành phần ngữ pháp”. Ví dụ, trong câu:
他又来送信了(Anh ấy / lại / đến / đưa/ thư / rồi.), các từ “他、来、送、信”
(anh ấy, đến, đưa, thư) đều có thể vận dụng độc lập, đóng vai trò là thành phần độc lập trong câu, còn lại “ 又 ” (lại) là phó từ làm thành phần cú pháp độc lập, “ 了 ” (đã) giữ vai trò là thành phần ngữ pháp của câu.
Đồng thời, tác giả cũng cho rằng: “Ngữ là sự tổ hợp ngữ pháp của từ với từ”. Ngữ cùng với từ đều biểu đạt một ý nghĩa nhất định, cùng là thành phần tạo câu, cùng có thể “được nói độc lập” hay “vận dụng độc lập”, nhưng ngữ lại không phải là đơn vị nhỏ nhất có khả năng “vận dụng độc lập”. Ngữ có thể phân tách được, giữa các thành phần của ngữ có thể thêm vào các
thành phần tạo câu khác (hay còn gọi là “mở rộng”). Ví dụ như từ “ 开
关”(công tắc; 开: mở; 关: đóng) là tên gọi của một loại đồ điện, là một từ. Trong câu “我买了一个开关。” thì “开关” đóng vai trò là một từ chỉnh thể được vận dụng trong câu; tuy nhiên nếu phân tách ra thành “开” và “关” thì
chúng lại là hai từ biểu thị ý nghĩa động tác khác biệt “mở” và “đóng”, ý nghĩa này hoàn toàn khác với ý nghĩa của từ “开关” (công tắc điện).
Như vậy, với khái niệm này, Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông đã thông qua khả năng “vận dụng độc lập” (được nói độc lập và được vận dụng độc lập) để phân biệt giữa từ với từ tố (hình vị); dùng từ tố “đơn vị nhỏ nhất” để phân biệt giữa từ với ngữ. Từ là đơn vị tạo câu, từ tố (hình vị) là đơn vị tạo từ. Từ tố là đơn vị tạo từ, và từ tố lại được ghi chép lại bởi các ký hiệu gọi là “chữ Hán”. Tác giả cho rằng, chữ Hán là ký hiệu ghi chép lại ngôn ngữ, là đơn vị viết, trong tiếng Hán, về căn bản một chữ Hán tương ứng với một từ tố trong ngôn ngữ; thông thường một chữ Hán ghi chép lại một âm tiết. Do đó, miễn là từ tố đơn âm tiết hoặc từ được tạo bởi từ tố đơn âm tiết thì đều do một chữ Hán biểu thị. Khi đó, từ, từ tố và chữ là đồng nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp, từ tố đa âm tiết hay các từ đa âm tiết thì
mỗi âm tiết này đều cần được biểu thị bởi một chữ Hán, khi đó từ tố và chữ đã không còn hoàn toàn đồng nhất. Ví dụ: “黑不溜秋” (hēi bu liū qiū: Hắc bất lưu thu: đen sì sì) bao gồm 4 âm tiết được ghi chép bằng bốn chữ Hán (黑, 不,溜 và 秋); “仿佛”/fǎngfú/ (phảng phất) bao gồm 2 âm tiết được ghi chép bằng
2 chữ Hán. Mặc dù được cấu tạo bởi nhiều âm tiết, ghi chép bởi nhiều chữ Hán nhưng các từ trên đều chỉ do một từ tố (hình vị) cấu thành. Ở mức độ cao phức tạp hơn, có từ do hai hoặc ba từ tố tạo thành nhưng lại dùng tới hai, ba,
bốn hoặc hơn 4 chữ Hán để biểu đạt, ví dụ: 巧克力糖 (qiǎo kè lì táng: xảo
khắc lực đường: kẹo sô- cô- la).
Trong tiếng Việt, cho đến nay, có hai quan niệm chính về yếu tố tạo từ: Một quan niệm cho rằng, đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt là hình vị; một quan niệm cho rằng, đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng/ là nguyên vị/ là từ tố.
Theo Nguyễn Tài Cẩn "tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng đơn giản nhất về mặt tổ chức" và "có giá trị về mặt ngữ pháp" [6]. Đứng về phương diện ý nghĩa, Nguyễn Tài Cẩn chia tiếng thành tiếng tự thân có nghĩa và tiếng tự thân vô nghĩa. Đứng về phương diện cách dùng, tác giả chia tiếng
thành tiếng độc lập và tiếng không độc lập. Từ hai cách phân chia trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đi đến kết luận "tiếng vô nghĩa bao giờ cũng là tiếng không độc lập, tiếng có nghĩa thì có khi độc lập có khi không" [6].
Trong khi đó, các tác giả như Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Tuệ... coi hình vị là đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt. Chẳng hạn, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Hình vị là đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp trong giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau để tạo thành câu”. “Hình vị (hay từ tố cấu tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng chuẩn tối thiểu là một âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu tạo từ cho tiếng Việt” [ 8].
Đỗ Hữu Châu phân chia hình vị tiếng Việt dựa vào ba căn cứ:
- Căn cứ vào khả năng hoạt động để phân chia thành hình vị không độc lập, hình vị độc lập và hình vị bán độc lập.
- Căn cứ vào ý nghĩa để phân chia hình vị thành hình vị thực và hình vị
hư.
- Căn cứ vào khả năng cấu tạo từ để phân chia hình vị thành hình vị có
khả năng cấu tạo từ thấp và hình vị có khả năng cấu tạo từ cao.
Hoàng Văn Hành phân chia hình vị tiếng Việt gồm 3 loại là hình vị gốc, tha hình vị và á hình vị.
Theo Đái Xuân Ninh: “Hình vị tiếng Việt là đơn vị cơ sở của cấu trúc ngôn ngữ, yếu tố nhỏ nhất có ý nghĩa và được lặp lại nhiều lần cùng một nội dung. Về ý nghĩa, có ba nghĩa: nghĩa từ vựng, nghĩa khu biệt, nghĩa ngữ pháp” [55].
Theo Nguyễn Văn Tu: “Trong tiếng Việt từ tố là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo những từ đơn và từ ghép có nghĩa từ vựng hay có giá trị bổ sung (nếu tách rời ra thì có thể nói là không có nghĩa)" [68]. Căn cứ vào nghĩa và cách
dùng, Nguyễn Văn Tu chia từ tố tiếng Việt thành từ tố có nghĩa và có khả năng dùng độc lập; từ tố có nghĩa từ vựng mà không tồn tại độc lập; từ tố có nghĩa bổ sung và không tồn tại độc lập.
Trong cuốn “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã quan niệm về từ như sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống…) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.”
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” đã nhận định cho rằng, từ là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, có tính độc lập [19]. Hồ Lê thì cho rằng:“ từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa” [ 19].
Như vậy, từ các quan niệm về từ của các nhà ngôn ngữ học nói trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều thống nhất quan điểm: từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có nghĩa và được dùng để tạo câu. Ở phạm vi luận án, chúng tôi nhất trí với quan niệm về từ của Đỗ Hữu Châu, Hoàng Bá Vinh - Liêu Tự Đông để triển khai các nội dung nghiên cứu có liên quan của đề tài luận án.
- Từ có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, từ trong tiếng Hán và tiếng Việt có tính bất biến về hình thức biểu đạt. Tính bất biến này thể hiện ở hai mặt: Về cấu trúc âm thanh, từ có cấu trúc ổn định. Tuy vậy, cấu trúc âm thanh của từ có thể tách ra khỏi chuỗi lời nói; Về cấu trúc hình thức, từ có cấu trúc khá chặt chẽ mà không thể dễ dàng, tùy tiện phá vỡ cấu trúc.
Thứ hai, từ là đơn vị mặc nhiên tồn tại và sẵn có trong bất kì ngôn ngữ