Mối Quan Hệ Giữa Tiếng Lóng Với Các Khái Niệm Liên Quan


là hiện tượng kí sinh vào tiếng Việt, số phận tiếng lóng gắn liền với môi trường, hoàn cảnh và bản thân những tầng lớp xã hội sản sinh ra nó.” [19].

Từ góc độ nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội, Nguyễn Văn Khang lí giải nguồn gốc của thuật ngữ tiếng lóng: “tương đương với thuật ngữ lóng, tiếng lóng của tiếng Việt, tiếng Anh: cant và slang; tiếng Hán 俚语 (lí ngữ);

tiếng Pháp: argont... Thoạt đầu, khái niệm slang xuất hiện trong giao tiếp dùng để miêu tả ngôn ngữ liên quan đến tội phạm. Tiếp đó, khái niệm này được mở rộng để miêu tả ngôn ngữ của nhóm xã hội đóng kín như tội phạm, tù nhân và ma túy.” [35] và quan niệm tiếng lóng là “là ngôn ngữ của những nhóm người dưới đáy xã hội”. Hay, tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội, được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ, thường được sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ.

Khi bàn về độ mở của khái niệm tiếng lóng dưới góc độ quan sát, đánh giá của ngôn ngữ học xã hội, tác giả Nguyễn Văn Khang sau khi đưa ra các dẫn chứng về tốc độ phát triển, lan rộng của tiếng lóng trong giới trẻ (học sinh

- sinh viên) đã nhận định: “từ một khái niệm “lóng” rất hạn hẹp về nội dung ngữ nghĩa, thuật ngữ lóng đã mở rộng cả nội hàm và ngoại diên: nét nghĩa “bí mật” trong tiếng lóng đang bị giảm giá, nét nghĩa “chỉ có bọn người xấu, không tốt mới dùng tiếng lóng” không mang tính đặc trưng cho tiếng lóng mà dường như tiếng lóng giờ đây ngoài những đặc điểm vốn có còn có thêm những đặc điểm mới như nhằm tăng thêm cho phát ngôn một sắc thái khác thường, tăng thêm tính hấp dẫn của lời nói” [35].

Như vậy, thuật ngữ tiếng lóng đã mở rộng nội dung của mình và theo đó là chức năng xã hội của tiếng lóng, mối quan hệ giữa tiếng lóng với ngôn ngữ chung “ngôn ngữ toàn dân” cũng như thái độ xã hội (của cộng đồng ngôn từ) đối với tiếng lóng hẳn cũng có những thay đổi.

Hiện nay, xung quanh nội dung tiếng lóng vẫn còn có những điểm


tranh cãi, nhất là việc xác định một đơn vị từ vựng tiếng Việt cụ thể có thể nào đó có phải là lóng hay không không phải lúc nào cũng thống nhất. Thậm chí, có rất nhiều ý kiến chưa thống nhất xung quanh đặc trưng tính bí mật bởi xuất hiện 2 luồng ý kiến:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, đã là tiếng lóng thì phải mang tính bí mật, tức là người ngoài nhóm không thể biết được và các nhóm đó là nhóm kín, nhóm xã hội đen nên mang nghĩa “xấu” không tích cực.

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, tiếng lóng có thể mang tính bí mật, thuộc các nhóm xã hội đen nên mang nghĩa tiêu cực và cũng có thể mang tính công khai, tức là được cả những người ngoài nhóm biết đến và thuộc các nhóm xã hội bình thường (không phải nhóm xã hội đen). Ví dụ, tiếng lóng của học sinh, sinh viên, tiếng lóng trên facebook, zalo, v.v.

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 7

Trong luận án này, chúng tôi quan niệm tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội với những đặc điểm cơ bản như sau:

- Tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội, do các nhóm xã hội tạo ra và dùng để giao tiếp trong nội nhóm, đồng thời cũng là ngôn ngữ để nhận diện các thành viên trong nhóm.

- Tiếng lóng nói chung, từ ngữ lóng nói riêng được sử dụng trong nội bộ nhóm nên chúng có phạm vi sử dụng hạn chế và phi chính thức.

- Vì là hình thức riêng của mỗi nhóm xã hội nên sự tồn tại và phát triển của tiếng lóng phụ thuộc vào sự tồn tại và phát triển của nhóm xã hội đó. Tiếng lóng cũng thay đổi theo sự thay đổi của nhóm xã hội. Vì thế, có những tiếng lóng mang tính lâm thời. Tuy nhiên, cũng có những tiếng lóng được xã hội hóa và đi vào ngôn ngữ chung.

- Tiếng lóng mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng và thay đổi, có thể mất đi cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có một số ít từ ngữ lóng thâm nhập được vào đời sống ngôn ngữ của toàn dân, được chấp nhận và trở thành nhân tố mới trong trong ngôn ngữ toàn dân.

- Tiếng lóng ngày nay vừa có tính bí mật riêng nhưng lại vừa có tính


chất “mở”. Điều này phụ thuộc vào tính đặc thù của từng nhóm xã hội cụ thể.

1.2.3.2. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với các khái niệm liên quan

Liên quan đến tiếng lóng là biệt ngữ, thuật ngữ, từ nghề nghiệp, uyển ngữ, v.v... Dưới đây là sự phân biệt mang tính tác nghiệp.

a. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với biệt ngữ

Từ điển tiếng Anh đã giải thích về biệt ngữ và tiếng lóng như sau:

Biệt ngữ (jargon): Những từ hoặc cách diễn đạt đặc biệt được sử dụng bởi một nghề hoặc một nhóm cụ thể và khó hiểu đối với người khác, ví dụ, "biệt ngữ pháp lý".

Tiếng lóng (slang): Ngôn ngữ rất thân mật thường được nói hơn là viết, được sử dụng đặc biệt bởi các nhóm người cụ thể, ví dụ, trong quân đội; biểu thức tiếng lóng “chicken” được dùng để chỉ một người không dũng cảm.

Nếu căn cứ vào hai định nghĩa trên thì thấy giữa biệt ngữ và tiếng lóng không có gì khác nhau lắm. Tuy nhiên, thực tế chúng có khác nhau và các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng đi tìm sự khác nhau này. Chẳng hạn, theo tác giả Đỗ Hữu Châu:

“Biệt ngữ (còn gọi là các tiếng xã hội bao gồm các đơn vị từ vựng (từ ngữ cố định, các quán ngữ) được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định”. [8]

“Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các biệt ngữ tức là những tên gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức” [8].

Như vậy, với hai định nghĩa này, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra sự khác biệt giữa biệt ngữ và tiếng lóng: biệt ngữ “rộng” hơn tiếng lóng; nói cách khác, tiếng lóng là một “tiểu loại “ của biệt ngữ.

b. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với thuật ngữ

Để tiện cho việc phân biệt, chúng tôi xin trích định nghĩa của Đỗ Hữu Châu về thuật ngữ:

“Thuật ngữ khoa học kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng


để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ ngữ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng… có thực trong thực tế, đối tượng của ngành khoa học kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật hiện, tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm của chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [11].

Như vậy, mỗi môn khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất. So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ không bao giờ biểu thị những sắc thái phụ như thái độ đánh giá của người nói, xấu nghĩa hay đẹp nghĩa, khen hay chế, kính trọng hay xem thường... Đây cũng là hai đặc điểm khác biệt căn bản giữa thuật ngữ với tiếng lóng vốn có tính đóng và biểu thị thái độ ngôn ngữ tương đối rõ nét.

c. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với từ địa phương

Từ ngữ địa phương nói đến ở đây là những từ ngữ gắn với vùng miền cụ thể, tức là thuộc phương ngữ địa lí. Theo Nguyễn Văn Tu: “Từ địa phương không ở trong một ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định. Chúng mang sắc thái địa phương. Người của địa phương này không hiểu những từ của địa phương kia” [68].

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ địa phương là những từ dùng hạn chế ở một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn


ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải của từ ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật” [19].

Đỗ Hữu Châu nhận xét: “Những đơn vị từ vựng địa phương là những đơn vị từ vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau về ngữ âm nhiều hay ít nhưng không nằm trong những sai dị ngữ âm đều đặn” [8].

Từ các định nghĩa trên về từ địa phương, sao sánh với từ ngữ tiếng lóng, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

- Cả từ ngữ địa phương và từ ngữ tiếng lóng đều có chung một đặc điểm là: chúng không phải là từ ngữ toàn dân ( từ ngữ văn học).

- Từ ngữ địa phương thuộc về một vùng, miền ( lãnh thổ) cụ thể, còn từ ngữ lóng thuộc về một nhóm xã hội cụ thể.

- Từ địa phương được hình thành chủ yếu dựa vào các biến thể ngữ âm và có sự khác nhau về sắc thái nghĩa. Từ ngữ lóng cũng có một bộ phận được hình thành theo cách này nhưng nhiều khi có nghĩa khác hẳn; tuy nhiên, khác với từ ngữ địa phương, từ ngữ lóng được hình thành từ hai phương thức đặc trưng: phát triển nghĩa lóng từ các từ ngữ văn và độc lập hóa để thành từ cho các các hình vị vốn không độc lập.

- Nghĩa của từ ngữ lóng thường “mang tính bí mật”, chỉ có các thành viên trong nhóm mới biết; còn nghĩa của từ ngữ địa phương không có đặc điểm này (được sử dụng trong vùng và có thể được dùng rộng rãi ở các vùng khác khi có diều kiện).

d. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với từ ngữ nghề nghiệp

Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ được dùng chuyên cho một nghề, theo đó, nhiều khi rất chuyên sâu mà chỉ những người trong nghề đó mới hiểu được. Ví dụ như từ ngữ trong nghề trồng dâu nuôi tằm, đánh cá, ngân hàng,


xuất nhập khẩu thương mại... Nói vậy có nghĩa là, giữa từ ngữ nghề nghiệp và tiếng lóng có sự giống nhau “một nhóm người riêng biệt dùng” và “khó hiểu đối với người khác”. Như vậy, tiếng lóng và tiếng nghề nghiệp đều thuộc về phương ngữ xã hội.

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư)” và bởi lẽ “gắn với những hoạt động sản xuất hoặc hành nghề cụ thể, trực tiếp, cho nên từ vựng nghề nghiệp có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao. Mức độ khái quát của các ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng thấp hơn thuật ngữ khoa học” [8].

Qua định nghĩa trên cho thấy những khác biệt giữa từ ngữ nghề nghiệp với từ ngữ lóng:

- Từ ngữ nghề nghiệp là từ ngữ thuộc một ngành nghề địa phương cụ thể. Trong khi đó, từ ngữ lóng lại thuộc về một nhóm xã hội. Tuy nhiên, ở đây cũng có một vấn đề khá “nhạy cảm” liên quan đến ngành nghề. Chẳng hạn, nếu như coi mại dâm là một nghề thì các từ ngữ này sẽ có thể không được nhìn nhận là từ ngữ lóng.

- Từ ngữ nghề nghiệp gắn với nghề truyền thống dân tộc nên có tính văn hóa cao, mang đặc trưng văn hóa của một địa phương nên chúng lại có cả sắc thái phương ngữ của địa phương. Đây có thể coi là một vốn qúy về ngôn ngữ văn hóa dân tộc. Điều này tương đối khác với từ ngữ lóng vốn được xem là các từ ngữ phi chuẩn và thông tục.

e. Mối quan hệ giữa tiếng lóng với uyển ngữ

Uyển ngữ (euphemism), theo Từ điển tiếng Anh là “một từ hoặc cách diễn đạt nhẹ nhàng hoặc gián tiếp được thay thế cho một từ được coi là quá gay gắt hoặc thẳng thừng khi đề cập đến điều gì đó khó chịu hoặc xấu hổ”.

Uyển ngữ có thể được sử dụng để tránh, che giấu những lời được coi là


thô tục khi đề cập đến các chủ đề nhạy cảm như: khuyết tật, tình dục, bài tiết,cái chết.

Uyển ngữ được sử dụng tùy vào mục đích giao tiếp, có khi là chủ đíchtốt nhưng cũng có khi nhằm mục đích cố ý đánh lừa, tạo nên sự nhầm lẫn.

Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng. Khi đề cập đến các vấn đề tế nhị và kiêng kị trong xã hội, tiếng lóng và uyển ngữ có mối liên hệ nhất định. Có nhiều từ ngữ lóng được xem như là uyển ngữ. Thật ra đôi khi rất khó để gọi một từ là tiếng lóng hay uyển ngữ. Vì có sự "giao thoa" giữa uyển ngữ và tiếng lóng như thế nên khi sử dụng các từ ngữ này cần phải xem xét kỹ các từ tố trong tình huống sử dụng.

1.2.3.3. Đặc điểm của tiếng lóng

Nếu như các từ ngữ có sự phát triển nghĩa nhờ hai phương thức ẩn dụvà hoán dụ, vay mượn các từ ngữ nước ngoài theo cách bảo lưu nghĩa hoặcthay đổi nghĩa, biến đổi ngữ âm thì từ lóng cũng vậy.

Tiếng lóng nói chung, từ lóng nói riêng đều có lịch sử tự thân và nguyên nhân thịnh hành của nó, trải qua dòng thời gian hoặc sự thay đổi ý nghĩa của nó hoặc chuyển đổi tiêu chuẩn ngôn ngữ hoặc tiếp tục dùng cho một địa phương nào đó. Một số tiếng lóng sau khi mất đi tính kích thích của nó đã trở thành những từ ngữ thông dụng được mọi người tiếp nhận.

a. Tiếng lóng và từ ngữ lóng trong tiếng Hán

Trong tiếng Hán, tiếng lóng hiện đại không chỉ bao gồm những tiếng lóng thô tục hay tiếng lóng mà chỉ mang đặc trưng ý nghĩa của những phương ngữ, ám ngữ hay hành ngữ mà đã trở thành thứ ngôn ngữ thịnh hành được sử dụng với tần suất cao của ngôn ngữ xã hội. Bởi vậy, tiếng lóng hiện đại có thể định nghĩa là “hình thức biểu đạt không chuẩn mực mà có đặc trưng điển hình đi ngược lại những nguyên tắc thường có ở ngôn ngữ, là các kiểu từ ngữ phong phú đa dạng, mới mẻ dị thường chủ yếu lấy từ những nhóm ngôn ngữ


thịnh hành xã hội, rất mới mẻ, thời thượng nhưng lại tồn tại trong thời gian ngắn.” [72].

Tỉ lệ lưu thông của tiếng Hán phụ thuộc nhiều vào truyền thông. Có một số tiếng lóng dẫn đến những khái niệm mới, có một số từ lại đưa ra

phương thức biểu đạt mới, mới hơn, độc đáo hơn, thậm chí đi sâu vào lòng người. Xoay chuyển ngữ âm, đọc ngược vận mẫu tạo nên những từ “hot” (黑话) hoặc là lấy âm, hình để tạo thành chữ.

Tiếng lóng đã trở thành công cụ không thể thiếu của những người yêu thích hài hước và phóng viên tin tức với cách vận dụng hợp lý, sử dụng mở rộng đã tạo ra những cái mới. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà khoa học xã hội nhờ vào khả năng phản ánh khái quát văn hóa của tiếng lóng mà có thể nghiên cứu cụ thể.

Tiếng lóng của tiếng Hán xét về mặt cấu tạo được chia thành: tiếng lóng có cấu tạo là từ và tiếng lóng được cấu tạo trên cơ sở tượng hình của các chữ như: 囧 (jiǒng), 兲 (tiān), 烎 (yín), 巭 (gū), 靐 (bìng), 氼 (nì), 嫑 (biáo)…

Trong đó, “” (/jiǒng/ quýnh (Hán Việt), nghĩa gốc là sáng sủa, đẹp đẽ. Kể từ năm 2008 trở thành một ký hiệu biểu tượng rộng rãi của cộng đồng mạng

trong các khu vực sử dụng tiếng Hán là một trong những chữ được sử dụng nhiều nhất trong các diễn đàn chat, blog. Khi đó, “” được cấp thêm nét nghĩa mới “chán chường, buồn rầu, ngượng ngùng, u uất”. “” được xem như một trong những “chữ Hán phổ biến nhất thế kỷ 21”. Hay như “” (nghệch - ngờ nghệch, 白玩儿 (được dùng với ý nghĩa đơn giản dễ dàng: dễ ợt,

chuyện nhỏ như con thỏ, bình thường như cân đường hộp sữa, đơn giản như đan rổ, việc cỏn con, không nhằm nhò gì)…

Có thể nhận thấy, trong tiếng Hán, mối quan hệ giữa nghĩa gốc với nghĩa lóng vẫn có ít nhiều những mắt xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định.

Chẳng hạn: “雷子” (trong tiếng Bắc Kinh), “条子(trong tiếng Hồng Kông)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022