BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HOÀI TÂM
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ LÓNG
TRÊN TƯ LIỆU CỦA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 04 năm 2022
Tác giả
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1. Mục đích nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Nguồn ngữ liệu 3
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 4
4.1. Cách tiếp cận 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 5
5.1. Về mặt lý luận 5
5.2. Về mặt thực tiễn 6
6. Cấu trúc của luận án 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng lóng 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam 10
1.2. Cơ sở lí luận 17
1.2.1. Phương ngữ xã hội 17
1.2.2. Một số vấn đề về từ, ngữ và nghĩa của từ 30
1.2.3. Tiếng lóng và các khái niệm liên quan 39
1.3. Tiểu kết chương 1 54
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT) 56
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 56
2.1.1. Đặc điểm chung về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 56
2.1.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 64
2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt 76
2.2.1. Đặc điểm chung về cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt 76
2.2.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Việt 81
2.3. Nhận xét 94
2.4. Tiểu kết chương 2 97
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT) 100
3.1. Đặc điểm chung về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (Từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt) 100
3.2. Đặc điểm cụ thể về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt qua các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu) 114
3.2.1. Phân loại các từ ngữ lóng trong tiếng Hán của các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu dựa vào ngữ nghĩa 114
3.2.2. Phân loại các từ ngữ lóng trong tiếng Việt của các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu dựa vào ngữ nghĩa 125
3.3. Nhận xét 134
3.4. Tiểu kết chương 3 140
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ, kí hiệu viết tắt | Ý nghĩa | |
1 | NNHXH | Ngôn ngữ học xã hội |
2 | TPHCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
3 | ĐHKHXH&NV | ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn |
4 | ĐHQG | Đại học Quốc gia |
5 | TĐNN | Thái độ ngôn ngữ |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 2
- Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 3
- Biến Thể Ngôn Ngữ, Biến Thể Chuẩn Và Phi Chuẩn
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Từ ngữ lóng tiếng Hán xét theo thành tố cấu tạo 56
Bảng 2.2. Từ ngữ lóng tiếng Hán thuộc các nhóm xã hội xét theo số lượng thành tố cấu tạo 57
Bảng 2.3. Từ ngữ lóng tiếng Hán xét theo đơn vị từ vựng 58
Bảng 2.4. Từ ngữ lóng tiếng Hán thuộc các nhóm xã hội xét theo từ loại 59
Bảng 2.5. Từ lóng tiếng Hán là từ đơn tiết xét theo nguồn gốc 65
Bảng 2.6. Từ lóng tiếng Hán là từ đơn tiết xét theo từ loại 66
Bảng 2.7. Từ lóng tiếng Hán là từ phức xét theo nguồn gốc 70
Bảng 2.8. Phân loại cấu tạo ngữ lóng trong tiếng Hán theo nhóm xã hội 71
Bảng 2.9. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo thành tố cấu tạo 76
Bảng 2.10. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội 77
xét theo số lượng thành tố cấu tạo 77
Bảng 2.11. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị từ vựng 78
Bảng 2.12. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội xét theo từ loại.. 79 Bảng 2.13. Từ lóng theo các nhóm xã hội 82
Bảng 2.14. Từ lóng tiếng Việt là từ đơn xét theo nguồn gốc 84
Bảng 2.15. Từ lóng tiếng Việt là từ đơn xét theo từ loại 84
Bảng 2.16. Từ lóng tiếng Việt là từ phức xét theo nguồn gốc 87
Bảng 2.17. Cấu tạo ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội trong tiếng Việt 88
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng lóng là một khái niệm quen thuộc trong ngôn ngữ học cũng như trong đời sống. Tiếng lóng là ngôn ngữ nói thông tục, mang đậm màu sắc địa phương và phong vị dân gian. Phạm vi tồn tại của chúng gắn với các nhóm xã hội khác nhau nên không được coi là ngôn ngữ chuẩn mực. Mặc dù không trang nhã, thậm chí thông tục nhưng tiếng lóng lại có khả năng biểu đạt cao. Hiện nay, việc nghiên cứu về tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt còn nhiều hạn chế và thiếu những đề tài nghiên cứu toàn diện chuyên sâu về các vấn đề có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển, tiêu biến cũng như các vấn đề về cấu tạo của bản thân tiếng lóng.
1.2. Theo lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về phương ngữ xã hội, xã hội tồn tại các nhóm xã hội thì tương ứng sẽ có phương ngữ xã hội, tiếng lóng được coi là một loại phương ngữ xã hội đặc thù. Đặc thù là vì: chúng có đối tượng sử dụng riêng và cũng nhờ tiếng lóng để nhận diện đối tượng sử dụng thuộc nhóm xã hội nào; chúng tuy được hình thành và phát triển từ ngôn ngữ chung nhưng có hình thức và nội dung mang đặc trưng riêng của nhóm xã hội và sự tồn tại cũng như sự phát triển của chúng phụ thuộc vào sự tồn tại của nhóm xã hội sinh ra và sử dụng chúng.
Vì phụ thuộc vào nhóm xã hội nên tiếng lóng đang có chiều hướng phát triển mạnh. Xã hội Việt Nam và Trung Quốc từ những thập kỉ 80 của thế kỉ 20 trở lại đây có nhiều thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Theo đó, sự phân hóa xã hội diễn ra rất mạnh, các nhóm xã hội xuất hiện ngày một nhiều làm cho các biến thể ngôn ngữ được hình thành trong tiếng Việt và trong tiếng Hán cũng phát triển mạnh, trong đó có tiếng lóng. Từ đây, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau xung quanh quan niệm về tiếng lóng.
1.3. Trong tiếng lóng, từ ngữ đóng vai trò chính yếu. Nói cách khác, làm nên tiếng lóng là các từ ngữ lóng. Từ ngữ lóng được các nhóm xã hội tạo ra vì thế chúng mang đặc trưng của từng nhóm xã hội. Tuy nhiên, là bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ, từ ngữ lóng được hình thành không thể tách rời đặc điểm chung về từ ngữ của mỗi ngôn ngữ. Vì vậy, việc chỉ ra đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ góp phần nghiên cứu đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của một ngôn ngữ mà còn giúp cho việc sử dụng, học tập ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến tiếng lóng và từ tư liệu thu thập được, phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung; góp phần vào tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếng lóng, hệ thống hóa những quan điểm lí luận liên quan đến tiếng lóng; từ đó xây dựng khung cơ sở lí luận cho luận án.
2) Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt ở hai bình diện là hình thức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa.
3) Thông qua việc khảo sát đặc điểm về hình thức và nội dung của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt, luận án nhằm chỉ ra những đặc điểm