Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 2


chung của từ ngữ lóng cùng những đặc điểm riêng từ ngữ lóng trong mỗi ngôn ngữ.

3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt được thu thập từ các cuốn từ điển chuyên về từ ngữ lóng tiếng Hán và tiếng Việt, các bài viết qua các phương tiện truyền thông.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là khảo sát, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt.

Do vấn đề quan niệm từ ngữ lóng nói riêng và tiếng lóng nói chung gắn với sự nhận diện còn khá phức tạp, nên trong luận án này, chúng tôi giới hạn từ ngữ lóng thuộc bốn nhóm xã hội là: nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu. Lí do là vì: từ ngữ lóng của các nhóm xã hội này vốn đã được khẳng định với quan niệm truyền thống là từ ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội xấu trong xã hội.

3.3. Nguồn ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu để thu thập từ ngữ lóng gồm các cuốn từ điển và các văn bản báo chí như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Nguyễn Văn Khang (2002), Tiếng lóng tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

- 李淑娟. 最新中国俚语-汉英对照New slang of China, New World

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 2

Press)M.新世界出版社, 2006.

(Lý Thục Quyên – Li Shu juan (2006), Tiếng lóng Trung Quốc mới Nhất – Đối chiếu Hán – AnhNew slang of China, New World Press)M,

Nxb Tân Thế giới.)


- 陆静贞。新编俗俚语大全.浙江古籍出版社, 2007.

(Lục Tĩnh Trinh (2007), Đại từ điển tục ngữ, tiếng lóng mới biên soạn, Nxb Cổ tịch Triết Giang.)

- Các bài báo in và báo mạng của các đơn vị như: báo Công an nhân dân, báo An ninh thủ đô, báo An ninh thế giới...

- Một số phim chiếu trên truyền hình Đài truyền hình VTV1, VTV3; một số trang diễn đàn trên phương tiện truyền thông như: Facebook, Weibo…

4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu là từ ngữ lóng tiếng Hán và tiếng Việt theo lí luận và phương pháp của Ngôn ngữ học xã hội kết hợp với phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc. Luận án cũng sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ sau:

- Phương pháp thu thập ngữ liệu: Đối tượng nghiên cứu từ ngữ lóng trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt được luận án thu thập qua sách, báo in và báo mạng điện tử. Luận án tập trung thu thập tài liệu các từ ngữ lóng được sử dụng bởi các nhóm xã hội: (1) Nhóm xã hội trộm cướp; (2) Nhóm xã hội ma túy; (3) Nhóm xã hội mại dâm; (4) Nhóm xã hội buôn lậu.

Chúng tôi lựa chọn khảo sát 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt và tương ứng và 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Hán. Để làm rõ đặc điểm của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi tiến hành đối chiếu các ngữ liệu thu được của tiếng Hán với tiếng Việt. Mục đích của việc so sánh này nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu của luận án.

Về cách thức thống kê số liệu, chúng tôi thống kê số lượng của các đối


tượng khảo sát bằng phương pháp thủ công, nghĩa là lập danh mục các từ ngữ lóng trên phạm vi tư liệu khảo sát, sau đó lần lượt đọc và phân nhóm từ ngữ theo chuyên mục. Quá trình thu thập ngữ liệu, chúng tôi sử dụng phần mềm phát hiện từ ngữ tự động và dùng chương trình bảng tính Excel của Microsoft Office để ghi lại và trình bày số liệu dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan. Sự thể hiện của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt trong luận án hoàn toàn được thu thập từ nguồn ngữ liệu trên.

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học để miêu tả đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt.

- Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: kết hợp sử dụng cả hai phương pháp này để khảo sát đặc điểm của từ ngữ lóng.

Luận án sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu như:

- Các thủ pháp phân tích nghĩa tố, phân tích trường nghĩa và biến thể từ vựng - ngữ pháp nhằm miêu tả đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt.

- Các thủ pháp phân tích ngôn cảnh để miêu tả, phân tích sự lựa chọn và sử dụng tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt gắn với ngôn cảnh tình huống (ngôn cảnh phát ngôn) lẫn ngôn cảnh văn hóa.

- Thủ pháp đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa: chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, so sánh, đối chiếu chỉ ra cái chung (cái phổ biến) với cái đặc thù trong tiếng Hán và tiếng Việt.

5. Đóng góp của đề tài

5.1. Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:

- Làm rõ những thành tựu lí thuyết và thực tiễn về tiếng lóng trong


tiếng Hán và tiếng Việt.

- Làm rõ các đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt; đồng thời, đưa ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt.

- Làm sáng tỏ một số đặc điểm cơ bản của biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người sử dụng tiếng Hán và tiếng Việt từ các cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội.

5.2. Về mặt thực tiễn

Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án nhằm góp phần vào cách tiếp cận, lý giải các từ ngữ lóng cũng như việc sử dụng chúng, nhất là trong tình hình hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm xã hội, các biến thể ngôn ngữ cũng theo đó ngày một đa dạng.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hữu ích trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nâng cao hiệu quả sử dụng dạy - học tiếng Hán và tiếng Việt.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt)

Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt)


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng lóng

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ngôn ngữ học xã hội là một phân ngành của ngôn ngữ học, tiếp cận theo hướng liên ngành, giữa ngôn ngữ học và xã hội học. Vì thế, ngôn ngữ học xã hội lấy ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu và giải thích các hiện tượng của ngôn ngữ bằng các nhân tố xã hội. Vì nghiên cứu ngôn ngữ trong đời sống thực tế (trong sử dụng) cho nên nếu như ngôn ngữ học cấu trúc chú trọng vào khung cấu trúc hệ thống của ngôn ngữ, tức là nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng tĩnh thì ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng hành chức. Theo đó, đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội là biến thể (variety).

Các công trình Ngôn ngữ học xã hội có tính chất nền tảng như: The Sociolinguistics of Society của Fasold Ralph xuất bản lần đầu năm 1984 [84]; An Introduction to Sociolinguistics của Wardhaugh Ronal xuất bản lần đầu năm 1986, tái bản lần thứ năm vào năm 2006 [94] đã nêu ra các vấn đề khái quát chung như dẫn luận về Ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ và xã hội…

Cùng với nghiên cứu có tính nền tảng, nhiều công trình nghiên cứu cụ thể gắn với các nhân tố xã hội như tuổi tác, giới tính, quyền lực, nghề nghiệp, v.v... Đây chính là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng, tức là lựa chọn ngôn ngữ như thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn: Language in Social groups của Gumperz J.J (1971) [85], Language and Woman’s Place (1975) của Robin Lakoff [91], Age as a Sociolinguistic variable của Eckert Penelope (1998) [83]… Có thể thấy các công trình này đã tập trung vào sự chi phối của các nhân tố xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ như như nhóm xã hội, giới, tuổi. Kết quả nghiên cứu này gợi mở cho nghiên cứu về tiếng lóng. Bởi vì, tiếng lóng luôn gắn với nhóm xã hội, gắn với người sử dụng tiếng lóng.


Với tư cách là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội: chúng được các nhóm xã hội sử dụng để giao tiếp trong nội bộ nhóm và cũng hướng đến mục đích nhằm bảo vệ lợi ích nhóm. Đây cũng là một trong các nội dung nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội. Các tác giả với các công trình nghiên cứu về tiếng lóng trên thế giới như:

Tác giả Dundes Alan và Schonhorn trong công trình “Kansas University Slang: A new generation” (1963) [82] đã nghiên cứu về tiếng lóng của sinh viên trường Đại học Kansas. Tác giả đã gọi tiếng lóng của sinh viên ở trường Đại học là một thế hệ mới trong ngôn ngữ “new generation”. Tác giả Hudson trong “The language of the teenage revolution: the dictionary defeated” (1983) [86] khi nghiên cứu xu hướng sử dụng tiếng lóng của nhóm thanh niên trẻ trong xã hội đã nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa tiếng lóng với tiếng Anh chuẩn. Tác giả đã liệt kê và chú giải các từ lóng mới của giới trẻ trong thập niên 50 và 60 ở Anh. Từ đó, tác giả đưa ra nhận định: thanh niên, giới trẻ chính là lực lượng làm nên cuộc cách mạng ngôn ngữ khác xa với ngôn ngữ “chuẩn” mà xã hội vẫn thường công nhận. Tác giả Thorne trong “The latest youth slang” (Tiếng lóng mới nhất của giới trẻ) (2007) khẳng định rằng: tiếng lóng của giới trẻ hiện nay là nguồn hình thành, sáng tạo và phát triển của ngôn ngữ mới nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh.

Các thanh niên, thiếu niên và sinh viên thậm chí đến cả lớp các tiền thiếu niên cũng tham gia vào quá trình làm nên cuộc cách mạng sáng tạo ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các kỹ thuật ngôn ngữ tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ tiếng Anh. Ngôn ngữ khi đó cũng có những trào lưu rất “mốt” giống như thế giới thời trang có sự thay đổi liên tục đầy ngoạn mục, không những hài hước mà thực sự còn đầy tính sáng tạo và “khiêu khích” thời đại. [93].

Không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu của Clem Adelman (1976) The language of teenage groups - They don't speak our language [81].


Trong công trình này, tác giả lấy tuổi làm nhân tố xã hội để tập trung nghiên cứu, khảo sát ngôn ngữ cuả thanh thiếu niên hippie, thanh niên đầu trọc Anglo

- America ( người Mỹ gốc Anh). Theo tác giả nhóm thanh thiếu niên này nói thứ tiếng Anh - Mỹ lệch chuẩn.

Cũng theo hướng này, không ít người đã cất công sưu tầm, tìm hiểu ngôn ngữ của giới trẻ bằng cách lập ra các trang web. Từ đó, họ xây dựng bảng từ, biên soạn thành các cuốn từ điển trực tuyến về ngôn ngữ của giới trẻ trong đó có từ ngữ lóng. Đây là những tư liệu quý về ngôn ngữ như là sự lưu giữ hiện tượng ngôn ngữ nhất thời và thông qua đó có thể hiểu được văn hóa của một giai đoạn.

Nhà văn cũng góp một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ tiếng lóng. Ở Việt Nam trước đây, có thể tìm thấy các từ ngữ lóng trong tác phẩm nổi tiếng “Bỉ vỏ” của của Nguyên Hồng và ngày nay cũng nhiều nhà văn đã đưa tiếng lóng vào trong tác phẩm của mình. Nhìn ra thế giới cũng có thể thấy điều này, chẳng hạn có thể nhiều nhà văn Pháp đã đưa tiếng lóng vào trong tác phẩm của mình ví dụ: tác phẩm “Les Mystères de Paris” (“Bí mật thành Pari” của Eugène Sue; Les Mémoires de l'ex- bagnard (“Kí ức của cựu tù khổ sai”) Eugène-François Vidocq. Đáng chú ý là một số tác giả đã nghiên cứu về tiếng lóng ví dụ: Essai sur l'argot (“Nghiên cứu về tiếng lóng”) của Honoré de Balzac (1834), L'Argot (Tiếng lóng) của Pierre Guiraud (1956), Le français que l'on parle (“Tiếng Pháp mà chúng tôi nói”) của Yves Cortez (2003), v.v...

Bên cạnh các nghiên cứu có tính độc lập, tiếng lóng thường được nghiên cứu trong mối quan hệ với biệt ngữ, từ cấm kị, uyển ngữ như: tác giả Keith Allan và Kate Burridge với công trình Forbidden words taboo and the censoring of language (Từ cấm kị) do Nxb Cambridge xuất bản năm 2006 [87]. Trong công trình The Jargon file (Biệt ngữ tin) xuất bản năm 1975, tác giả Raphael Finked đã trình bày “một bộ sưu tập” các từ biệt ngữ của ngành công


nghệ thông tin từ khi công nghệ thông tin còn ở thời kì sơ khai [90]; tác giả Theodor W. Adorno với công trình Jargon of Authentichity (Tính xác thực của biệt ngữ) (1973) đề cập đến phê bình triết học của Heidegger và tư tưởng Đức đã làm rõ về biệt ngữ hiện sinh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chân lí. [92]

Nguyễn Văn Tố trong tác phẩm L' argot anamite de Hanoi (1925) [97] đã đưa ra cách nhìn nhận tương đối mới mẻ về tiếng Việt qua sự mô tả khái quát về hiện tượng tiếng lóng. Tác giả nhận định, tiếng Việt cũng có hiện tượng tiếng lóng hơn nữa lại có nhiều tiếng lóng từ mọi ngành nghề trong xã hội như tiếng lóng của nhóm trộm cắp, từ người đưa đò, nhóm kéo xe cho đến cả những cô đào hát… Tuy nhiên, tiếng lóng không quá phức tạp mà chỉ gói gọn trong một vài cách diễn đạt nhất định. Trong tiếng Việt, tiếng lóng được phân biệt bởi từ tố vùng miền, điều này không ảnh hưởng đến bản chất vốn có của tiếng lóng mà thậm chí trái lại cũng là một nguyên tắc chung chi phối sự hình thành của tiếng lóng.

Bên cạnh các nghiên cứu có tính chuyên sâu còn có các cuốn từ điển biệt ngữ tiếng Anh được phát hành như: A dictionary of slang and jargon (Từ điển tiếng lóng và biệt ngữ) (1988) của tác giả Barrece M.V.

Các công trình nghiên cứu về tiếng lóng trên thế giới nêu trên sẽ là tiền đề cơ sở cho việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về tiếng lóng ở Trung Quốc và Việt Nam.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam

1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

Nghiên cứu về tiếng lóng là một trong những địa hạt thu hút khá nhiều các nhà nghiên cứu Trung Quốc quan tâm tìm hiểu. Việc nghiên cứu tiếng lóng ở Trung Quốc được tiến hành từ nhiều phương diện: nghiên cứu lí luận thuần túy, nghiên cứu tiếng lóng trên các văn bản cổ, nghiên cứu tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông… Phạm vi ngữ liệu cũng được mở rộng từ việc tìm hiểu trên các văn bản đến việc khảo sát thực tế trên các nhóm đối tượng cụ thể. Có thể kể đến các nghiên cứu như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022