Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 3


Tác giả Lục Tĩnh Trinh (陆静贞 - Lu Jingzhen) trong tác phẩm “新 编

俗 俚 语 大 辞 典 ” (Đại từ điển tục lý ngữ mới biên soạn) đã cho rằng: “Tục

ngữ và lý ngữ (tiếng lóng) là hình thức ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ nói trong cuộc sống thường nhật của quần chúng nhân dân” (俗 语和 俚 语 是 在 群 众 口 头 的 基 础 上 形 成 的 语 言 形 式). Đồng thời tác

giả còn nhận định, tiếng lóng (lý ngữ) được giải thích theo thói quen, tập quán sử dụng ngôn ngữ là loại “từ ngữ phương ngữ được dùng một cách thông tục, hoặc phạm vi sử dụng hẹp nhất” (“ 粗 俗 的 或 通 行 面 极 窄 的 方 言 词 ”)

[122]. Quả thực, tiếng lóng đại đa số là từ phương ngôn hơn nữa còn là từ khẩu ngữ thông tục. Tuy nhiên, thông qua quá trình truyền miệng đã được mọi người sử dụng một cách rộng rãi hơn, nên đã vượt lên giới hạn của khu vực sử dụng. Trong xã hội thông tin bùng nổ hiện nay, sự giao lưu đi lại giữa các vùng miền thuận lợi, phát triển. Sự giao lưu trao đổi giữa mọi người theo đó cũng ngày càng trở nên thường xuyên hơn, do vậy một số từ ngữ lóng đã từ “từ phương ngữ có phạm vi sử dụng hẹp nhất” đã dần phát triển trở thành thứ ngôn ngữ khẩu ngữ được sử dụng phổ biến, là hiện tượng ngôn ngữ đáng

được chú ý. Ví như từ “炒鱿鱼” (mực xào) nguyên là từ chỉ một món ăn của

Quảng Đông, mọi người trên cơ sở hình ảnh miếng mực khi xào sẽ cuộn lại mà liên tưởng đến việc “cuộn gọn chăn màn, nhấc người đi tìm việc khác” để chỉ việc một người bị mất việc. Đặc biệt kể từ sau cải cách mở cửa kinh tế (tháng 12 năm 1978) của Trung Quốc, hệ thống tiếng lóng ngày càng phát triển mạnh mẽ, bộ phận không nhỏ các từ ngữ lóng được sử dụng phổ biến và gia nhập vào hệ thống từ ngữ toàn dân.

Trong công trình “ 最 新 中 国 俚 语 - 汉 英 对 照 ” (Tiếng lóng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Trung Quốc mới nhất, Đối chiếu Hán – Anh)New slang of China, New

World Press. (2006) xuất bản tại NXB Thế giới mới, nhóm tác giả Lý Thục Quyên (李 淑 娟 – Li Shujuan) đã thu thập, trình bày 1.400 mục tiếng lóng

Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt - 3

bằng song ngữ Hán – Anh. Các từ tiếng lóng được trình bày là những tiếng lóng phổ biến và rộng rãi trong những năm gần đây ở Trung Quốc. [107]

Tác giả Tôn Miễu ( 孙 淼 - Sun Miao) trong công trình “ 俚 语 - 历 史

与 文 华 的 精 髓 Tiếng lóng – Tinh cốt của lịch sử và văn hóa) [110] từ sự phân tích sự thay đổi định nghĩa Slang trong quan niệm tiếng Anh thông qua việc phỏng vấn 30 học giả đã nêu ra các hướng giải thích của tiếng lóng

như sau: Tiếng lóng được gọi là (1). 俚 语 (lí ngữ)(2). 黑 话 、 暗 语 (hắc

ngữ, ám ngữ). Tuy nhiên, nhiều người Mỹ đối với từ “slang” này lại đưa ra định nghĩa về từ đơn này như sau: 1. Slang là một loại ngôn ngữ được tập thể nào đó sử dụng để thể hiện cá tính của bản thân; 2. Slang là thứ ngôn ngữ phi chuẩn; 3. Slang là thứ ngôn ngữ thường ngày; 4. Slang là thứ ngôn ngữ đường phố; 5. Slang không được tìm thấy trong từ điển và luôn thay đổi không ngừng [72]. Từ nhận định trên, tác giả đưa ra các quan niệm của tác giả Trung Quốc và minh chứng rằng thông qua tiếng lóng của các quốc gia khác nhau để hiểu về văn hóa, lịch sử.

Trong nghiên cứu “俚语微实俚语证古” (“Tiếng lóng vi thực” và

“Tiếng lóng chứng cổ”), tác giả Trương Tử Tài (张子才- Zhang Zicai) đã đi sâu phân tích và lí giải bộ sách “俚语徵实” (Tiếng lóng vi thực) của tác giả Đường Huấn Phương, tự Nghĩa Cừ. Trương Tử Tài đã trình bày nguồn gốc, nội dung và có những đánh giá điểm làm được và hạn chế của bộ sách. Bộ sách ngôn ngữ địa phương thời Thanh (cuốn sách hoàn thành năm thứ 12 Đồng Trị - 1873). Bộ sách gồm 3 cuốn: quyển thượng, quyển trung và quyển


hạ. Quyển thượng chuyên viết về tiếng lóng một chữ. Quyển trung chuyên viết về tiếng lóng hai chữ, ba chữ. Quyển hạ chuyên viết về tiếng lóng bốn chữ trở lên. Bộ sách lấy dẫn chứng khoảng 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, trong đó kinh thư hơn 10 loại, sách sử hơn 30 cuốn, sách tự hơn 20 cuốn, sách vần gần 30 cuốn, sách Phật giáo, Đạo giáo, thơ ca, sách chính trị gần 10 cuốn và các loại sách khác. [102]

Trong nghiên cứu “现代俚语的概念界定及其形成机理 ” (Giới định

khái niệm và cơ chế hình thành của tiếng lóng hiện đại), tác giả Diêm Văn Bồi ( 闫 文 培 - Yan Wenpei) nhận định:

Tiếng lóng hiện đại không chỉ bao gồm những từ ngữ lóng thô tục hay tiếng lóng mà chỉ mang đặc trưng ý nghĩa của những phương ngữ, ám ngữ hay hành ngữ mà đã trở thành thứ ngôn ngữ thịnh hành được sử dụng với tần suất cao của ngôn ngữ xã hội. Bởi vậy, tiếng lóng hiện đại có thể định nghĩa là “hình thức biểu đạt không chuẩn mực mà có đặc trưng điển hình đi ngược lại những nguyên tắc thường có ở ngôn ngữ; là các kiểu từ ngữ phong phú đa dạng, mới mẻ dị thường chủ yếu lấy từ những nhóm ngôn ngữ thịnh hành xã hội rất mới mẻ, thời thượng nhưng lại chỉ tồn tại trong thời gian ngắn”. [100]

Phạm vi ứng dụng phổ biến toàn xã hội, khắp các tầng lớp. Về điểm này, rõ ràng tiếng lóng rất khác biệt với hành ngữ, ám ngữ và phương ngữ truyền thống. Tác giả đã phân tích cơ chế hình thành tiếng lóng gồm: Nguyên

tắc liên quan (关联原则); Bối cảnh tri nhận (认知语境); Mô phỏng meme (

音 模 仿 ); Khuynh hướng giá trị tâm lý nghịch đảo ( 逆 反 心 理 的 价 值 取 向 ). Từ việc phân tích tác giả đi đến nhận định, tiếng lóng trong tiếng Hán hiện đại lấy từ ngữ thịnh hành làm chủ thể đã thể hiện vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Hán nhưng cũng là gây ra vấn đề “ô nhiễm ngôn ngữ” mà các


chuyên gia nhận định. Nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Hán, giữ lại môi trường ngôn ngữ trong sáng cho các em thiếu niên nhi đồng, giúp cho nền văn hoá ngôn ngữ truyền thống được phát triển bền vững, lành mạnh thì việc nghiên cứu sử dụng thích hợp tiếng lóng là vấn đề cần thiết phải được xem xét kỹ càng. Vậy nên, việc quy phạm hoá và làm trong sáng tiếng Hán là điều cần thiết song cũng cần có sự phân định rõ ràng với từng trường hợp, từng đối tượng để tạo sự đa dạng hoá ngôn ngữ.

1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Từ đầu thế kỉ XX, nhiều học giả trong và ngoài nước đã chú ý đến việc nghiên cứu tiếng lóng ở Việt Nam. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tiếng lóng ở Việt Nam là công trình L'argot anamite (Tiếng lóng Việt Nam) đăng trên tập san trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) từ năm 1905 của tác giả

J.N. Cheon. Tác giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889- 1947) từng có khảo luận L'argot anamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Chúng tôi tán thành quan điểm của Võ Ngân Vương trong “Tiếng lóng trong tiếng Việt hiện đại” và khái quát lại các xu hướng đánh giá của các nhà nghiên cứu tiếng lóng như sau:

- Xu hướng thứ nhất cho rằng, tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, tiếng lóng thường chỉ tồn tại ở một xã hội phân chia giai cấp và sẽ dần tiêu biến đi do đó, cần phải có thái độ bài trừ tiếng lóng một cách triệt để cũng như phải loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. Tác giả Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1976), và công trình nghiên cứu “Tiếng Việt trên đường phát triển” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1982) ông viết chung với Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu đã thể hiện rõ quan điểm này, các ông nhấn mạnh tiếng lóng “không có tác dụng tích cực, không làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân” [69].

- Xu hướng thứ hai cho rằng, bên cạnh việc thừa nhận những đặc điểm


“tiêu cực” của tiếng lóng thì cũng đồng thời không thể phủ nhận tính tích cực của tiếng lóng đó là, không ít từ ngữ lóng được sử dụng từ một nhóm xã hội được xã hội chấp nhận và bổ sung cho vốn từ của tiếng Việt chung (tiếng Việt toàn dân). Đây là ý kiến của tác giả tác giả Trịnh Ngọc Liễn và Trần Văn Chánh dã thể hiện trong bài viết của mình tại hội nghị ngôn ngữ ngữ học toàn quốc năm 1979 về “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”[7]. Trong cuốn “Tiếng lóng Việt Nam”, Nguyễn Văn Khang cũng có đồng quan điểm như vậy [33].

Trong “Từ vựng học tiếng Việt” Nguyễn Thiện Giáp đã đặt tiếng lóng trong mối quan hệ với toàn bộ lớp từ tiếng Việt [19]. Ông nhấn mạnh: Chỉ những thứ tiếng lóng thô tục mới đáng bị lên án, loại bỏ còn những tiếng lóng “không thô tục”, “là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có khả năng phổ biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân” [19]. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: khi khắc họa tính cách của nhân vật nhất là những nhân vật có hoàn cảnh riêng, có cuộc sống mang tính đặc thù thì tiếng lóng là một phương tiện hữu ích.

Theo Nguyễn Văn Khang “chọn lựa và tìm đến một sự thỏa đáng trong giao tiếp cho vị trí của tiếng lóng tiếng Việt trong các tác phẩm của mình là một việc làm cần thiết và quan trọng: cần thiết và quan trọng cho tác phẩm của tác giả” [ 33.tr.52].

Thực tế cho thấy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã sử dụng thành công tiếng lóng trong tác phẩm của mình.

Đáng chú ý là các công trình “Tiếng lóng Việt Nam” (2003) và “Ngôn ngữ học xã hội” (2012) của tác giả Nguyễn Văn Khang. Trong các công trình này, tác giả bên cạnh việc bàn về các vấn đề chung như: Lóng là một biến thể đặc thù của NNHXH; Khái niệm “tiếng lóng” được đi sâu tìm hiểu trên các phương diện: nguồn gốc của thuật ngữ “tiếng lóng”; phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp, uyển ngữ đã tập trung khảo sát tiếng lóng tiếng


Việt với tư cách là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội để nêu lên những phương thức tạo từ ngữ lóng tiếng Việt và chức năng của chúng trong mối quan hệ với tiếng Việt nói chung. Bên cạnh đó, tác giả đã thu thập một lượng lớn các từ ngữ lóng tiếng Việt xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Tác giả cho rằng:

“Với tư cách là biến thể trong sử dụng của phương ngữ xã hội, tiếng lóng nói chung và từ ngữ lóng tiếng Việt nói riêng chỉ được dùng giới hạn trong các nhóm xã hội khác nhau mà trước hết và chủ yếu là ở “các nhóm xã hội đen”. Cho nên, từ góc nhìn của tiếng Việt toàn dân, tiếng lóng có một phạm vi sử dụng hạn hẹp.

Ngoại trừ giao tiếp trong các nhóm xã hội về nguyên tắc, cách nói lóng, từ ngữ lóng trong quá trình “khẩu ngữ hóa” không sử dụng ở phong cách giao tiếp chính thức.” [33, tr 48].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu lí luận chung, có rất nhiều các luận án, luận văn nghiên cứu có đề cập đến tiếng lóng của tiếng Việt từ nhiều phương diện và góc độ như: Bùi Thị Ngọc Anh (2013), Đặc trưng ngôn ngữ xã hội của từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ, Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXHVN; Nguyễn Thị Lan Hinh (2004), Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt tương đương, trên cứ liệu của hai nhóm uyển ngữ chỉ "cái chết" và "giới tính", Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục; Lý Lăng (2011), So sánh hiện tượng kiêng kị trong tiếng Hán và tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Hà Hội Tiên (2009), Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; Trương Viên (2003), Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ, ĐHKHXH&NV,


ĐHQG Hà Nội; Trần Thị Vân Yên (2009), Uyển ngữ tiếng Hàn, Luận văn Thạc sĩ châu Á học, ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP. HCM; Đỗ Thùy Trang (2018), Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, luận án Tiến sĩ, Đại học Huế…

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Đặc điểm của từ ngữ lóng (từ tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt)”, chúng tôi nhận thấy tiếng lóng là biến thể ngôn ngữ xuất hiện ở tất cả các ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm của mình để nghiên cứu về đối tượng này và triển khai các hướng nghiên cứu từ lí thuyết thuần túy đến khảo sát cụ thể nhằm tạo ra những minh chứng xác đáng cho hệ thống lí thuyết và khẳng định, làm mới các lí thuyết mới phù hợp với thực tiễn vận động của ngôn ngữ trong hành chức. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu đồng thời về đặc điểm tiếng lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt; từ đó khẳng định, đề tài nghiên cứu chúng tôi lựa chọn không trùng lặp với các nghiên cứu đi trước.

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1. Phương ngữ xã hội

1.2.1.1. Khái niệm phương ngữ xã hội

Truyền thống ngôn ngữ học tức là ngôn ngữ học cấu trúc tập trung vào nghiên cứu ngôn ngữ địa lí mà như cách nói của Ferdinand de Saussure là có bao nhiêu vùng miền thì có bấy nhiêu phương ngữ địa lí.

Ra đời ở thời kì hậu cấu trúc như trên đã nêu theo hướng liên ngành, ngôn ngữ học xã hội đã chú trọng tới tính chất xã hội của phương ngữ. Theo đó, ngôn ngữ học xã hội tập trung vào phương ngữ xã hội, trong đó có phương ngữ địa lí - xã hội. Ngôn ngữ học xã hội đã “nối” dài luận điểm của Ferdinand de Saussure về phương ngữ địa lí đó là có bao nhiêu nhóm xã hội thì tương ứng sẽ có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Cụ thể hơn, phương ngữ xã hội được hình thành từ các nhóm xã hôi; cũng vậy, phương ngữ địa lí - xã hội


được hình thành từ nhóm xã hội tại một “vùng miền” cụ thể. Các nhóm xã hội được hình thành theo sự phân tầng xã hội như quyền lực, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, v.v... Đây là lí do để có các phương ngữ xã hội như phương ngữ giai cấp, phương ngữ giai tầng, phương ngữ giới tính, phương ngữ nghề nghiệp, phương ngữ tuổi tác, tiếng lóng, v.v... Tác giả Nguyễn Văn Khang nhận định:

“Có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Sự hình thành của phương ngữ xã hội vì vậy có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp” ; “Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa,... Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng” [35].

Theo tác giả Fasold Ralph (1990), có thể xếp vào phương ngữ xã hội các cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của các nhóm xã hội có cùng tôn giáo, cùng tuổi tác, cùng tầng lớp xã hội và ngôn ngữ của các những nhóm người có cùng hoạt động chung về kinh tế [ 83].

Theo Nguyễn Văn Khang: phương ngữ xã hội là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất định, là những biến thể về hình thức biểu đạt, phát âm hay các ẩn ngữ của một số tầng lớp, giới nhóm trong xã hội. Trong nhiều xã hội, một số cách phân chia quan trọng nhất về ngôn ngữ xã hội gắn liền với những khác biệt về uy tín xã hội, của cải và quyền lực. Rõ ràng, các ông chủ ngân hàng không nói năng như những anh phu hầu bàn ở quán ăn, các vị giáo sư nói không giống những người thợ hàn ống nước.[35]

Với cách nhìn này, trong bài viết của mình “Phương ngữ xã hội và vấn đề phương ngữ xã hội ở Việt Nam”, tác giả Bùi Khánh Thế (2005) cho rằng: “kiểu thức nói năng” chung là biểu hiện để nhận diện các nhóm xã hội. Các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022