Sơ Đồ Tam Giác Nghĩa Của Đỗ Hữu Châu


nào trên thế giới. Điều này thể hiện ở chỗ, từ luôn luôn được hình thành, phát triển, lưu giữ thậm chí là tiêu biến trong cộng đồng ngôn ngữ.

- Phương thức cấu tạo từ: Phương thức cấu tạo từ “là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ra các từ” [11] gồm:

+ Phương thức cấu tạo từ đơn: Phương thức cấu tạo từ đơn là cách tạo ra từ thông qua việc tác động vào hình vị làm cho nó có đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng: "Từ đơn là những từ được tạo nên bởi một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội nghĩa của từ " [11, tr.40]. Ví dụ: các từ hút, hít, cướp, tiền, gà, gái... là hình từ được hình thành do từ hoá các hình vị hút, hít, cướp, tiền, gà, gái...

+ Phương thức cấu tạo từ phức:

Phương thức ghép: đây là phương thức tạo từ bằng "tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ)" [11]. Ví dụ: Trong

Tiếng Hán: 司机 /sījī/ (ti cơ: tài xế), 老司机 /Lǎo sījī/ (lão ti cơ: tài xế già) trên

thực tế để chỉ người lão đàn ông lão luyện tình trường, Đông Gioăng. Trong Tiếng Việt: hút chích, trộm cướp, buôn lậu, thuốc phiện, ông tóc xoăn...

Phương thức láy là: "phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hoặc bộ phận về âm thanh. Cả hình

vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của một từ)" [11: tr.29]. Ví dụ: Trong Tiếng Hán: 猩 猩 xīngxing (con tinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

tinh), trong Tiếng Việt: trục trặc, mông má...

b) Ngữ

Ngữ là một trong ba tổ hợp từ thuộc cụm từ - đơn vị lớn hơn từ. Bàn về các cụm từ, tác giả Diệp Quang Ban quan niệm: cụm từ tự do là “những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ


pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này”[3]. Ví dụ: xé lẻ, đi đọ, đi lắc, bú đá, bật đèn xanh, dân cháo pha sữa, chim lợn, chim bói cá, thằng em trai, tập huấn nghiệp vụ… Cụm từ cố định là “những kiến trúc cho sẵn gồm hai từ trở lên, có tính bền vững về từ vựng và ngữ pháp.” [3]. Ví dụ: cưỡi ngựa xem hoa, góp gió thành bão, thân tàn ma dại, hạ cánh an toàn. Như vậy, ngữ là tổ hợp từ có thường quan hệ chính phụ. Các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ.

Tóm lại, xét về mặt cấu tạo từ và ngữ có cấu tạo khác nhau về số lượng các thành tố. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa, nghĩa của từ và ngữ là tương đương nhau - cùng biểu thị (định danh) một sự vật, hiện tượng. Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm từ ngữ lóng gồm cả từ lóng và ngữ lóng.

1.2.2.2. Nghĩa của từ

Trong công trình “Từ vựng học tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “nghĩa là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sử dụng và nghĩa kết cấu.” [19].

Đỗ Hữu Châu trong công trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” đã tiếp cận nghĩa của từ trên phương diện cấu trúc luận và cho rằng: “Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ”. Nói cụ thể: “nghĩa của từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa. Trong số các nhân tố đó, có những nhân tố ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ” [8, 15]. Tác giả đã đưa ra tháp nghĩa hình học không gian để giải thích cho khái niệm nghĩa của từ. Có thể nói đây là cách hiểu khá hoàn hảo cho thuật ngữ “nghĩa của từ”.


Hình 1 1 Sơ đồ tam giác nghĩa của Đỗ Hữu Châu Nhìn vào sơ đồ trên có thể 1


Hình 1.1. Sơ đồ tam giác nghĩa của Đỗ Hữu Châu

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy, ở trên đỉnh là từ - từ trừu tượng gồm hai thành phần là hình thức và ý nghĩa. Dưới phần đáy có: sự vật, hiện tượng, tư duy, người dùng, chức năng tín hiệu học. Đây là những nhân tố để hình thành nên ý nghĩa. Tháp hình học này đã có những ưu điểm nổi trội như: tách được các thực thế đang xem xét (từ, các nhân tố) độc lập với nhau.

Như vậy, có thể thấy nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện. Có thể nói, nghĩa từ được tạo thành là sự kết hợp của hàng loạt các nhân tố. Trong đó, có nhân tố trong ngôn ngữ, có nhân tố ngoài ngôn ngữ. Những nhân tố trong ngôn ngữ như chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ; những nhân tố ngoài ngôn ngữ thường là các sự vật, hiện tượng khách quan, tư duy người sử dụng.

- Nói đến nghĩa của từ, thường được nhắc đến là bốn loại nghĩa gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp.

a. Nghĩa biểu vật được hiểu là mối liên hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng cụ thể trong thực tế bằng ngôn ngữ. Nói cách khác, nghĩa biểu vật là chỉ mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị. “Vật” ở đây không hiểu đơn thuần là sự vật mà còn bao gồm cả quá trình, tính chất, hiện tượng. Đây chính là sở chỉ của từ. Vì thế, nghĩa biểu vật cón có cách gọi khác là “nghĩa sở chỉ”.


b. Nghĩa biểu niệm là chỉ mối liên hệ từ với những đặc trưng bản chất nhất của sự vật. Theo đó nghĩa biểu niệm gồm các nét nghĩa (chung và riêng, khái quát và cụ thể) tập hợp lại theo một tổ chức, trật tự nhất định. Đây chính là cấu trúc biểu niệm. Nghĩa biểu niệm còn có thể gọi là nghĩa biểu ý hay nghĩa sở biểu.

c. Nghĩa biểu thái là nghĩa liên quan đến thái độ, tình cảm, cách đánh giá. Nó được coi là “nghĩa phụ”, ví dụ: buồn, vui, yêu, ghét, vui vẻ, hạnh phúc, to, nhỏ, lớn, bé...

d. Nghĩa ngữ pháp gồm: nghĩa quan hệ tức là, biểu thị sự phụ thuộc về hình thái của từ; nghĩa ngôn ngữ khái quát, trừu tượng, chung cho hàng loạt từ.

Như vậy, giữa ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ có sự phân biệt với nhau nhưng giữa chúng lại có sự gắn bó, liên kết với nhau chặt chẽ.

- Sự chuyển nghĩa của từ: Để biểu thị thế giới khách quan vô hạn trong khi kí hiệu ngôn ngữ là hữu hạn, thì từ không chỉ dừng lại ở đơn nghĩa mà phát triển, mở rộng thêm các nghĩa mới. Theo đó, có hai phương thức chuyển nghĩa chính là ẩn dụ và hoán dụ. "Cần sử dụng hai phương thức phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đó là ẩn dụ và hoán dụ" [11]. Cũng theo Đỗ Hữu Châu, "khi các nghĩa còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Nói nghĩa của từ "mở rộng" tức là nói tính khái quát của nó tăng lên, các nét nghĩa cụ thể, quy định phạm vi biểu vật bị loại bỏ hay mờ nhạt đi" [11].

Ẩn dụ: Theo Nguyễn Văn Tu: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó cgúng ta phải so sánh ngầm” [68].

Cũng vậy, Đỗ Hữu Châu coi ẩn dụ là “cách gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng”, nhưng tác giả giải thích cụ thể hơn “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X (tức X là nghĩa biểu vật


chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y) nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau” [11].

Nguyễn Thiện Giáp cũng có quan niệm như vây: "Ẩn dụ là chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau" [19].

Các hình thức của ẩn dụ thường thấy là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- Hoán dụ: Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Hoán dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác. Hoán dụ dựa vào mối quan hệ trực tức là chỗ giống nhau của hai sự vật mà người ta thấy trực tiếp được” [68]. Tác giả giải thích thêm rằng, “hai phương pháp (ẩn dụ và hoán dụ) khác nhau quan trọng về mặt tâm lí và thẩm mĩ. Khác ẩn dụ, hoán dụ cho ta hiểu trực tiếp những sự vật đã biết trước. Mối quan hệ hoán dụ biểu hiện rõ ràng ở bên ngoài, có thật trong thực tế. Còn ẩn dụ bắt trí tưởng tượng của người ta phải suy luận, phải hiểu ngầm, phải bắc cái cầu” giữa hai nghĩa so sánh” [68].

Theo Đỗ Hữu Châu: “Phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y nếu X và Y đi đôi với nhau trong thực tế khách quan [8].

Các kiểu hoán dụ gồm: lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi tên bị chứa đựng, lấy dấu hiệu đặc điểm của sự vật để chỉ các sự vật, lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng vô hình.

1.2.3. Tiếng lóng và các khái niệm liên quan

1.2.3.1. Khái niệm tiếng lóng

Định nghĩa về slang trong cuốn “ 韦 氏 大 词 典 ” (“Merriam – Webster’s Collegiate Dictionary” bản năm 1828) tác giả Webster cho rằng: Slang là loại ngôn ngữ dành riêng cho một nhóm người cụ thể: giống như argot; Jargon/


biệt ngữ là kiểu ngôn ngữ thô tục phi chuẩn, bao gồm các câu nói lắt léo, những từ được thay đổi một cách tùy tiện, những cách nói suồng sã, thô tục, gượng ép, phiến diện”.

牛津英语词典” (“The Oxford English Dictionary” bản năm 1989) định

nghĩa như sau: “Slang là những từ ngữ không trang trọng, có cách diễn đạt vô cùng thông tục, được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ nói bởi các nhóm người cụ thể như trẻ em, tội phạm, quân nhân... Ví dụ: Slang giới trẻ).

Trong cuốn “牛津现代高级英汉双解词典” (bản năm 1996) định nghĩa

slang là thông thường được dùng trong những cuộc hội thoại giữa bạn bè và đồng nghiệp, không thích hợp dùng cho việc sáng tác và những trường hợp trang trọng. Cuốn “Collin Cobuild Advanced Learner’s English – English Dictionary” định nghĩa slang như sau: “Cái gọi là slang là những từ ngữ, từ tổ không chính thức và có ý nghĩa đặc thù, được sử dụng giữa những người có quan hệ thân thiết, cùng ngành nghề hoặc cùng sở thích. Không được sử dụng trong những trường hợp xã giao trang trọng hoặc những công văn quy phạm.

Cuốn “柯林斯英英词典” (bản năm 2004): cái gọi là slang những từ ngữ,

từ tố không chính thức và ý nghĩa đặc thù, được sử dụng giữa những người có quan hệ thân thiết, cùng ngành nghề hoặc cùng sở thích. Không được sử dụng trong những trường hợp xã giao trang trọng hoặc những công văn quy phạm.

Gần đây, có những tranh luận mới về tiếng lóng. Xung quanh khái niệm tiếng lóng, các nhà Hán ngữ học Trung Quốc hiện có cách nhìn khác nhau. Trên cơ sở tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có hai hướng quan niệm về tiếng lóng:

a. Theo cách nhìn truyền thống, các nhà Hán ngữ học cho rằng: tiếng lóng là thứ ngôn ngữ phi chuẩn, tức là: do mang sắc thái thông tục, thô lỗ nên


chúng không được dùng trong giao tiếp chính thức; chúng chỉ được sử dụng trong các nhóm xã hội “đen” nên phạm vi sử dụng của chúng rất hạn hẹp giữa các thành viên trong nhóm đó, không được xã hội thừa nhận. Vì thế, thứ ngôn ngữ này đương nhiên khó có thể gia nhập vào nhóm ngôn ngữ trang trọng lịch

sự chính thống. Nhiệm Tĩnh Minh (任静明 Ren Jingming) đã thể hiện quan

niệm, coi tiếng lóng là phương ngữ thông tục, phạm vi sử dụng nhỏ hẹp [112]. Trong khi đó, Dương Kim Cúc (杨金菊 Yang Jinju) trong “Bàn luận về đặc trưng chung của ngôn ngữ văn hoá của tiếng lóng Anh – Hán” (论英汉俚语的

语言文化共性特征) lại cho rằng, tiếng lóng là những từ mang tính khẩu ngữ cao độ và không phù hợp với chuẩn ngôn ngữ toàn dân. [105]

b. Theo cách nhìn của ngôn ngữ học hiện đại, nhiều ý kiến cho rằng,

khái niệm và cấu tạo của của tiếng lóng đã có bước chuyển đổi và mở rộng cả ở phạm vi và đối tượng sử dụng, không còn là “thứ ngôn ngữ có phạm vi sử dụng cực kì hẹp”, tiếng lóng hiện nay đã thoát ra khỏi định nghĩa và cách cấu tạo truyền thống cũng như phạm vi sử dụng bó hẹp. Theo Trần Nguyên, tiếng lóng đã bắt đầu “dần dần thâm nhập vào phạm trù ngôn ngữ chuẩn mực và trở thành một phương pháp bổ sung các cách biểu đạt mới không thể thiếu được trong ngôn ngữ chuẩn mực” [121].

Trong đó, đáng chú ý là cụm từ “ 社 会 流 行 语 ” (xã hội lưu hành ngữ;

ngữ/cách nói thịnh hành trong xã hội) trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của tiếng lóng hiện đại. Hồ Minh Dương ( 胡 明 杨 Hu Mingyang), Trươg

Bao (张莹 Zhang Bao) trong “Ngữ thịnh hành thanh thiếu niên Bắc Kinh những năm 70 - 80” (7080 年代北京青少年流行语) nhận định: “Ngữ thịnh hành xã hội là những từ ngữ được sử dụng phổ biến trong nhóm xã hội nhất định như trong nhóm sinh viên Đại học, học sinh trung học, thậm chí nhóm


học sinh Tiểu học hoặc trong mỗi một ngành nghề nào đó, đặc biệt là trong những nhân viên trẻ tuổi thuộc một ngành nghề nhất định, ở khu vực nhất

định và trong thời gian nhất định” [103]. Trong khi đó, Bành Khánh Hoa (

庆华 Peng Qinghua) trong “Nghiên cứu tục ngữ tiếng Anh: từ góc độ ngữ dụng học”(语用学视角.北京:社会科学文献出版社) lại quan niệm: Ngữ thịnh hành là những từ ngữ thịnh hành rộng rãi trong mỗi nhóm người nhất định chủ yếu là nhóm những người trẻ tuổi; sau một thời gian nhất định chúng sẽ bị những từ ngữ thịnh hành mới thay thế và có thể bị biến mất. [103]

Chu Nhất Minh ( 周 一 民 Zhu Yimin) nhấn mạnh, ngữ thịnh hành là thứ

ngôn ngữ thông tục mà được thịnh hành trong thời gian nhất định, biến đổi nhanh chóng, nhưng lại có khả năng biểu đạt sâu sắc, tạo được hứng thú cho người nghe khiến mọi người đều thích nghe”. [111]

Vu Tĩnh (于静 Yu Jing), Ngô Phỉ (吴斐 Wu Fei) cũng quan niệm “Ngữ

thịnh hành là những từ ngữ mang tính dẫn đầu, thời thượng trong đời sống xã hội. Ngữ thịnh hành cũng là từ ngữ sử dụng trong các nhóm xã hội, ngành nghề, giai cấp… vô cùng phong phú đa dạng trong nhóm xã hội, trong các tầng lớp.” [104]

Trong tiếng Việt cũng đã có nhiều ý kiến về tiếng lóng. Theo Hoàng Thị Châu (1989), tiếng lóng là “loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm người biết mà thôi, những người khác không thể biết được. Vì mục đích là che đậy việc làm không cho người ngoài nhóm biết, cho nên tất cả những từ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung của công việc đều bị thay thế, nhất là trong đám người làm những nghề bất lương, bị xã hội ngăn cấm như bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu…” [12, tr 56].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải được toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thôi… Tiếng lóng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022